Pages

Friday, March 11, 2011

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * NGUYỄN MINH CẦN

NGUYỄN MINH CẦN: TÒNG PHẠM VỚI CSVN DẸP CƠ HỘI NỔI DẬY?

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tê Geneva, 10.03.2011

Web : http://VietTUDAN.net

Từ gần 5 năm nay, khi Phong trào Dân Oan từ các tỉnh nhất là từ Tiền giang kéo về Sài gòn đòi Nhà Đất bị chiếm đoạt bất công, tôi có ý thức rõ rệt rằng chỉ có ĐỘT BIẾN quần chúng mới có thể lật được Cơ chế CSVN. Từ đó, tôi nghiên cứu về cuộc Khủng Hoảng Tài chánh Á châu năm 1997 và đặc biệt lưu ý quần chúng đói nghèo đã lật đổ được nhà độc tài tham nhũng SUHARTO của Nam Dương. Khi mà quần chúng trở thành cực kỳ nghèo khổ, nghĩa là DẠ DẦY trống rỗng, thì đó là sức mạnh cuối cùng bật dậy làm Cách Mạng lật đổ bạo quyền đã làm họ đói nghèo đến tận cùng. Tôi suy nghĩ thêm về những cuộc Cách Mạng lớn trong Lịch sử đã xẩy ra. Tôi cũng tìm thấy một động lực chung NỔI DẬY ấy, nghĩa là bắt đầu từ QUYỀN DẠ DẦY (Stmach Right):

* Những Luật sư, Trí thức thời Cách Mạng Pháp, đã viết biết bao Điều trần, nhưng không lay chuyển được Vua Chúa và Giáo sĩ vẫn ăn chơi tiêu xài hoang phí mặc cho dân chúng đói ăn. Nhưng trong một khoẳng khắc không ai ngờ, một cô bé không biết điều trần lý luận là gì, chỉ lấy thanh la khua lên và hô to: “Tôi đói, hãy cho tôi bánh mì !”.

Thế là quần chúng ùn ùn theo cô và chỉ đòi bánh mì, đòi có DẠ DẦY no. Điều quan trọng là ĐỘT BIẾN NỔI DẬY LÀM CÁCH MẠNG. Những Luật sư, Trí thức tiếp theo nổi dậy này mà xây dựng thuyết này thuyết kia.

* Cuộc Cách Mạng Vô sản tại Nga năm 1917 cũng có động lực chính yếu là sự đói nghèo của nông dân và công nhân Nga thời ấy trước giầu có của Nga Hoàng. LENINE cần sự NỔI DẬY của quyền DẠ DẦY này, thì mới vẽ vời thêm ý thức hệ Cộng sản. Ngay cả Marx, tình trạng đông con nghèo khó tại Luân Đôn đã khuôn đúc ý thức thù hằn tư bản giầu có thời Cách Mạng Kỹ nghệ Anh quốc. Lénine hoàn toàn làm cho giới ĐÓI BỤNG thành giai cấp đấu tranh đẫm máu.

* Nếu nhìn vào cuộc NỔI DẬY lật đổ Công sản Nga và Đông Âu, người ta cũng tìm thấy cái động lực chung đứng lên của Cách Mạng. Thất bại Kinh tế Tập trung Chỉ huy đã làm dân chúng Nga và Đông Âu đói nghèo cùng cực. Ông NGUYỄN MINH CẦN ở Moscou và Ông không thể phủ nhận sự nghèo đói ấy của dân chúng. Tôi cũng sang Đông Âu và Moscou sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ. Chắc chắn Ông Nguyễn Minh Cần biết Dom 5 cũ và Dom 5 mới và thấy tình trạng buôn bán, sống nghèo khổ của giới Sinh viên VN sang du học như thế nào. Họ mở cả tiệm bán thịt chó KGB—không phải chó vàng VN—tại Dom 5 mới. Tôi đã ngồi ăn thịt chó KGB tại đó. Mở đầu bằng những nhận xét như trên, tôi xin viết về một số quan điểm sau đây để đi đến kết luận rằng Bài viết của Ông Nguyễn Minh Cần về cơ hội NỔI DẬY tại Việt Nam hiện nay mang tính cản mũi kỳ đà, lấy bạo lực đe dọa và dễ bị cho rằng đó là tội tòng phạm với CSVN đẻ dẹp thời cơ NỔI DẬY thuận tiện mà quần chúng VN sẽ oán trách sau này, nhưng đã quá muộn.

