Pages

Monday, April 25, 2011

POL POT



Những nạn nhân của Pol Pot

LTS
Ngày nay Việt Cộng lên án Pol Pot nhưng trước khi đánh Kampuchia, Việt Cộng là thầy của Miên Cộng. Sau này Pol Pot theo Trung Cộng, Lê Duẩn theo Nga, Lê Duẩn, Lê Đức Anh quyết tâm đánh Kampuchia theo lệnh Liên Xô (theo lời tố cáo của Đặng Tiểu Bình). Đánh Kampuchia là đánh vào mặt ông thầy Trung Quốc, hại nhiều hơn lợi. Đại tướng Võ Nguyên Giáp can ngăn, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh tức giận bèn cách tuột Võ Nguyên Giáp. Ngày nay nhiều báo chí trong và ngoài nước lên tiếng kết tội Pol Pot. Kết tội Pol Pot là đúng rồi nhưng cũng nên biếtrằng Pol Pot chỉ là một kẻ trung thành theo Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh. Pol Pot có tội thì Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh cũng không thoát tội, mà là trọng tội!
Sơn Trung



Con gái của Pol Pot chạy trốn dĩ vãng

Với một cái tên giả, con gái Pol Pot hiện đang là sinh viên đại học ở Phnom Penh và không hề quan tâm đến “Những cánh đồng chết”, tội ác diệt chủng của người cha, mà chỉ muốn tận hưởng lạc thú trên đời. Pol Pot - kẻ coi cái chết của gần 2 triệu người dân Campuchia vô tội là “một sự hy sinh cần thiết” và tìm cách hủy diệt tận gốc văn hóa truyền thống xứ Chùa Tháp - dùng tên nàng công chúa Sitha nổi tiếng để đặt cho con gái của mình.



Pol Pot

Tháng 4/1998, ở tuổi 72, y chết trong rừng sâu nơi y đang lẩn trốn, nghe nói là do bệnh tim. Trước đó vài tháng, y giao vợ là Meas, khi ấy 36 tuổi và cô con gái 12 tuổi Sitha cho viên thư ký riêng Tep Khunnal, nhờ anh ta chăm sóc họ khi y qua đời. Thủ lĩnh Khmer Đỏ Pol Pot, kẻ giết người hàng loạt (ảnh chụp năm 1998, trước khi Pol Pot chết vì bệnh) Viên thư ký kín tiếng...




Vợ và con gái Pol Pot


Hiện chưa rõ Pol Pot đã cho Tep Khunnal cái gì để đổi lấy lòng trung thành. Một chìa khóa để mở nơi cất giữ những thỏi vàng, “kho báu bí mật” của Khmer Đỏ? Hay những chuyện “thâm cung bí sử” mà các chính khách khác ở Campuchia phải lo sợ nếu chúng bị tiết lộ ra ngoài? Có một điều rõ ràng là Pol Pot đã đọc cho Tep Khunnal ghi lại hồi ký của mình. Tep Khunnal, người từng du học ở Pháp và từng giữ cương vị phó đại điện Khmer Đỏ tại Liên Hợp Quốc, đã thực hiện hoàn hảo lời hứa với Pol Pot: Ông ta không chỉ đưa hai mẹ con Meas trốn sang Thái Lan, mà sau đó kết hôn luôn với người vợ của Pol Pot và nuôi dạy Sitha trưởng thành như con gái ruột của mình.


Một trong những núi xương của tổng cộng gần 2 triệu người bị sát hại dưới chế độ Khmer Đỏ Không rõ vì sao mà sau đó Tep Khunnal lại đưa được vợ con trở về Campuchia và thậm chí còn đại diện cho đảng cầm quyền ra tranh chức chủ tịch Malai, một huyện hẻo lánh ở cực Tây Campuchia. Người ta cũng không rõ Tep Khunnal lấy tiền ở đâu để xây dựng một nhà máy xay xát gạo khá hiện đại và biến Malai (vẫn theo đuổi mô hình hợp tác xã) trở thành một điểm sáng ở Campuchia. Là người kín đáo, nhưng mới đây trong một cuộc trả lời phỏng vấn rất hiếm hoi, Tep Khunnal nói với tạp chí Đức Spiegel rằng “sự nghiệp cách mạng” của Khmer Đỏ là đúng đắn, mặc dù đã để xảy ra một vài vụ việc “đáng tiếc”.


