Pages

Saturday, August 6, 2011

VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG







Lịch sử đã chứng minh: Đừng tin… Hãy nhìn
2011-07-27

Lòng ái quốc của người dân ở trong Nam tiếp tục bị khống chế chặt chẽ nên Saigòn trong ngày Chủ Nhật 24 tháng 7 vừa rồi vẫn im lìm bóng dáng người biểu tình cũng như im bặt tiếng gọi “Hòang Sa-Trường Sa-VN” hay “Trung Quốc xâm lược”

Source nguyenxuandien's blog

Hà Nội: Các ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Duy Hiển, Nguyễn Quang A sát cánh cùng nhau khi cờ và biểu ngữ giương lên hôm 17/7/2011


Trong khi đó tại Hà Nội cuộc biểu tình chống Bắc Kinh đã bước sang lần thứ 8 – mà lần mới nhất này, theo các hãng thông tấn quốc tế như AFP, AP, Reuters – có vài trăm người tham dự, đặc biệt với sự hiện diện khá đông của dân chúng 2 bên đường khi người biểu tình đi qua.

Cái đạp lịch sử của một chế độ

Theo nhận xét của blog Quê Choa, cứ nhìn vào nụ cười của TS Nguyễn Quang A thì biết cuộc biểu tình hôm Chủ nhậtvừa rồi đã “thành công rực rỡ”. Những người biểu tình chứng tỏ cho chính quyền biết rằng “họ đã bước qua sự sợ hãi, vì xã tắc họ đã bước qua sợ hãi. Một khi đau đớn nhục nhã đến cùng cực thì sự sợ hãi cũng tiêu tan”.
Nhưng câu hỏi được nêu lên là người dân Việt yêu nước có thật sự an tâm rằng họ được tự do biểu lộ lòng ái quốc thiết tha – và cả hành động, nếu cần - của mình hay không ?
Bài thơ tựa đề “Đừng tin…hãy nhìn!” được nhiều mạng nhật ký phổ biến lưu ý rằng “lịch sử đã chứng minh…Đừng tin…Hãy nhìn!!!”.
Bài thơ có đọan nhận xét:
“Không đâu như chính quê mình,
Người ta,
Phủi tay với sự trăn trở vì đất nước của những người trẻ
Không đâu như chính quê mình,
Công dân,
Bắt cả đàn ông lẫn phụ nữ. Source danlambao
Bắt cả đàn ông lẫn phụ nữ. Source danlambao
Phải đổ máu vì lên tiếng "Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam"

cứ nhìn vào nụ cười của TS Nguyễn Quang A thì biết cuộc biểu tình hôm Chủ nhậtvừa rồi đã “thành công rực rỡ”. Những người biểu tình chứng tỏ cho chính quyền biết rằng “họ đã bước qua sự sợ hãi, vì xã tắc họ đã bước qua sợ hãi. Một khi đau đớn nhục nhã đến cùng cực thì sự sợ hãi cũng tiêu tan
blog Quê Choa
Cuộc biểu tình lần thứ 8 ở Hà Nội, dù có không gặp trở ngại đến bao nhiêu, vẫn là chuyện “Đừng tin…hãy nhìn” như bài thơ trên mạng vừa rồi mô tả, nhất là ngay trong lần biểu tình trước đó – tức vào Chủ nhật 17 tháng 7 vừa rồi, những người bày tỏ lòng yêu nước bị cản trở, đe dọa giữa lúc công an Hà Nội thực hiện “cú đạp lịch sử” khó có thể xóa nhòa trong tâm trí người dân Việt – và cả công luận thế giới.
Trong ngày 17 tháng 7 đó, qua hành động trấn áp người yêu nước biểu tình chống giặc ngọai xâm từ Phương Bắc, đại úy Minh, đội phó đội an ninh công an quận Hòan Kiếm, Hà Nội từ trên một chiếc xe buýt đã thẳng chân đạp vô mặt blogger Nguyễn Chí Đức khi anh đang bị 4 công an khiêng như khiêng 1 con vật để vất lên xe. Blogger Nguyễn Chí Đức cho biết:
Tôi không hiểu trên thực tế, hành động ấy do chỉ đạo hay phát xuất từ cá nhân. Nhưng theo suy nghĩ của tôi thì bản thân của họ cũng là 1 con người.

