Pages

Wednesday, September 7, 2011

BS TRẦN VĂN TÍCH * VỀ 36 CÁI NÕN NƯỜNG



Qua “Thư ngỏ“ của 36 “trí thức“ hải ngoại “gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam“ .
BS.Trần Văn Tích



Sau khi đọc hết bức thư ngỏ được đề cập đến trong đầu đề bài viết hôm nay, tôi lướt nhanh qua tên họ những người tự xưng là “trí thức“ ký tên dưới bức thư. Làm công việc này tôi chú ý đến hai khía cạnh : xem có ai là đồng nghiệp không và xem có ai ở Đức không. Nếu không có tên tuổi nào thuộc hai thành phần này thì tôi cũng có chút vui mừng.

Thú thực khi xem danh tính ba mươi sáu người, từ trong tiềm thức, tôi vẫn nghĩ sẵn đến những anh em trong ngành y xưa nay hay có những hành động, lập luận “ngang dạ“ nên đã đọc sót anh Nguyễn Phúc Quế. Mãi đến khi anh Lưu Văn Tuấn và anh Nguyễn Lê Hiếu lưu ý tôi mới thấy mình sơ suất nhầm lẫn.


Nhận định về nguyên nhân, lý do thành hình bức thư, hầu như tất cả các anh chị em đều qui vào khía cạnh cao tuổi (chị Đỗ thị Nhuận : toàn thể đã bị bệnh già lú lẫn rồi), bệnh hoạn (anh Nguyễn Tài Mai :dementia/seizure disorders), biến chất (anh Tôn Thất Sơn : não bộ toàn là bã đậu, ngu xuẩn và hèn hạ).Trong số ba mươi sáu nhân vật ký tên bức thư ngỏ, tôi quen biết anh Doãn Quốc Sỹ nhiều nhất. Ngoài ra đối với vài vị tôi chỉ có chút tình sơ giao còn nhạt hơn nước lã : Thái Công Tụng, Lê Thanh Minh Châu, Phan Tấn Hải.Thoạt đầu tôi tưởng người chủ xướng việc viết bức thư là anh Doãn Quốc Sỹ vì thấy tên anh xếp trước tiên. Nhưng qua phỏng vấn của thông tín viên RFA, tôi được biết người đứng ra viết thư mời tham gia ý kiến (và mời ký tên) là Lê Xuân Khoa.Anh Doãn Quốc Sỹ chỉ giao du nhiều với tôi sau khi miền Nam mất.


Tôi ở khu Bàu Sen, hẻm Nguyễn Trãi, anh Doãn Quốc Sỹ ở bên kia đường Thành Thái, chỉ băng qua con lộ là đến nhà nhau. Anh Doãn Quốc Sỹ đến tôi nhiều hơn tôi đến anh vì tôi dầu sao cũng có công ăn việc làm sau khi đi tù về còn anh Doãn Quốc Sỹ thì dĩ nhiên chỉ biết nằm nhà. Khi chúng tôi rời nước thì anh Doãn Quốc Sỹ vẫn chưa đi được. Tôi nghe tin anh “tái khám“ (có nghĩa là vô khám lần nữa). Tôi cũng được biết anh viết chui và gửi lậu ra nước ngoài để in cuốn Đi, nói về tâm trạng người cha có con vượt biên. Đọc Đi người tinh ý biết ngay là anh Doãn Quốc Sỹ viết, do một vài chi tiết tự sự và nhất là qua văn phong quen thuộc của Chiếc chiếu hoa cạp điều, Khu rừng lau v.v.. ngày nào.


Từ khi anh Doãn Quốc Sỹ sang Hoa Kỳ tôi không hề liên lạc với anh, nay thấy tên anh đứng đầu bảng phong thần tôi rất ngỡ ngàng.Một số những vị ký tên khác tôi tuy không hề quen những chẳng lấy làm lạ. Họ vốn vẫn chủ trương đối thoại với trong nước, kể cả đối thoại với những tên lãnh tụ chóp bu của cộng sản. Nói đúng hơn, nếu có dịp được nói chuyện với những tên cộng sản đầu sỏ thì họ càng thêm mãn nguyện. Tuy nhiên trong thực tế và cho đến nay, họ không hề được chúng đếm xỉa đến. Trường hợp điển hình là ông Lê Xuân Khoa. Chính ông ta kể ra rằng mình đã tìm cách gặp gã cán bộ cao cấp này, tên đại sứ Việt cộng kia. Nhưng với cao hơn nữa thì ông Khoa chưa có dịp.

