Pages

Tuesday, October 11, 2011

THỰC PHẨM BỔ DƯỠNG * CHÁO ÂU TẨU

Đến với Hà Giang, tham gia vào những phiên chợ phiên với đủ sắc màu của 23 dân tộc ở vùng cao nguyên đá tột Bắc này, du khách còn được thưởng thức nhiều món ngon, lạ, bổ dưỡng chỉ nơi đây mới có, một trong số đó là món: Cháo ấu tẩu.

Cháo ấu tẩu Hà Giang

Đ
ất Hà Giang có một món cháo đặc biệt mà không nơi nào có đó là "cháo độc dược" hay "cháo chết người". Nhưng theo những người dân ở đây thì khi được chế biến thành cháo khi ăn vào không chết người mà còn khiến cơ thể các đấng nam nhi hồi phục năng lực phòng the.(?)


Món cháo chỉ bán ban đêm
Một trong những cái lạ nữa của món cháo “chết mà không chết” này chỉ bán vào ban đêm, chứ ban ngày thì tuyệt nhiên không có. Tuy nổi tiếng là đặc sản ở Hà Giang nhưng không có nhiều nơi bán mà chỉ lác đác một vài chỗ, nếu không phải phải là "thổ địa" của vùng đất này thì cũng khó tìm.
Đặt chân vào một quán cháo Ẩu tẩu tôi bắt gặp rất nhiều thực khách đang ngồi đợi bà chủ. Khi tôi hỏi vì sao người dân ở đây lại gọi là món "cháo chết người" thì bà chủ Vũ Thị Tâm cho biết, gọi như vậy vì cháo này nấu chung với củ Ẩu tẩu, có người nói củ này vốn từ bên kia biên giới, có người lại nói người Mông đã trồng từ rất lâu trên các núi đá cao. Đây là một củ có độc dược cực mạnh thuộc bảng A còn có tên gọi là ô đầu. Trong Tam Quốc diễn nghĩa, thứ thuốc độc được tẩm vào mũi tên bắn vào tay Quan Vũ, sau đó thần y Hoa Đà phải cạo xương mới chữa được kia chính là chiết xuất từ quả ô đầu.

Cũng theo người bán quán thì nếu ăn củ Ẩu tẩu lúc còn chưa chế biến có thể khiến người dùng toàn thân co rúm lại và có thể mất mạng. Tuy nhiên khi loại củ này được nấu chín thì lại hoàn toàn vô hại, thậm chí lại có thêm những công dụng cực kỳ hữu ích cho sức khoẻ. Trước đây món cháo này được đồng bào dân tộc Mông dùng làm thuốc giải cảm nhưng sau này người ta thêm một số gia vị khác để nấu thành món cháo "đặc sản"...


Một quán cháo ẩu tẩu ở Hà Giang


Bà Tâm cho biết thêm, để chế biến củ Ẩu tẩu rất công phu. Đầu tiên phải ngâm trong nước gạo đặc, sau đó ninh nhừ khoảng 4 - 5 tiếng cho hết chất độc tiết ra hết, khi đó củ Ẩu tẩu tơi ra thành bột đặc sền sệt. Thứ bột này đem đổ vào nồi cháo chân giò lợn, gạo tẻ, có khi thêm tí nếp cho sánh thơm. Lửa liu riu trên bếp, nồi cháo lúc nào cũng bốc hơi lục sục. Khi ăn người ta múc ra bát, cho thêm quả trứng gà, thịt nạc băm, cùng gia vị như ớt, tiêu, hành và đặc biệt là lá tía tô.


Trông bát cháo có màu nâu xám tựa như bát cháo lòng dưới xuôi, song mùi vị thì khác hẳn. Tôi đánh liều thử một miếng thì cảm nhận được mùi béo ngậy, thơm, cay và đặc biệt là đắng, vị đặc trưng của củ Ẩu tẩu. Món cháo này có một vị chung rất khác là khi mới ăn dễ cảm nhận một vị đắng bùi, khó nuốt, nhưng chỉ vài ba thìa đã thấy ngọt miệng, ăn nhiều sinh nghiện.


