Pages

Wednesday, September 7, 2011

VIỆT NAM & THẾ GIỚI





Chê Tướng Hưởng khen Tướng Tô Lâm'
Cập nhật: 12:28 GMT - thứ hai, 5 tháng 9, 2011

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng (trái) bắt tay quan chức Mỹ gồm Đại sứ nhiệm kỳ trước, Michael Michalak (giữa) và Scot Marciel, trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Đông Á - Thái Bình Dương hồi tháng 2/2010.

Điện tín rò rỉ từ Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đánh giá thấp hiểu biết của Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng về Hoa Kỳ khi còn tại chức nhưng tỏ ra khen ngợi một vị tướng khác, hiện là thứ trưởng công an.

Cựu Phó Đại sứ Virginia Palmer nhận xét sau buổi ăn tối với Tướng Hưởng hôm 8 tháng Hai năm 2010.

Đại sứ Michael Michalak, người nay đã mãn nhiệm, cùng dự cuộc gặp mà phía Việt Nam còn có Tướng Tô Lâm, khi đó là Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh và nay là Thứ trưởng Công an.

Phần nhận xét về cá nhân ông Hưởng của điện tín ngoại giao đánh đi từ Hà Nội hôm 12 tháng Hai năm 2010 có đoạn:

"Sự phân tích của ông Hưởng về các chính khách Hoa Kỳ và "các thế lực chống Việt Nam" cho thấy sự thiếu hiểu biết về hệ thống của Hoa Kỳ và phân tích rất kém cỏi.

"Ông [Hưởng] cũng thừa nhận rằng trước ông đã từng nghĩ Đại sứ [Hoa Kỳ] chỉ giải quyết những vấn đề như nhân quyền và không hiểu rằng đại sứ đóng vai trò đại diện cho Tổng thống và là người phụ trách tất cả các vấn đề liên quan tới quyền lực quốc gia của Hoa Kỳ ở một nước, trong đó có cả lĩnh vực tình báo và quốc phòng."

Trong phần cuối, điện tín cũng cho thấy đánh giá của họ về Bấm Tướng Tô Lâm, người cùng dự bữa ăn tối.

Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ nói Tướng Lâm là người thường có mặt trong các cuộc gặp với phía Đại sứ quán Hoa Kỳ và nhận định:

"Ông Lâm cũng là nhân vật cứng rắn, nhưng thông minh và quan tâm tới việc tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực."

Điện tín cũng nói ngay trước bữa ăn tối, phía công an Việt Nam thông báo việc ông Lâm sẽ sớm được thăng hàm Trung Tướng và sẽ được cử giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh.

Trung Tướng Lâm được phong chức Thứ trưởng Công an hồi tháng Tám năm nay.

'Thuộc địa' của Trung Quốc

Đại sứ quán Hoa Kỳ nói trong điện tín rằng Bấm Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng mời Đại sứ Michalak và cố vấn cao cấp của đại sứ tới buổi ăn tốisau khi đã nhiều lần phớt lờ các đề nghị gặp mặt của phía đại sứ quán.

Điện tín viết: "Trong suốt bữa ăn kéo dài hai giờ, ông Hưởng nhắc tới ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, nói rằng những hợp đồng kinh doanh không ràng buộc của Trung Quốc đã khiến tạo ra điều có thể coi là sự thuộc địa hóa Miến Điện, Lào, Thái Lan và Campuchia cũng đang ngày càng [theo hướng như vậy].

Ông cũng nhắc:

"Hoa Kỳ đã "đi sau" trong trao đổi kinh tế và ngoại giao ở Châu Á và nhiều nước trong khu vực đã "mất niềm tin vào Hoa Kỳ" trong khi Trung Quốc đang lấp khoảng trống [mà Hoa Kỳ tạo ra].

"Ông Hưởng có vẻ chấp nhận bình luận của Đại sứ rằng Hoa Kỳ đang mở rộng quan hệ với ASEAN nhưng rõ ràng [ông Hưởng] muốn đánh giá sự sẵn sàng của Hoa Kỳ trong việc cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng."

