Pages

Sunday, May 8, 2011

TIN THẾ GIỚI * TRUNG QUỐC & HOA KỲ


Tàu tuần tra Trung Quốc tại vùng biển cách quần đảo Okinawa (Nhật Bản) 280 km. Ảnh do Hải quân Nhật chụp ngày 11/09/2010.
Tàu tuần tra Trung Quốc tại vùng biển cách quần đảo Okinawa (Nhật Bản) 280 km. Ảnh do Hải quân Nhật chụp ngày 11/09/2010.
Reuters
Đức Tâm


Trung Quốc có nguy cơ xung đột với các láng giềng để kiểm soát nguồn năng lượng

Trong năm 2011, Trung Quốc sẽ tăng cường nhân sự và phương tiện để "áp dụng luật pháp và bảo vệ quyền lợi trong các vùng biển của Trung Quốc". Theo giới phân tích, Bắc Kinh không chỉ muốn độc chiếm nguồn hải sản, mà còn muốn làm chủ các nguồn dầu lửa và khí đốt trong các vùng từ biển Hoa Đông cho đến Biển Đông. Hành động của Trung Quốc có thể làm xung đột bùng lên.

Hôm nay, 02/05/2011, báo chí Trung Quốc đưa tin, Cơ quan Tuần dương nước này sẽ phát triển các phương tiện giám sát vùng biển : Trong năm nay, Trung Quốc có kế hoạch tuyển dụng thêm 1000 người và đưa tổng số nhân viên làm việc trong lĩnh vực này lên đến ít nhất là 10 000. Trong vòng 5 năm tới, Trung Quốc sẽ trang bị thêm 36 tàu tuần tra, bổ xung vào hạm đội tàu ngư chính hiện có là 360 chiếc.

Theo đại diện Cơ quan Tuần dương, ngay trong năm 2011, Trung Quốc sẽ « tiến hành các hoạt động tuần tra đều đặn và thường xuyên hơn nhằm tăng cường áp dụng luật pháp trong các vùng biển của Trung Quốc, bảo vệ các quyền lợi của Trung Quốc ». Đồng thời, Bắc Kinh cảnh báo là một bộ phận tàu tuần dương sẽ được lắp đặt các thiết bị mới, nhằm cải thiện việc thực thi pháp luật.

Qua những yêu sách về lãnh thổ và vùng biển, Trung Quốc không chỉ muốn độc chiếm nguồn hải sản. Một trong những ý đồ chính của Bắc Kinh là muốn làm chủ các nguồn dầu lửa và khí đốt tại đây. Giới phân tích cho rằng, tham vọng này của Trung Quốc có nguy cơ gây ra xung đột với các nước láng giềng.

Theo báo trên mạng của Úc, Canberra Times, hiện nay, Trung Quốc là một trong những quốc gia lớn trên thế giới trong lĩnh vực khai thác dầu khí ở ngoài khơi. Thế nhưng, Bắc Kinh vẫn muốn tiếp tục tăng cuờng các hoạt động tìm kiếm và khai thác nhiên liệu trong các vùng biển để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Chiến lược bảo đảm an ninh năng lượng này sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, và một số quốc gia khác như Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc bởi vì Biển Đông là nơi có các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng và tự do lưu thông của các tàu bè và máy bay quân sự các nước.

Ngày 19/04/2011, Hoàn Cầu Thời báo (Global Times) của Trung Quốc đã đăng một báo cáo đặc biệt coi Biển Đông là « Vùng Vịnh thứ hai » có trữ lượng lên tới hơn 50 tỷ tấn dầu thô, hơn 20 nghìn tỷ mét khối khí đốt, tức là lớn gấp 25 lần các nguồn dầu khí đã được thẩm định của Trung Quốc. Một quan chức cao cấp của bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc nhấn mạnh, việc tăng cường tìm kiếm và khai thác dầu khí ở ngoài khơi đóng vai trò chủ chốt trong việc giải quyết khó khăn về nhiên liệu của nước này.

Vào đầu những năm 1990, Trung Quốc tự bảo đảm nguồn cung ứng nhiên liệu, thì đến năm 2010, Bắc Kinh phải nhập khẩu 55% để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và như vậy, theo Hoàng cầu Thời báo, mức độ an ninh năng lượng đã vượt qua ngưỡng báo động thuờng được quốc tế công nhận là 50%.

