Pages

Thursday, September 22, 2011

SƠN TRUNG * TRUNG LẬP VIỆT NAM



VẤN ĐÊ TRUNG LẬP VIỆT NAM

SƠN TRUNG

Trong đời sống chúng ta, từ " trung lập" được dùng đến nhiều lần. Có hai loại trung lập là trung lập về tư tưởng và trung lập về chính trị.

Trung lập về tư tưởng không phải là không có ý kiến gì, không có chủ trương gì. Đó là thái độ của kẻ ngu si. Trung lập về tư tưởng nghĩa là khách quan, khoa học, nhìn đúng sự vật, không thiên kiến, không cực đoan. nếu trung lập là theo tất cả các phe, kể cả hai phe đối lập , thế là ba phải. Một tờ báo hải ngoại giả danh đấu tranh dân chủ, giả danh chống cộng xưng danh là "quan điểm hai chiều" , đăng bài cả hai phe quốc cộng, thế mà có rất nhiều người theo đám này!

Trung lập về chính trị, có hai loại. Một loại thuộc cá nhân, một loại thuộc quốc gia. Trong trương hợp quan điểm mâu thuẫn, ta có nhiều thái độ. Một là dung hòa, hai là chọn một con đường, hoặc phe nào cũng được. Phe nào cũng theo đó là ba phải cũng như trung lập tư tưởng đã nói ở trên. Trường hơp này dùng danh từ trung lập là văn hoa để che đậy một thái độ nhu nhược hoặc ngu si, hoặc xu thời lúc phe này, lúc chạy theo phe khác, không có bản sắc.

Còn quốc gia trung lập là một vấn đề tối quan trọng cho sự sinh tồn của đất nước. Một quốc gia trung lập trong một cuộc chiến tranh là một quốc gia có chủ quyền tuyên bố trung lập với các bên tham chiến. Một quốc gia không tham chiến không cần phải là một quốc gia trung lập. Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trung lập được định nghĩa trong của Công ước Hague 1907. Một quốc gia trung lập dài hạn là một quốc gia có chủ quyền bị trói buộc bởi hiệp ước quốc tế để trở thành trung lập trước các bên tham chiến với các cuộc chiến tranh trong tương lai. Khái niệm về trung lập trong chiến tranh được định nghĩa rất eo hẹp và thường đưa ra những hạn chế cụ thể với bên trung lập để dành được quyền công nhận quốc tế về việc giữ vai trò trung lập.

Chủ nghĩa trung lập hay chính sách trung lập là một vị thế chính sách ngoại giao khi một quốc gia có ý định giữ vai trò trung lập trong các cuộc chiến tranh trong tương lai. Không liên kết là một cách thực thi của chính sách trung lập, ở đây cụ thể là việc tránh tham gia các liên minh quân sự. Một quốc gia có chủ quyền mà bảo lưu quyền trở thành một phe tham chiến nếu bị tấn công bởi một phe tham chiến khác trong chiến tranh được gọi là trung lập vũ trang (armed neutrality).

Trong trường quốc tế, chủ trương trung lập đã được nhiều lần nhắc nhở. Trong đệ nhất và đệ nhị thế chiến nước Thụy Sĩ chủ trương trung lập cho nên tránh được chiến tranh tàn phá.Đối với liên bang Thụy Sĩ, đó là sự khôn ngoan trong ngoại giao, biết cương nhu đúng lúc, và sự sáng tạo, năng động trong việc phát triển kinh tế đã biến quốc gia nhỏ bé nằm trên dãy Alps này thành thiên đường của sự thịnh vượng và bình an ngay cả khi thế giới lâm cảnh chiến tranh điêu tàn.


Trong chính trị, trung lập là thái độ khôn ngoan, khiến cho mình đứng ngoài mọi tranh chấp, khỏi bị thiệt hại. Làm sao mà được trung lập? Làm sao mà thoát khỏi liên lụy với các phe tranh chấp? Làm sao đứng ngoài các cuộc chiến tranh? Một là mình phải khôn ngoan, hai là phải mạnh, ba là phải có hoàn cảnh may mắn, thuận lợi. Nhưng không phải dễ! Khó lắm.

Trước cuộc chiến tranh lạnh tư bản cộng sản, trước xung đột Mỹ Nga, và xung đột Nga Hoa, Ấn Độ đã chọn đường lối trung lập. Phong trào không liên kết là một tổ chức quốc tế gồm các quốc gia tự xem mình là không thuộc hoặc chống lại bất kỳ khối cường quốc lớn nào. Phong trào này chủ yếu là chủ trương của Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, cựu tổng thống Ai Cập Gamal Abdul Nasser và chủ tịch Nam Tư Josip Broz Tito.