"Ông Hưởng có vẻ chấp nhận bình luận của Đại sứ rằng Hoa Kỳ đang mở rộng quan hệ với ASEAN nhưng rõ ràng muốn đánh giá sự sẵn sàng của Hoa Kỳ trong việc cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng."

Điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ từ Hà Nội

Trong một cuộc gặp với phía Hoa Kỳ hồi năm 2008 mà Bấm BBC đã đưa tin dựa trên điện tín rò rỉ qua Wikileaks, Tướng Hưởng cũng đã than phiền về chuyện Hoa Kỳ không ủng hộ Việt Nam trước đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Còn trong cuộc gặp hồi đầu năm 2010, Tướng Hưởng được trích lời nói rằng Việt Nam từng chỉ xem quan hệ quốc tế là quan trọng khi nó giữ được sự ổn định của xã hội (và của Đảng Cộng sản -chú thích của Đại sứ quán Hoa Kỳ) nhưng quan hệ với Hoa Kỳ đã đóng vai trò quan trọng để Việt Nam nhìn thấy ý nghĩa lớn hơn của quan hệ quốc tế.

Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng nhận xét trong điện tín rằng họ "cảm nhận được mong muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, một phần vì lợi ích kinh tế của quan hệ song phương, nhưng chủ yếu là cách để cân bằng vai trò khu vực ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc".

'Cứng rắn về nhân quyền'

Điện tín mà người ký tên là Phó đại sứ, bà Virginia Palmer nói ông Hưởng đã bác bỏ những lo ngại của Hoa Kỳ về nhân quyền:

"Chẳng hạn, khi Đại sứ nêu vụ LS Lê Công Định, ông Hưởng giơ tay lên và nói "Tôi sẽ không nghe đâu. Anh ta [tạm dịch từ chữ 'He' của tiếng Anh - không rõ ông Hưởng dùng từ gì] là công dân Việt Nam."

"Ông Hưởng phản đối các tuyên bố của phương Tây chỉ trích một loạt vụ kết án gần đây và coi đó là 'can thiệp vào công việc nội bộ' của Việt Nam.

"Khi Đại sứ bày tỏ lo ngại về sức khỏe xấu đi của Cha (Nguyễn Văn Lý), ông Hưởng tuyên bố (không thành thực) rằng ông không biết và nói một cách giễu cợt, "Tôi có thể nói với quý vị rằng ông ấy sẽ được các cơ quan hữu quan chăm sóc. Tôi không có thông tin gì thêm về người được gọi là Cha Lý."

Vẫn phần điện tín của bà Palmer ghi lại:

Các điện thư được tiết lộ bởi Wikileaks cho thấy Hoa Kỳ đánh giá kỹ nhiều nhân vật quan trọng của Việt Nam và các nước khác

"Đại sứ nói rằng bất chấp mong muốn của chúng ta về mối quan hệ song phương chặt chẽ hơn, tình trạng nhân quyền thấp kém ở Việt Nam hạn chế khả năng thúc đẩy [quan hệ] trong nhiều lĩnh vực."

Trong cuộc gặp hồi năm 2008 với phía Hoa Kỳ, Tướng Hưởng cũng từng đề nghị Đại sứ quán báo trước cho công an Việt Nam và chính quyền địa phương mỗi khi họ muốn có các cuộc gặp "nhạy cảm".

Ông Hưởng nói việc các quan chức ngoại giao của Hoa Kỳ gặp gỡ những nhân vật bất đồng chính kiến của Việt Nam "khuyến khích các hoạt động bất hợp pháp và thể hiện sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho các hoạt động chống lại nhà nước."

Trước đó trong cuộc gặp hồi tháng Ba năm 2005, Tướng Hưởng cũng cảnh báo Đại sứ quán Hoa Kỳ không nên gặp gỡ bí mật với những nhân vật "cực đoan" như ông Trần Khuê ở thành phố Hồ Chí Minh hay gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Khi đó ông Hưởng cũng đề nghị chính phủ Mỹ "có hành động đối với các nhóm "thù địch" ở Hoa Kỳ gồm có các ông Kok Ksor, Võ Văn Ái, Nguyễn Hữu Chánh và đảng Việt Tân.