Ngân hàng đầu tư Úc Macquarie dự báo là tỷ lệ tự cung tự cấp về khí đốt của Trung Quốc đã giảm từ 90% xuống còn 65% trong năm 2010. Các tập đoàn năng lượng của Trung Quốc đang chuẩn bị các kế hoạch tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở ngoài khơi, càng ngày càng xa lãnh thổ.

Chiến lược mở rộng địa bàn tìm kiếm nhiên liệu được phối hợp chặt chẽ với hoạt động ngoại giao. Ngày 14/04/2011, Bắc Kinh đã cho lưu hành một bức thư, gửi tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc, tái khẳng định 80% diện tích Biển Đông và tất cả các đảo lớn nhỏ, bãi đá nằm trong hình chữ U – mà Việt Nam thường gọi là đường lưỡi bò – thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong bức thư này, Bắc Kinh nói rằng từ những năm 1970, Philippines đã bắt đầu xâm chiếm một số hòn đảo và bãi đá trong vùng quần đảo Nam Sa của Trung Quốc, tức Trường Sa – Spratly.

Bức thư này còn đi xa hơn văn bản mà Trung Quốc trước đây gửi Liên Hiệp Quốc để phản đối những đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam và Malaysia. Cụ thể là trong bức thư ngày 14/04, Trung Quốc quyết đoán là có chủ quyền đối với toàn bộ vùng quần đảo Trường Sa bao gồm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cho dù phần lớn những hòn đảo ở đây không có người ở và chỉ thấp thoáng nhìn thấy khi thủy triều lên.

Điều ngang ngược hơn cả là Trung Quốc dựa trên những luật lệ quốc gia về biển và hàng hải để khẳng định các đòi hỏi của mình, bất chấp Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 và đây chính là nguy cơ dẫn đến căng thẳng, thậm chí xung đột trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110502-trung-quoc-co-nguy-co-xung-dot-voi-cac-nuoc-trong-khu-vuc-de-kiem-soat-nguon-nang-lu



Các cơ xưởng được đưa trở lại Mỹ
Hình: AP

Chia sẻ

Tin liên hệ

Một cuộc khảo cứu mới cho thấy nhiều công ty Mỹ sẽ chuyển một số cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc và trở về Hoa Kỳ vì mức lương và các chi phí khác ở đó gia tăng.

Trong một cuộc phân tích mới, Tập đoàn Tham Vấn Boston, một công ty tham vấn về quản trị toàn cầu, nói rằng, mức gia tăng lương bổng tại Trung Quốc và sự gia tăng trị giá của chỉ tệ của nước này đang thu hẹp khoảng cách giữa chi phí lao động ở Trung Quốc và ở Hoa Kỳ. Thêm nữa, công ty cho biết, nhiều công ty sẽ xây dựng những nhà máy tại nhiều nơi giá chi phí thấp ở Hoa Kỳ, như các thành phố ở những bang miền nam, ngược lại với các thành phố giá chi phí cao tại miền đông bắc và miền trung tây phía bắc.

Tập đoàn Tham Vấn Boston nói rằng, chi phí lao động tại Trung Quốc gia tăng từ 15 tới 20 phần trăm một năm, và trong mấy năm vừa qua đồng nguyên từ từ lên giá. Thêm vào đó, tại một vài khu vực, có tình trạng thiếu hụt công nhân nhà máy. Ông Harold Sirkin, một đối tác cao cấp và là giám đốc điều hành của Tập đoàn Tư Vấn Boston, nói rằng, khi giai cấp trung lưu của Trung Quốc gia tăng thì cũng có nhu cầu ngày càng gia tăng cho nhà máy của họ sản xuất hàng hóa để bán trong nước, và điều đó tạo thêm áp lực cho nhu cầu về công nhân.

Ông Sirkin nói rằng, đà này sẽ tăng tốc qua hết năm 2015, và các công ty có kế hoạch gia tăng sản xuất nên xem xét tới nhiều yếu tố trước khi quyết định đi đâu, bởi vì "khi đã đặt nhà máy tại một nơi nào rồi thì việc dời đổi không phải là chuyện dễ".

