Pages

Thursday, September 22, 2011

TS NGUYỄN PHUC LIÊN * ĐÔNG EURO


KHỦNG HOẢNG VÙNG EURO

VÀ NHỮNG GIẢI QUYẾT

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 14.09.2011

Web: http://VietTUDAN.net

Trong suốt mùa Hè 2011, chúng tôi luôn theo rõi những Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế của hai đầu tầu Kinh tế Thế giới là Hoa kỳ và Liên Au. Điều quan tâm của chúng tôi không hẳn là những cái nạn xẩy ra cho hai đầu tầu này, mà chính là những hậu quả sẽ xẩy đến như tất yếu cho Trung quốc với một nền Kinh tế lệ thuộc vào hai đầu tầu. Chúng tôi quan tâm đến hậu quả này vì Trung quốc đang là kẻ thù không những xâm lăng Đất đai, Biển cả, mà còn xâm lăng Kinh tế Việt Nam.

Chúng tôi đã viết một bài dài với đầu đề BÃO TỐ CHỨNG KHOÁN 8/2011 ĐƯA ĐẾN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CHỆT và cập nhật nhiều lần bài này trong thời gian nghỉ Hè.

Hôm nay, chúng tôi đi riêng vào cuộc KHỦNG HOẢNG VÙNG EURO VÀ NHỮNG GIẢI QUYẾT bởi vì chính ngày hôm nay 14.09.2011, Hy Lạp đang đứng bên bờ vỡ nợ mà giải quyết không nổi thì có thể làm tan vỡ Liên Au, thậm chí hình ảnh chiến tranh quá khứ lảng vảng đe dọa. Nội dung chính của bài này là để trả lời cho những câu hỏi Phỏng vấn của Đài RFI (Radio France Internationale).

Nếu nguyên nhân Khủng hoảng đến từ nội tại Au châu, thì những giải quyết tự mình quyết định. Nhưng nếu nguyên nhân đến từ phía ngoài, nhất là từ Trung quốc, thì Liên Au phải có những Biện pháp đối với nguyên nhân ngoại tại này.

Chúng tôi khai triển bài này dưới những khía cạnh sau đây:

=> Tình hình Khủng hoảng Tài chánh trầm trọng Vùng Euro

=> Nguyên nhân chi tiêu đến vỡ nợ

=> Giải quyết cấp bách cho Hy Lạp bên bờ vỡ nợ

=> Nợ công đe dọa Ý-đại-lợi và thâm ý của Trung quốc

=> Những biện pháp chống xâm lăng Kinh tế Trung quốc tại Liên Au

Tình hình Khủng hoảng Tài chánh

trầm trọng Vùng Euro

Đây là cuộc Khủng hoảng bắt đầu từ nợ công và bùng lên ở các Thị trường Chứng khoán tại Liên Au cũng như Hoa kỳ từ cuối tháng 7, đầu tháng 8, rồi tiếp tục mỗi ngày mỗi mạnh cho đến nay. Cuộc Khủng hoảng Tài chánh năm 2008 bắt đầu từ Tín dụng Địa ốc rồi lan ra khắp Thế giới. Cả hai cuộc Khủng hoảng năm 2008 và năm 2011 bắt đầu từ nợ nần, nợ tư năm 2008 và nợ công năm 2011. Nợ tư hay nợ công đều là chi tiêu trên Tín dụng, nghĩa là Tiền tương lai, với những bấp bênh rủi ro thu nhập. Khi tư nhân hay nhà nước chi tiêu Tín dụng tương lai mà Kinh tế đi xuống không cung cấp đủ thu nhập để hoàn nợ, thì đó là khủng hoảng đi vào vỡ nợ.