Bấm Báo chí Việt Nam cũng từng đưa tin về cuộc gặp của ông Hưởng với Đại sứ Michalak và Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Scott Marciel hồi tháng 2/2010 khi ông Hưởng nhắc lại quan điểm của mình về quan hệ song phương.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định xử những nhân vật đấu tranh dân chủ hoặc vận động nhân quyền.

Nay không còn là thứ trưởng nhưng ông được bổ nhiệm làm Phái viên của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề An ninh Tôn giáo, theo các trang web của ngành công an Việt Nam.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/09/110905_more_wikileaks_general_huong.shtml



Cuộc biểu tình chống TQ lần 11 đã diễn ra như thế nào?
2011-08-21

Sáng hôm nay Chủ nhật 21-8, cuộc biểu tình thường lệ tại Hà Nội vẫn diễn ra, bất kể lệnh cấm của UBND thành phố đưa ra 3 ngày trước đây.

Courtesy Danlambao

Công an, an ninh bắt những người biểu tình chống TQ lên xe buýt tại Hà Nội sáng 21-08-2011.


Cưỡng chế thô bạo

Từ Hà Nội, TS Nguyễn Xuân Diện cho chúng tôi biết những diễn tiến của công an khi họ cô lập, bắt giữ và giải tán đoàn người biểu tình.

TS Nguyễn Xuân Diện: “Sáng nay ở Hà Nội trời mưa, có những lúc mưa rất là nặng hạt, và TP. Hà Nội đã triển khai 4 cái sân khấu ngoài trời ở Nhà Hát Lớn, ở Tượng đài Lý Thái Tổ, ở Tượng đài Cảm tử cho tổ quốc quyết sinh và Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Cuộc biểu tình chỉ diễn ra được khoảng độ 15-20 phút thì cảnh sát đã cho những xe ô-tô-buýt đến và cưỡng chế mọi người lên, những hình ảnh đưa lên mà chúng tôi trông thấy thì cho thấy rằng việc cưỡng chế này cũng khá là thô bạo.

TS Nguyễn Xuân Diện

Vào lúc 8 giờ 50 phút, tức là 9 giờ kém 10 phút, thì cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra với những khẩu hiệu - lời hô rất là vang dội, nhưng mà chỉ ít phút sau, mà có lẽ theo như một người tham gia cuộc biểu tình này nói là cuộc biểu tình đó chỉ diễn ra được khoảng độ 15-20 phút thì cảnh sát đã cho những xe ô-tô-buýt đến và cưỡng chế mọi người lên.

Lần này thì không có cái cảnh 4 người khiêng một người như là con lợn giống như hôm 17 tháng 7 n hưng mà cũng phải 5-7 người tập trung vào cưỡng chế 1 người. Tại những hình ảnh đưa lên mà chúng tôi trông thấy thì cho thấy rằng việc cưỡng chế này cũng khá là thô bạo.

Sau khi mọi người lên ô-tô-buýt ở chuyến xe đầu tiên là khoảng độ 19 người. Người ta cho xe chạy lòng vòng đến trước cửa của tòa nhà ngân hàng thành phố, tức là đàng sau Tượng đài Lý Công Uẩn, rồi chạy ra phía Bệnh viện St.Paul, rồi lại chạy về Hàng Tre, cuối cùng mới chạy ra Mỹ Đình và an trí mọi người ở Mỹ Đình.

Ít lâu sau thì có xe chở riêng 2 người là Nguyễn Tiến Nam và Trịnh Hữu Long đi, mà theo tôi được biết thì ra quận Hoàn Kiếm, và cứ để họ ở trên đường như vậy cho đến bây giờ.

l3-250
Chị Bùi Minh Hằng (áo đen) cùng những người biểu tình chống TQ sáng 21-08-2011 tại Hà Nội dù bị bắt đưa lên xe buýt vẫn tiếp tục biểu tình phản đối TQ. Courtesy Danlambao.
Vào lúc 11 giờ rưỡi, những người dân và những bạn bè của họ, người nhà đã mang đồ đến để tiếp tế cho đoàn biểu tình đang bị nhốt giữ ở trong đồn công an Mỹ Đình, mà theo tôi biết thì trong buổi sáng nay Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh - Giám đốc Công an TP.Hà Nội có đến chỗ đó.

