Pages

Wednesday, April 6, 2011

RFA * TINH THẦN NHẬT BẢN


Kusunoki Masashige

Những Samurai, Kinh Kha Nhật Bản.

Hồi đầu tuần này (29 tháng 3-2011), cư dân Tokyo lặng lẽ đón mùa hoa Anh Đào khi vô vàn đoá hoa sắc trắng nhuốm hồng hồn nhiên nở rộ kéo dài khoảng 1 tuần trong khung trời “ chỉ thấy hoa đào cợt gió đông”, giữa lúc tâm trạng bi thương của người dân Xứ Phù Tang tiếp tục trĩu nặng theo hậu quả thiên tai động đất, sóng thần khiến, cho tới giờ, gần 30 ngàn người tử vong và mất tích. Và nhất là tình trạng thoát chất phóng xạ từ những lò phản ứng nguyên tử tiếp diễn ngày càng đáng ngại.


Tình cảnh đó không khỏi làm chạnh lòng nhà thơ Khuất Đẩu khi tác giả cảm kích lòng dũng cảm hy sinh của những chuyên viên Nhật liều chết làm “Kinh Kha Tráng Sĩ” tới khu nhà máy điện hạt nhân Fukushima đang nhiễm xạ trầm trọng để tìm cách ngăn chận tình trạng lan toả này.

Không có 3 ngàn tân khách tiễn đưa-Chỉ có người vợ hơn 30 năm tay ấp-Nói trong nước mắt-Anh hãy uống một chút sakê cho ấm bụng
thơ Khuất Đẩu

Những dòng thơ ấy như sau:
Chưa bao giờ tôi thấy cái chết vĩ đại

Ngại ngùng vì phóng xạ

Ngại ngùng vì phóng xạ
Như ở Fukushima
Những công nhân điện lực đến tuổi nghỉ hưu
Đi vào nơi trùng trùng huỷ diệt
Như Kinh Kha đi qua sông Dịch
Fukusima
Fukushima
Còn hơn Kinh Kha
Không có 3 ngàn tân khách tiễn đưa
Chỉ có người vợ hơn 30 năm tay ấp
Nói trong nước mắt
Anh hãy uống một chút sakê cho ấm bụng
Chỉ có những đứa con
Nói con sẽ đợi cha về
Thưa qúy vị, giữa lúc cảnh điêu tàn, đổ nát, nguy cơ nhiễm phóng xạ cao độ tiếp tục hoành hành nạn nhân thiên tai như vậy thì nhiều câu chuyện cảm động xen lẫn tinh thần dũng cảm, kỹ luật, đức tính hy sinh, bất khuất…tiếp tục gây xúc động nhân tâm, khuất phục lòng người.

Đức tự trọng của toàn xã hội.

Có lẽ 1 trong những chuyện cảm động nhất được nhiều mạng nhật ký phổ biến là về lời kể của một người gốc Việt làm cảnh sát ở Nhật, tên là Hà Minh Thành đang công tác ở cách nhà máy điện hạt nhân lâm nạn Fukushima chừng 25 km, liên quan tình cảnh của một em bé 9 tuổi, với bộ đồ mỏng manh dù tiết trời giá rét, lau vội dòng nước mắt khi được hỏi đến thân nhân; Em đang đứng trong hàng người rồng rắn chờ nhận phần ăn ít ỏi. Cảm động trước tình cảnh đó, người đàn ông gốc Việt ấy đã khoát lên tấm thân bé nhỏ của em chiếc áo khoác cảnh sát cùng gói lương khô của mình và tưởng rằng em sẽ chụp lấy ăn ngấu nghiến vì đói. Nhưng không, em đã âm thầm đem nộp cho những người phân phát thực phẩm và trở lại xếp hàng, giải thích rằng “vì chắc còn có nhiều người còn đói hơn con”. Và tấm lòng cao cả của em nhỏ ấy khiến người cảnh sát gốc Việt này không cầm được nước mắt.