Tại Hoa kỳ, cuối tháng 7, đầu tháng 8, Quốc hội và Hành pháp thảo luận sôi nổi về nợ công để rồi cuối cùng Tín dụng Hoa kỳ bị mất cấp AAA. Các Chỉ số Chứng khoán Mỹ mất giá. Ngày 4.08.2011, các Chỉ số Chứng khoán Au châu mất giá trầm trọng. Tính từ ngày 25.07.2011 cho đến ngày 4.09.2011, các Chỉ số Chứng khoán từ Au châu tới Hoa kỳ mất giá trung bình tới 12%.

Hai đồng Dollar và Euro cũng theo đó mà xuống sánh với những đồng tiền chính khác như đồng Yen của Nhật và đồng Franc của Thụy sĩ.

Việc mất giá Chứng khoán của Âu châu trở nên trầm trọng trong mấy ngày gần đây nhất khi mà nợ công của Hy Lạp đứng bên vực thẳm vỡ nợ và nợ công của Ý-đại-lợi chưa tìm được lối giải quyết. Tình trạng Khủng hoảng Vùng Euro trầm trọng đến nỗi người ta nghĩ đến loại trừ Hy Lạp ra khỏi vùng và Ý-đại-lợi có thể phải cầu cứu đến Trung quốc. Tình trạng khủng hoảng trầm trọng này đang sôi động. Các giới đầu tư đang nhìn vào cuộc đàm phán tay ba ngày hôm nay, 14.09.2011, giữa Thủ tướng Đức, Bà MERKEL, Tổng thống Pháp, Ông SARKOZY, và Tổng thống Hy Lạp, Ông PAPANDREOU. Cũng ngày hôm nay, Thủ tướng BERLUSCONI của Ý cũng phải sang Bruxelles để trình bầy về giải pháp cho nợ công của Ý.

Tình trạng đe dọa của vỡ nợ đặc biệt làm cho các Ngân Hàng, nhất là Ngân Hàng Pháp, xuống giá trung bình 15%. Những Ngân Hàng lớn của Pháp, như Crédit Agricole và Socíeté Générale, đã bị Moody’s hạ cấp Tín dụng xuống vì những Ngân Hàng này đứng trước nguy hiểm vỡ nợ của Hy Lạp. Theo nhật báo Tribune de Genève ngày 13.09.2011, Giới Ngân Hàng Liên Au báo động rằng sẽ thải tới 100'000 nhân viên.

Nguyên nhân chi tiêu đến vỡ nợ

Như trên chúng ta đã thấy: cuộc Khủng hoảng 2008 do việc vỡ nợ của Tín dụng Địa ốc, nghĩa là giới Tư nhân Hoa kỳ mua sắm nhà cửa mà cuối cùng không có đủ thu nhập để trả nợ; cuộc Khủng hoảng 2011 do việc các Nhà nước chi tiêu tích lũy Tín dụng quá nhiều mà Thuế thu không đủ để cân bằng Ngân sách.

Chúng tôi đã phân tích nhiều về chi tiêu Tín dụng tại Hoa kỳ. Đó không hẳn là do Tư nhân không biết tính toán, nhưng chính yếu là do Kỹ nghệ Ngân Hàng đã tạo ra những sản phẩm Tài chánh Tín dụng dễ dãi và cổ võ giới tư nhân chi tiêu. Mục đích của Ngân Hàng là bán những sản phẩm Tài chánh Tín dụng dễ dãi và cổ võ chi tiêu để Ngân Hàng thu vào lợi nhuân cao và dễ dàng. Chính vì vậy mà cuộc Khủng hoảng 2008 đã tàn phá các Ngân Hàng. Tỉ dụ Ngân Hàng Lehman Brothers sạt nghiệp.

Riêng về nợ công của các Nhà Nước, nhất là Liên Au, có những nguyên nhân chi tiêu tích lũy như sau:

=> Các Chính trị gia, nhất là khuynh hướng Xã hội Chủ nghĩa, trong những chục năm trường, đã chủ trương chi tiêu xã hội với mục đích lấy phiếu của số đông. Nhà nước phát hành những Công phiếu nhận nợ dài hạn để có tiền chi tiêu cho những vấn đề xã hội, chứ không phải là chi tiêu kinh tế nhằm thu lợi nhuận thực tiền bạc vào. Chi tiêu xã hội nhiều chỉ thu vào cái lợi có phiếu bầu cho mình, trong khi ấy chi tiêu kinh tế mới có lợi nhuận tiền bạc.