Tổ chức được thành lập tháng 4 năm 1955; đến năm 2007, nó có 118 thành viên. Mục đích của tổ chức như đã ghi trong Tuyên bố La Habana năm 1979 là đảm bảo "sự độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của các quốc gia không liên kết" trong "cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa thực dân kiểu mới, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và tất cả những hình thức xâm lược ra nước ngoài, chiếm đóng, chi phối, can thiệp hoặc bá quyền cũng như chống lại các đại cường quốc và chính sách của các khối". Họ đại diện cho gần hai phần ba thành viên Liên Hiệp Quốc và 55 phần trăm dân số thế giới, đặc biệt là những quốc gia được xem là đang phát triển hoặc thuộc thế giới thứ ba.

Về lý thuyết, trung lập là đúng giữa cuộc chiến tranh lạnh tư bản cộng sản. Và cái đám Phi liên kết hơn một trăm quốc gia này thật ra rất it quốc gia thật sự trung lập, thật sự phi liên kết, vì họ không nhận tiền Mỹ thì cũng nhận vũ khí Trung Cộng và cố vấn Liên Xô. Ấn Độ đã thiên về Nga, thiên về Cộng sản chứ không thực là trung lập. Egypt, Iran, Irac thân Nga chống Mỹ. Danh từ phi liên kết và chủ trương phi liên kết thực ra là Trung lập thiên cộng, là một tổ chức vệ tinh của cộng sản.

Sihanouk chủ trương Cambodia trung lập nhưng ông thường sang triều cống Trung Quốc , cho Cộng sản hoạt động trên đất Miên, ra sức chống Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Thật ra Sihanouk cũng như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Pol Pot có quyền làm đầy tớ Trung Cộng nhưng sao lại xưng là trung lập?

Trước 1954, Hồ Hữu Tường chủ trương trung lập, nhưng trung lập sao được khi ta bị cộng sản tấn công? Không theo Mỹ thì theo ai? Chống Mỹ để theo Cộng sản ư? Không lẽ Việt Nam có sức chống cả Trung Cộng, Việt Cộng và Mỹ? Có thể Hồ Hữu Tường thích Pháp hơn Mỹ, nhưng theo Pháp thì cũng không phải là trung lập. Sau Điện Biên Phủ, Pháp phải ra đi, không thể nhờ Pháp thì nhờ ai, nếu không nhờ Mỹ? Cái thế Nam Việt Nam lúc đó phải thế.

Sau 1963, Pháp biết Mỹ thương thuyết với Nga Hoa và sẽ rút khỏi Đông Dương nên Pháp muốn nhảy vào. Sau đệ nhị thế chiến, De Gaulle hậm hực với Mỹ và kéo lên một phong trào bài Mỹ tại Pháp và trên trường quốc tế. Sau 1962, Pháp ve vãn Ngô Đình Diệm và chính phủ Dương Văn Minh theo trung lập. Khoảng 1980, một nhóm người do Pháp thúc đẩy đã định lật đổ cộng sản Việt Nam. Pháp muốn trở lại Việt Nam nhưng thế yếu phải cộng tác với Trung Quốc theo chủ thuyết trung lập. nhưng trung lập đây là gì? Thực ra trung lập ở đây là một danh từ bịp bợm, một thứ trung lập theo Pháp và Trung Cộng ! Ôi bao người thuộc hai phe Quốc Cộng ngay cả Lê Duẩn và nhiều "đồng chí"đã bị giết, bị tù , bị chửi về chủ trương trung lập của mấy ông tây và mấy ông ba tàu này !

Tháng 9 năm 2010, giáo sư Vũ Quốc Thúc một kinh tế gia lại có tâm tư về chính trị Việt Nam đã kêu gọi Trung lập Việt Nam để tránh bị Trung Cộng xâm chiếm biển Đông và khỏi lệ thuộc Trung Cộng. Bài này đã được đăng trên BKBĐD154 tháng 9-2010, GS. VŨ QUỐC THÚC * TRUNG LẬP CHẾ

Như đã nói, trung lập là đường lối khôn ngoan, giúp ta đứng ngoài mọi tranh chấp nhưng trung lập rất là khó.
Theo định nghĩa, trung lập là không theo phe nào, phải đứng giữa hai phe, giữa các phe tranh chấp.
Bây giờ đây, giữa cuộc tranh chấp Mỹ và Trung Cộng, Việt Nam đứng ra ngoài, Việt Nam trung lập thì tốt. Nhưng trung lập sao được vì Trung Cộng xâm lược Việt Nam? TRung lập sao được khi Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh , Nông Đức Mạnh đã bán nước cho Trung Cộng?

