Pages

Thursday, August 11, 2011

DÂN LÀM BÁO * GIÁO DỤC VIỆT NAM



NỀN GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM THỜI ĐỒ ĐỂU
Nguyễn Bá Chổi (danlambao)

IMG_9570.JPG

- Nay ngách nhà, mai xó chợ là “nghề của chàng”. Chổi luôn biết thân biết phận mình “khiêm tốn nhường ấy” thật tình, nên chả dám đua đòi bắt chước bác Trần Gỉa Tiên vung bút lung tung xoè như Từ Hải vung gươm “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, để văng ra chữ nào cũng nhất nhất được các nhà nghị luận văn chương qùy xuống lượm gom thành tuyển tập làm điêu văn học chọc văn hóa rồi úm bà là ra ranh nhân thế giới. Chổi không đủ tư cách để viết về giáo dục, nhất là giáo dục thời đại ĐỒ ĐỂU nhiêu khê vô kể, nhưng vì trót hứa với vị bạn đọc có tên HUO trên Danlambao yêu cầu nên đành liều một chuyến nhắm mắt đưa... chổi. Bàn về giáo dục của cả một thời đại mà bảo là chuyện làm liều “nhắm mắt “đưa này đưa nọ ra... là cực kỳ vô văn hóa, ai mà nghe cho được; “Sông có thể cạn núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giời thay đổi” như lời oang oang bên tai bác dạy. Song, đó là “lô gích” của các thời đại Đồ Đá, Đồ Đồng, Đồ Sắt, Đồ Điện, Đồ Điện Tử.

Khi thời kỳ Đồ Đểu nhảy phóc lên ngồi chò hỏ trên ghế sô-pha của “tiền ĐỒ” (ĐỒ trước) nay là chiến lợi phẩm, tức thì, chẳng những “chân lý ấy”, mà mọi thứ chân lý cũ đều đã thay đổi, lật úp xuống, qua chủ trương không khoan nhượng “đào tận gốc trốc tận rễ” của chú Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Tân thời đại. “Chân lý” đã thay đổi như vậy nên việc Chổi có “khua đại” vào nền giáo dục thời ĐỒ ĐỂU với hai con mắt không thèm mở cũng chẳng có gì là vô văn hoá, mà không chừng ngược lại là đang “làm văn hóa”, vì giáo dục thời ĐỒ ĐỂU là cả một núi rác khuơ đâu cũng chẳng sợ nhầm. Chỉ cần nhìn vào mợ ăn cắp chợ đẳng cấp quốc tế bị bắt tại trận nhiều lần Kiều Trinh cứ phây phây trên truyền hình quốc gia VTV dạy văn hoá cho cả nước là biết tương lai nền ăn cắp của nước nhà sáng lạn đến chừng nào.



Đó mới chỉ là mợ ăn cắp chợ. Đây là ông giám đốc của cả một một bộ phận không ngoài hệ thống Giáo Dục: tuần rồi, để vớt vát bớt bộ mặt nhầy nhụa xú uế do dư luận trong lẫn ngoài nước quẳng đống lên mặt nhà cầm quyền nước CHXHCNVN sau khi cái gọi là “phiên toà phúc thẩm” xử một cách vô phúc kết án Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, ông Giám Đốc hệ thống truyền hình VTV Trần Bình Minh có “ăn học” với trình độ “ ở nước ngoài về” soạn vở tuồng con tườu nhắm vào đời tư nạn nhân thời đại CHHV,và xỉ vả luôn ngay cả hàng trí thức ” lên tiếng chỉ vì muốn xây dựng đảng”, xếp hàng trí thức chủ trương trang báo mạng Bô Xít không hơn gì mạng con bọ xít.

(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110805_vtv_report_feedback.shtml)

Từng một thời là học trò của nền giáo dục trong kỷ nguyên ĐỒ ĐỂU, Chổi không bao giờ quên cái học gian đầu đời. Đó là vào một buổi sáng, nếu lấy “Xô Viết Nghệ Tĩnh” năm 1930 làm mốc thì lúc bấy giờ cũng khoảng năm thứ trên hai mươi của thời đại ĐỒ ĐỂU xuất hiện trên Việt Nam, (Chổi) đang học lớp Một (thời đó không có lớp Mẫu Giáo) trường làng bên kia sông La đối diện với quê nội chú TBT Trần Phú, tức nhà cụ ông Trần Văn Phố và cụ bà Hoàng Thị Cát. Cả lớp được thầy (xin lỗi Thầy con chỉ nhớ mang máng tên thầy là Lợi - không biết đúng sai) cho nghỉ học hai giờ sau của chương trình học để “ra đồng bắt vi trùng do tàu bay Pháp thả xuống lúa lúc đêm”.

Thế là mỗi đứa phải mau lên đi phơ đại nhánh cây làm thành đôi đũa để “đi bắt vi trùng” như lời thầy dạy. Kết quả đương nhiên là Thầy trò về tay không, vì trước đó thầy đã dạy và trò đã học nằm lòng, “vi trùng là loài mắt thường ta không nhìn thấy được, phải dùng kính hiển vi”. Tiếp theo “giáo án” đi bắt vi trùng bằng đũa trên ruộng lúa bị bắt gặp quả tang trò gian phi, là học thơ của đại văn hào Tố Hữu, “tiếng đầu lòng con gọi Xit Ta Lin” thay vì mẹ cha ông bà; “thương ông (Xít) thương mười” lần thương mình hương thương chồng thương con thương ông bà cộng lại. Cứ cái đà ấy mà dạy điều gian dối, vô đạo này thì quơ sao cho xuể “thành tựu” rác của nền Giáo Dục Thời ĐỒ ĐỂU kéo dài 80 năm nay luôn xuyên suốt sợi chỉ ĐỎ, hả bạn.

Nguyễn Bá Chổi (danlambao)

danlambaovn.blogspot.com

No comments:

Post a Comment