Qua nhiều trang mạng nhật ký, từ Dân chủ-Nhân quyền Cho VN cho tới Blog Nguyễn Xuân Diện, nhà văn Nguyên Ngọc tiếp tục lên tiếng về vụ đàn áp biểu tình này:
Ảnh và clip được phổ biến trên mạng là bằng chứng không thể chối cãi, và bất cứ ai đã xem không thể không muốn thét lên vì phẫn nộ. Đến nay đã có thể xác định danh tính, chức vụ, địa chỉ làm việc của cả hai kẻ đã hành hung dã man đồng bào yêu nước của mình ấy, một thượng tá, một đại úy công an quận Hoàn Kiếm. Viên thượng tá mặc áo trắng đứng trên xe đưa tay hằm hằm chỉ huy.
Công an chìm đứng trên xe đạp liên tục vào mặt một thanh niên đi biểu tình chống Trung Quốc
Công an chìm đứng trên xe đạp liên tục vào mặt một thanh niên đi biểu tình chống Trung Quốc hôm 17-07-2011 tại Hà Nội. RFA Screen capture
Viên đại úy mặc áo vàng, hoàn toàn như một tên lưu manh, thẳng chân đạp vào mặt vào mồm người thanh niên đã bị cả một lũ xúm vào khiêng, kéo như đối với một con vật. Ở bất cứ đâu, trong bất cứ chế độ nào, không thể có cách gọi nào khác đối với hai kẻ ấy: hai tên ác ôn! Ác ôn đánh đập đồng bào mình thì phải bị trừng trị. Là công an, ăn lương của dân, là đầy tớ của dân, ngang nhiên đánh dân tàn bạo, càng phải bị trừng trị.
Viên đại úy mặc áo vàng, hoàn toàn như một tên lưu manh, thẳng chân đạp vào mặt vào mồm người thanh niên đã bị cả một lũ xúm vào khiêng, kéo như đối với một con vật. Ở bất cứ đâu, trong bất cứ chế độ nào, không thể có cách gọi nào khác đối với hai kẻ ấy: hai tên ác ôn!
nhà văn Nguyên Ngọc
Đánh dân yêu nước, chỉ có mỗi một tội là biểu lộ lòng yêu nước, chống ngoại xâm, nhất thiết phải bị nghiêm trị. Nghiêm trị công khai. Đây không còn là chất vấn, mà là đòi hỏi bức thiết của mọi người đối với những người có trách nhiệm: Bộ trưởng Bộ Công An và lãnh đạo Bộ này nói chung, Bí thư, Chủ tịch Hà Nội, Giám đốc và lãnh đạo Công an Hà Nội, Công an Hoàn Kiếm. Nếu sự việc này không được giải quyết một cách nghiêm minh, rõ ràng, thì đừng đòi hỏi ai còn có lòng tin!

Biểu thị thái độ thù nghịch đối với Người Dân

Theo GS Chu Hảo thì “đây không chỉ là hành động vi phạm pháp luật và vô đạo đức; mà còn là một hành vi phản động về mặt chính trị: nó công khai đàn áp những người yêu nước, công khai biểu thị thái độ thù nghịch đối với những người kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước chống lại âm mưu bá quyền độc chiếm Biển Đông của các thế lực phản động Trung Quốc. Nó hết sức nguy hiểm là bởi vì, nếu chúng ta không kiên quyết ngăn chặn thì lực lượng an ninh vẫn tự khẳng định là "vì dân, của dân" sẽ trở thành lực lượng đàn áp nhân dân một cách thô bạo”.
Hành động công an nhân dân đàn áp nhân dân khiến blogger Nguyễn Trọng Tạo không khỏi không nêu lên
Chính quyền đã làm được gì để bảo vệ những ngư dân...Hình ảnh của báo chí Trung Quốc
Chính quyền đã làm được gì để bảo vệ những ngư dân...Hình ảnh của báo chí Trung Quốc
câu hỏi rằng “Dân ta sao khổ thế ?” khi “Ngòai biển thì bị lính Tàu đánh người cướp của, trên đất (liền) thì bị công an đạp vào mặt”. Blogger Nguyễn Trọng Tạo sực nhớ lại “Mà họ có tội gì đâu. Họ đi biển để làm ăn trên biển của Tổ quốc mình, và họ đi biểu tình để phản đối quân cướp biển. Những việc làm ấy không những không có tội mà là việc làm của những người yêu nước và mong cho nước nhà tự do độc lập, bình yên. Sao bọn Trung Quốc lại đánh dân ta? Sao công an bảo vệ dân lại đạp vào mặt dân mình?...Những kẻ đã hành động thô bạo như vậy chắc chắn đó là bọn có lòng căm thù nhân dân sâu sắc...”.
đây không chỉ là hành động vi phạm pháp luật và vô đạo đức; mà còn là một hành vi phản động về mặt chính trị: nó công khai đàn áp những người yêu nước, công khai biểu thị thái độ thù nghịch đối với những người kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước
GS Chu Hảo
Cảnh công an đàn áp vô cảm và phi lý ấy khiến nhà thơ An Nam phổ biến trên mạng bài “Khi những người yêu nước bị đánh đập”, hỏi thẳng những kẻ hành hung người yêu nước rằng “Hay anh muốn đạp lên quê hương ? Đi trên Dân Tộc để tiến thân ?”. Và nhà thơ rán dằn nỗi tức giận để nhẹ giọng hơn:
Nếu chẳng bằng lòng,
Xin nhẹ tay Anh ạ!
Họ cũng như anh Con Cháu Lạc Hồng.
Người ấy và anh cùng chung tiếng nói,
Cùng đến trường, học chữ Việt Nam.
Cũng như anh họ có ngàn năm lịch sử,
Cũng có Cha Ông giữ nước đánh Tàu.