Ồng ta quả quyết không hề biết gì về “kho báu bí mật” của Khmer Đỏ và 20 cuốn sổ tay ghi chép di chúc của Pol Pot đã bị đốt. ... và cô con gái ”chôn vùi quá khứ” Sitha lớn lên trở thành một cô cái xinh đẹp và được người cha dượng khá nuông chiều. Tep Khunnal đã gửi cô tới Phnom Penh để theo học một trường đại học danh tiếng, mặc dù học lực của cô chỉ thuộc loại trung bình. Để Sitha không bị quấy rầy, dĩ nhiên Khunnal đăng ký học cho cô dưới một cái tên khác. Một bức ảnh hiếm hoi chụp vợ con của Pol Pot Nghe nói Sitha đang là sinh viên của ĐHTH Pannisastra (PUC) ở Phnom Penh, một lò đào tạo cán bộ lãnh đạo Campuchia và được chính phủ Mỹ tài trợ.


Cô học Khoa Anh văn và Quản trị Kinh doanh - một sự kết hợp đáng kinh ngạc mà có thể khiến người ta bị khép vào tội chết dưới thời Pol Pot, kẻ đã ra lệnh xóa sổ các ngân hàng, trường học và bãi bỏ thói quen sử dụng tiền tệ ở Campuchia. Một bạn trai cũ từng kể cho Sitha về việc nhiều thân quyến của anh bị sát hại dưới thời Khmer Đỏ. Khi Sitha cho biết cô chính là con gái của Pol Pot, anh ta tìm cách rủ Sitha đến tham quan Nhà tù Tuol Sleng khét tiếng và đã bị cự tuyệt. Sitha không muốn biết về “cái gọi là tội ác” của người cha và về “cái tòa án vô nghĩa” hiện đang chống lại các tay chân của Pol Pot. Vậy là họ chia tay nhau.


Chỉ ít lâu sau, Sitha - đã nhanh chóng có nhiều bạn trai mới “giàu có” và “đầy quyền lực”. Có người từng trông thấy Sitha ngồi trên một chiếc xe ô tô thể thao của một tay chơi nổi tiếng nhất Phnom Penh. Gần đây cô cặp kè với một chính khách trẻ trung, người vẫn đưa cô tới những tiệm ăn sang trọng. Phóng viên tạp chí Spiegel khá vất vả mới tạo ra được một dịp tiếp cận cô, khi chính khách trên đưa cô tới dự lễ khánh thành một sàn nhảy hạng sang ở Phnom Penh. Khi phóng viên của Spiegel ngỏ ý muốn phỏng vấn, lập tức bị cô thoái thác.


Cho đến nay Sitha mới có một lần duy nhất trả lời phỏng vấn báo chí, đó là hồi năm 2004, với tờ Cambodia Daily. Dạo ấy 18 tuổi, trong bộ đồng phục nữ sinh, cô còn là một cô gái rụt rè ở huyện Malai. Cô kể cô vẫn thường cầu nguyện cho Pol Pot, cha cô, và thường xuyên mang những đồ khất thực cho các nhà sư ở chùa. Cô nói: “Tôi mong kiếp sau được gặp ông ấy ở thế giới bên kia và được sống lâu hơn với ông ấy”. Giờ đây, Sitha là một cô gái tân thời xinh đẹp ở Phnom Penh, mặc một chiếc váy hở vai gợi cảm, tóc cắt ngắn, nhuộm mầu nâu sáng. Và hoàn toàn không còn muốn nói gì tới quá khứ.



Con gái kẻ đứng sau cái chết của hơn hai triệu người Campuchia

Pol Pot có tên thật là Saloth Sar, sinh ngày 19/5/1928. Y là người lãnh đạo Khmer Đỏ, kẻ tạo nên ột chế độ diệt chủng kinh hoàng trong lịch sử Campuchia mang tên của chính mình. Ngược với bề ngoài giản dị trong bộ áo quần bà ba đen, Pol Pot vô cùng sành điệu khi chọn các dòng xe sang trọng, đầy quý phái như Limousine…

Và cũng ngược với vẻ ngoài có phần hiền lành, Pol Pot thực sự là nỗi khiếp đảm của dân tộc Campuchia cũng như những ai yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới trong suốt một thời gian dài với tư cách là nguyên nhân cho cái chết của 26 % dân số Campuchia trong thời gian bốn năm cai trị.