Trong quá khứ đã như thế thì nay ông Khoa có viết thư ngỏ gửi những kẻ được ông Khoa gọi là “các nhà lãnh đạo Việt Nam“ thì chỉ là chuyện đương nhiên.Tôi không nghĩ như chị Nhuận là toàn thể lú lẫn. Trịnh Hội còn trẻ hơn đa số chúng ta rất nhiều và anh ta dường như cũng không lú lẫn. Chắc cũng không đến nỗi là tất cả ba mươi sáu người ký tên đều bị rối loạn thần kinh hay mang tỳ vết tâm linh như anh Mai chẩn đoán.

Chất xám của toàn thể nhóm họ chắc cũng không phải là bã đậu tuốt tuột như anh Sơn đánh giá.Có một điều khá rõ trong nội dung thư ngõ : ngôn ngữ của họ không có tính chống-chống cộng (anti-anti-communism). Cũng khá rõ là họ có đường lối riêng trong bầu khí quyển sinh hoạt vừa tự do vừa hữu trách ở hải ngoại. Chúng ta cùng thấy điều này : có thể có người chủ trương hợp lưu, hoà hợp; có thể có người đề xướng đa nguyên, thông luận.

Tùy nơi, tùy lúc, tùy thành phần tập hợp v.v.., những ngòi bút quốc ngoại có khác nhau về khuynh hướng sáng tạo, về phương pháp biên khảo, về sách lược lập ngôn, cả về dự kiến chính thể nữa, nhưng động cơ cơ bản và mục đích cuối cùng của chúng ta vẫn là đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Mà cũng chẳng chỉ có người cầm bút.

Trước cảnh tai hoạ vô song đổ lên đầu dân tộc, mỗi người Việt lưu vong góp vào công cuộc cứu quốc được cái gì thì góp, kẻ bằng cánh tay, kẻ bằng hiện vật, kẻ bằng miệng lưỡi, kẻ bằng trang báo. Hầu như không có ngòi bút nào rời bỏ thế đứng chống đối đại hoạ độc tài đảng trị và cũng không có ai chấp nhận chính sách văn học chỉ huy.Trở lại với thư ngỏ. Tác giả của nó giải thích rằng “vì không phải là công dân sinh sống ở trong nước, chúng tôi không làm kiến nghị, mà lên tiếng bằng một hình thức thích hợp là thư ngỏ“.

Thư ngỏ đề gửi cho những tên chóp bu cộng đảng Việt Nam là hình thức thích hợp ư? Ông Vũ Quốc Thúc, anh Doãn Quốc Sỹ cũng đồng ý như vậy chăng? Hay hai chữ “chúng tôi“ chỉ dành cho ông Lê Xuân Khoa và một vài người khác (mà không có ít nhất hai người là ông Vũ Quốc Thúc và anh Doãn Quốc Sỹ?). Từ lúc nào những người tỵ nạn cộng sản thừa nhận những tên thủ lãnh cộng đảng là đối tượng xứng đáng để đối thoại?

Từ lúc nào chúng ta không còn nhìn chúng là những kẻ thuộc băng đảng cướp nước và bán nước? Tại sao không đơn giản gọi là Bản lên tiếng chẳng hạn?Về nội dung, thư ngỏ tỏ ra thiếu trí tuệ, kém thông minh. Cộng sản không bao giờ thèm nghe những kẻ dâng kiến nghị à la Trần Độ, nói chi đến à la Lê Xuân Khoa. Những người ký tên không phải là không rõ điều này, chính ông Lê Xuân Khoa cũng biết thế và cũng nói ra. Dẫu vậy, có lẽ họ vẫn tự cho mình có bổn
phận phải lên tiếng vì cần lên tiếng. Có thể họ nghĩ là họ có thành tâm thiện ý qua công bố thư ngỏ, vừa thoả mãn nhu cầu tinh thần, vừa đóng góp cho đại cuộc (!).Nhưng thực ra qua thư ngỏ, họ chỉ tự phủ nhận../.

No comments:

Post a Comment