Nhà thơ Trần mạnh Hảo xem chừng như không thể dằn được nỗi bực khi chứng kiến cảnh đàn áp này, nên lưu ý rằng:
Gương mặt người yêu nước
Là gương mặt nhân dân
Không kém gì an ninh và công an Nhóm tự quản tự quản đeo băng đỏ cũng thô tục và mạnh tay. Photo Blog ABS
Không kém gì an ninh và công an Nhóm tự quản tự quản đeo băng đỏ cũng thô tục và mạnh tay. Photo Blog ABS
Gương mặt nhân dân
Là gương mặt Tổ Quốc
… Đạp lên mặt Nhân Dân – Tổ Quốc sướng lắm sao ?

Cảnh nhiễu nhương đàn áp của công an đối với người yêu nước cũng khiến tác giả Joseph_MSL thấy “Thấm hồn vào chất ngất nỗi tái tê” khi:
Một người nữa…
dáng buồn đi vào sử…
Mẹ Việt Nam ơi, yêu Người sao nên tội?
Có ai trả lời cho anh, … cho tôi…?

Lương tâm của người làm báo đâu?

Qua bài “Không thể im lặng”, blogger Quê Choa lưu ý rằng “ Đau nhất là sự ‘im lặng đáng sợ’ của báo chí nhà nước’”. Blogger Quê Choa nêu lên câu hỏi:
Vì sao mà im lặng, có gì đâu mà im lặng? Chả phải bao nhiêu lần báo chí đồng thanh cất tiếng về những hành động phạm pháp của công an đó sao? Bao nhiêu lần báo chí im lặng trước những gì cần phải lên tiếng, mình đều cố tìm những lý do để thông cảm. Nhưng lần này thì không hiểu nổi.
blogger Quê Choa
Vì sao mà im lặng, có gì đâu mà im lặng? Chả phải bao nhiêu lần báo chí đồng thanh cất tiếng về những hành động phạm pháp của công an đó sao? Bao nhiêu lần báo chí im lặng trước những gì cần phải lên tiếng, mình đều cố tìm những lý do để thông cảm. Nhưng lần này thì không hiểu nổi. Nếu lần này mà báo chí không lên tiếng thì không được, không thể được. Im lặng lần này chẳng những chúng ta đang tự tố cáo báo chí nước này không phải của dân, sinh ra không vì lợi ích của dân.
Cho dù có bị đàn áp như thế nào đi nữa, giới nhân sĩ trí thức có tâm huyết với quê hương, dân tộc và vận nước đều khẳng định qua nhiều trang nhật ký trên mạng rằng “Việc thanh niên, sinh viên, trí thức và đông đảo nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước tham gia biểu tình yêu nước là biểu hiện tình cảm trong sáng, cao quý, linh thiêng và đầy trách nhiệm đối với Tổ Quốc”.
Hành động và tình cảm cao qúy đó đối với Tổ Quốc giữa lúc Phương Bắc xâm lấn quê hương trong sự chìu lụy của giới cầm quyền VN khiến nhà văn Võ Thị Hảo “tôn vinh những bàn chân” trên đường phố, dù những bước chân biểu tình cho quê hương ấy vẫn bị ngăn chận gắt gao ở gần như mọi nẻo đường đất nước. Qua blog Dân Làm Báo, bài “Cho ta cúi đầu tôn vinh những bàn chân” của nhà văn Võ Thị Hảo chất chứa nỗi niềm cho Quê Mẹ:

