Pages

Thursday, August 25, 2011

CẦU SÔNG KWAI


Cầu sông Kwai, nơi gìn giữ thời gian
Cầu sông Kwai trong ánh hoàng hôn.

Cầu sông Kwai ( The Bridge over the Kwai River )

VIDEO CUỐI TRANG

Lâu lắm rồi tôi đã xem bộ phim "Cầu sông Kwai" - một bộ phim không thuộc loại nổi đình nổi đám như Titanic hay series 007... nhưng tôi lại có khá nhiều ấn tượng & thế là ấn tượng của bộ phim tôi đã hối thúc tôi thầm trong bụng mình rằng phải đến đây để xem thế nào là "cầu sông Kwai" thật sự...


Bao nguyên ngày anh tài xế taxi đi từ trung tâm Bangkok, gần 200 km đường đi chỉ khoảng 2 tiếng đồng hồ là đến nơi. May mắn tôi gặp anh tài xế thông thạo tiếng Anh nên quảng đường xa ấy trở nên ngắn lại với những câu chuyện của anh về nước Thái hiền hòa thân thiện nhưng đang rối ren hiện nay



Cầu sông Kwai ( hay Death Railway ) chỉ bình thường như những cây cầu đường sắt khác, ngắn hơn cầu Bình Lợi ở Saigon & xấu hơn cầu Nam Ô ở Đà Nẵng ! Thế nhưng, cái ở đây không phải là đẹp hay xấu mà là giá trị lịch sử của cây cầu!


Bridge over River Kwai



Đại chiến thế giới thứ 2, Người Nhật làm rúng động thế giới sau trận Trân Châu Cảng... thừa thắng xông lên, họ tiếp tục tấn công vùng Đông Á. Đầu tiên, tháng 5 -1943, quân đội xâm lược Nhật trong lúc chiếm đóng Thái Lan đã hoàn thành chiếc cầu bằng gỗ để vận chuyển phương tiện vũ khí qua sông Khwae.


Pause at the River Kwai  Photo - Bridge over River Kwai, Bangkok, Thailand

Cầu chưa được sử dụng bao lâu đã bị đánh mìn sụp đổ. Sau đó một chiếc cầu thứ hai được gấp rút xây dựng , lần này vật liệu chính là sắt thép mang từ Java sang, biện pháp bảo vệ cẩn mật cũng được tăng cường.




Mặc dù kế hoạch bảo vệ rất nghiêm ngặt, cuối cùng cầu vẫn bị máy bay Đồng minh đánh bom vào năm 1945 sau 20 tháng đưa vào hoạt động. Năm đó, chiếc cầu thứ ba được xây dựng và duy trì cho đến ngày nay.


Death Railway link

Chiến lược xâm lăng Myanmar và một số nước châu Á của quân Nhật một phần được thể hiện qua hệ thống đường xe lửa dài 415 km nối Thái Lan với Myanmar, trong đó có đến 2/3 tuyến đường này xuyên qua đất Thái Lan. Tuy cầu sông Kwai chỉ là một phần nhỏ nhưng lại là mắt xích quan trọng, quyết định sự sống còn của chiến lược này.

Sir Alec Guinness in the 1957 film Bridge on the River Kwai and, below, the bridge in Thailand as it is today

The Bridge on the River Kwai as it is today

Theo dự tính ban đầu, để hoàn thành cầu phải mất 5 năm. Để thực hiện tham vọng bành trướng, quân Nhật đã sử dụng tù binh chiến tranh và lao động địa phương xây dựng tuyến đường sắt trong 16 tháng, bắt đầu từ ngày 16-9-1942.



Làm việc trong điều kiện khắc nghiệt cộng với địa thế khó khăn, lúc luồn sâu vào lòng núi, lúc phải vượt qua sườn núi tử thần đã khiến bao người phải phơi xương nơi núi non heo hút.


Chưa có một tài liệu nào công bố chính xác số tù binh đã chết vì công trình này, dù vậy người ta cũng ước tính có đến 90.000 - 100.000 tù binh lao công đã chết trong các trại tập trung ở Thái Lan và các nước Myanmar, Malaysia, Indonesia.

Original span of steel bridge
Bấm vào link
Ngày nay, cầu sông Kwai là điểm du lịch nổi tiếng ở Thái Lan. Hàng năm, theo thống kê có hơn 16 triệu du khách đến thăm viếng Người ta thu tiền bằng dịch vụ như: Đi thuyền phía dưới sông, đi tàu chạy qua cầu & vòng lại... ai đến đây cũng mua vé đi tàu qua cầu sông Kwai thử một lần!






Dưới kia, dòng sông Kwai hiền hòa, dịu mát...soi bóng chiếc cầu sắt bây giờ đã trở nên nổi tiếng khắp nơi.


The train from Bangkok has arrived at Kanchanaburi station

Cách cầu sông Kwai không xa là War Cemetery, nơi an táng những tù binh đã chết trong khi bị phát xít Nhật giam cầm hồi Thế chiến II. Có hai nghĩa trang còn tồn tại đến ngày nay, một ở phía bắc của cầu và một ở phía tây hạ nguồn dòng sông Khwae. Cả hai nghĩa trang đều được chăm sóc cẩn thận, với những thảm cỏ xanh và vườn hoa tươi tốt quanh những ngôi mộ mà bia ghi rõ tên tuổi, huy chương của những người lính Hà Lan, Anh, Pháp, Úc…



Phải công nhận Holywood đã giúp cầu sông Kwai thật nhiều... chỉ bằng một bộ phim mà bao nhiêu du khách đã tò mò để tìm đến đây chỉ để ngắm cây cầu bình thường nhưng ai cũng hết sức mãn nguyện...Cũng như quần thể Angkor của Cambodia được Holywood PR bằng bộ phim Tomb Raider... Thế nhưng, có phim hay PR thế nào mà bộ máy quản lý không chuyên nghiệp, không đồng bộ... hay người dân không thân thiện, mến khách mà cứ tranh thủ lừa lọc, chém đứt cổ du khách thì cũng chẳng được gì...


Tạm biệt cầu sông Kwai... nơi đây sẽ mãi là chứng tích của một cuộc chiến tranh phi nghĩa suýt đưa nhân loại đến con đường hủy diệt.




Những người thợ sửa cầu ngày nay.


Một ngôi làng nhỏ ven sông.



Mỗi thanh ray là một kiếp người.



Kỷ vật chiến tranh.



Học lịch sử từ rất nhỏ.



Tàu chở khách hàng ngày vẫn qua cây cầu.



Cây cầu chứng nhân lịch sử.



* Ảnh cầu sông Kwai

No comments:

Post a Comment