Pol Pot bắt đầu hoạt động chính trị từ năm 1962 khi đang theo học ở Paris. Đến năm 1975, ông ta cùng với du kích quân giành được quyền lực sau một cuộc chiến chống chính phủ Campuchia với sự hậu thuẫn của quân đội Mỹ. Ngay sau khi chiếm đóng được Thủ đô Phnom Penh, kẻ độc tài ráo riết cho thực hiện ảo mộng xây dựng một xã hội không tưởng, xoá bỏ sự tồn tại của tiền tệ, sở hữu cá nhân và tôn giáo.

Binh lính của Pol Pot lùa người dân rời khỏi thủ đô Phnom Penh cũng như các thành phố để thành lập trại lao động ở các vùng nông thôn. Chính trong những trại lao động tập trung đầy khủng khiếp này, hàng nghìn người phải bỏ mạng bởi bệnh tật và đói khát.

Trong khi đó, Pol Pot và các lãnh đạo Khmer Đỏ khác vẫn không ngừng khoe khoang trên đài diễn văn rằng chúng chỉ cần một hay hai triệu người trong toàn bộ dân chúng để xây dựng một xã hội điền địa cộng sản không tưởng. Với những người khác bị chế độ Pol Pot hành xử theo châm ngôn “sống chẳng được gì, chết cũng chẳng mất gì".

Trong cái nhìn của Pol Pot, trí thức và những nhà sư tôn giáo là những người thừa thãi trong chế độ của y. Chính bởi vậy, bất cứ ai bị nghi ngờ là tầng lớp trí thức đều bị coi là kẻ thù của nhà nước mới.

Hàng trăm nghìn người từng được đào tạo trong nước và nước ngoài bị tra tấn hay hành quyết bằng những cách thức dã man nhất, thậm chí bị buộc phải đào mồ chôn chính mình. Sau đó quân Khmer Đỏ đánh họ đến chết bằng những thanh sắt, những cái cuốc hay chôn sống họ.

Pol Pot còn đưa ra một chỉ thị đầy kinh hoàng đó là không được phí đạn dược với kẻ thù. Vậy nên, những cách hành quyết của quân Khmer Đỏ vô cùng dã man với những vật dụng lao động là cuốc, thuổng, chày...



Chính phủ Khmer Đỏ của Pol Pot cũng xếp hạng dân theo tôn giáo và dân tộc. Pol Pot bãi bỏ mọi tôn giáo và giản tán các nhóm thiểu số, cấm họ nói những ngôn ngữ của họ cũng như thực hiện các lễ nghi theo phong tục.

Không những vậy, Chính phủ của Pol Pot còn từ chối những lời đề nghị viện trợ nhân đạo trong khi hàng triệu người đang chết đói vì thiếu lương thực thực phẩm và phải làm việc quá sức ở vùng nông thôn. Tất cả những chính sách dã man đó khiến cho khoảng thời gian cầm quyền của Pol Pot là nỗi ám ảnh kinh hoàng trong lịch sử Campuchia.

Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 1979, Pol Pot thực hiện một cuộc diệt chủng đại quy mô trên toàn lãnh thổ Campuchia. Trong tổng số dân gần 8 triệu của Campuchia lúc bấy giờ, chế độ Pol Pot thẳng tay giết hại từ 1,5 tới 2,3 triệu người trong bốn năm thống trị.

Sau khi bị lật đổ vào năm 1979, Pol Pot cùng các thuộc hạ thân tín dẫn theo lực lượng tàn quân rút vào rừng núi phía bắc Campuchia và vẫn tiếp tục hoạt động trong nhiều năm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, trong nội bộ quân Khmer Đỏ xảy ra nhiều tranh chấp quyền lực và mâu thuẫn lẫn nhau.

Vào ngày 10/6/1997, Pol Pot ra lệnh hành quyết Son Sen, người trong nhiều năm là cánh tay phải đắc lực của ông ta và mười một thành viên trong gia đình vì họ muốn hoà giải với Chính phủ Campuchia. Sau cuộc thanh trừng nội bộ này, Pol Pot chạy sang cứ điểm của hắn ở phía bắc.

Tuy nhiên, Pol Pot bị lãnh đạo quân sự Khmer Đỏ là Ta Mok bắt giữ và kết án quản thúc tại gia suốt đời. Đến tháng 4/1998, Ta Mok chạy vào rừng đem theo Pol Pot khi bị chính phủ mới tấn công. Không lâu sau đó, vào ngày 15/4/1998, Pol Pot được xác nhận chết vì bệnh tim.