Sinh viên Paul Nguyễn Minh Nhật tham gia biểu tình bị bắt một cách thô bạo lên xe.(ngày 5 tháng 6, 2011)Source blog ABS
Sinh viên Paul Nguyễn Minh Nhật tham gia biểu tình bị bắt một cách thô bạo lên xe.(ngày 5 tháng 6, 2011)Source blog ABS
Người đi người đi người đi
Cho một ngày Quyền làm Người trở về xác tín,
Ta tôn vinh những đứa con mẹ Việt
Bước chân gầy đường phố
Mắt tràn nước mắt
Những trái tim không sợ chết cho tự do và tổ quốc

Anh Hải Điếu Cày của chúng ta nhiều phần chắc đã trở thành Hải cụt chỉ vì yêu nước, muốn bảo vệ Biển Đông. Còn Biển Đông của ta nhiều phần chắc hơn đã bị cụt thêm nhiều chỉ vì những lãnh đạo hèn với giặc, có dã tâm bán nước.
BS Phạm Hồng Sơn
Trong những ngày qua, nhiều mạng nhật ký cũng báo động về tình cảnh của blogger Điều Cày Nguyễn Văn Hải tiếp tục lâm cảnh đọa đày oan ức chỉ vì anh bày tỏ lòng yêu nước rằng “Hòang Sa và Trường Sa là của VN”. Bây giờ, có tin blogger Điếu Cày bị mất một tay trong chốn lao tù khiến công luận không khỏi bàng hoàng. Bài “Hải Cụt” của BS Phạm Hồng Sơn được nhiều trang mạng nhật ký phổ biến mô tả:
Như vậy sau hàng tháng trời đi lại, truy vấn ráo riết, không mệt mỏi, bà Dương Thị Tân, các con và những người yêu mến Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày cũng đã được biết chút ít về tình trạng của anh, nhưng lại là tình trạng thân thể anh không còn nguyên vẹn. Lại thêm một đau xót nhỏ cho một đau xót lớn. hắc đến khi những thỏa thuận giữa “đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam” Hồ Xuân Sơn với lãnh đạo Trung Quốc vào ngày 25/06/2011 vừa qua được bạch hóa hay phải tiết lộ một phần nào đó sẽ còn làm cho con dân nước Việt bàng hoàng, đau xót hơn nhiều.Anh Hải Điếu Cày của chúng ta nhiều phần chắc đã trở thành Hải cụt chỉ vì yêu nước, muốn bảo vệ Biển Đông. Còn Biển Đông của ta nhiều phần chắc hơn đã bị cụt thêm nhiều chỉ vì những lãnh đạo hèn với giặc, có dã tâm bán nước.
Điếu Cày cái nickname bình dị, dễ thương, nhưng con người anh thì thật sự là không đơn giản. Anh chính là người giữ lửa và truyền ngọn lửa yêu nước”
Nguyễn Bắc Truyển
Qua bài “Nhớ Điếu Cày, người bạn tù” được blog Dân chủ-Nhân quyền Cho VN và nhiều mạng nhật ký khác phổ biến, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển nhận xét rằng “Cái điếu cày mang lại cho con người sự thư giản, cảm giác khoan khoái, thoải mái. Anh Điếu Cày thì mang lại cho người bạn tù sự ấm áp, thân thương và niềm tin. Điếu Cày cái nickname bình dị, dễ thương, nhưng con người anh thì thật sự là không đơn giản. Anh chính là người giữ lửa và truyền ngọn lửa yêu nước”...Anh bị giam giữ tiếp tục với lời buộc tội khác. Nhưng dù cho sự buộc tội nào đi chăng nữa, cũng không che dấu được cái "tội yêu nước" của Điếu Cày”.
Mục Điểm Blog tuần này xin tạm dừng ở đây. Thanh Quang cảm ơn quý vị vừa theo dõi chương trình hôm nay.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/blog-reading-07262011-07272011140407.html



Hải quân ASEAN chuẩn bị đương đầu

Sự kiện quốc tế được người Việt chú ý trong tuần này là lập trường đoàn kết của các quốc gia ASEAN đối đầu với Trung Quốc, sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ bày tỏ tại Diễn đàn ARF quan điểm cứng rắn của Mỹ trong vấn đề biển Đông.