Sau đó thì mọi người đề nghị tiếp tế đồ ăn vào vì đã đến giờ trưa rồi, nhưng mà cảnh sát đứng ở khu vực trước cửa rất là đông và không cho ai vào hết.

Đến giờ ăn và đói như vậy rồi và người ở trong cũng có nhắn tin ra rằng rất là đói và khát vì rằng không có nước uống. Thế là anh Nguyễn Trí Đức cũng có nói với công an là cho phép đưa người mang đồ ăn vào, nhưng mà cơ quan công an vẫn kiên quyết không chấp nhận điều này.

Mọi người đề nghị tiếp tế đồ ăn vào vì đã đến giờ trưa rồi, nhưng mà cảnh sát đứng ở khu vực trước cửa rất là đông và không cho ai vào hết. Đến giờ ăn và đói như vậy rồi và người ở trong cũng có nhắn tin ra rằng rất là đói và khát vì rằng không có nước uống.

TS Nguyễn Xuân Diện

Hôm nay có 2 người là anh Lã Việt Dũng và chị Trịnh Kim Tiến thì không đi biểu tình nhưng mà có đi ngang qua khu vực đồn công an đó thì công an đã tiếp cận và yêu cầu anh chị ấy vào đồn để kiểm tra giấy tờ. Hai người đều có mang mũ bảo hiểm, xe máy thì đã bị giữ, còn hai người ở trong đồn một lúc thì được ra khỏi cửa đồn. Chị Trịnh Kim Tiến nói rằng ở trong đồn không có nước uống.

Vào khoảng 1 giờ rưỡi thì công an đã cưỡng chế yêu cầu các quán nước ở chung quanh đóng cửa và xua đuổi người ở bên ngoài đồn công an Mỹ Đình đi ra khỏi khu vực đó.

Có một số người tranh luận lại thì lập tức bị công an lại tiếp tục đưa vào đồn. Đó là chị Vũ Thị Hội và anh Vũ Quốc Ngữ. Anh Vũ Quốc Ngữ thì đã bị túm tóc lôi vào đồn, còn chị Vũ Thị Hội thì bị bẻ quặt tay ra đàng sau và bị đẩy vào đồn.

Một ít phút sau, vào khoảng 1 giờ 40 phút trưa nay tôi trông thấy có một cái xe, giống như xe bắt tội phạm đấy, tại ngã tư ở trước cửa đồn Mỹ Đình, người ta đã cưỡng chế anh ấy lên cái xe bít bùng đó và đưa đi vào trong đồn công an.

Vào lúc 4 giờ kém 5 phút, tức là 3 giờ 55 phút chiều nay thì người đầu tiên được thả ra khỏi đồn và họ có gọi điện nói rằng mọi người vẫn đang tiếp tục còn làm việc và làm các bản khai. Những người đã bị đưa vào trong đó thì sau khi được nghe công an làm việc và phổ biến chính sách cho từng nhóm hai ba người thì họ kiên quyết không ký vào cái giấy gọi là "Bản ghi lời khai" và họ chỉ chấp nhận ghi là "Biên bản làm việc".

l8-250
Công an chìm bắt những người biểu tình chống TQ tại Hà Nội sáng 21-08-2011. Courtesy Danlambao.
Người phụ nữ đầu tiên được thả ra có nói với tôi rằng có một anh lập biên bản với chị thì ghi chữ "cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam" thì lại không viết hoa, thì chỉ nói rằng câu này là dòng tên của tổ quốc mà anh không tôn trọng tổ quốc như thế này thì chúng tôi không thể làm việc với anh được. Sau đó công an phải bỏ tờ giấy đó và viết lại.