=> Khuynh hướng Xã hội tại Âu châu đã kéo dài mấy chục năm trường, cổ võ bảo hiểm sức khỏe do Nhà nước chịu, rút vắn giờ làm việc cho nhân công, đẩy mạnh những Nghiệp đoàn đấu tranh xã hội cho giới thợ thuyền.

=> Liên Au từ đầu thành lập đã từng tuyên bố rằng đó là một Tổ chức “Europe social” (Au châu Xã hội), nhấn mạnh đến những chi tiêu mang tính cách xã hội.

=> Giới Ngân Hàng và giới Bảo Hiểm mua những Giấy nhận nợ của Nhà nước để kiếm lời và được bảo đảm. Như vậy họ cung cấp dồi dào Tín dụng cho Nhà nước chi tiêu. Tình trạng ngày nay: giới Ngân Hàng Liên Âu, nhất là Pháp, tụt dốc cũng là do cung cấp quá nhiều Tín dụng cho Nhà Nước để rồi Nhà Nước bị đe dọa vỡ nợ. Trường hợp Hy Lạp là tỉ dụ điển hình.

Tiện nay, chúng tôi muốn nói thêm rằng những Chính trị gia đã chi tiêu xã hội quá nhiều để rơi vào tình trạng nợ công chồng chất. Khi nợ công sắp rơi vào tình trạng vỡ nợ, thì họ cuống cuồng đưa ra những Chương trình thắt lưng buộc bụng. Giới thợ thuyền, các Nghiệp đoàn đã quen với những chi tiêu xã hội dễ dãi, nay gặp phải những Chương trình thắt lưng buộc bụng, nhất là phải làm việc nhiều hơn, lương bị hạ thấp xuống, rồi thuế lại tăng cao, tất nhiên họ xuống đường phản đối những Chương trình ấy. Quen ăn uống ngon rồi, bây giờ phải chắt bóp ăn uống kham khổ, thì xuống đường biểu tình phản đối vậy.

Giải quyết cấp bách cho

Hy Lạp bên bờ vỡ nợ

Trong tháng 9 này, Hy Lạp phải trả nợ 8 tỉ Euro. Nếu không thanh toán, thì việc vỡ nợ sẽ bắt đầu từ tháng 10.2011. Đâu là những Giải quyết cho việc vỡ nợ cấp bách này ?

Trước cuộc Họp Quốc Hội Liên Au tại Strasbourg và cuộc Thảo luận tay ba Merkel-Sarkozy-Papandreou ngày hôm nay 14.09.2011, theo nhật báo Le Temps (Thụy sĩ) ngày 14.09.2011, những Chuyên gia Tài chánh/ Kinh tế, như Samy CHAAR (của Lombard Odier), Jan POSER (của Ngân Hàng Sarasin), Raoul RUPAREL (của Think Tank Open Europe), Jean PISANI-FERRY (của Think Tank Bruegel)… nghĩ đến 4 Giải quyết sau đây:

1) Giải quyết thứ nhất: Chương trình Cứu vớt mới từ Vùng Euro

Vùng Euro đã cứu Hy Lạp hai lần rồi: (i) 110 tỉ Euro vào tháng 5.2010 và (ii) 158 tỉ Euro vào tháng 7.2011. Cuộc Đàm phán tay ba hôm nay 14.09.2011 giữa Thủ tướng MERKEL, Tổng thống SARKOZY và Tổng thống PAPANDREOU có thể đưa đến việc Vùng Euro tiếp tục cứu vớt Hy Lạp lần thứ ba. Theo lời tuyên bố mới nhất của Bà MERKEL, thì việc tiếp tục cứu vớt Hy Lạp được định sẵn với ý chí không thể để một Hội viên của Liên Au ra khỏi vùng vì vỡ nợ.