=> Phân biệt Đấu tranh Xã hội và Đấu tranh Chính trị => Cuộc CÁCH MẠNG DẠ DẦY Bắc Phi và Trung Đông
=> Việt Nam: CÁCH MẠNG DẠ DẦY đã quá chín mùi
=> Nguyễn Minh Cần: cái nhìn phiến diện hay chủ ý tòng phạm dẹp NỔI DẬY Phân biệt Đấu tranh Xã hội/Kinh tế và Đấu tranh Chính trị Chúng tôi phân biệt rõ rệt hai cuộc Đấu tranh Xã hội/Kinh tế (Lutte sociale/économique) và Đấu tranh Chính trị (Lutte politique). Về cuộc Đấu tranh Xã hội/Kinh tế, chúng tôi nhấn mạnh về khía cạnh Kinh tế hơn. Cái tối thiểu về Kinh tế là kiếm phương tiện sống còn cho thân xác mình, tức là DẠ DẦY phải có ăn thì thân xác mới sống. Đây là cuộc đấu tranh của mọi sinh vật trong đó có con người.

Người ta cũng gọi là Đấu tranh đòi Quyền sống. Khi mà quần chúng đói ăn nổi dậy đấu tranh để có miếng ăn, thì không ai có thể cấm cản. Càng không thể cấm cản, đàn áp khi mà quần chúng bị bóc lột đói ăn bởi chính kẻ nắm quyền Chính trị. Đối với trường hợp Việt Nam, chúng tôi đã luôn luôn kêu gọi rằng DÂN OAN mất Nhà Đất, CÔNG NHÂN bị bóc lột sức lao động, GIÁO DÂN bị tước đoạt những cơ sở thờ phượng, hãy NỔI DẬY đòi lại những gì đã bị tước đoạt bất công thì bố CSVN cũng không thể nại điều 88 mà đàn áp, bắt tù tội họ được. Từ trước đến giờ, chúng tôi luôn luôn đứng trong tư thế đấu tranh này.

Đây là khía cạnh chiến lược đấu tranh thủ trước, tấn công sau. Về cuộc Đấu tranh Chính trị, giới Trí thức nêu ra những phạm trù như Tự do, Dân chủ, Nhân quyền để làm tiêu đề NỔI DẬY đối chọi với Độc tài. Thường cuộc Đấu tranh Chính trị, với những phạm trù trừu tượng Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, dễ xa với đại đa số quần chúng đói nghèo vì cái DẠ DẦY rỗng của họ mới là mối quan tâm hàng đầu. Cuộc Đấu tranh Chính trị mang tính cách thay thế quyền lực quản trị quốc gia. Chính điểm thay thế Quyền lực Chính trị này mà sinh ra những thủ đoạn đàn áp, bắt tù tội. Cuộc CÁCH MẠNG DẠ DẦY Bắc Phi và Trung Đông Chúng tôi theo sát những cuộc NỔI DẬY tại Tunisie, Ai Cập và Libye mà người ta gọi là Hoa Nhài… cho sang.

Nhưng thực chất vẫn như mọi cuộc Cách Mạng khác của quần chúng, đó là DẠ DẦY đói khổ và sự HẬN THÙ đối với kẻ cướp bóc họ đã làm cho quần chúng NỔI DẬY. Dân chúng đứng ở phạm vi Đấu tranh Xã hội/Kinh tế (Lutte sociale/économique). Quan sát những phát biểu từ những người biểu tình, chúng ta phân biệt ngay: những bà nội trợ, những công nhân trung niên nói toạc ra rằng họ không sống nổi với 2 Đo-la mỗi ngày, nên họ nổi dậy, trong khi đó những sinh viên thanh niên thường nói đến những chữ Tự do, Dân chủ cho có vẻ trí thức.