Tập đoàn Tham Vấn Boston cho biết, nhiều công ty lớn của Hoa Kỳ đang chuyển công việc sản xuất trở về Mỹ như NCR Corp., đã đưa nhà máy sản xuất máy rút tiền tự động ATM trở lại Mỹ, về tiểu bang Georgia, và công ty đồ chơi Wham-O Inc cũng thế.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/business/us-china-trade-05-05-11-121348044.html


Mỹ : Trung Quốc khép kín thị trường đối với đầu tư ngoại quốc

Mai Vân

Ngày 04/05/2011, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gary Locke đánh giá : kinh doanh với Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn vì Bắc Kinh giới hạn lãnh vực đầu tư nước ngoài. Chính phủ Mỹ cũng như các tập đoàn Hoa Kỳ cảm thấy rất bất mãn trước tình trạng này.

Theo ông Gary Locke, tại Hoa Kỳ có rất ít lãnh vực mà đầu tư của Trung Quốc hay của nước ngoài nói chung, bị giới hạn. Nhưng điều đáng tiếc là đây không phải là trường hợp đối với các công ty Mỹ tại Trung Quốc : Họ bị gạt ra khỏi nhiều lãnh vực hoặc là phải cung cấp những thông tin mật về sản phẩm của mình để vào được thị trường Trung Quốc.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ cũng lấy làm tiếc về những quyết định mới đây của Bắc Kinh mà ông đánh giá là không thân thiện đối với đầu tư nước ngoài. Ông Locke nhắc đền bản Danh mục về Đầu tư Nước ngoài mà Trung Quốc vừa xét duyệt lại hồi tháng 4/2011 trong đó liệt kê những lãnh vực mà các công ty nước ngoài không được kinh doanh. Theo ông Gary Locke, điều đó đã ngược hẳn với những cam kết của Bắc Kinh đối với Hoa Kỳ là sẽ mở cửa thị trường rộng hơn.

Ông Locke cảnh báo là chính phủ Mỹ cũng như các tập đoàn Hoa Kỳ cảm thấy rất bất mãn trước tình trạng này. Đại sứ Trung Quốc tại Washington đã có mặt trong buổi họp hôm qua.

Xin nhắc lại là ông Gary Locke, một người Mỹ gốc Hoa, sẽ là đại sứ tương lai của Hoa Kỳ tại Bắc Kinh. Quyết định bổ nhiệm ông đang chờ được Thượng viện Mỹ phê chuẩn. Ông cam kết là sẽ nỗ lực thúc đẩy Trung Quốc mở cửa thị trường cho các công ty Mỹ.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110505-my-trung-quoc-khep-kin-thi-truong-doi-voi-dau-tu-ngoai-quoc


Khoa học Cập nhật Thứ Năm, 05 tháng 5 2011 RSS

NASA phóng viễn vọng kính nhìn thấu quá khứ

Ánh sáng từ các thiên hà cách chúng ta hàng tỉ năm ánh sáng mờ nhạt đến nỗi chúng chuyển từ quang phổ nhìn thấy được thành một đoạn tia sáng hồng ngoại và trở thành sức nóng. Ánh sáng này chỉ có thể phát hiện được bằng những thiết bị làm lạnh đến số không tuyệt đối. Cơ quan quản trị hàng không và không gian Hoa Kỳ đang chế tạo một viễn vọng kính không gian mới có thể làm lạnh theo đúng ý nghĩa của từ này.

Phần quan trọng nhất của viễn vọng kính là những tấm gương mạ vàng đặc biệt cấu thành tấm gương chính lớn
Hình: NASA: Chris Gunn

Phần quan trọng nhất của viễn vọng kính là những tấm gương mạ vàng đặc biệt cấu thành tấm gương chính lớn

Chia sẻ

Tin liên hệ

Trong “phòng sạch” của NASA tại Trung tâm Không gian Goddard, bên ngoài Washington, các kỹ sư đang chế tạo một viễn vọng kính không gian hồng ngoại tuyến mới được đặt tên theo giám đốc thứ nhì của NASA James Webb. Những kỹ sư hy vọng khi được lắp đặt vào năm 2014, viễn vọng kính này sẽ giúp nhìn trở ngược lại quá khứ hàng tỉ năm ánh sáng.