Cho đến giờ này tại công an Mỹ Đình thì chúng tôi không biết là đã có ai được thả ra ngoài chưa, nhưng mà ở đồn công an quận Hoàn Kiếm thì anh Nguyễn Quang Thạch hiện nay đang bị giữ ở trong đồn đó cùng với 5 người khác nữa.

Nói tóm lại, cuộc biểu tình yêu nước - chống Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông - sáng nay diễn ra ở Hà Nội thì vẫn thể hiện một tinh thần của người dân Việt Nam yêu nước, là họ rất hiểu rõ việc của họ làm và họ hiểu rõ rằng không có một thế lực thù địch nào có thể lợi dụng hoặc là kích động được họ làm việc xấu, mà họ chỉ có một tấm lòng bày tỏ lòng yêu nước của họ trong lúc Trung Quốc ngày càng có những hành động gây hấn đối với Việt Nam, với ngư dân Việt Nam tại Biển Đông.”

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/report-hn-demonstrate-site-ml-08212011175519.html


Bauxite - Con Đường Đau Khổ
Nam Nguyên, phóng viên RFA

2011-09-02

Phản biện quyết liệt của giới nhân sĩ, trí thức, khoa học và uy tín cá nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã không thể dừng lại chủ trương khai thác bauxite Tây nguyên.

AFP photo

Nhà máy Alcan chế biến quặng bauxite tại Gardanne, Pháp chụp tháng 10/2010. Ảnh minh họa.

Nhưng nay sự bế tắc trong vấn đề vận chuyển sản phẩm từ Tây nguyên về đồng bằng để xuất khẩu khiến báo chí tái nhập cuộc.

Yếu kém nghiệp vụ

Báo Đất Việt Online, diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có bài ‘Trách nhiệm đường bauxite’ đưa lên mạng ngày 27/8 đề cập tới sự bế tắc của các dự án khai thác bauxite Tây nguyên. Theo đó, gần đến ngày khai thác thương mại alumin sản phẩm từ quặng bauxite mà vẫn chưa hết tranh cãi về việc ai là người bỏ ra cả ngàn tỷ đồng, kinh phí sữa chữa các tuyến đường từ nhà máy ở Lâm Đồng về Cảng Gò Dầu tỉnh Đồng Nai.

Trong mục thời luận, tác giả Trương Quốc An nhận định: “Câu chuyện con đường bauxite lại một lần nữa cho thấy điểm yếu của chúng ta trong phê duyệt dự án. Rất ít khi chúng ta lường hết được những gì có thể xảy ra, dù dự án ấy có được xã hội quan tâm nhiều đến mức nào. Yếu kém nghiệp vụ hay còn gì nữa.” Tác giả dùng đại từ chúng ta thay cho Bộ chính trị, chính phủ hay Quốc hội là những nơi đã ra chủ trương và quyết định việc khai thác bauxite Tây nguyên.

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, PGSTS Hồ Uy Liêm, phó chủ tịch thường trực Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam nhận định rằng, ngay từ đầu các nhà khoa học đã cảnh báo hiệu quả kinh tế khai thác bauxite Tây nguyên không cao, trong khi tiềm ẩn biết bao hiểm họa môi trường thí dụ như thảm họa lũ bùn đỏ ở Hungary cách nay chưa lâu. Vẫn theo lời PGSTS Hồ Uy Liêm, những sự kiện xảy ra gần đây cho thấy những dự báo của các nhà khoa học đã được kiểm chứng. Ông nói:

“Nếu vận chuyển bauxite qua ngả Đồng Nai thì chắc chắn nó sẽ phá hết tuyến đường, như vậy tiền để khôi phục những con đường ấy phải tính vào chi phí làm ra alumin tức là chi phí sản xuất, nếu nhà nước bù vào thì không thể chấp nhận được.”

Trên Báo Đồng Nai trang điện tử, ngày 14/8 ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trong khi chờ đợi xây dựng cảng Kê Gà Bình Thuận, dự kiến cuối năm nay Tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng đi vào sản xuất và tiến hành vận chuyển nguyên liệu alumin từ cuối năm nay theo lộ trình Lâm Đồng qua quốc lộ 20, sang đường tỉnh 769 ra quốc lộ 51 và về cảng Gò Dầu.