AFP photo

Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam và các tư lệnh hải quân ASEAN trước thềm hội nghị hải quân tại Hà Nội.

Ý nghĩa của hội nghị

Hôm nay tại Hà Nội diễn ra hội nghị chính thức đầu tiên giữa các tư lệnh hải quân các quốc gia ASEAN. Nghị trình của hội nghị là vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Hội nghị nhóm họp vào thời điểm này mang ý nghĩa gì?

Được dự trù trước khi khối ASEAN và các nước liên quan họp Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN tại Indonesia, nhưng hgn này mang ý nghĩa ở chỗ địa điểm họp là Hà Nội, và Philippines đã nói lên lập trường cương quyết và cứng rắn nhất đối với Trung Quốc về vụ tranh chấp lãnh hải quanh Trường Sa. Ý nghĩa đoàn kết đối đầu với Trung Quốc thể hiện qua việc Việt Nam và Philippines là hai nước trực tiếp tranh chấp với Trung Quốc về lãnh hải, Việt Nam là nước bị bức hiếp nhiều nhất, thì cũng là nước chủ nhà của Hội nghị các tư lệnh hải quân ASEAN.

Tính cách đa phương
Tư lệnh Hải quân Việt Nam phát biểu trong hội nghị. AFP photo
Tư lệnh Hải quân Việt Nam phát biểu trong hội nghị. AFP photo

Trưởng phái đoàn của nước chủ nhà là Thứ trưởng bộ quốc phòng, Tư lệnh hải quân Việt Nam, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, tuyên bố rằng bối cảnh hiện nay đòi hỏi sự đoàn kết lực lượng và trí tuệ của các nước ASEAN để giải quyết. Vị Tư lệnh hải quân Việt Nam thúc giục các tướng lãnh tương nhiệm trong khối ASEAN hãy sớm bắt tay nhau để từ chỗ định hướng, lập kế hoạch, tiến nhanh nhất đến những hoạt động phối hợp.

Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến nhấn mạnh tính cách đa phương của vấn đề, khi nói rằng biển Đông mang bản chất một vấn đề quốc tế, không phải vì mấy nước ASEAN kéo các nước khác vào để quốc tế hóa. Ông nói, khối ASE

AN phải cùng xác định lập trường chung, kiên định về giải pháp hoà bình qua đàm phán, dựa trên luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc.

Tất nhiên các bên đều phải nói đến giải pháp hoà bình trước, nhưng hẳn nhiên người ta đều thấy đây là lời kêu gọi nhanh chóng kết hợp lực lượng trên mặt biển để đối đầu với những hành động xâm lấn, bức hiếp của chú khổng lồ Trung Quốc đang bành trướng ra biển khơi, trước nhất là chiếm giữ quyền sở hữu hành lang huyết mạch và dồi dào dầu khí ở biển Đông, mà họ ngang nhiên vạch ranh giới coi đó như ao nhà của họ.

Chuẩn bị chiến tranh

Vì thế đó là lời kêu goi chuẩn bị đối phó với chiến tranh dù Việt Nam và ASEAN không bao giờ muốn đối đầu quân sự với người láng giềng khổng lồ kia. Hội nghị Hải quân tại Hà Nội đã nêu nhiều sáng kiến để mở rộng công cuộc hợp tác với các nước bên ngoài khu vực, là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn chứ không ai khác, và để phối hợp với nhau tuần tra chung, chia sẻ thông tin qua một cổng thông tin điện tử và trung tâm thông tin phối hợp.

Các Tư lệnh Hải quân Malaysia, Việt Nam, Singapore đàm đạo - AFP photo
Các Tư lệnh Hải quân Malaysia, Việt Nam, Singapore đàm đạo - AFP photo
Thêm vào đó các tư lệnh còn đồng ý sẽ có những hoạt động hợp tác quân sự như lập đường dây nóng để liên lạc giữa các tư lệnh và cả các cấp tác chiến nữa, rồi hợp tác tình báo song phương, đa phương giữa toàn thể các quốc gia trong khối,chưa kể những kế hoạch trao đổi thăm viếng giữa các sĩ quan chi huy, phối hợp huấn luyện, tập trận chung, nói là để đối phó với những thách thức về an ninh trong khu vực.