Việc tiếp tục cứu vớt này đòi buộc cứng rắn Hy Lạp phải chấp nhận sự can thiệp của Liên Au vào những vấn đề chủ chốt Kinh tế, nguồn gốc của vỡ nợ.

2) Giải quyết thứ hai: Ngân Hàng Trung ương Âu châu in thêm lượng tiền

Ngân Hàng Trung ương Âu châu, qua Quỹ Ổn Định Tài chánh (FESF: Fonds Européen de Stabilisation Financìere), đã có 440 tỉ Euro, sẽ xin tăng thêm để mua những nợ công của Hy Lạp. Từ tháng 5.2010, Ngân Hàng Trung ương Âu châu đã mua 143 tỉ Euro nợ của Hy Lạp.

Nếu Ngân Hàng Trung ương Âu châu in thêm tiền và tiếp tục mua nợ của Hy Lạp, thì vùng Euro cũng cứng rắn đòi can thiệp trực tiếp vào Kinh tế Hy Lạp như với Giải quyết thứ nhất.

3) Giải quyết thứ ba: Hoạch định vỡ nợ của Hy Lạp trong trật tự

Việc vỡ nợ từng phần (faillite partielle) của Hy Lạp hầu như không thể tránh. Khi vỡ nợ từng phần của Hy Lạp được hoạch định rõ rệt, thì việc cứu vớt Hy Lạp sẽ tuần tự làm từng phần bởi vùng Euro. Đây là việc chia nợ tổng quát ra từng phần theo tính cách cấp bách hay không trong thời gian. Chia nợ ra từng phần để kiểm soát Chương trình thắt lưng buộc bụng có khả năng thu nhập từng phần như thế nào.

Giải quyết này đã có một tỉ dụ hữu hiệu là Thụy sĩ khi Chính quyền Liên Bang Thụy sĩ phải cứu vớt những mất mát ngân hàng trong cuộc Khủng hoảng năm 2008.

4) Giải quyết thứ tư: Hy Lạp ra khỏi vùng Euro

Hy Lạp ra khỏi vùng Euro và dùng lại đồng tiền riêng của mình là đồng Drachme. Với giải pháp này, đồng tiền Euro đỡ được gánh nặng phải kéo xuống. Hy Lạp sẽ có nhiều tự do để xoay sở với đồng tiền riêng của mình. Nhưng giải pháp này gặp những ngáng trở sau nay:

=> Về Pháp lý ký kết trong khuôn khổ Tổ chức Liên Au, vấn đề loại trừ một Hội viên rất khó khăn. Đối với vấn đề loại Hy Lạp ra khỏi Liên Au, ỦY BAN LIÊN ÂU tại Bruxelles đã tuyên bố rõ rệt “"Aucune sortie, ni expulsion de la zone euro n'est possible d'après le traité de Lisbonne" (Tin AFP 13.09.2011) (Không có việc ra khỏi, không có việc trục xuất xẩy ra được theo Hiệp ước Lisbone).

=> Các Hợp đồng Kinh tế, Thương mại, Ngân Hàng ký kết bằng Euro. Nay Hy Lạp phải hoàn nợ với đồng bạc phá giá của mình. Nền Kinh tế Hy Lạp sẽ không chịu đựng nổi.

=> Đứng về phương diện thực tiễn thanh trả trong Liên Au (không phải chỉ nguyên với những nước thuộc vùng Euro), phải tổ chức lại cả một hệ thống kỹ thuật như : máy điện tử, máy phân phối tự động tiền bạc, hệ thống trang bị tân tiến trong các ngân hàng… Đó là những chi tiêu tốn kém.

=> Hy Lạp phải quốc hữu hóa hệ thống Ngân Hàng, trong khi ấy, các Ngân Hàng, các Bảo Hiểm tại Hy Lạp phần lớn là những chi nhánh của các Ngân Hàng, Bảo Hiểm lớn của Âu châu (Pháp, Đức).

