Pages

Saturday, April 16, 2011

NHÂN QUYỀN & VỤ ÁN CÙ HUY HÀ VŨ


HUỲNH TIẾN NGHIÊU LƯỢC THUẬT TIN QUỐC TẾ

HOA KỲ CHỈ TRÍCH TRUNG QUỐC, VIỆT NAM VỀ NHÂN QUYỀN
Hoa Kỳ nhấn mạnh đến việc Trung Quốc, Kampuchia, Miến Điện và Việt Nam là những quốc gia châu Á có thành tích nhân quyền u ám nhất trong năm 2010.

Trong phúc trình hàng năm về nhân quyền của Bộ Ngoại giao, Hoa Kỳ nhắc đến những nỗ lực ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc hạn chế tự do ngôn luận và làm im lặng những tiếng nói độc lập chính trị.

Phúc trình cũng ghi nhận việc Miến Điện vẫn giam giữ những nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, sự tàn bạo gây chết người của lực lượng an ninh Kampuchia và việc Việt Nam đàn áp những người bất đồng chính kiến và tự do báo chí.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/asia-human-rights-04-08-11-119498349.html

THẾ GIỚI LÊN TIẾNG VỀ VỤ ÁN CÙ HUY HÀ VŨ
Mỹ là châu Âu và các nước khác, nhất là tổ chức Quốc Tế Nhân quyền, Ân Xá Quốc Tế đều lên tiếng chỉ trích Việt Cộng về vụ án Cù Huy Hà Vũ
http://www.voanews.com/vietnamese/news/woat-says-conviction-of-chhv-a-travesty-of-justice-4-8-11-119471444.html
http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/us-vietnam-dissident-04-05-2011-119241559.html
http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-amnesty-international-04-06-2011-119319644.html
http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/eu-vietnam-dissident-04-07-2011-119394434.html
http://www.viet.rfi.fr/

HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ LÊN TIẾNG VỀ VỤ ÁN CÙ HUY HÀ VŨ

Vì sao HT Quảng Độ phản đối vụ án TS Cù Huy Hà Vũ?
Ỷ Lan, thông tín viên RFA

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, vừa công bố hôm 6.4 Bản Lên tiếng phản đối vụ án đối với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội.


Photo courtesy of Oslo Freedom

Hòa thượng Thích Quảng Độ đang trả lời phỏng vấn ông Kristopher Anderson.

Chúng tôi gọi điện về Sài Gòn phỏng vấn Hòa thượng về lý do khiến một tôn giáo lớn tại Việt Nam là Phật giáo tỏ ý quan tâm với một nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền và dân chủ. Xin mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn:

Đồng bệnh tương lân

Ỷ Lan: Kính chào Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, kính xin Hòa thượng cho biết vì lý do gì Hòa thượng lên tiếng cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ qua vụ xử tại Hà Nội ngày 4.4 vừa qua?

Người ta nói là đồng bệnh tương lân có nghĩa là cùng chung cảnh ngộ, gặp chung một cảnh ngộ như nhau thì rất thương nhau.

HT Thích Quảng Độ

HT Thích Quảng Độ: Thưa cô Ỷ Lan, thưa quý vị khán thính giả của quý Đài. Người ta nói là đồng bệnh tương lân có nghĩa là cùng chung cảnh ngộ, gặp chung một cảnh ngộ như nhau thì rất thương nhau. Tôi thấy rất thương ông Cù Huy Hà Vũ là bởi vì bản thân tôi cũng đã hân hạnh xách chiếu ra hầu tòa hai lần. Lần thứ nhất vào năm 1978, lần thứ hai 1994. Đã vào đến tù là không còn cái giá trị gì của một con người, mất hết tự do, cũng như con vật đi hai chân thế thôi. Rất thương. Cho nên bản thân mình đã khổ như thế, thấy khổ rồi. Nhưng khi nghe thấy một người nào khác người ta đưa vào, mà nghe tiếng cửa xà lim nó mở, nó đập, nó đóng là thấy thương… lại một con chim nữa vào lồng thì cũng cảm thấy khổ. Và chỉ mong cho người ta khi nào cưỡng lại cái tự do ở ngoài đời.

