Tháp chuông hình bát giác, cao 22 m, đường kính trong tháp là 17 m, phủ bì 49 m. Cột bằng bê tông cốt thép giả gỗ. Tháp chuông có 3 tầng 8 mái với 24 đao cong vút lên.
| | Trong tháp treo một quả chuông nặng 36 tấn được cấp bằng “Xác nhận kỷ lục” Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam. Chuông được đúc tại Huế.
|
| | Du khách thi nhau chụp hình tượng Phật Bà lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam, nặng 80 tấn cao 9,57 m.
| | | Điện Tam Thế tọa lạc ở trên đồi cao nhất trong quần thể chùa Bái Đính, so với mặt nước biển là 76 m, cao 34 m, dài 59 m, rộng hơn 40 m.
| | | Đức Thánh Tam Thế Phật ngự tọa tại ngôi chùa cao nhất, nằm trên cùng của quần thể di tích chùa Bái Đính, được công nhận là ngôi chùa có tượng Tam Thế nặng nhất Việt Nam, mỗi bức cao 7,2 m nặng 50 tấn.
| | | Tượng Phật Pháp Chủ tọa trên ngôi chùa cao thứ hai, phía trên một bậc so với Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, được ghi nhận là bức tượng Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam, cao 10 m nặng 100 tấn. | | | Mặc dù chùa vẫn đang trong quá trình thi công, nhưng du khách vẫn đổ về rất đông. | | | Bức tượng Phật Di Lặc ngự tọa trên đỉnh núi.
| | | Dự kiến năm 2010 chùa sẽ hoàn thành để kịp chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. | |
Ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục nhất Việt Nam
Không chỉ có tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất nước, ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á này còn sở hữu nhiều kỷ lục.
| Quần thể kiến trúc chùa Bái Đính mới tọa lạc trên khuôn viên rộng 700 ha với 20 hạng mục. Được khởi công năm 2004, đến giữa năm 2008, chùa Bái Đính đã khánh thành giai đoạn 1 và dự kiến hoàn thành năm 2015. Không chỉ là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, Bái Đính còn được xem là chùa lớn nhất Đông Nam Á.
| | Phía sau Tam quan là gác chuông được xây dựng kiên cố bằng các trụ bê tông để treo chiếc Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam - đường kính 3,5 mét, cao 5,5 mét, nặng 36 tấn.
| | Một trong những nét độc đáo của Bái Đính chính là hành lang La Hán có tổng chiều dài 1,8 km chạy dọc hai bên từ cổng Tam quan đến điện Pháp Chủ. 500 pho tượng La Hán làm bằng đá xanh Thanh Hóa sinh động hiện lên dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề Ninh Vân (Ninh Bình).
| | Trung bình phải mất một tháng để hoàn thành một bức tượng này với đủ sắc thái, cảm xúc khác nhau. Mỗi tượng cao 2-2,5 mét, nặng 2-2,5 tấn.
| | Điện thờ Quan Âm Bồ Tát rộng 800m2 đang được hoàn thành. Cũng như cổng Tam quan, toàn bộ điện thờ này đều được làm bằng gỗ, mái đao theo kiến trúc chùa cổ Việt Nam.
| | Phía sau điện là hậu cung, nơi thờ Phật Bà nghìn mắt nghìn tay được đúc bằng đồng cao 11 mét, nặng 70 tấn.
| | Hai cụ bà đang chiêm ngưỡng các bàn tay Phật làm bằng đồng đang chuẩn bị ráp vào tượng thờ Phật Bà.
| | Bên trong điện Pháp Chủ, hình dáng đức Phật hiện thân trong pho tượng bằng đồng nguyên khối cao và nặng nhất Việt Nam (cao 9,5 mét, nặng 100 tấn). | |
No comments:
Post a Comment