=> Khi Hy Lạp ra khỏi vùng Euro, người ta có thể chứng kiến hệ quả Domino bởi vì một số những nước khác của vùng Euro như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý-đại-lơi, thậm chí Pháp… cũng đang gặp cảnh nợ công chồng chất trầm trọng.

=> Từ nguồn gốc thành hình, Liên Au là một Tổ chức nhấn mạnh đến Chính trị, Văn hóa, Quân sự --tránh những Chiến tranh mà Âu châu đã phải trải qua như trong quá khứ --, chứ không phải chỉ nguyên về mục đích Tài chánh. Chỉ nguyên vì Tài chánh mà Liên Au để Hy Lạp ra khỏi với hậu quả Domino, thì đó là một thiệt hại lớn cho Khối Liên Au. Theo Samy CHAAR, chiến lược gia của Lombard Odier, thì việc ra đi của Hy Lạp với hậu quả Domino là “la déconstruction très couteuse de l’UE” (việc tan rã rất tốn kém của Liên Au).

Chúng tôi trình bầy 4 Giải quyết trên đây trước khi có Giải quyết dứt khoát phải quyết định do cuộc Đàm phán tay ba Merkel-Sarkozy-Papandreou và từ Quốc Hội Liên Au họp hôm nay tại Strasbourg liên quan đến đe dọa vỡ nợ của Hy Lạp vì hai lý do:

* Cho dù một Giải quyết dứt khoát nào được quyết định hôm nay đi nữa, thì hiệu quả của nó vẫn còn tùy thuộc Hy Lạp có thực hiện được những điều kiện đòi hỏi bởi vùng Euro hay không. Vùng Euro đã cứu vớt Hy Lạp hai đợt rồi, nhưng những điều kiện đặt ra cho Hy Lạp vẫn chưa thực hiện đứng đắn. Dân chúng Hy Lạp vẫn phản kháng mạnh những Chương trình thắt lưng buộc bụng từ Chính phủ.

* Ngoài trường hợp Hy Lạp, còn những nước khác mang nợ công chồng chất và có thể đi đến tình trạng như Hy Lạp. Những đề nghị các Giải quyết trên đây có thể sẽ được được áp dụng vì đó là những đề nghị Giải quyết đi vào căn bản của vấn đề nợ công chứ không phải là những Giải quyết có tính cách giai đoạn để chận đứng cái hậu quả nhất thời của nợ nần hiện ra.

Tối hôm nay 14.09.2011, các Đài Truyền hình TSR1 (Thụy sĩ), TF1 (Pháp), A2 (Pháp) đưa tin và bình luận về những Giải quyết từ cuộc đàm phán tay ba Merkel-Sarkozy-Papandreou và từ cuộc họp Quốc Hội Liên Aâu tại Strasbourg:

1) Thủ tướng MERKEL và Tổng thống SARKOZY đồng quyết định TIẾP TỤC CỨU VỚT Hy Lạp và nhấn mạnh ý chí không để cho Hy Lạp ra khỏi vùng Euro vì vỡ nợ. Cái ý chí này đặt nặng trên vấn đề BẢO VỆ đồng Euro và Vùng Euro, một Tổ chức đã được xây dựng tốn kém trong nhiều năm. Tổng thống Hy Lạp PAPANDREOU cũng hứa cứng rắn thực hiện Chương trình thắt lưng buộc bụng theo đòi hỏi của vùng Euro.

2) Chủ tịch ỦY BAN LIÊN AU cũng chính thức tuyên bố ở cuộc Họp Quốc Hội tại Strasbourg việc thành lập Công Phiếu Euro (Euro Bonds/ Euro-Obligations) với Lãi suất hạ. Liên Au đứng ra nhận nợ qua Euro Bonds và những nước mang nợ nần có thể vay lại.

Cả hai quyết định trên đây đều trong ý chí bảo vệ Tổ chức Liên Au về Tài chánh.