Củ Ẩu tẩu sau khi được chế biến đúng cách và nấu thành cháo thì từ "độc dược" mà hóa ra "thần dược". Theo bà chủ quán và một thực khách thường xuyên ở đây thì ăn món cháo này giúp giãn gân cốt, giảm đau nhức các cơ, xương, thậm chí là cả u nhọt. Khi ăn loại cháo này, người đi xa về sẽ có một giấc ngủ say. Một số người bị mất ngủ, thường dùng cháo Ẩu tẩu trước giấc ngủ khoảng vài tiếng đồng hồ, để đi vào giấc ngủ sâu hơn và không bị thức giấc lúc nửa đêm.

Đồn thổi công năng đặc biệt

Nhưng theo bà chủ quán, công năng đặc biệt và khiến món cháo này thành "đặc sản" là giúp các đấng mày râu tăng cường "bản lĩnh đàn ông". Theo bà chủ quán, cháo Ẩu tẩu có tác dụng "cướp ải đoạt cờ" tức là cường dương, phục hồi "bản lĩnh đàn ông" một cách nhanh nhất, đem lại cho cánh nam nhi một sức khỏe bền bỉ khi "chinh chiến".



Bát cháo Ẩu tẩu với đầy đủ gia vị

Nhiều nam giới sinh sống quanh vùng đều sử dụng món cháo Ẩu tẩu như một phương thuốc bí truyền để giúp cho chuyện chăn gối được sung mãn. Anh Trần Đức T., ở thị xã Hà Giang cho biết, ban đêm mà ăn một bát cháo Ẩu tẩu sẽ khiến cơ thể "hừng hực khí thế" một cách lạ thường. Một số người bị mắc chứng yếu sinh lý bẩm sinh, nhờ dùng cháo Ẩu tẩu đã cải thiện "sinh lực" một cách đáng kể.

Đối với những người đã ở tuổi tứ tuần nhờ món "thần dược" này mà sung sức như thủa đôi mươi (?!). Chẳng biết thực hư hiệu quả có phải như lời đồn hay không nhưng có câu chuyện bà chủ hàng cháo cho biết có không ít du khách lặn lội từ các vùng miền xa xôi đến đây chỉ để được thưởng thức công hiệu đặc biệt của cháo Ẩu tẩu. Thậm chí có nhiều người nhờ bà tìm mua củ Ẩu tẩu rồi hỏi bà cách chế biến để về nhà tự nấu cháo để ăn dần.

alt

Tuy nhiên, bà chủ quán cũng nhắc thêm, mặc dù đã chế biến nhưng mỗi bát cháo chỉ cho một lượng vừa đủ củ Ẩu tẩu, nếu nhiều quá cũng dễ gây ngộ độc. Và theo kinh nghiệm của bà Tâm và người Mông, nếu lỡ bị ngộ độc của Ẩu tẩu thì chỉ có cách lấy cây chuối đánh vào người hoặc chạy thật lực để cho nó vã mồ hôi ra(?). Bà Tâm vẫn còn nhớ khi mới mở quán cháo, chưa có kinh nghiệm, bà và chồng thường phải ăn thử cháo trước khi đem bán. Một lần vì cho lỡ tay, sau khi ăn thử chồng bà Tâm có dấu hiệu ngộ độc, may mắn vì biết cách chữa nên chồng bà mới thoát hiểm. Đối với trẻ em dưới 18 tuổi không nên ăn vì sẽ gây giòn xương và mỗi người một tuần chỉ nên ăn từ 1 - 2 lần là đủ.

CẨN THẬN KHI DÙNG CHÁO ẤU TẨU

Khi du lịch ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu..., bạn thường được giới thiệu có món cháo đặc sản ấu tẩu ăn vào có lợi cho sức khỏe. Ở các chợ của vùng này, củ ấu tẩu cũng được bán để ai có nhu cầu thì mua về tự chế biến.


Một điểm bán cháo ấu tẩu được nhiều người đến thưởng thức tại thành phố Tuyên Quang.

Phải ngâm kỹ

Nguyên liệu chính của món cháo ấu tẩu là củ ấu tẩu (còn gọi là gấu tàu, ấu tàu, cố y, co ú tàu, thảo ô...). Đây là loại củ có độc nhưng qua kinh nghiệm lâu đời cùng với cách chế biến khéo tay của người dân Tây Bắc, nó đã trở thành nguyên liệu của một món ăn ngon và có ích cho sức khỏe. Cháo ấu tẩu được nấu với gạo nếp cái hoa vàng có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, giảm đau cơ, xua tan mệt mỏi, khi ăn cùng với lá tía tô có tác dụng giải cảm.