Trong những hoạt động này hẳn nhiên không thể vắng bóng cường quốc đại dương của Thái Bình Dương, với hạm đội số 7, chưa kể Nhật Bản và Ấn Độ đã từng hứa hẹn trợ giúp Đông Nam Á. Tàu chiến của Ấn thường ghé thăm Việt Nam. Hồi tháng năm năm nay hai tàu INS Delhi và INS Kirch thăm Thành phố Hồ Chí Minh, nói là để thắt chặt quan hệ hữu nghị và hợp tác, trong đó có lĩnh vực quốc phòng. Sang tháng 7, tàu INS Airavat đã cặp Quân cảng Nha Trang - Học viện Hải quân - thăm chính thức tỉnh Khánh Hòa, trao đổi huấn luyện và thao dượt với hải quân Việt Nam.

Như vây Hội nghị các tư lệnh hải quân ASEAN lần này tại Việt Nam là một hội nghị quân sự hiếm có, trong đó các nước Đông Nam Á đã gấp rút đề ra những biện pháp kết hợp lực lượng rất cụ thể và hữu hiệu. Thêm nữa, Hội nghị này chỉ là môt trong ba hội nghị quân binh chủng hải lục không quân của các quốc gia ASEAN, với mục đích rõ ràng là hợp tác thiết thực về quân sự để đối đầu với Trung Quốc. ASEAN rõ ràng đang tiến tới một Liên minh quân sự, là điều chưa từng có xưa nay. Trong lúc nói đến giải pháp hoà bình, thì họ vẫn mài dao, lau súng để chuẩn bị, hay ít nhất cũng để cho nước lớn kia kiêng dè đôi chút... Giống như lời tuyên bố của Đô đốc Abdul Aziz Jaafar tư lệnh hải quân Malaysia, từ Hà Nội đã cảnh cáo Bắc Kinh hãy tôn trọng chủ quyền của các nước trong khu vực...

Nhất quyết đương đầu

Người ta cũng không quên vai trò của Philippines trong cuộc tranh chấp biển Đông, thể hiện ở hội nghị này. Tư lệnh hải quân Philippines là Chuẩn Đô đốc Alexander Pama cho biết sẽ dùng tàu chiến lớn nhất của Hải quân Phi, mới mua của Mỹ, để tuần tra và bảo vệ bờ biển. Ông nói rằng hải quân Philippines nay đã sẵn sàng trong mọi tình huống, khi được hỏi về lời tuyên bố của Tổng thống Aquno nói sẽ dùng biện pháp quân sự bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Tại Hà Nội, các phóng viên trong và ngoài nước vây quanh ông, chứng tỏ vai trò tiên phong của Philippines trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc, mặc dù xứ này chưa phải là nước bị lấn áp nhiều nhất.

Báo chí vây quanh Chuẩn Đô đốc Philippines Alexander Pama- AFP photo
Báo chí vây quanh Chuẩn Đô đốc Philippines Alexander Pama- AFP photo

Lập trường cứng rắn của Philippines thể hiện rõ nhất vào hôm thứ hai, khi Tổng thống Benigno Aquino, trong bản thông điệp gửi toàn dân đọc tại Quốc hội, đã tuyên bố nước ông muốn thế giới biết rằng Philippines sẵn sàng bảo vệ những gì thuộc quyền sở hữu của mình. Tổng thống Aquino xác định rằng Philippines sẽ không còn cho phép các nước khác làm theo ý muốn của họ trong cuộc tranh chấp lãnh hải. Ở chỗ hùng hồn nhất trong bài diễn văn, Tổng thống Philippines nhấn mạnh, ai đó mà đặt chân lên đảo Recto ở Trường Sa thì chẳng khác nào bước lên đại lộ Recto ở Manila.

Recto-Bãi Cỏ Rong

Recto là đại lộ chính của thủ đô Manila, cũng là tên mà Philippines đặt cho hòn đảo nhỏ mang tên Bãi Cỏ Rong ở Trường Sa. Bãi cỏ Rong là địa danh mà xưa nay Việt Nam đã đặt cho đảo này, từ trước khi các nước khác đục nước béo cò, xâu xé vùng đảo Trường Sa trong lúc Việt Nam gây nên cuộc chiến tương tàn để hai quân đội hùng mạnh nhất Đông Nam Á lăn xả vào bắn giết lẫn nhau suốt hai mươi năm...








No comments:

Post a Comment