Việt Cộng xưa nay theo Trung Quốc, làm sao bảo họ xa lánh Trung Cộng. Nếu Việt Cộng muốn trung lập mà Trung Cộng không chịu thì sao? Trung Cộng dùng áp lực kinh tế chính trị, quân sự thì Việt Cộng có trung lập được không, nhất là các tên Tổng bí thư đã cam tâm làm tay sai Trung Cộng. Còn chống Trung Cộng thì không thể gọi là trung lập. Nếu không muốn làm nô lệ, phải chống lại Trung Cộng thì một mình Việt Nam không đủ sức chống, cần phải liên minh với Úc, Nhật, Ấn, Mỹ. Và như vậy thì không thể nói là trung lập, là phi liên kết!

Thái độ của Việt Cộng hiện nay là đu giây giữa Mỹ và Trung Cộng không phải là trung lập. Đây là đu dây để lấy tiền Mỹ nhưng thực tế là thần phục Trung Cộng. Trong tâm can Việt Cộng, nhất là bọn chính trị bộ, theo Trung Cộng là chính yếu, bề ngoài làm ra vẻ thân Tây phương , bảo vệ độc lập, chủ quyền. Nếu cứ theo đà này thì Việt Nam sẽ bị thâu tóm, Việt Nam sẽ thành quận huyện của Trung Quốc.

Vậy phải làm sao? Phải thay đổi người và chính sách. Không thể tin cậy bọn cộng sản gian ác và độc tài và cùng những chính sách phản quốc hại dân, nghĩa là phải xây dựng một Việt Nam dân chủ, tự do. Và như vậy không phải là con đường trung lập.

Có lẽ một số chủ trương trung lập là vừa chơi với Mỹ và Trung Cộng . Chủ trương này không được vì Trung Cộng không cho ta trung lập, Trung Cộng coi Việt Nam là thuộc quốc, là nô bộc của Trung Cộng, phải tuân lệnh chủ, không có quyền độc lập, trung lập. Hoặc một số xin Việt Cộng lập chính phủ "hòa hợp hòa giải" để đoàn kết chống Trung Cộng? Việc này sẽ có lợi cho cộng sản và mấy tay cơ hội chủ nghĩa hải ngoại, già 80-90 mà còn tham muốn về làm quan, làm tướng, và làm tay sai cho Việt Cộng?

Thật ra chủ trương này cũng khó, vì cộng sản là độc tài, độc đảng, không nhường quyền lợi địa vị cho ai mặc dầu Lenin, Stalin cho rằng một anh đầu bếp cũng có thể làm tổng bí thư hoặc chủ tịch nhà nước của nhà nước cộng sản. Cộng sản chỉ thỏa hiệp khi họ yếu, nếu mạnh thì họ lấn lướt, sẵn sàng chém giết nhân dân để độc chiếm quyền lợi. Bài học Liên Xô Trung Quốc đã cho thấy Cộng sản thẳng tay giết đồng chí của họ huống hồ bọn "tay sai thực dân, đế quốc và bọn phản động"!

Nếu cộng sản ưng chịu thì cũng là trò lừa dối. Trong chiến tranh chống Phát xít, Tư bản và cộng sản bắt tay chống Phát xít cho nên phe Đồng Minh bắt Tưởng Giới Thạch ngồi chung với Mao và Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần ngồi chung với Hồ Chí Minh. It lâu sau, Quốc Cộng đánh nhau, rõ là mèo chuột không thể sống chung ngoại trừ trò bịp bợm của ông Đạo Dừa! Gương Mặt Trận Giải Phóng còn đó sao đã vội quên!

Hiện nay Mỹ không thể lập lại chính sách cũ, kêu gọi Quốc Cộng hợp tác, vì xưa tư bản và cộng sản hợp tác nên Quốc Cộng bắt tay nghe ra hợp lý (nhưng thực tế hoàn toàn sai lầm), còn nay Mỹ và Trung Quốc tranh chấp, làm sao bảo Quốc Cộng hợp tác khi mà Việt Cộng đa số vâng lệnh quan thầy Trung Cộng bán nước cầu vinh và phá hoại đất nước?

Phe Trung Quốc trong đảng rất mạnh, làm sao họ chấp thuận " diễn tiến hòa bình", có thể đồng ý đa đảng và chấp nhận "bọn tay sai Mỹ "vào chính quyền? Có thể một ngày kia họ giết sạch phe chống Trung Quốc thì những kẻ "tay sai đế quốc" e cũng tan xương nát thịt!


Nói tóm lại, chủ trương trung lập Việt Nam của Giáo Sư Vũ Quốc Thúc không rõ ràng và không thích hợp thực tế Việt Nam hiện nay. Chỉ có con đường dân chủ và giải phóng dân tộc mới chống được Trung Cộng, và như vậy không phải là Trung lập.

No comments:

Post a Comment