Như đã nói, củ ấu tẩu có độc tố nên trước khi chế biến cần lưu ý phải ngâm kỹ trong nước vo gạo đậm đặc một đêm. Sau đó, rửa thật sạch và đem hầm hơn4 giờ, tới khi củ mềm, bở tơi đem tán thành bột. Tô cháo ấu tẩu nóng có màu nâu đậm, vị hơi đăng đắng, bùi, dẻo, hòa cùng vị ngọt của nước xương hầm, mùi thơm ngon của trứng, tạo thành một hương vị đặc sắc, ngon miệng và hấp dẫn.


Củ ấu tẩu có màu đen, mỏ nhọn, được thu hoạch từ cây ô đầu mọc hoang ở vùng núi cao các tỉnh vùng Tây Bắc. Vào mùa Xuân, ở một kẽ lá của cây nảy ra chồi để sau này thành cành mang hoa, đồng thời dưới đất, nơi gần cổ rễ mẹ, mọc ra rễ con. Cuối thu sang đông, khi cây nở hoa thì rễ con (phụ tử) thành củ con xúm xít quanh củ mẹ (ô đầu). Vào thời kỳ này, người ta thu hái phụ tử.

Ô đầu và phụ tử đều là những vị thuốc nhưng nên nhớ là ô đầu rất độc (xếp vào bảng độc A), có tác dụng trừ phong, táo thấp, dùng chữa phong thấp, tê đau, sưng nhức các khớp, bán thân bất toại, đau bụng do hàn, vết loét lâu ngày không liền miệng (không dùng chung với các dược liệu như bán hạ, qua lâu, bối mẫu, bạch liễm, thiên hoa phấn, bạch cập).

Phụ nữ có thai tránh dùng

Trong đông y, củ ô đầu tươi thái nhỏ, ngâm rượu hoặc giã nát, nghiền mịn, tẩm rượu bôi vào chỗ đau (dùng xoa bóp bên ngoài để giảm đau, trị nhức mỏi chân tay) nhưng không dùng khi có vết thương hở, không được uống. Đặc biệt phụ nữ có thai không được dùng.

Với phụ tử, sau khi chế biến thì giảm độc (xếp vào bảng độc B) và được xem là một trong 4 vị thuốc quý của đông y (sâm, nhung, quế, phụ). Nhưng để thành vị thuốc quý, người ta phải ngâm phụ tử trong một dung dịch hỗn hợp gồm nước, muối ăn và magiê clorua (MgCl2) trong 10 ngày rồi vớt ra đem phơi, tối lại đem ngâm thêm 5 – 6 ngày. Sau đó phơi khô sẽ được vị thuốc diêm phụ (tức phụ tử muối, sinh phụ tử).

Phụ tử có tác dụng hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa, trợ dương, trục phong hàn, trừ thấp khí, dùng chữa ra nhiều mồ hôi, trụy mạch, chân tay tê bại do phong hàn thấp, dương hư sợ lạnh, ngực bụng lạnh đau, thận dương suy, tả lụy lâu ngày, thủy thũng. Những người bị tình trạng âm hư dương thịnh, phụ nữ có thai không nên dùng.

Dùng 3-4 g ô đầu ngâm rượu xoa bóp. Phụ tử (chế) dùng 4-12 g dạng thuốc sắc. Lưu ý, hiện trên thị trường dược liệu, hai vị thuốc ô đầu và phụ tử phần lớn phải nhập từ Trung Quốc.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc

Thành phần hóa học chính trong ô đầu và phụ tử là ancaloit có tên là aconitin, chiếm 90%. Aconitin nguyên chất là một chất độc mạnh. Với liều 1 mg có thể gây ngộ độc nặng, liều 2-3 mg đủ làm chết một người trưởng thành.

Bệnh nhân ngộ độc aconitin ban đầu cảm thấy bần thần với triệu chứng tê lưỡi, tê các ngón tay, ngón chân, tay chân lạnh buốt rồi không đứng được, cảm giác khuỵu xuống, hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, nói khó, chảy nước dãi, tiêu chảy, buồn nôn, ngực tức, da lạnh, tim đập nhanh... Xét nghiệm máu thấy rối loạn điện giải, thông thường giảm kali, can-xi, suy chức năng gan, thận.

No comments:

Post a Comment