Pages

Saturday, April 16, 2011

RFA * KINH TẾ VIỆT NAM


Phá sản vì thiếu vốn hết nguyên liệu
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2011-04-14

Báo Người Lao Động mới có bài viết về tình trạng doanh nghiệp Việt Nam với tiêu đề “đói vốn, thiếu nguyên liệu”, khiến nhiều cơ sở sản xuất thuộc đủ mọi ngành nghề phải ngưng hoạt động, vì bị thua lỗ nặng.


AFP

Building đang xây dựng ở TP HCM. 2010. AFP


Đỗ Hiếu trình bày các chi tiết cùng với những nhận định của một số doanh nghiệp hiễu rõ về hoàn cảnh thực tế này.

Khả năng tiếp vốn cứu nguy không có?

Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn vì bị cạn vốn, thiếu nhiên liệu. Tình trạng chung này dường như xảy ra ở mọi ngành nghề từ canh tác lúa gạo, đến gieo trồng cà phê, hạt điều, nuôi thủy, hải sản, sản xuất hàng thủ công, đồ nhựa hay làm dịch vụ địa ốc, vận chuyển.
Nguồn cung ứng vốn chủ yếu từ các ngân hàng thương mại hay của nhà nước thì khó vay vì bị chi phối bởi vô số điều kiện, lãi suất lại quá cao, có lúc lên tới quá 20% nếu không được vay với vốn ưu đãi.

Theo thông tin từ ngành nuôi trồng thủy sản thì hiện có hơn 40% nhà máy chế biến cá phải ngưng hoạt động vì thiếu vốn liếng và thiếu nguyên liệu. Giá nguyên liệu trên thế giới tăng vọt gấp bội, cộng với việc vay vốn ngân hàng quá cao khiến nhiều doanh nghiệp phải bỏ cuộc.
Trước tình trạng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu trầm trọng, các doanh nghiệp phải chọn cách làm ăn theo kiểu mua được đến đâu thì chế biến, bán ra đến đó, chứ họ không thể chủ động tính tóan trước, vì thế công vịêc làm ăn được xem như cầm hơi, đối phó với tình thế trước mắt, khó tránh được thiệt hại, dễ dẫn đến phá sản.
trong năm 2010, ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất từ 14 đến 15%, năm nay tăng lên từ 22 đến 23%, nhưng ngân hàng cũng không đủ tiền cho vay. Mấy năm trước doanh nghịêp được vay vốn từ 40 đến 50%, có ngân hàng cho vay đến 100%. Bây giờ, giảm lại chỉ còn 20%
ông Calvin Trần
Về việc doanh nghiệp trong nước thiếu vốn làm ăn, ông Calvin Trần, Giám đốc Điều hành Doanh nhân

Cảng Hải Phòng, ảnh minh họa AFP


Cảng Hải Phòng, ảnh minh họa AFP
Người Việt ở nước ngoài, Chi hội Hoa Kỳ, trụ sở tại Saigon, phân tích về những khó khăn mà doanh giới phải đối mặt:
“Chúng tôi không ngạc nhiên về tình trạng này và đã chuẩn bị tinh thần từ lâu rồi, cuối năm 2010 chúng tôi biết trước về tình trạng thiếu ngoại tệ, thiếu nguyên liệu, rất trầm trọng. Đến năm 2011, sự việc đó mới xảy ra, với bao khó khăn khác như việc tăng gía xăng, gía điện, chưa đến mùa nắng mà ở các khu công nghiệp điện bị cúp từ 3 tới 6 lần một tháng.

Nói về vốn thì trong năm 2010, ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất từ 14 đến 15%, năm nay tăng lên từ 22 đến 23%, nhưng ngân hàng cũng không đủ tiền cho vay. Mấy năm trước doanh nghịêp được vay vốn từ 40 đến 50%, có ngân hàng cho vay đến 100%, nếu doanh nghiệp đó có uy tín. Bây giờ, giảm lại chỉ còn 20%, nên gây nhiều khó khăn. Ngòai chuyện ngân hàng cho vay ít lại, mà lãi suất tăng cao, nên ảnh hưởng đến doanh nghiệp, họ không dám vay, vì không cách nào làm ăn có lời, nếu muốn vay, ngân hàng cũng không đủ tiền cho vay, vì thế doanh nghiệp đành thiếu vốn.”