Ông Đinh La Thăng xác định cả tuyến đường vừa nói phải được sửa chữa nâng cấp nếu không thì không có xe chở bauxite trọng tải 40 tấn nào được lưu thông. Ông Bộ trưởng cho biết QL20 đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được đại tu lần nào. Ngoài ra một số cầu như Phương Lâm và La Ngà chỉ có trọng tải 25 tấn, vận chuyển vượt tải là không thể chấp nhận. Ông Đinh La Thăng có phát biểu đáng chú ý chúng tôi trích nguyên văn: “Chúng ta phát triển kinh tế là vì lợi ích chung, nhưng còn phải tính đến an sinh xã hội, phải bảo đảm cuộc sống của người dân được bình yên.

Theo báo Đồng Nai, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói, nếu chủ đầu tư Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) có mua xe chuyên dùng trọng tải 40 tấn thì đây là việc của họ. Theo lời ông Thăng, Bộ và lãnh đạo tỉnh Đồng Nai không thể “chạy theo” những điều mà chủ đầu tư cố tình gán ghép, trong khi điều kiện hạ tầng giao thông chưa thể đáp ứng tốt cho kế hoạch vận chuyển bauxite trong thời gian tới.

Bất cập khi phê duyệt dự án

000_Par3515660-250.jpg
Nơi lưu trữ quặng bauxite thể rắn tại Gardanne, Pháp tháng 10/2010. RFA
“Bất nhất việc vận chuyển bauxite” báo Người Lao Động bản điện tử ngày 26/8 đưa tin, TKV không đồng tình ứng trước vốn cho Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng và Đồng Nai sữa chữa cải tạo tuyến Tỉnh lộ 725, 769 và kiểm định gia cố các cây cầu phục vụ vận chuyển ngành công nghiệp nhôm. Theo đó ông Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng ban Nhôm-Titan của TKV xác định tập đoàn này trước sau như một, không đồng ý chi tiền để sửa chữa, nâng cấp đường. Lý do là trong dự án bauxite được phê duyệt không có chi phí làm đường.

Người đại diện TKV tiết lộ, hiện tại vốn để triển khai dự án bauxite đang gặp khó khăn, TKV đã phải xin Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài. Theo lập luận của TKV, việc sửa chữa nâng cấp các tuyến đường liên quan là nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho khu vực, chứ không phục vụ riêng đoàn xe của TKV. Nếu cầu đường chỉ cho xe trọng tải 25 tấn lưu thông thì TKV sẽ thực hiện đúng như thế.

Sự bất nhất trong phương án vận chuyển bauxite được báo điện tử Người Lao Động mô tả thêm, Khu Quản lý đường bộ VII cho biết vừa nhận được văn bản chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ yêu cầu kiểm tra hiện trường, xác định các vị trí xung yếu, hư hỏng cục bộ cần sửa chữa ngay để bảo đảm giao thông trên QL20 đoạn ngã ba Dầu Giây đến thị xã Bảo Lộc; kiểm định, xác định phương án sửa chữa cầu Gia Đức, Cầu La Ngà trên QL20 theo phương án vận chuyển sử dụng xe 40 tấn của TKV.

Tổng cục Đường bộ dự kiến chi phí riêng cho việc kiểm định và sửa chữa 2 cây cầu này khoảng 35 tỷ đồng. Trong cấp thời để kịp tiến độ ngân sách sửa chữa đường bộ sẽ được sử dụng, điều này được báo Người Lao Động cho là ‘quan điểm tiền hậu bất nhất của Bộ Giao thông Vận tải vì lãnh đạo Bộ luôn đặt vấn đề không có kinh phí để sửa chữa cầu đường cho vận chuyển bauxite.