Thủ Tướng Nhật họp báo
Thủ Tướng Nhật họp báo
“Em đừng buồn, nếu anh không về”.
Người sắp hưu trí nhắn với vợ khi tình nguyện vào cứu máy

Qua nhiều mạng nhật ký, trong bài tựa đề “Nhật Và Việt Sao Khác Nhau Đến Thế ?”, tác giả Mạc Việt Hồng mô tả:
không hề có cướp phá, hôi của ở Nhật. Chuyện dòng người dài, xếp hàng im lặng để lấy nước, lấy thức ăn, dầu thắp sáng không hề chen lấn, xô đẩy, cãi cọ. Người khỏe tự giác chăm sóc, giúp đỡ người già yếu, có những người già được cõng trên lưng hàng cây số. Chuyện 30 đứa bé mồ côi ở một trường học vẫn lặng lẽ chờ cha mẹ tới đón mà mỗi tiếng kẹt cửa có thể làm lóe lên những hy vọng mong manh của chúng, chúng im lặng chịu đựng mà không hề than khóc dù có thể đã biết bố mẹ không bao giờ quay lại đón chúng nữa.


Hay 50 kỹ sư và công nhân Nhật tình nguyện bám trụ ở nhà máy điện hạt nhân sau khi 4 tổ máy đã phát nổ và hàng trăm ngàn người cũng như hầu hết công nhân nhà máy phải sơ tán. Trong số người tình nguyện ở lại, có người chỉ còn 6 tháng nữa về hưu. Người công nhân sắp hưu trí ấy đã nhắn tin cho vợ mình, “Em đừng buồn, nếu anh không về”. Những người tình nguyện ở lại đều biết rằng mình có thể hy sinh. Rồi hình ảnh những người gói hàng cứu trợ làm việc hết sức khẩn trương. Các đội tìm kiếm nạn nhân miệt mài không kể đêm ngày, hối hả, lo lắng như đang tìm chính thân nhân của mình. Còn nhiều lắm những câu chuyện cảm động.

Một đất nước thực sự vĩ đại

“Bài Học Nhật Bản” trên Blog Quê Choa cũng đề cập tới chính thảm cảnh ở xứ Phù Tang, về phương diện nào đó, đã “làm cho thế giới ngạc nhiên và khâm phục là người Nhật đã giữ được sự bình tĩnh lạ kỳ trước thảm hoạ có thể so với Ngày Tận Thế”. Khác với những thảm hoạ ở Haiti (2010), Pakistan (2005) hay Tứ Xuyên- Trung Quốc (2008) và nhiều nơi khác trên thế giới, ở đây không có sự hoảng loạn dày xéo nhau, không có cướp bóc và hôi của, ngay cả sự đầu cơ tích trữ, đục nước béo cò cũng không. Tất cả đang gấp rút phối hợp nhịp nhàng, bài bản giữa dân chúng và chính quyền trong trật tự.


Một nhà báo kể lại: Dòng người xếp hàng chờ được cấp nước uống, vì quá đông nên người ta đã vẽ vạch sơn chạy vòng ngoằn ngoèo và người dân đã xếp thứ tự theo vạch vẽ ngoằn ngoèo đó chứ không phải xếp hàng theo đường thẳng.Thật quá tuyệt vời. Vẫn biết tinh thần Samurai trung thành, can đảm, danh dự 130 năm trước đây vẫn tiềm tàng trong tính cách Nhật, bản lĩnh Nhật. Vẫn biết người Nhật vốn nổi tiếng về tính kỉ luật và ý thức cộng đồng rất cao.