Nhưng khi có Tự do, Dân chủ rồi, những thanh niên trí thức sinh viên này lại đang vượt biển sang Liên Âu kiếm ăn cho DẠ DẦY no. Mới đây nhất, tại Libye, chúng tôi đặc biệt lưu ý đến những câu trả lời của một Đại tá quân đội đã quay súng chống lại Kadhafi. Ngày 01.03.2011, tại thành phố Tobruck mà phía nổi dậy đã chiếm được, Phóng viên Mohamed ELHAMY, Đài EURONEWS, đã phỏng vấn Đại tá Rasheed RAJAB. Mohamed ELHAMY: Đâu là lý do chính để Đại tá chống lại Kadhafi ? Đại tá Rasheed RAJAB: Chúng tôi là quân đội, không muốn liên hệ đến Chính trị, nhưng lý do chính để chúng tôi chống lại Kadhafi là Kinh tế cho dân chúng.

Mohamed ELHAMY: Đại tá có thể cho biết thêm chi tiết về lý do Kinh tế cho dân chúng. Đại tá Rasheed RAJAB: Chúng tôi thấy dân chúng nghèo thực sự mà lý do là Kadhafi đã khai thác tài nguyên dầu lửa cho ông và gia đình ông. Khi dân nghèo đứng lên đòi cơm áo, ông ta lại dùng tiền mướn người nước ngoài bắn giết dân chúng nghèo, nên chúng tôi phải quay súng bảo vệ dân nghèo. Việt Nam: CÁCH MẠNG DẠ DẦY đã quá chin mùi Như từ mở bài, chúng tôi đã nói rằng mọi cuộc NỔI DẬY quần chúng bắt đầu từ động lực nghèo khổ (quyền DẠ DẦY).

Việc lật đổ Cơ chế CSVN hiện nay chỉ có thể thực hiện bằng ĐỘT BIẾN quần chúng đòi quyền sống cho thân xác mình, nghĩa là chống bóc lột, chống tước đoạt bất công cụ thể về vật chất như Nhà, Đất đối với DÂN OAN, chống lương thấp đối với CÔNG NHÂN, chống mất cơ sở Tôn giáo đối với GIÁO DÂN. Thủ phạm của những tước đoạt bất công này là đảng CSVN thu góm tài sản cho túi riêng mình. Khi DÂN OAN, CÔNG NHÂN, GIÁO DÂN đứng lên, đó là họ Đấu tranh Xã hội/Kinh tế. Cảnh bóc lột bất công tạo rõ rệt thiểu số cầm quyền trở thành giầu nứt khố và quần chúng trở thành nghèo kiết xác. Thêm vào đó, lạm phát tăng, vật giá phi mã, đồng tiền phá giá đang làm quần chúng nghèo phải chịu DẠ DẦY rỗng. Chúng tôi thường nhấn mạnh rằng quần chúng hãy đứng ở phạm vi Đấu tranh Xã hội/Kinh tế mà NỔI DẬY, thì CSVN không thể ngụy biện mất dậy mà đàn áp được. Đặt câu hỏi rằng cuộc CÁCH MẠNG DẠ DẦY ở Việt Nam đã chin mùi hay chưa, đó là quá ấu trĩ.

Thực vậy, cuộc Cách Mạng này đã có hai lần nổi dậy rồi mà chính chúng tôi đã lên tiếng với sự nổi xùng: => Lần nhất: DÂN OAN đã kéo về Sài gòn, Hà Nội nằm la liệt đòi Nhà Đất. Hồi ấy, chúng tôi đã kêu gọi những nhà Trí thức Dân chủ hãy đi với Dân Oan để tổ chức quần chúng ô hợp này. Nhưng thay vì đi với Dân Oan, một số nhà Dân chủ còn muốn “mượn đầu dân oan nấu cháo “ để vui ca những chữ trừu tượng Dân chủ Nhân quyền. Họ dám viết lên báo rêu rao rằng những Dân Oan đang tha thiết đứng lên đòi Dân chủ cho họ. Tôi bực mình viết rằng Dân Oan đòi NHÀ ĐẤT chứ chưa thèm quan tâm đến danh từ trừu tượng DÂN CHỦ gì cả.