Trước đây TKV kiến nghị sử dụng xe 40 tấn để tiết kiệm phí vận chuyển và tránh ùn tắc. Đầu tháng 11/2010 Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng chấp thuận kiến nghị và TKV đã triển khai thuê xe 40 tấn để vận chuyển alumin. Điều đáng chú ý là cả hai bên GTVT và TKV đều đồng thuận chủ trương nâng cấp các tuyến đường mà 100 xe chở bauxite chạy qua mỗi ngày. Tuy nhiên lúc đầu không bên nào nói rõ lấy tiền ở đâu để thực hiện các dự án, phải tới thời gian gần đây khi tỉnh Đồng Nai dứt khoát không cho xe trọng tải quá 25 tấn đi qua địa bàn thì vấn đề ngân sách sửa chữa tuyến vận chuyển bauxite mới trở thành khúc mắc.

Được biết khi chưa có Cảng Kê Gà Bình Thuận, để nâng cấp sửa chữa các đường và cầu từ Lâm Đồng về Cảng Gò Dầu Đồng Nai và thiết lập một tuyến mới song song cần ngân khoản 1.340 tỷ đồng, còn theo ý tưởng ban đầu sẽ cần 2 tỷ USD để xây dựng tuyến đường sắt cao nguyên-đồng bằng. GSTS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường từng trăn trở:

“Quan điểm của chúng tôi là hãy chờ đợi tương lai, chờ đợi những công nghệ sạch, chờ đợi các thế hệ sau có thể khai thác và tận thu nhiều hơn, cái lợi sẽ nhiều hơn trong lúc này. Chúng tôi cũng thấy rằng lúc này không khai thác bauxite thì cũng không làm cho Việt Nam có thất thiệt gì trong quá trình phát triển, mà cái hại là cái nhìn thấy trước mắt, nhất là những vấn đề về môi trường, về xã hội và cân nhắc về kinh tế thì các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng nếu mà tính toán đầy đủ cả đầu vào lẫn đầu ra thì khả năng lãi là không có, mà sẽ dẫn tới lỗ, riêng nói về phần kinh tế.”

Lợi bất cập hại

bauxite250.jpg
Công nhân làm việc tại mỏ Bauxite Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng vào ngày 13 Tháng Tư 2009. AFP
Trở lại bài nhận định ‘Trách nhiệm đường bauxite’ trên Đất Việt Online, bài báo có đoạn “Vì sao lợi nhuận của một doanh nghiệp mà xã hội lại phải kề vai cùng gánh phần thiệt hại.” Với thông tin Khu Quản lý Đường bộ VII sẽ sử dụng vốn sửa chữa đường bộ để sửa chữa một số tuyến đường và các cầu Gia Đức, La Ngà, tờ báo cho rằng ngân sách cho ‘con đường bauxite’ đã ngã ngũ. Và sự kiện này là khá bất ngờ bởi trước đó Tổng cục Đường bộ và ngay cả Bộ trưởng Giao thông Vận tải từng nhiều lần xác định Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm bỏ tiền nâng cấp con đường vận chuyển để phục vụ cho việc phát triển ngành công nghiệp nhôm.

Đất Việt Online nhận định, TKV có phần lý của mình khi lệ thường ở Việt Nam, trách nhiệm làm đường giao thông, duy tu, bảo dưỡng…là của Nhà nước. Nếu Nhà nước không đủ kinh phí thì có thể dùng các phương thức khác như BOT (Tư nhân xây dựng-vận hành-chuyển giao). Với cách này xe cộ sử dụng cầu đường sẽ phải trả phí cho tới khi nhà đầu tư hoàn đủ cả vốn lẫn lời. Nhưng quan điểm yêu cầu TKV có trách nhiệm hoàn toàn đối với việc làm đường, sửa chữa nâng cấp cầu trên lộ trình bauxite đi qua, không phải hoàn toàn vô lý.

