Pages

Saturday, August 27, 2011

QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM * THANH TOÀN - DẠ LÊ



Ai về cầu Ngói Thanh Toàn

Cho em về với một đoàn cho vui
Ai về Cầu Ngói Dạ Lê
Cho tôi về với thăm quê bên chàng.



CẦU NGÓI THANH TOÀN? CẦU NGÓI DẠ LÊ?
Tài liệu tổng hợp

Tại Việt Nam có vài cầu ngói, cầu trên sông, trên cầu là nhà lợp ngói để trú mưa nắng cho khách bộ hành. Người ta gọi là " thượng gia hạ kiều". Theo câu ca dao trên, tại huyện Thanh Thủy có hai cầu ngói là cầu ngói Thanh Toàn và cầu ngói Dạ Lê. Theo Wikipedia, Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vồng bằng gỗ bắc qua một con mương làng Thanh Toàn, thuộc xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế khoảng 8 km. Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam.

Theo Dư Địa Chí Thừa Thiên, c ầu ngói Thanh Toàn bắc qua một con hói chảy từ đầu làng đến cuối làng Thanh Toàn (đời Thiệu Trị trùng tên húy nên vua đổi ra Thanh Thủy). Làng Thanh Thủy được thành lập vào cuối thế kỷ XVI, các vị tộc trưởng đầu tiên của làng là những người từ quê hương Thanh Hóa đi theo chân Chúa Nguyễn Hoàng vào khai hoang lập ấp. Một người cháu gái thuộc thế hệ thứ 6 của họ Trần (một trong những dòng họ khai canh khai khẩn làng Thanh Thủy) là bà Trần Thị Đạo đã cúng tiền cho làng xây dựng chiếc cầu này.
http://www3.thuathienhue.gov.vn/GeographyBook/Default.aspx?sel=3&id=197

Theo các tài liệu khác thì làng Thanh Thủy, thuộc xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy.
(Võ Phước.THƯƠNG HOÀI CÂU HÁT RU...
http://www.doisongphapluat.com.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=6&ID=2688

Từ khi chiếc cầu nhỏ nhắn có hình dáng một mái đình mảnh mai, cong vút bắc qua con sông đào Thanh Thuỷ, Thuỷ Thanh, Hương Thuỷ... cái tên ngồ ngộ "Cầu Ngói Thanh Toàn" ra đời cũng là lúc câu ca, khúc ca trong dân gian xướng lên tỏ lòng ngưỡng mộ người đã xây nên chiếc cầu có một không hai ở đất thần kinh. Chiếc cầu trở thành đề tài khơi nguồn cho bao nỗi lòng, cảm xúc: "Ai về Cầu Ngói Dạ Lê/ Cho em về với thăm quê bên chồng".
Cầu bắc qua một con mương ở cuối làng với một ao sen nhỏ bên dưới.


Cây cầu là nơi gặp gỡ của dân làng.


Cũng là nơi hóng gió, nghỉ ngơi, trò chuyện.







Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu). Cầu dài 43 thước mộc (18,75m), rộng 14 thước mộc (5,82m), chia làm 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói lưu ly. Cầu đầu tiên được xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ đã bao lần bị gió bão, lụt lội và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, sau các lần hư hỏng, nhân dân xã đều chung nhau tu sửa, tôn tạo và gìn giữ.



Bà Trần Thị Ðạo là vợ một vị quan cao cấp dưới triều vua Lê Hiển Tông nhưng không có con. Để cầu tự, bà dùng tiền của mình để làm phúc cho dân làng, cho xứ. Bà được dân làng tôn sùng, thờ phụng. Năm 1776, vua Lê Hiển Tông đã ban sắc khen ngợi bà Trần Thị Ðạo và miễn cho làng nhiều loại sưu dịch để họ nhớ đến công ơn và noi theo tấm gương tốt của bà. Trong tờ sắc, có đoạn viết rằng: "Bà Trần Thị Ðạo sinh quán tại làng Thanh Toàn...là người có đức hạnh. Cuộc sống của bà làm cho người người ngưỡng mộ mọi mặt. Bà là người đáng khen ngợi hơn ai hết. Bà đã làm cho làng được ban những ân huệ mà người ta sẽ ghi nhớ mãi..."Năm 1925, vua Khải Ðịnh cũng ban sắc phong trần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò và lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng bà.