Một bà mẹ tụt quần chửi Nguyễn Tấn Dũng vì Nhà Đất của bà bị mất chứ không phải bà mất hai chữ Dân chủ mà chính bà cũng chưa hiểu nó gồm những gì. => Lần hai: Phong trào GIÁO DÂN đòi cơ sở Tôn giáo tại Tòa Khâm sứ, tại xứ Thái Hà, rồi Tam Tòa. Những cuộc NỔI DẬY từng trăm ngàn GIÁO DÂN là cơ hội quý hóa để tiến thêm lên nữa buộc cái Cơ chế CSVN phải tôn trọng CÔNG LÝ. Chúng tôi, một giáo dân Công giáo, đã vô cùng nổi xùng đối một số Lãnh đạo Tôn giáo như Hồng Y Mẫn, Giám mục Nhơn, Giám mục Minh… làm tay sai cho CSVN đẻ dẹp cuộc NỔI DẬY vô cùng hy vọng cho Dân tộc này.

Những Lãnh đạo Tôn giáo này đã là tòng phạm với tội ác CSVN kéo dài cái Cơ chế bóc lột bất nhân. Đặt câu hỏi CÁCH MẠNG DẠ DẦY tại Việt Nam đã chin mùi hay chưa, đó là không những ấu trĩ mà còn là mù chột ngu dốt bởi nó đã hai lần nổi dậy rồi. Nguyễn Minh Cần: cái nhìn phiến diện hay chủ ý tòng phạm dẹp NỔI DẬY Trong bài viết của Ông Nguyễn Minh Cần, từ đầu đến cuối, ông chỉ nói đần Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, nghĩa là ông chỉ nghĩ đến cuộc Đấu tranh

Chính trị của những Trí thức Dân chủ nhằm tranh chấp Quyền hành quản trị quốc gia. Ông không nhắc gì đến những quan tâm thiết yếu của quần chúng đói nghèo cần có DẠ DẦY no đủ. Đây là cái nhìn hoàn toàn phiến diện của ông về những cuộc Cách Mạng Lịch sử. Không cuộc Cách Mạng nào mà không có quần chúng nghèo khổ làm chủ lực nổi dậy. Nếu ông chỉ nhìn Cách Mạng ở một số Trí thức Dân chủ—đúng là điều ông viết trong bài—thì không những một mình ông sợ hãi mà cả đám Dân chủ chuồn lùi cũng nhẩy chuồng trấu mà trốn như mèo và dấu luôn cứt ở đó. Khi nhìn CÁCH MẠNG phiến diện như vậy, ông đã lớn tiếng bàn rùn, kêu gọi cuộc NỔI DẬY của quần chúng nghèo khổ hãy thối lui.

Việc kêu gọi lớn tiếng này có thể trở thành TÒNG PHẠM với CSVN đẻ âm mưu phá vỡ cơ hội CÁCH MẠNG của quần chúng nghèo khổ và khốn cực Việt Nam đã phải chịu bao nhiêu năm trường. Nếu Trí thức Dân chủ muốn Đấu tranh dành quyền Chính trị với CSVN, nhưng vì sợ hãi mà muốn chuồn lùi trong tủi nhục, thì hãy tự động câm miệng rút lui, chứ đừng lớn tiếng đe dọa quần chúng nghèo khổ NỔI DẬY làm CÁCH MẠNG DẠ DẦY trong quyền Đấu tranh Xã hội/Kinh tế chính đáng của họ. Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 10.03.2011

Web: http://VietTUDAN.net


No comments:

Post a Comment