Hết vốn kéo theo hết nguyên liệu

Về vấn đề thiếu nguyên liệu, ông Calvin Trần giải thích về tình trạng bế tắc đó:
“Đa số doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đều phải mua nguyên liệu về sản xuất, theo nhận xét chung thì những doanh nghiệp đó giống như những người làm gia công, họ phải nhập nguyên liệu từ bên ngòai,

Hàng bán sale 30%-50%. RFA

Hàn bán sale 30%-50%. RFA

hàng năm phải mua hàng tỷ đô nguyên liệu, nhưng ngoại tệ thiếu, ngân hàng cho vay cao nên doanh không dám nhập nguyên liệu về để sản xuất.”
Ông Đỗ Văn Hai, Chủ tịch hiệp hội hàng nhựa Việt Nam, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh kể về những mánh lới khi doanh nghiệp cần vay tiền của ngân hàng làm vốn:
Không có tiền thì không thể nhập nguyên liệu, chứ thủ tục thì không khó khăn gì, nhưng chuyện thanh tóan không kéo dài được như trước đây, thời hạn thanh tóan phải sòng phẳng, phải ngắn, nếu doanh nghiệp không xoay sở được vốn thì tiền đâu mà mua nguyên liệu.
Ô.Đỗ Văn Hai
“Có ân oán gian hồ với các ngân hàng nên họ vay mượn vốn không khó khăn gì, còn những người khác cầu mong là nhà nước tài trợ vốn, nhưng nhà nước bây giờ đâu có khả năng tài trợ cho doanh nghiệp. Bây giờ chuyện mua ngoại tệ không dễ, vì do nhà nước quản lý, với đủ thứ thủ tục, mà mua không được lẹ, mà trong việc làm ăn thì phải giải quyết một sớm, một chiều, còn bây giờ phải chờ đợi, năn nỉ, đi lên đi xuống, thành thử gặp khó khăn khi vay vốn là vì những lý do đó.”
Theo ông thì những khó khăn đó, doanh nghiệp có thể tự giải tỏa được:
“Khó khăn đó là do nhà nước tạo ra, chứ không phải do thị trường, nếu tư nhân tự giải quyết với nhau thì họ linh động chứ không khó khăn gì hết. Có dính dáng chút ít với nhà nước là bị kẹt liền, đó là cái khó. Giới tư nhân không mặn nồng với chuyện vay vốn từ ngân hàng nhà nước.”

Về vấn đề thiếu nguyên liệu để sản xuất ông cho biết:
“Không có tiền thì không thể nhập nguyên liệu, chứ thủ tục thì không khó khăn gì, nhưng chuyện thanh tóan không kéo dài được như trước đây, thời hạn thanh tóan phải sòng phẳng, phải ngắn, nếu doanh nghiệp không xoay sở được vốn thì tiền đâu mà mua nguyên liệu.”
Phần bà Tạ Thị Ngọc Thảo, doanh gia ngành đầu tư địa ốc thì nói là vấn đề thiếu vốn đang được các ngân hàng tìm phương hướng giải quyết tạm thời:
Chánh phủ đang cố gắng để kéo lãi suất ngân hàng xuống, trong một tuần nay thì có giảm được một hay hai phần trăm, chánh phủ cũng thấy là bơm tiền ra ngoài sẽ tăng tỷ lệ lạm phát nhưng nếu để tình trạng này kéo dài, tòan bộ nền kinh tế bị đóng băng
bà Tạ Thị Ngọc Thảo


Công nhân thất nghiệp. Hà Nội

Công nhân thất nghiệp. Hà Nội
“Chánh phủ đang cố gắng để kéo lãi suất ngân hàng xuống, trong một tuần nay thì có giảm được một hay hai phần trăm, chánh phủ cũng thấy là bơm tiền ra ngoài sẽ tăng tỷ lệ lạm phát nhưng nếu để tình trạng này kéo dài, tòan bộ nền kinh tế bị đóng băng, chứ không riêng một thị trường nào.
Một số các ngân hàng có làm việc trực tiếp với tôi thì cho biết cac doanh nghiệp đồng ý vay thì sẽ được giảm lãi suất. Tôi cho rằng đây chỉ là một giải pháp tình thế, chứ chưa phải là giải pháp chiến lược lâu dài.”

Theo các doanh nghiệp trong nước thì thương gia nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam nhờ có số vốn liếng lớn, nên họ thường xuyên thu mua tất cả hàng hóa do nội địa làm ra, rồi chờ khi có đột biến giá tăng vọt lúc đó mới tung hàng ra tiêu thụ ngoài thị trường để trục lợi.
Mánh khóe này chắc chắn cơ quan quản lý thị trường biết rõ hơn ai hết, nhưng không biết nhà nước có cách nào ngăn chặn để bảo vệ công việc của doanh gia và quyền lợi của giới tiêu dùng hay không?

Theo dòng thời sự:

No comments:

Post a Comment