Xác Pol Pot được thiêu tại vùng nông thôn Campuchia với khoảng vài chục thành viên Khmer Đỏ tham gia đám tang. Theo lời kể của một số thành viên này thì khi xác bị đốt, cánh tay phải Pol Pot nắm lại hình nắm đấm và giơ lên cao.

Đứa con gái độc nhất cùng tuổi thơ tự kỷ

Người vợ đầu tiên của Pol Pot là Khieu Ponnary, một kẻ đồng chí hướng chính trị với ông ta. Hai người gặp nhau vào năm 1949 tại Paris. Không lâu sau đó, Pol Pot và Khieu Ponnary kết hôn. Tuy nhiên, Khieu Ponnary không thể sinh cho Pol Pot một đứa con nào.

Ngay trong thời điểm mà Pol Pot chiếm giữ được Thủ đô Phnom Penh thì cũng là lúc mà Khieu Ponnary bắt đầu có dấu hiệu của căn bệnh thần kinh. Thủ đô Phnom Penh khi đó trở thành địa điểm hàng đầu của chiến dịch “làm sạch” với những cuộc thảm sát, tử hình công khai diễn ra liên tục.

Chỉ sau một thời gian ngắn, những đội quân Khơme Đỏ lúc đó, chủ yếu là những thanh niên từ 12 đến 17 tuổi, theo nguyên tắc “càng trẻ càng trong sạch” biến Thủ đô Campuchia nhanh chóng trở thành một hoang mạc đẫm máu người.



Hình ảnh những người dân hoảng sợ chạy tứ tung, những đứa trẻ đói lả, những cái đầu bị chặt bêu trên sào gỗ, những thi thể người ở khắp nơi... không còn xa lạ giữa Thủ đô. Chính những hình ảnh này thực sự ám ảnh Khieu Ponnary, khiến “chị cả” của lãnh tụ Khmer Đỏ chịu ác mộng hằng đêm.

Có thai ba lần song Khieu Ponnary bị sảy thai liên tiếp. Và không lâu sau đó, Khieu Ponnary ngã bệnh tâm thần và được đưa sang Pháp điều trị. Tuy nhiên, bệnh tình của Ponnary không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Trong khi đó, ở Campuchia, Pol Pot "phủi tay" với người vợ từng đồng chí hướng giờ “nửa tỉnh, nửa mơ” này.

Do không có con với người vợ cả nên Pol Pot quyết định đi bước nữa với người phụ nữ có tên là Mea Son. Sau một thời gian chung sống Mea Son sinh hạ cho Pol Pot một cô con gái, đặt tên là Mea Sitch. Tuy nhiên, cho đến nay thân phận của cô con gái tên trùm diệt chủng này vẫn được che giấu một cách bí mật và gần như không ai biết về cuộc đời của giọt máu duy nhất của kẻ diệt chủng Pol Pot.

Lần đầu tiên Mea Sitch được công khai trước dư luận là vào ngày 18/4/1998, khi Pol Pot chết và được hỏa thiêu. Ấn tượng về đứa con của trùm diệt chủng lúc bấy giờ là một cô bé nhỏ tuổi, khuôn mặt khiếp sợ, đứng núp sau người mẹ của mình. Do được sinh ra trong một trại kín của quân Khmer Đỏ, cuộc sống lại chỉ biết đến núi rừng trong những cuộc hành quân chạy trốn theo cha nên Mea Sitch có vẻ rất nhút nhát.

Không có bạn bè, không được học hành và vui chơi như những đứa trẻ cùng trang lứa nên Mea Sitch còn mắc chứng tự kỷ. Cuộc sống hằng ngày của Mea Sitch là những người đàn ông luôn được trang bị súng ống, đạn dược, khuôn mặt lạnh lùng,… Sau lễ tang của Pol Pot, Mea Sitch và mẹ đều biến mất một cách bí hiểm.

Phải đến 8 năm sau, người ta mới biết thêm những thông tin về con gái của trùm diệt chủng. Lúc này, Mea Sitch đang theo học tại trường trung học phổ thông Hoàng gia, ngôi trường mà chính cha mình từng dùng vũ lực để đóng của. Lúc này, Mea Sitch khá lớn với dáng người mảnh dẻ và khuôn mặt thanh tú.

Tuy nhiên, Mea Sitch đổi tên thành Sar Patchata, bởi mẹ cô, bà Mea Son lúc này tái hôn với Tep Kunnal, thư ký riêng của Pol Pot. Người ta nói rằng, đây chính là ước nguyện cuối cùng của Pol Pot.