Nhưng điều gì làm cho dân chúng Nhật đủ niềm tin để giữ vững những phẩm chất tốt đẹp nói trên trước thảm hoạ kinh khủng này? Đó là vì dân Nhật tin chắc rằng sau lưng họ là những tấm lòng hết mực yêu dân và tinh thần vì nước quên thân, vì dân phục vụ của quan chức Nhật từ cơ sở đến trung ương.
Blogger Nguyễn Đình Đăng, 1 nhà khoa học đang làm việc ở Nhật Bản, nhấn mạnh đến các đức tính bình thản, lịch sự, giữa phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau…của người dân Phù Tang trong cảnh điêu đứng khốn cùng này, để đi đến nhận xét tổng quát rằng “Nhật Bản: Một Đất Nước Thật Sự Vĩ Đại”:
Họ rất bình thản. Các cửa hiệu tại Tokyo vẫn bán hàng. Thức ăn, đồ dùng vẫn đầy ắp. Người bán hàng vẫn lễ phép cúi rạp người chào khách. Người tính tiền vẫn quay mặt đi không nhìn lúc khách hàng bấm mật mã sau khi quẹt thẻ tín dụng để trả tiền.

...người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau trong thảm hoạ có thể so với ngày tận thế là một đất nước thực sự vĩ đại
blogger Nguyễn Đình Đăng
Cứu được người già
Cứu được người già

Xem trên TV thấy một cụ già được quân lính cõng ra khỏi khu nhà đổ nát, vẫn mỉm cười trả lời phóng viên. Mấy phụ nữ nhận cơm nắm người ta phát trong căn nhà mất điện tối om, vẫn cúi lạy cảm ơn dưới ánh đèn pin. Cũng thấy có người khóc (cụ già và trẻ con). Toàn bộ nội các Nhật Bản làm việc hầu như 24/24 từ thứ Sáu. Tất cả, từ thủ tướng, chánh văn phòng chính phủ, các bộ trưởng đều vận đồng phục bảo hộ lao động màu xanh nước biển khi xuất hiện trên truyền hình. Các nữ phát thanh viên ngày thường vốn đã xinh đẹp, bây giờ trông lại càng tao nhã hơn bởi vẻ mặt nghiêm trang, áo ngoài đen màu áo tang, áo lót trắng, đọc tin rõ ràng, giọng không hề xúc động. Một đất nước mà người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau trong thảm hoạ có thể so với ngày tận thế là một đất nước thực sự vĩ đại.

Trước hình ảnh tuyệt vời một cách phi thường và đáng khâm phục đó, có lẽ câu hỏi cần được nêu lên là những yếu tố nào khiến người dân xứ Phù Tang có được những đức tính ấy ? Blogger Hiệu Minh giải thích qua lăng kính văn hoá và thể chế chính trị, như sau:
Nhiều người nói, văn hóa dân tộc là nền tảng cho phát triển. Hành xử thế nào trước một thảm họa kinh hoàng chính là văn hóa và bản lĩnh của dân tộc đó. Báo chí, bloggers khâm phục dân tộc Nhật kiên cường, kỷ luật, bình tĩnh, nhẫn nại, và can đảm trước tai họa…

Cả thế giới thừa nhận, thảm họa xảy ra mà nước Nhật không có cướp bóc như cơn bão Katrina New Orleans(Mỹ), trận lụt kinh hoàng năm 2007 ở West Country (Anh). Động đất vừa ngớt, cướp bóc xảy ra ngay lập tức ở Chile và Haiti….
Tại Nhật, tôn ti trật tự, có trên có dưới, có trước có sau, tôn trọng người già, khuyến khích trẻ, cúi gập khi chào nói lên điều gì. Phải chăng nền tảng đạo lý đó giúp nước Nhật vượt qua thất bại, không quá kiêu với chiến thắng và biết gồng mình lúc khó khăn.

Văn hóa truyền thống Nhật làm nên sức mạnh này chăng? Hay là chính lớp người Nhật sống theo kiểu dân chủ phương Tây làm nên thương hiệu Made in Japan. Báo chí tự do, dân được biểu tình, hạ bệ chính phủ bằng lá phiếu nếu cần, dân được quyền làm chủ vận mệnh của mình. Họ tự lựa chọn một chính quyền vì chính quyền lợi của họ.Hay đó là cả hai, dân chủ hiện đại phương Tây kết hợp với văn hóa truyền thống… Và VN học được gì khi nhìn nước Nhật hôm nay.