Nợ công đe dọa Ý-đại-lợi

và thâm ý của Trung quốc

Trung quốc, qua vụ bắt tù Ông Ai WEIWEI, đã bị Liên Au lên tiếng công kích mạnh về Nhân Quyền. Cuối tháng 6.2011, ÔN GIA BẢO đi một vòng Âu châu như giải độc, đồng thời mang tới những “quà tặng“ trong lúc Liên Au đang trong vòng nợ công chồng chất.

Ôn Gia Bảo tuyên bố như yêu cầu Liên Au phải tôn trọng Trung quốc. Tại Bá Linh (Tin AFP 28.06.2011), ông nói : "La Chine respecte le système politique et le modèle de développement choisis par les citoyens de l'UE. En échange nous attendons le respect par l'UE de notre souveraineté, notre intégrité territoriale et des choix autonomes du peuple chinois". (Trung quốc tôn trọng hệ thống chính trị và mẫu phát triển được chọn lựa bởi dân chúng Liên Au. Để bù lại, chúng tôi chờ đợi sự tôn trọng bởi Liên Au về chủ quyền, về vẹn toàn lãnh thổ và về những lựa chọn độc lập của nhân dân Trung quốc).

Trong lúc Liên Âu nợ nần, Ôn Gia Bảo đã tặng những quà sau đây bằng ký những Hợp Đồng:

* Hợp đồng với Đưc : 15 tỉ Euro

* Hộp dồng với Anh: 1.5 tỉ Euro

* Mua nợ Hung Gia Lợi và một số nước Nam Âu

Trung quốc, ngay từ Khủng hoảng 2008, nhất là Khủng hoảng nợ nần 2011 làm giảm hẳn Mãi lực của hai Thị trường lớn Hoa kỳ và Liên Au, rất sợ những Biện pháp Che chở Thương mại (Mesures Protectionnistes commerciales) vì Kinh tế Trung quốc lệ thuộc vào hai đầu tầu Kinh tế này để xuất cảng. Chính vì vậy, nhân dịp Liên Au khủng hoảng nợ nần, Trung quốc muốn đục nước béo cò bằng cách đặt đầu cầu xuất cảng tại Liên Au :

=> Mua những cổ phần tại những Công ty Âu châu để những hàng « Made in China « được mang tên «Made in Europe«. Qua những Công ty này, Trung quốc có thể xuất cảng hàng của mình.

=> Mua những nợ công của những nước bị đe dọa vỡ nợ. Đây cũng là một thâm ý mà chính những nhà Tư bản đỏ Trung quốc muốn chạy vốn ra nước ngoài, chứ không muốn giữ tại chính Trung quốc.

Vì cuộc Họp của một Tổ chứ Đầu tư lớn của Trung quốc tại Roma trong tuần vừa rồi, người ta dự đoán rằng Trung quốc có thể mua một số nợ của Ý. Theo tin AFP, đăng lại trong nhật báo LE TEMPS (Thụy sĩ ) ngày 14.09.2011, dưới đầu đề LA DETTE ITALIENNE POURRAIT DEVENIR CHINOISE (Nợ của Ý có thể trở thành nợ của Tầu), tác giả đã trích lời của Kinh tế gia Yin ZHENTAO cho thấy thâm ý mua nợ của Trung quốc : « Pékin pourrait profiter du bas prix des obligations italiennes pour investir en vue de renforcer sa présence en Europe« (Bắc kinh có thể lợi dụng giá rẻ của những công phiếu Ý để đầu tư nhằm tăng cường sự hiện diện của mình tại Au châu)

Liên Au không thể không hiểu thâm ý này sẽ gây nhiều rắc rối cho Liên Au. Chính vì vậy mà, theo Tin của Đài Truyền Hình EURONEWS đêm 13.09.2011, Ý-đại-lợi đã chính thức lên tiếng cải chính tin đồn rằng Ý đã viết thư yêu cầu Trung quốc mua nợ (Rumeur démentie par Rome).