Trước khi chết, Pol Pot buộc người thư ký của mình thề phải chăm sóc cho mẹ con Mea Son và Mea Sitch. Chính bởi đó, dù không có tình cảm gì với Mea Son nhưng người thư ký này vẫn làm tròn nhiệm vụ của mình một cách chu đáo.

Sau khi lấy thư ký của chồng cũ, Mea Son cùng người này làm các công việc liên quan đến khách sạn, nông nghiệp và nuôi nấng Mea Sitch. Mea Sitch đi học tại trường phổ thông Hoàng gia bằng thẻ căn cước của người khác. Luôn được chăm sóc chu đáo và giấu kỹ các thông tin về cuộc sống thực của mình nên giọt máu cuối cùng của Mea Sitch hết sức ngỡ ngàng khi được nghe nói về tội ác kinh hoàng mà cha mình từng gây ra.

“Hai triệu người chết? Người ta không nói điều đó với tôi!”, Mea Sitch kinh hãi thốt lên khi được nghe về số người chết trong thảm họa diệt chủng Pol Pot. Bản thân Mea Sitch cũng không chịu thừa nhận mình là con đẻ của Pol Pot. Mea Sitch luôn miệng khẳng định rằng mình không phải là giọt máu cuối cùng của Pol Pot.

Cô cũng tâm sự, mình muốn làm nghề báo. Lần cuối cùng báo chí Campuchia liên lạc được với Mea Sitch là vào năm 2004. Theo những gì mà Nhật báo Campuchia ghi lại thì có vẻ như đứa con cuối cùng của Pol Pot muốn trở thành một kế toán và sẽ làm việc cùng mẹ mình.

Minh Bích (theo Spiegel)

http://thethaovanhoa.vn/131N2009031809503620T0/con-gai-cua-pol-pot-chay-tron-di-vang.htm

Con gái độc nhất của Pol Pot quyết không nhận cha

Ba lần sảy thai liên tiếp của người vợ đầu, đứa con gái độc nhất được sinh ra bởi người vợ thứ hai với tuổi thơ tự kỷ, kiên quyết không chịu thừa nhận cha mình. Đó chính là cái giá phải trả cho những tội ác mà Pol Pot gây ra khi thảm sát 26 % dân số Campuchia.
Con gái kẻ đứng sau cái chết của hơn hai triệu người Campuchia

Pol Pot có tên thật là Saloth Sar, sinh ngày 19/5/1928. Y là người lãnh đạo Khmer Đỏ, kẻ tạo nên ột chế độ diệt chủng kinh hoàng trong lịch sử Campuchia mang tên của chính mình. Ngược với bề ngoài giản dị trong bộ áo quần bà ba đen, Pol Pot vô cùng sành điệu khi chọn các dòng xe sang trọng, đầy quý phái như Limousine…

Pol Pot lúc nhỏ


Và cũng ngược với vẻ ngoài có phần hiền lành, Pol Pot thực sự là nỗi khiếp đảm của dân tộc Campuchia cũng như những ai yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới trong suốt một thời gian dài với tư cách là nguyên nhân cho cái chết của 26 % dân số Campuchia trong thời gian bốn năm cai trị.

Pol Pot bắt đầu hoạt động chính trị từ năm 1962 khi đang theo học ở Paris. Đến năm 1975, ông ta cùng với du kích quân giành được quyền lực sau một cuộc chiến chống chính phủ Campuchia với sự hậu thuẫn của quân đội Mỹ. Ngay sau khi chiếm đóng được Thủ đô Phnom Penh, kẻ độc tài ráo riết cho thực hiện ảo mộng xây dựng một xã hội không tưởng, xoá bỏ sự tồn tại của tiền tệ, sở hữu cá nhân và tôn giáo.



Binh lính của Pol Pot lùa người dân rời khỏi thủ đô Phnom Penh cũng như các thành phố để thành lập trại lao động ở các vùng nông thôn. Chính trong những trại lao động tập trung đầy khủng khiếp này, hàng nghìn người phải bỏ mạng bởi bệnh tật và đói khát.

Trong khi đó, Pol Pot và các lãnh đạo Khmer Đỏ khác vẫn không ngừng khoe khoang trên đài diễn văn rằng chúng chỉ cần một hay hai triệu người trong toàn bộ dân chúng để xây dựng một xã hội điền địa cộng sản không tưởng. Với những người khác bị chế độ Pol Pot hành xử theo châm ngôn “sống chẳng được gì, chết cũng chẳng mất gì".