Còn làng Dạ Lê cũng ở gần Thanh Toàn (Thanh Thủy) . Làng Dạ Lê ở xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 6km về phía Nam.
(Đình Dạ Lê. http://www3.thuathienhue.gov.vn/GeographyBook/Default.aspx?sel=3&id=201 )


Có thể đến Cầu Ngói từ 3 hướng: - Từ quốc lộ 1A: (đoạn Đồng Thanh Lam- qua Lợi Nông - đến Cầu Ngói) - Từ đường 49: qua Dạ Lê – qua Vân Thê – đến Cầu Ngói. - Từ Đường Bà Triệu - qua đường Trường Chinh - qua cầu Kiểm Huệ - đường Hoàng Quốc Việt- Lang Xá – đến Cầu Ngói. Đường này ngắn và tốt nhất (6 km, đường nhựa).

http://n.domaindlx.com/phuonghue/dulichcaungoi.htm

Như vậy, Dạ Lê cũng gần Thanh Toàn , nhưng là hai địa điểm khác nhau, không thể lẫn lộn Dạ Lê với Thanh Toàn.
Festival Huế 2002, 2010 người ta bày ra nhiều trò, trông rất giả tạo và quê mùa. Tất cả làm vội vã, tạm thời. Giống như một cô gái xấu thì trang điểm lên lại càng xấu hơn.
Tất cả chỉ nhắm vào việc moi tiền khách ngoại quốc, và cũng là một cách để các quan kiếm chác. Những nông dân được triệu tập tại Festival, tại cầu Thanh Toàn được trả công bao nhiêu, hay cũng chỉ là đóng góp, là hy sinh cho việc quay phim, viết bài đăng báo?


Chơi bài chòi tại cầu Ngói Thanh Toàn


























Các bà các chị say sưa giã gạo, thi thoảng ngân lên điệu hò ru ngủ người xem




Theo câu ca dao trên thì Dạ Lê cũng có một cầu Ngói, sao không thấy ai nói đến? Tìm trong Đại Nam Nhất Thống Chí phủ Thừa Thiên, quyển I do Nha Văn Hóa, bộ Quốc Gia Giáo Dục in năm 1961 (tr.118) có nói đến Cầu Ngói Thanh Toàn chứ không nói đến cầu Ngói Dạ Lê. Sách viết như sau:
Cầu ngói Giáp chánh Thanh Thủy có 7 gian, dài 43 thước ( đo thước mộc) ngang 14 thước, hai bên bờ tả hữu đều thuộc địa phận xã ấy. Cấu tạo trong niên hiệu Minh Mạng, năm Thành Thái 18 (1906) tu bổ lại.

Điều này trái với những thuyết trên cho rằng cầu Thanh Toàn xây vào đời Lê! Không biết Wikipedia và các nhà nghiên cứu Huế căn cứ vào đâu mà không thấy chú thích? Các ngài vô tình hay cố ý tăng tuổi thọ cho cây cầu, cho thêm phần giá trị cổ tích ?
Như vậy là không thấy ở đâu nói đều Cầu Ngói Dạ Lê, tại sao ca dao lại nói đến? Hoặc là ngày xưa có mà về sau đã bị hư hại và phá hủy? Hoặc có sự lầm lẫn nào đây?


ĐÌNH LÀNG DẠ LÊ


Địa điểm: Xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 6km về phía Nam. Đình Dạ Lê được xây dựng khoảng năm Minh Mạng thứ 7 (1826) là công trình kiến trúc tương đối cổ kính, được vua Khải Định tặng 4 chữ “Mỹ tục khả gia” nghĩa là “Tục tốt đáng khen”.


Khuôn viên Đình Dạ Lê rộng 2.158m2. Bố trí cấu trình Đình bao gồm: Hồ bán nguyệt - trụ biểu – bình phong – tòa Đại đình được liên kết với nhau theo một trục dọc. Tòa Đại đình làm theo kiểu nhà rường ba gian, hai chái; diện tích 221m2 (17m x 13m). Cột kèo bằng gỗ, kết cấu hài hòa, gồm 28 cột lớn, trong đó hàng cột lớn nhất (cột cái) 8 cột, cột hàng nhì (cột quân) 16 cột và cột hàng ba (cột hiên) 4 cột.


Chùa Linh Sơn-Dạ Lê


Mái của Đình Dạ Lê hơi ngang, lợp ngói liệt, trên trang trí “Lưỡng long chầu nguyệt”, bốn góc mái có biểu tượng “long hồi”. Nội thất Đình có án thờ gỗ sơn son thếp vàng, chạm khắc tỉ mỉ. Trên các nghi môn, liên ba chạm khắc các họa tiết đặc trưng của nghệ thuật triều Nguyễn. Đình Dạ Lê còn lưu giữ được 20 câu đối, 6 bức hoành phi. Trải qua thời gian và chiến tranh, Đình Dạ Lê được trùng tu nhiều lần, qua các lần tu sửa một số cấu trúc gỗ đã được thay thế bằng xi măng cốt thép.



Sắc vua ban cho làng Dạ Lê

Đình Dạ Lê là một di tích kiến trúc tiêu biểu có giá trị về mặt kiến trúc gỗ truyền thống, mang phong cách nhà rường dân gian Huế. Đình Dạ Lê còn là nơi tập trung và diễn ra nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống của làng. Đặc biệt, nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của nhân dân địa phương hưởng ứng các phong trào đấu tranh yêu nước, phong trào giải phóng dân tộc. Với giá trị kiến trúc, nghệ thuật và ý nghĩa lịch sử của di tích, ngày 19/1/2001 Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã có quyết định số 04/2001/QĐ-BVHTT công nhận Đình Dạ Lê là di tích kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia.