Chúng tôi viết thêm hai chú thích dưới đây về tình trạng nợ công của Ý-đại-lợi:

* Quốc Hội Ý họp hôm nay 14.09.2011 và bỏ phiếu THUẬN cho Chương trình thứ hai Thắt lưng buộc bụng do Chính phủ BERLUSCONI đề nghị.

* Theo phân tích của Kinh tế gia trưởng của Ngân Hàng UBS Thụy sĩ, thì nợ công của Ý-đại-lợi không đến nỗi trầm trọng vì trên 50% nợ công là do chính người Ý làm Chủ nợ, nghĩa là nợ công của Ý không làm mất Độc lập Tài chánh của chính nước Ý.

Những biện pháp chống

xâm lăng Kinh tế Trung quốc tại Liên Au

Trong một đoạn trên, khi nói về nguyên nhân chi tiêu đến vỡ nợ, chúng tôi chỉ đề cập đến nguyên nhân nội tại của các Chính quyền mỗi nước và nói đến “Europe sociale“ (Au châu xã hội), nghĩa là việc thiên trọng những chi tiêu xã hội mà không đặt nặng chi tiêu mang tính cách Kinh tế. Câu tục ngữ Kinh tế: “Làm tiền đã khó, mà tiêu tiền còn khó hơn“. Thực vậy, trước khi tiêu một đồng tiền, phải tính toán xít xao cái lợi thu vào bao nhiêu, rồi mới tiêu tiền. Đó là chi tiêu Kinh tế. Lấy hình ảnh Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thì chúng ta dễ hiểu nguyên nhân này. Nhà nước bỏ tiền ra cho các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh tiêu xả láng mà các Tập đoàn này không tính toán kỹ số lợi thu vào, nên các Tập đoàn mang nợ nần sập tiệm.

Các Chính quyền Aâu châu trải qua nhiều chục năm chi tiêu xã hội để nợ nần chồng chất. Đó là lý do mang tính nội tại.

Còn những nguyên nhân ngoại tại đưa đến vỡ nợ Kinh tế Liên Au. Chúng tôi muốn nói đến nguyên nhân chính yếu đến từ Trung quốc. Đó là:

=> Từ ngày Trung quốc vào Tổ chức Mâu dịch Thế giới (WTO/OMC) đầu thế kỷ này, hàng hóa Trung quốc tràn lan sang Thị trường Aâu châu để cạnh tranh và giết chết những hàng hóa sản xuất tại nội địa Aâu châu, nhất là những hàng hóa “low tech“ thường dùng hàng ngày cho đại đa số quần chúng. Những nước miền Nam Aâu châu như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha bị hàng Tầu cạnh tranh quyết liệt. Việc cạnh tranh này đã giết chết một số ngành nghiệp. Do đó sự thu nhập thuế của Nhà Nước từ những ngành nghiệp này giảm hẳn xuống đưa dần đế chênh lệc chi tiêu và thu nhập của Nhà Nước.

=> Những Công ty Liên quốc gia (Multinationales) của chính Aâu châu lại tiếp tay cho Trung quốc thực hiện việc xâm lăng Kinh tế này. Các Công ty chuyển những đơn vị sản xuất sang Trung quốc để lợi dụng lương công nhân rẻ mạt nhằm hạ Giá thành sản xuất và do đó tăng Lợi nhuận khi mang hàng từ Trung quốc về Aâu châu bán với Giá cao theo mức sống Mãi lực Aâu châu. Chính những Công ty này đã tiếp tay cho Trung quốc xâm lăng Kinh tế, làm kiệt quệ túi tiền của dân chúng và do đó của các Nhà Nước. Khi dân chúng thất nghiệp, kiệt quệ túi tiền, thì Nhà nước lại phải tăng chi tiêu xã hội để hỗ trợ dân nghèo thất nghiệp. Chi tiêu xã hội của Nhà Nước tăng, mà thu nhập thuế khóa từ dân nghèo không thực hiện được, thì dần dần đi đến vỡ nợ. Chính những Công ty này tiếp tay cho xâm lăng Kinh tế Trung quốc để làm cho nợ công của Nhà Nước tích lũy trầm trọng. Những Công ty mang phần trách nhiệm về tình trạng Khủng hoảng nợ công hiện nay.