Dĩ nhiên cái tự do ở đây, ở ngoài đời với trong tù chỉ khác nhau chút xíu thôi. Ở Việt Nam nói cho đúng ra một cách tuyệt đối thì chặt chẽ nó là cái nhà tù lớn. Bởi vì mình đi đâu cũng có người theo dõi, nói gì cũng phải nhìn trước nhìn sau mới dám nói. Chính vì thế mà nghe ông Cù Huy Hà Vũ nói riêng, chứ nói chung thì tất cả mọi người như trường hợp trước đây như bác sĩ Phạm Hồng Sơn, ông luật sư Nguyễn Văn Đài rồi ông Nguyễn Bắc Truyển, ông Lê Nguyên Khang… nghe mấy ông vào tù là xót xa lắm, thương lắm. Bởi vì mình cùng một lý tưởng, cùng một con đường, cùng những người tranh đấu cho dân chủ tự do thôi. Vì đất nước khổ quá rồi, dân tộc khổ quá rồi. Sáu mươi năm nay sống trong cảnh độc tài toàn trị, bởi vậy cho nên những người đồng tù với nhau rất thương nhau.

Ỷ Lan: Xin Hòa thượng cho biết vì sao trong Bản lên tiếng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa thượng khẳng định ông Cù Huy Hà Vũ vô tội?

HT Thích Quảng Độ: Rõ ràng lắm, đây như bản thân ông ấy là một luật sư, bởi vậy cho nên một lời nói, một cử chỉ phát ra từ miệng hay từ hành động nó đều có hợp luật, đúng luật người ta mới làm, người ta mới nói. Chứ không phải người ta nói bừa. Bởi ông đòi hỏi công lý cho Dân oan, ông chiếu theo luật pháp của nhà nước chứ không phải ông bịa đặt ra. Luật pháp của nhà nước quy định như thế nào thì theo cái đó, mà nhà nước làm không đúng thì ông chỉ nói lên cái đó nhà nước sai, nhà nước làm như thế là vi phạm luật pháp của chính các ông.

tqdo200.jpg
Hòa thượng Thích Quảng Độ. Photo courtesy of Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế.
Ông ấy là một người yêu nước thương dân, là con giòng cháu giống chứ không phải như người phàm phu tục tử như người khác. Thân phụ ông là ông Cù Huy Cận một nhà thơ lớn thời tiền chiến đồng thời lại là một khai quốc công thần của chế độ Cộng sản hiện nay. Chính ông đã vào tận trong Huế ngày 25.8.1945 để nhận cái kiếm, ấn kiếm mà ông Bảo Đại thoái vị trao quyền lại cho chính phủ Việt Minh dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh thời đó. Như vậy ông ấy là một người giòng giống cách mạng mà lại bảo ông là phản động sao được. Như vậy nhà nước làm không đúng theo luật pháp. Bởi vậy cho nên tôi nói ông vô tội, mà hơn nữa, ông ấy còn không những bênh vực cho Dân oan mà ông còn cảnh giác vấn đề tồn vong của đất nước. Ông cảnh giác về vấn đề cho Trung quốc khai thác Bô-xít ở Tây nguyên là cái nguy cơ mất nước. Không những mất nước mà lại phá hoại cả cái môi trường sinh sống của đồng bào Thượng trên đó, cái nền văn hóa cổ truyền của họ.

Ai cũng có trách nhiệm, không phải riêng ông Cù Huy Hà Vũ là một nhà luật gia, mà tất cả mọi người có ý thức đều phải nghĩ đến đất nước, tương lai của đất nước, sự tồn vong của đất nước của dân tộc. Ông Cù Huy Hà Vũ là người vô tội. Bởi một người yêu nước thương dân không bao giờ có tội. Chỉ có kẻ phản quốc mới lên án người yêu nước thương dân. Cho nên vì thế mà tôi nói ông Cù Huy Hà Vũ là vô tội. Phải trả tự do cho ông tức khắc, hoặc là phải hủy bỏ cái bản án ngày 4.4 vừa rồi mà xử lại. Bởi vì luật sư cũng bỏ đi về. Luật sư đến để bênh vực cho ông Cù Huy Hà Vũ thì bị đuổi ra, mà ba luật sư cả bốn luật sư đòi xem lại hồ sơ của Viện Kiểm sát quy tội ông như thế nào. Họ không cho xem. Quan tòa kết tội, quan tòa (nghe không rõ) tự xử lấy rồi tự kết tội thôi. Đấy là bất hợp pháp cho nên ông Cù Huy Hà Vũ vô tội, ông phải được trả tự do tức khắc.