Ông Jonathan Gardner, khoa học gia phụ tá cao cấp của dự án, nói đường kính rộng 6,5 mét của viễn vọng kính sẽ có khả năng phát hiện những tín hiệu hồng ngoại rất mờ nhạt, bởi vì kính này được giữ ở nhiệt độ rất lạnh, gần mức không tuyệt đối tức là -459 độ F. Một màn ảnh rộng giảm nhiệt, bằng một sân quần vợt, sẽ che chắn viễn vọng kính khỏi sức nóng của mặt trời và trái đất.

Nhưng làm thế nào để các khoa học gia có thể nhìn vào quá khứ?

Ông Jonathan Gardner giải thích: “Chúng ta có thể nhìn trở lại bởi vì ánh sáng cần có thời gian để đi từ đó đến đây. Do dó khi chúng ta nhìn xa, xa hơn nữa, ánh sáng cần có một thời gian rất dài để đi từ nơi xuất phát đến đây và chúng ta có thể nhìn ngược thời gian. Và nếu chúng ta nhìn đủ xa, chúng ta nhìn ngược lại lúc vũ trụ trẻ hơn ngày hôm nay, khi ánh sáng phát xuất từ những thiên hà này. Chúng ta nhìn vào vũ trụ khi vũ trụ còn trẻ hơn và chúng ta nhìn trở ngược lại đến Vụ Nổ Lớn gọi là Big Bang."

Ông Gardner nói các khoa học gia muốn biết khi nào những thiên hà đầu tiên hình thành, chúng giống như thế nào, có những đặc tính gì và những ngôi sao được thành hình như thế nào. Nhiều người cũng hy vọng tìm thấy một số những gì mà ngay chúng ta cũng chưa biết chúng hiện hữu.

Viễn vọng kính sẽ được trang bị ba máy thu hình hồng ngoại tuyến rất tinh nhạy, chưa từng có trước đây. Tuy nhiên phần quan trọng nhất của viễn vọng kính là những tấm gương mạ vàng đặc biệt cấu thành tấm gương chính lớn.

Viễn vọng kính không gian James Webb
Viễn vọng kính không gian James Webb

Ông Jonathan Gardner nói: “Tấm gương chính được cấu thành bằng 18 tấm gương 6 cạnh, như bạn có thể thấy trên hình mẫu. Mỗi một tấm này được đỡ bằng những giá di động được. Do đó trong suốt thời gian hoạt động của viễn vọng kính trên quỹ đạo, chúng ta có thể gởi những mệnh lệnh di chuyển những tấm gương này và đó là cách chúng ta có thể thường xuyên giữ chúng thẳng hàng, theo một trọng điểm chung.

Ông Jonathan Gardner nói viễn vọng kính mới sẽ được các khoa học gia trên toàn thế giới sử dụng và những dự án được chọn tùy theo giá trị khoa học của những dự án này.

Ông Gardner nói: “Chúng tôi sẽ yêu cầu các nhà thiên văn đưa những đề nghị. Bất cứ nhà thiên văn nào, ở bất cứ trường đại học, tại bất cứ quốc gia nào cũng có thể viết đề nghị muốn làm gì với viễn vọng kính. Một Ủy ban, có thể gồm hàng trăm nhà thiên văn sẽ xem xét những đề nghị này, và sẽ đọc tất cả những đề nghị và chọn đề nghị nào tốt nhất để thực hiện trong năm đó.

Ông Gardner nói tiến trình này đảm bảo là viễn vọng kính sẽ làm công tác khoa học tốt nhất có thể được, trả lời những câu hỏi hiện nay quan trọng nhất, có liên hệ đến vấn đề nhất.

Viễn vọng kính mới dự trù sẽ được phóng đi vào năm 2014 và hy vọng sẽ hoạt động khoảng 10 năm.

Thời gian hoạt động của viễn vọng kính bị giới hạn vì số lượng nhiên liệu trong máy để điều chỉnh theo định kỳ, vị trí trong không gian của viễn vọng kính. Viễn vọng kính sẽ được đặt ở khoảng cách một triệu năm trăm ngàn kilômét cách trái đất, vì thế các phi hành gia sẽ không thể đến thăm và tiếp tế thêm nhiên liệu.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/science/nasa-james-webb-telescope-05-05-11-121340619.html

No comments:

Post a Comment