Chợ nón Dạ Lê

Đến Huế, hỏi già trẻ ai cũng biết có một cái chợ chuyên mua bán đủ loại nón Huế. Đó là chợ nón Dạ Lê (thuộc xã Thuỷ Văn, huyện Hương Thủy). Chợ Dạ Lê độc đáo nhất ở Huế, bởi vì mặt hàng duy nhất mua bán hàng ngày nơi đây chỉ toàn nón và nón… Hầu như những chiếc nón Huế đi ra khắp bốn phương trời đều khởi từ chợ nón Dạ Lê.

Chợ Dạ Lê

Ngọc Linh Nét hồn hậu hiện rõ trên khuôn mặt nhăn nheo của những bà cụ bán nón, giọng nói nhỏ nhẹ hiền lành của các cô gái xinh đẹp. Các bạn hàng đâu chỉ mua bán, mà còn lân la thăm hỏi, chuyện trò với nhau, và khi xong việc lại ngồi với nhau kể chuyện làng trên xóm dưới. Mưa xuân bất chợt đổ xuống, các hàng nón kéo nhau vào trú mưa dưới hiên nhà ven đường, người mua kẻ bán vừa chuyện trò bán buôn, vừa giúp nhau thu vén hàng hóa.


pic

Bán và mua.

Đó là đặc điểm ở chợ Dạ Lê. Nón Dạ Lê trắng tinh, thanh nhã. Trước hết, chiếc nón nổi tiếng nhờ màu lá ngọc bích, vòng vành khung và sợi móc tự tạo nhưng kỹ thuật trau chuốt công phu, tỉ mỉ. Loại nón lá cho người lao động là loại vừa dày vừa bền nhưng nón bài thơ là loại rất nhẹ, mỏng manh, khi đội hay đưa lên ánh sáng sẽ hiện lên hình cầu Tràng Tiền, phong cảnh… kèm theo một vài câu thơ hoa mỹ, dùng đội đi chơi hay nữ sinh đội đi học.





Chiếc nón Huế thanh lịch, cùng với tấm áo dài duyên dáng được ca ngợi không chỉ trong nước, mà còn hấp dẫn du khách nước ngoài. Hội chợ Osaka (Nhật Bản) đã dành một khu vực trang trọng cho gian hàng nón Việt và mời các nghệ nhân Huế sang biểu diễn nghề chằm nón.

pic

Đến các làng nón huyện Phú Vang, Hương Thủy và thành phố Huế, đâu đâu cũng thấy các chị, các em gái sớm hôm miệt mài bên khuôn nón.


Chằm là công việc quyết định giá trị sản phẩm. Mũi khâu phải đều tăm tắp với đôi bàn khéo léo, thuần thục. Theo chị Thúy – một người thợ lành nghề: “Lúc chằm nón phải để tay trong tay ngoài và phối hợp nhịp nhàng như một cái máy may, mũi chằm mới đều, lá không rách, và mặt nón phẳng, không phồng rộp lên. Càng già dặn tay nghề càng chằm nhanh và đẹp, trong bóng tối vẫn chằm được nón”.


pic

Chằm nón nghề truyền thống ở làng Tây Hồ huyện Phú Vang, Huế Làng nón nổi tiếng nhất ở Huế là làng Tây Hồ (xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) có 276 gia đình hành nghề, có hơn 610 khuôn nón hoạt động suốt ngày đêm, cả năm chỉ nghỉ 3 ngày tết. Trong gia đình, những người mẹ, người chị khéo tay thường xây độn, lợp xong vành lá trên khuôn rồi mới giao cho các con chằm, trai gái đều làm được.



Nhưng để có chiếc nón bài thơ độc đáo, người thợ phải có tay nghề cao và rất dày công. Vì vậy nón bài thơ chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng trước cả tháng trời, người giỏi mỗi ngày cũng chỉ chằm xong một hai chiếc.
trả bằng nón.



Bác Văn – chủ một hàng nón – kể: “Người buôn nón từ thành phố về đây bằng xe máy, mua được nhiều họ thuê xích lô chở. Vốn của mỗi đầu nậu nón ít nhất cũng phải vài chục triệu.” Chợ nón Dạ Lê luôn bán đủ nguyên liệu cần thiết cho nghề chằm nón như lá nón, kim chỉ, vành, khuôn nón… bạn hàng vẫn được mua chịu, khi bán nón xong thì trả.

pic


Chiếc nón bài thơ xứ Huế.
Dạ Lê là một chợ quê độc đáo bậc nhất ở Huế, có nề nếp, bán mua bình dị, mộc mạc, với các phiên chợ luôn rộn ràng, nhộn nhịp.

Vượt thời gian, nét đằm thắm của chợ nón Dạ Lê còn mãi, như bắt nguồn từ cái duyên thầm của những người con gái Huế với nghề chằm nón.

No comments:

Post a Comment