Việt Nam học được gì?

Chưa rõ VN sẽ học được gì khi nhìn nước Nhật hôm nay, nhưng, theo tác giả Mạc Việt Hồng qua bài “Nhật Và Việt Sao Khác Nhau Đến Thế”, thì “không ít người đã ngậm ngùi so sánh với VN” như sau:

Có người đặt câu hỏi, nếu Việt Nam động đất thì sao nhỉ? Ừ nhỉ, thì sao?...sẽ chẳng có hàng lối gì, bà già trẻ nhỏ sẽ bị chen cho bẹp ruột, ai thắc mắc hay nhìn đểu mấy kẻ chen lấn, thì bố cho mày mấy chưởng...Tiền và hàng cứu trợ sẽ vào tay dân thì ít, cửa quan thì nhiều...
blogger Mạc Việt Hồng

Thì:
- Động đất có khi chết 200 nhưng giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết thêm nghìn nữa.
- Các ban ngành sẽ họp bàn cách cứu hộ từ ngày này qua ngày kia.
- Cướp giật sẽ phổ biến, hoa người ta còn cướp giật nói chi tới đồ ăn hay tiền bạc vào lúc hỗn quan hỗn quân như vậy.
- Người đi hôi của sẽ nhiều hơn người đi cứu hộ.
- Nếu có phát khẩu phần ăn sẽ chẳng có hàng lối gì, bà già trẻ nhỏ sẽ bị chen cho bẹp ruột, ai thắc mắc hay nhìn đểu mấy kẻ chen lấn, thì bố cho mày mấy chưởng”.

- Sẽ xuất hiện đủ loại cò: Cò mua, cò bán, cò di tản, cò cứu trợ, cò bệnh viện, cò nghĩa địa…tha hồ chặt chém đồng bào.
- Tiền và hàng cứu trợ sẽ vào tay dân thì ít, cửa quan thì nhiều.
- Ai muốn người nhà mình đang kẹt trong đống đổ nát được đào bới, tìm kiếm trước thì hãy chi đẹp cho đội cứu hộ.
- Khu nào có quan chức ở thì được ưu tiên cứu hộ trước, khu nào dân đen sinh sống thì cứu sau.
- Cửa hàng sẽ thi nhau tăng giá, bắt chẹt những người khốn khổ.
- Tổ chức nào, tôn giáo nào muốn cứu trợ thì phải được sự đồng ý của Mặt trận Tổ quốc và các cấp chính quyền kẻo các thế lực thù địch lợi dụng..v.v.

người ta thấy rõ tất cả những ưu điểm trong tính cách của người Nhật cũng là những khuyết điểm nặng nề của người Việt Nam

blogger Nguyễn Hưng Quốc

Theo tác giả Mạc Việt Hồng thì bức tranh toàn cảnh động đất ở Việt Nam, nếu có, nó sẽ na ná như vậy. Và nhiều người sẽ tự hỏi rằng tại sao dân Việt Nam lại tha hóa như thế, có khi cả thế kỷ nữa họ cũng không theo kịp nước Nhật về văn hóa ứng xử. Tác giả lưu ý là sao họ không đặt câu hỏi rằng quan chức Việt Nam ra sao, giáo dục của Việt Nam thế nào?
Qua bài “Nhìn Nhật Bản Tự Thấy Mình”, Blogger Nguyễn Hưng Quốc tóm tắt rằng “…đằng sau sự ngưỡng mộ ấy cũng là một nhận thức văn hóa và chính trị sâu sắc: người ta thấy rõ tất cả những ưu điểm trong tính cách của người Nhật cũng là những khuyết điểm nặng nề của người Việt Nam. Thành ra, nhìn người Nhật, những người có chút lương tri và tự trọng đều tự thấy và hiểu rõ về mình. Ở những chỗ mình cần phải khắc phục. Và phải học từ người Nhật. Nhưng phải học bằng cách nào? Đó mới chính là vấn đề”

No comments:

Post a Comment