Trong cái nhìn của Pol Pot, trí thức và những nhà sư tôn giáo là những người thừa thãi trong chế độ của y. Chính bởi vậy, bất cứ ai bị nghi ngờ là tầng lớp trí thức đều bị coi là kẻ thù của nhà nước mới.

Hàng trăm nghìn người từng được đào tạo trong nước và nước ngoài bị tra tấn hay hành quyết bằng những cách thức dã man nhất, thậm chí bị buộc phải đào mồ chôn chính mình. Sau đó quân Khmer Đỏ đánh họ đến chết bằng những thanh sắt, những cái cuốc hay chôn sống họ.

Pol Pot còn đưa ra một chỉ thị đầy kinh hoàng đó là không được phí đạn dược với kẻ thù. Vậy nên, những cách hành quyết của quân Khmer Đỏ vô cùng dã man với những vật dụng lao động là cuốc, thuổng, chày...

Chính phủ Khmer Đỏ của Pol Pot cũng xếp hạng dân theo tôn giáo và dân tộc. Pol Pot bãi bỏ mọi tôn giáo và giản tán các nhóm thiểu số, cấm họ nói những ngôn ngữ của họ cũng như thực hiện các lễ nghi theo phong tục.

Không những vậy, Chính phủ của Pol Pot còn từ chối những lời đề nghị viện trợ nhân đạo trong khi hàng triệu người đang chết đói vì thiếu lương thực thực phẩm và phải làm việc quá sức ở vùng nông thôn. Tất cả những chính sách dã man đó khiến cho khoảng thời gian cầm quyền của Pol Pot là nỗi ám ảnh kinh hoàng trong lịch sử Campuchia.

Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 1979, Pol Pot thực hiện một cuộc diệt chủng đại quy mô trên toàn lãnh thổ Campuchia. Trong tổng số dân gần 8 triệu của Campuchia lúc bấy giờ, chế độ Pol Pot thẳng tay giết hại từ 1,5 tới 2,3 triệu người trong bốn năm thống trị.

Sau khi bị lật đổ vào năm 1979, Pol Pot cùng các thuộc hạ thân tín dẫn theo lực lượng tàn quân rút vào rừng núi phía bắc Campuchia và vẫn tiếp tục hoạt động trong nhiều năm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, trong nội bộ quân Khmer Đỏ xảy ra nhiều tranh chấp quyền lực và mâu thuẫn lẫn nhau.

Vào ngày 10/6/1997, Pol Pot ra lệnh hành quyết Son Sen, người trong nhiều năm là cánh tay phải đắc lực của ông ta và mười một thành viên trong gia đình vì họ muốn hoà giải với Chính phủ Campuchia. Sau cuộc thanh trừng nội bộ này, Pol Pot chạy sang cứ điểm của hắn ở phía bắc.

Tuy nhiên, Pol Pot bị lãnh đạo quân sự Khmer Đỏ là Ta Mok bắt giữ và kết án quản thúc tại gia suốt đời. Đến tháng 4/1998, Ta Mok chạy vào rừng đem theo Pol Pot khi bị chính phủ mới tấn công. Không lâu sau đó, vào ngày 15/4/1998, Pol Pot được xác nhận chết vì bệnh tim.

Xác Pol Pot được thiêu tại vùng nông thôn Campuchia với khoảng vài chục thành viên Khmer Đỏ tham gia đám tang. Theo lời kể của một số thành viên này thì khi xác bị đốt, cánh tay phải Pol Pot nắm lại hình nắm đấm và giơ lên cao.

Đứa con gái độc nhất cùng tuổi thơ tự kỷ

Người vợ đầu tiên của Pol Pot là Khieu Ponnary, một kẻ đồng chí hướng chính trị với ông ta. Hai người gặp nhau vào năm 1949 tại Paris. Không lâu sau đó, Pol Pot và Khieu Ponnary kết hôn. Tuy nhiên, Khieu Ponnary không thể sinh cho Pol Pot một đứa con nào.

Ngay trong thời điểm mà Pol Pot chiếm giữ được Thủ đô Phnom Penh thì cũng là lúc mà Khieu Ponnary bắt đầu có dấu hiệu của căn bệnh thần kinh. Thủ đô Phnom Penh khi đó trở thành địa điểm hàng đầu của chiến dịch “làm sạch” với những cuộc thảm sát, tử hình công khai diễn ra liên tục.