Ai nói đến dân chủ là bị bắt

Ỷ Lan: Bạch Hòa thượng, vì sao Hòa thượng lại liên kết vụ án Cù Huy Hà Vũ với vấn đề Dân chủ hóa đất nước?

HT Thích Quảng Độ: Bởi vì Đảng Cộng sản là đảng độc tài toàn trị. Quốc hội cũng là quốc hội cộng sản. Chín mươi chín phần trăm là đảng viên cộng sản có phải của dân đâu. Vậy đã là đảng viên cộng sản là người quốc hội thì phải bênh vực cho cộng sản, cho đảng cộng sản.

Cho nên bây giờ đây, một vụ án này cũng như trăm nghìn vụ án khác. Cuối cùng cũng chỉ đi tù thôi. Bất cứ ai đòi dân chủ, tự do là đều đi tù hết. Trước đây đã bao nhiêu người rồi, mới hôm qua đây tôi lại nghe ông Lê Quốc Quân và ông Phạm Hồng Sơn cũng đã bị bắt rồi. Ai nói đến dân chủ là họ bắt liền. Bởi vì họ sợ, sợ những phong trào đang diễn ra, vẫn còn đang tiếp tục diễn ra ở Trung Đông, Bắc Phi đây. Ai Cập, Tunisia, Libya chẳng hạn, rồi đến Bahrain… tất cả các dân tộc các nước đó bắt chước nhau, bảo nhau, thi đua nhau nữa đứng lên đòi dân chủ.

Đảng Cộng sản là đảng độc tài toàn trị. Quốc hội cũng là quốc hội cộng sản. Chín mươi chín phần trăm là đảng viên cộng sản có phải của dân đâu.

HT Thích Quảng Độ

Rồi ngày nào đến Việt Nam đây. Người dân họ chịu đựng nhưng chịu đựng đến mức độ nào đó. Không thể chịu đựng mãi được. Đến một lúc không chịu nổi nữa thì họ liều chết mà nổi dậy. Cái ngày đó sẽ đến thôi. Cho nên tôi mong rằng đảng Cộng sản thấy như thế, đừng để cho cái vụ như là Bắc Phi hay Trung Đông xẩy ra. Nếu ở đây xẩy ra thì cũng như tất cả mọi nơi, máu sẽ đổ xương sẽ rơi. Không tránh khỏi chuyện đó.

Thế thì bây giờ chỉ có giải pháp như Giáo hội đề nghị lâu rồi: Họp tất cả lại rồi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng. Tối đa là ba đảng thôi. Tôi đã nói rồi, nhiều đảng quá cũng như người ta thường nói “nhiều thầy thúi ma nhiều cha nên khó lấy chồng”. Ở Việt Nam mà mười đảng, mười lăm đảng, hai mươi đảng thì nát mất. Chỉ ba đảng thôi, đảng hữu, đảng tả, đảng trung lập. Tôi theo cái luật chơi bóng trên sân cỏ là rất công bằng. Bây giờ ông thích tư bản thì đi theo hữu, ông thích cộng sản thì ông theo tả, còn ông không thích tả hữu thì đứng trung lập, ông làm cái gọi là hòa giải, người trọng tài.

Bây giờ đảng Cộng sản lo mất đảng, bỏ quyền ra là sợ mất đảng. Nhưng quyền là quá tham. Đây không phải là việc của một nhóm hay một cái đảng, một làng xã, mà là việc của cả nước tám mươi triệu dân. Bây giờ làm ba cái đảng như vậy rồi bầu cử tự do LHQ tới kiểm soát. Bây giờ chỉ có cái phương pháp hòa giải dân tộc cách đó, nếu được như vậy thì tạo hạnh phúc, tạo yên vui cho cả tám mươi triệu dân chứ không riêng gì ba triệu đảng viên Cộng sản.