Tác giả bài báo nhận định, nếu không có việc TKV cần sử dụng tuyến đường và cầu để cho xe có trọng tải đến 40 tấn chở bauxite đi qua thì đây chưa hẳn là thời điểm để thực hiện các công trình đó, mà nếu có thì cũng chưa hẳn cần đến độ chịu tải cho xe 40 tấn, chắc chắn khoản kinh phí sẽ giảm đi. Tác giả bài báo nêu câu hỏi : “Băn khoăn nhất là vì sao vì lợi nhuận của một doanh nghiệp mà xã hội lại phải kề vai cùng gánh phần thiệt hại? Giả sử Nhà nước không đồng ý nâng cấp “con đường bauxite”, đồng thời cơ quan chức năng không cho phép xe quá tải của TKV vận chuyển hàng thì sao? TKV sẽ bỏ dở dự án hay chăng?

Quan điểm của chúng tôi là hãy chờ đợi tương lai, chờ đợi những công nghệ sạch, chờ đợi các thế hệ sau có thể khai thác và tận thu nhiều hơn, cái lợi sẽ nhiều hơn trong lúc này.

GSTS Đặng Hùng Võ

Khi câu chuyện bauxite nóng trở lại, bạn đọc các báo đã phản hồi nhiều ý kiến đáng chú ý. Điển hình sau bài vận chuyển bauxite bất nhất, ngày 26/8 trên Người Lao Động báo mạng, bạn đọc Khánh viết: “Ngay từ đầu đã không có sự nhất trí cao với dự án khai thác bauxite này, thì dẫn đến sự bất nhất là điều dễ hiểu mà thôi.” Còn bạn đọc ký tên Nhân Dân khá bức xúc với phản hồi của mình : “Chẳng lẽ khi xây dựng nhà máy họ không biết phải vận chuyển đi đâu để bán sao? Nếu quả thực đầu tư để làm đường không có lãi nữa thì nên dừng lại khi còn chưa muộn, đừng bắt Nhà nứơc, nhân dân phải cõng thêm nợ.”

Chúng tôi xin trích ý kiến bạn đọc ‘Hoathuy’ của báo Người Lao Động để kết thúc mục đọc báo mạng hôm nay, theo đó bài học đắt giá về bauxite đã được nhà sử học Dương Trung Quốc cảnh báo: ‘những quyết định thiếu sáng suốt hôm nay có thể bắt con cháu chúng ta sau này trả giá.’
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-road-of-misery-nn-09022011122511.html

Theo dòng thời sự:


TQ đưa tàu ngư chính ra Hoàng Sa
Cập nhật: 08:59 GMT - thứ bảy, 3 tháng 9, 2011
Một góc quần đảo Hoàng Sa

Bắc Kinh nói chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa là 'không thể chối cãi'

Tin cho hay Trung Quốc đã điều một tàu ngư chính ra vùng quần đảo Hoàng Sa, nơi có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, chỉ vài ngày trước khi quan chức ngoại giao cao cấp của Bắc Kinh đến Hà Nội.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thông báo trên trang web của cơ quan ngư chính tỉnh Quảng Đông, cho hay một tàu mang số hiệu 306, có trọng tải 400 tấn, đã rời Quảng Châu để đi về hướng Hoàng Sa.

Một quan chức của cơ quan ngư chính Quảng Đông nói việc điều động nhằm "tăng cường nỗ lực thực thi pháp luật tại các vùng đánh bắt cá ở Hoàng Sa, bảo vệ hoạt động đánh bắt cá, an toàn cho ngư dân, và bảo vệ chủ quyền trên biển của Trung Quốc".

Dự kiến hôm thứ Hai, nhà ngoại giao cao cấp nhất của Trung Quốc, Đới Bỉnh Quốc, sẽ thăm Việt Nam.

Trong những lần điều động tàu trước đây của Trung Quốc, Việt Nam cáo buộc các tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc nhiều lần xâm phạm vùng biển của Việt Nam.

Gần đây tàu cá Trung Quốc, với sự yểm trợ của tàu ngư chính, còn bị cáo buộc phá hoại hoạt động khảo sát của Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Được biết trong các cuộc đàm phán biển đảo với Việt NAM, Trung Quốc cương quyết không bàn đến vấn đề Hoàng Sa.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/09/110903_paracels_fishing_ship.shtml


No comments:

Post a Comment