Chỉ sau một thời gian ngắn, những đội quân Khơme Đỏ lúc đó, chủ yếu là những thanh niên từ 12 đến 17 tuổi, theo nguyên tắc “càng trẻ càng trong sạch” biến Thủ đô Campuchia nhanh chóng trở thành một hoang mạc đẫm máu người.

Hình ảnh những người dân hoảng sợ chạy tứ tung, những đứa trẻ đói lả, những cái đầu bị chặt bêu trên sào gỗ, những thi thể người ở khắp nơi... không còn xa lạ giữa Thủ đô. Chính những hình ảnh này thực sự ám ảnh Khieu Ponnary, khiến “chị cả” của lãnh tụ Khmer Đỏ chịu ác mộng hằng đêm.

Có thai ba lần song Khieu Ponnary bị sảy thai liên tiếp. Và không lâu sau đó, Khieu Ponnary ngã bệnh tâm thần và được đưa sang Pháp điều trị. Tuy nhiên, bệnh tình của Ponnary không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Trong khi đó, ở Campuchia, Pol Pot "phủi tay" với người vợ từng đồng chí hướng giờ “nửa tỉnh, nửa mơ” này.

Do không có con với người vợ cả nên Pol Pot quyết định đi bước nữa với người phụ nữ có tên là Mea Son. Sau một thời gian chung sống Mea Son sinh hạ cho Pol Pot một cô con gái, đặt tên là Mea Sitch. Tuy nhiên, cho đến nay thân phận của cô con gái tên trùm diệt chủng này vẫn được che giấu một cách bí mật và gần như không ai biết về cuộc đời của giọt máu duy nhất của kẻ diệt chủng Pol Pot.

Lần đầu tiên Mea Sitch được công khai trước dư luận là vào ngày 18/4/1998, khi Pol Pot chết và được hỏa thiêu. Ấn tượng về đứa con của trùm diệt chủng lúc bấy giờ là một cô bé nhỏ tuổi, khuôn mặt khiếp sợ, đứng núp sau người mẹ của mình. Do được sinh ra trong một trại kín của quân Khmer Đỏ, cuộc sống lại chỉ biết đến núi rừng trong những cuộc hành quân chạy trốn theo cha nên Mea Sitch có vẻ rất nhút nhát.

Không có bạn bè, không được học hành và vui chơi như những đứa trẻ cùng trang lứa nên Mea Sitch còn mắc chứng tự kỷ. Cuộc sống hằng ngày của Mea Sitch là những người đàn ông luôn được trang bị súng ống, đạn dược, khuôn mặt lạnh lùng,… Sau lễ tang của Pol Pot, Mea Sitch và mẹ đều biến mất một cách bí hiểm.

Phải đến 8 năm sau, người ta mới biết thêm những thông tin về con gái của trùm diệt chủng. Lúc này, Mea Sitch đang theo học tại trường trung học phổ thông Hoàng gia, ngôi trường mà chính cha mình từng dùng vũ lực để đóng của. Lúc này, Mea Sitch khá lớn với dáng người mảnh dẻ và khuôn mặt thanh tú.

Tuy nhiên, Mea Sitch đổi tên thành Sar Patchata, bởi mẹ cô, bà Mea Son lúc này tái hôn với Tep Kunnal, thư ký riêng của Pol Pot. Người ta nói rằng, đây chính là ước nguyện cuối cùng của Pol Pot.

Trước khi chết, Pol Pot buộc người thư ký của mình thề phải chăm sóc cho mẹ con Mea Son và Mea Sitch. Chính bởi đó, dù không có tình cảm gì với Mea Son nhưng người thư ký này vẫn làm tròn nhiệm vụ của mình một cách chu đáo.

Sau khi lấy thư ký của chồng cũ, Mea Son cùng người này làm các công việc liên quan đến khách sạn, nông nghiệp và nuôi nấng Mea Sitch. Mea Sitch đi học tại trường phổ thông Hoàng gia bằng thẻ căn cước của người khác. Luôn được chăm sóc chu đáo và giấu kỹ các thông tin về cuộc sống thực của mình nên giọt máu cuối cùng của Mea Sitch hết sức ngỡ ngàng khi được nghe nói về tội ác kinh hoàng mà cha mình từng gây ra.