Ỷ Lan: Xin cám ơn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Ỷ Lan, thông tín viên Đài Á châu Tự do tại Paris.

HOA KỲ - NHÂN QUYỀN - KỸ THUẬT MẠNG -
Bài đăng : Thứ sáu 08 Tháng Tư 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 08 Tháng Tư 2011
Hoa Kỳ huấn luyện các nhà hoạt động nhân quyền trên mạng
Tín hiệu báo động (panic button), một trong các kỹ thuật mới được phát triển để hỗ trợ những người hoạt động nhân quyền trên mạng (DR)
Tín hiệu báo động (panic button), một trong các kỹ thuật mới được phát triển để hỗ trợ những người hoạt động nhân quyền trên mạng (DR)
Thanh Phương
Hôm nay 8/4/2011, Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ công bố báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới. Trong bản báo cáo này, chủ đề về các quyền tự do trên mạng sẽ được đề cập nhiều hơn những năm trước.

Tuy thú thật là bản thân bà không hiểu gì về các mạng xã hội, nhưng Ngoại trưởng Clinton cũng đã nhận thấy là vai trò của Facebook, Twitter và You Tube trong các phong trào biểu tình vừa qua ở Ai Cập hay Iran phản ánh « sức mạnh của những công nghệ kết nối mọi người với nhau, như là nhân tố thúc đẩy thay đổi chính trị, kinh tế và xã hội ».

Chính vì nhận thấy tác động to lớn của Internet như vậy cho nên từ hai năm nay, chính phủ Mỹ đã dành ra 50 triệu đôla để phát triển các công nghệ, nhằm bảo vệ những nhà hoạt động dân chủ khỏi nguy cơ bị chính phủ nước họ bắt giữ và truy tố. Hoa Kỳ cũng đã tổ chức các khóa huấn luyện cho khoảng 5.000 nhà hoạt động từ nhiều nước trên thế giới.

Cách đây sáu tuần, các nhà hoạt động nhân quyền từ Tunisia, Ai Cập, Syria và Liban đã tham gia một trong những khóa huấn luyện của Mỹ và họ đã hứa, khi trở về nước sẽ truyền bá lại những kiến thức đó cho những người khác.

Theo giải thích của các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, một trong những công nghệ đang được phát triển, được đặt tên là « tín hiệu báo động », giúp cho các nhà hoạt động, trong trường hợp bị bắt giữ, có thể xóa ngay khỏi điện thoại di động danh sách tên tuổi địa chỉ những người có liên hệ. Như vậy, cơ quan an ninh sẽ không thể truy bắt luôn những người khác.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ đã tài trợ cho các công ty tư nhân, đa số là công ty Mỹ, để phát triển hàng chục công cụ nhằm vượt qua màng lưới kiểm duyệt do một số chính phủ lập ra. Theo lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, một trong những công cụ này đã tỏ ra rất hữu ích tại Iran và đã trở nên phổ biến khắp vùng Trung Đông, nhưng ông từ chối tiết lộ tên của các công cụ đó, để không gây nguy hiểm cho những người có liên hệ.

Nói chung, Hoa Kỳ trang bị cho các nhà hoạt động nhân quyền những công nghệ giúp họ vượt qua những bức tường lửa trên mạng, bảo mật những tin nhắn qua điện thoại di động và chống lại những vụ tấn công tin học vào những trang web, trang blog của họ.

Theo lời thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đặc trách nhân quyền, Michael Posner, « đây cũng giống như trò đuổi bắt, các chính phủ liên tục sử dụng những công nghệ mới để bịt miệng những nhà bất đồng chính kiến. Chúng tôi thì cố đi trước một bước bằng cách hỗ trợ về mặt công nghệ, đào tạo và ngoại giao để người dân những nước đó được tự do bày tỏ quan điểm của mình. »

tags: Bắc Phi - Hoa Kỳ (Mỹ) - Nhân quyền - Phân tích - Quốc tế - Trung Cận Đông - Xã hội

No comments:

Post a Comment