Những Giải quyết cho tgình trạng Khủng hoảng nợ công lúc này không phải chỉ nguyên bằng những Chương trình Thắt lưng buộc bụng nhắm vào nguyên nhân nội tại của từng nước, mà còn phải có những biện pháp chống lại những nguyên nhân ngoại tại, điển hình là việc xâm lăng Kinh tế đến từ Trung quốc trực tiếp hay gián tiếp qua sự tiếp tay của những Công ty Liên quốc gia. Chúng tôi nghĩ đến những biện pháp sau đây:

* Những Biện pháp Che chở Kinh tế

Chúng ta vẫn chuộng Tự do mậu dịch (Libre échange). Nhưng khi bị yếu sức đi đến kiệt quệ, thì ai cũng có quyền Tự vệ. Những Biện pháp Che chở Kinh tế/Thương mại (Mesures protectionnistes économiques/ commerciales) là quyền Tự vệ khi tự mình yếu sức đi, nhất là khi người khác muốn diệt mình. Đây là những Biện pháp ngăn chặn xâm lăng hàng hóa đến từ Trung quốc. Chúng tôi còn nhớ vào những năm 2002, Trung quốc cho tràn lan vào Liên Aâu những hàng may mặc, dệt, da dầy làm cho những nước như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nhà, ngay cả Pháp, bị điêu đứng. Liên Au đã khiếu nại một cách yếu ớt vì một số nước Kỹ nghệ Au châu còn hy vọng bán máy móc cho Trung quốc. Liên Au chia rẽ và không quyết liệt. Lúc này, trong tình trạng Khủng hoảng nợ nần và Thất nghiệp tăng vọt, Liên Au có thể đoàn kết đưa ra những Biện pháp Không giá biểu (Mesures Non-tarifaires) để ngăn chặn hàng Trung quốc. Những Biện pháp Không Giá biểu có thể được biện minh vì những lý do như: hạn định số lượng (contingentement/quotas), vệ sinh (hygiène) chống hàng độc hại …

* Chuyển những đơn vị sản xuất linh kiện từ Trung quốc về Liên Au

Những nước miền Nam Liên Au thất nghiệp trầm trọng. Những nước thuộc vùng Đông Au có cả một khối người sẵn sàng nhận mức lương thấp. Yêu cầu những Công ty Liên quốc gia chuyển những đơn vị sản xuất linh kiện từ Trung quốc về những vùng này. Khi quan sát hàng hóa trên các Siêu thị hiện nay, chúng tôi đã nhận thấy một số hàng hóa thường dùng đề là “Made in Italy, in Spain, in Roumania, in Poland... “, chứ không nhan nhản “Made in China“ như trước đây nữa. Một số Công ty Liên quốc gia đã ý thức về việc này. Nếu tính toán Kinh tế, những Công ty Liên quốc gia Aâu châu cũng phải biết rằng nếu cứ sản xuất bên Tầu để mang về moi móc từng đồng xu của dân Aâu châu để Aâu châu kiệt quệ, thì những Công ty đó không còn mãi lực của dân chúng để bán hàng nữa.

Nếu các Chính quyền chi tiêu để giải quyết Thất nghiệp, nghĩa là làm tăng Mãi lực của dân chúng, mà lại để tự do cho Tầu trực tiếp hoặc những Công ty Liên quốc gia tiếp tay Tầu, đến moi móc từng xu của Mãi lực dân chúng mang về Tầu, thì đó là nghịch lý ngu xuẩn vậy.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 14.09.2011

Web: http://VietTUDAN.net

No comments:

Post a Comment