“Hai triệu người chết? Người ta không nói điều đó với tôi!”, Mea Sitch kinh hãi thốt lên khi được nghe về số người chết trong thảm họa diệt chủng Pol Pot. Bản thân Mea Sitch cũng không chịu thừa nhận mình là con đẻ của Pol Pot. Mea Sitch luôn miệng khẳng định rằng mình không phải là giọt máu cuối cùng của Pol Pot.

Cô cũng tâm sự, mình muốn làm nghề báo. Lần cuối cùng báo chí Campuchia liên lạc được với Mea Sitch là vào năm 2004. Theo những gì mà Nhật báo Campuchia ghi lại thì có vẻ như đứa con cuối cùng của Pol Pot muốn trở thành một kế toán và sẽ làm việc cùng mẹ mình.

Theo Phunutoday



Số phận con gái tên trùm diệt chủng Pol Pot

TPCN - "Hai trệu người chết? Người ta không nói điều đó với tôi”, Mea Sitch, con gái của Pol Pot thốt lên như vậy khi người ta nói với cô về sự diệt chủng, với 2 triệu nạn nhân. Hiện nay, Mea Sitch, tức là Sar Patchata, 19 tuổi.

So phan con gai ten trum diet chung Pol Pot
Mea Sitch và Mea Son, con gái và vợ của PolPot

Lần duy nhất Mea Sitch gặp các nhà báo là vào tháng 4/1998, khi bạo chúa Pol Pot chết.

Xuất hiện trước giới báo chí, theo lệnh của Khơme đỏ, cô bé (12 tuổi) khiếp sợ núp sau mẹ là Mea Son. Cô bé chỉ biết có rừng rậm, sinh ra ở một trại kín đáo (“cơ quan 87”), thường đi theo cha, nay đột nhiên bị đẩy ra trước sân khấu.

Đó là ngày 18/4/1998, ngày mà Pol Pot bị thiêu. Sau lễ tang, cả hai phụ nữ biến mất trong thiên nhiên, có sự giám sát của Khơme đỏ. Từ đó không có tin tức gì.

Ở trường trung học phổ thông (lycée) hoàng gia, người ta giới thiệu với chúng tôi (đang điều tra về sự cải tổ của Khơ me đỏ) bà Cheam Seok, giáo sư và là bà già đi kèm Mea Sitch.


Pol Pot

“Các ông gặp may, hôm nay Mea Sitch mừng sinh nhật 17 tuổi”. Chúng tôi đã mua một bánh ga tô có kem và đến nhà Mea Sitch. Trong sân có hai người đàn ông mang điện đài xách tay, nằm ườn trong võng, vừa ngủ trưa dậy.

Mea Sitch là cô gái mảnh dẻ, bên cạnh có mẹ là Mea Son và các bạn gái. Từ nay, Mea Sitch có tên là Sar Patchata. Mẹ cô đã tái hôn với Tep Kunnal, thư ký riêng của “anh cả” (một trong những biệt danh của Pol Pot).

Trước khi chết, y đã buộc người thư ký của mình thề phải chăm sóc Mea Son và Mea Sitch.

Người thư ký này đã làm tròn nhiệm vụ một cách chu đáo. Hai người chuyên chú “kinh doanh” (nghề trồng lúa và khách sạn). Mea Sith được đưa đến lycée Sisophon với một căn cước mượn.

Thực tế là, Mea Sith, tức là Sar Patchata, bỡ ngỡ khi nghe nói về tội ác diệt chủng, với 2 triệu nạn nhân: “người ta chưa bao giờ nói với tôi về chuyện đó!”.

Chúng tôi hỏi cô muốn làm nghề gì: “Tôi muốn là nhà báo”. Bà mẹ cô thực dụng hơn, nói thêm: “Tôi muốn cháu học ở Pháp. Nhưng cháu nghèo: Phải có tiền”.

Chúng tôi quay trở lại vấn đề về Pol Pot. Không được. Cánh cửa thoáng hé mở rồi đóng lại. Cuộc phỏng vấn kết thúc.

Từ ngày đó, Sar Patchata chỉ chấp nhận một cuộc trao đổi nữa với báo chí. Đó là vào tháng 12/2004, trong những cột báo Cambodia Daily. Rõ ràng, nghề báo không còn là thiên hướng của cô nữa: “Tôi muốn làm kế toán, cô nói, và làm việc với mẹ tôi”.

Cô dự định sẽ học ở trường đại học Phnom Penh. Chính trường đại học này đã từng bị bố cô đóng cửa.

Nguyễn Văn Thiêm
Theo Figaro Magazine



No comments:

Post a Comment