Pages

Friday, October 28, 2011

TS NGUYỄN PHÚC LIÊN* KINH TẾ CHÍNH TRỊ


ÔN GIA BẢO

SỢ HÃI CHO TÌNH HÌNH

BẤT ỔN DẪN ĐẾN BẠO LOẠN

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 26.10.2011.

Web: http://VietTUDAN.net

Ngày 13.010.2011, chúng tôi viết bài TRUNG QUỐC: KHỦNG HOẢNG & NỘI LOẠN ĐI ĐẾN TỰ NỔ (IMPLOSION), trong đó chúng tôi phân tích 4 Lý do chính yếu sau đây có tính cách khách quan đang xẩy đến cho Trung quốc:

1) Lý do Nợ công của từng Tỉnh

2) Lý do Khủng hoảng nợ công Hoa kỳ và Liên Aâu ảnh hưởng lên Kinh tế TQ

3) Lý do Aûnh hưởng của Che chở Mậu dịch lên xuất cảng Trung quốc

4) Lý do Từ thất nghiệp đến căng thẳng xã hội và bạo loạn

Bốn Lý do này là cái sườn để chúng tôi tiếp tục theo rõi tình hình biến chuyển tại Trung quốc về những Yếu tố góp phần đưa đến TỰ NỔ của khối Cộng sản Trung quốc độc tài.

Mỗi ngày, những biến chuyển của tình hình Kinh tế Thế giới, nhất là Hoa kỳ và Liên Au càng cho thấy những yếu tố khách quan làm Lý do đẩy Kinh tế Trung quốc vào suy thoái nữa.

Bài viết hôm nay chỉ là PHỤ BẢN cho bài viết trên đây về Trung quốc. Chúng tôi viết thêm hai Yếu tố nữa, đó là :

(i) Yếu tố chống lại Thương hiệu MADE IN CHINA và từ chối bành trướng Trung quốc; (ii) Yếu tố chính On Gia Bảo, Thủ tướng TQ, lo sợ Lạm phát & Thất nghiệp sẽ đưa đến bạo loạn. Yếu tố chống lại Thương hiệu MADE IN CHINA và từ chối bành trướng Trung quốc

Hàng hóa Trung quốc kém chất lượng, nhất là hàng hóa độc hại và gian giảo lan tràn khắp Thế giới với thương hiệu MADE IN CHINA. Chính việc lan tràn với những hàng hoá như vậy đang làm cho thương hiệu MADE IN CHINA xuống giá đến nỗi những nhà sản xuất phải đề là MADE IN PRC (Popular Reublic China) bằng chữ tắt PRC để lừa đảo nữa. Chính quyền Trung quốc biết rõ rằng những hàng hóa như vậy một mặt làm tụt dốc thương hiệu và mặt khác làm chậm chạp việc tiến lên sản suất những hàng “high tech“, nghĩa là chậm việc Kỹ nghệ hóa thực sự. Chậm Kỹ nghệ hóa lúc này sánh với những Quốc gia bắt đầu phát triển như Aán Độ, Ba Tây... nghĩa là Trung quốc thụt lùi về Kinh tế. Biết như vậy, nhưng Chính quyền Trung quốc hầu như bất lực trong việc kiểm soát khối người khổng lồ đang sôi động làm mọi cách, dù hại độc hay gian dối, để sản xuất bán ra nước ngoài mong thu vào từng đồng xu, mà không cần biết đến hậu quả lâu dài.

Việc chống đối thương hiệu Made In China và sự lan tràn những hàng độc hại, gian giảo tất nhiên làm giảm xuất cảng của Trung quốc.

Ngày 06.10.2011, chúng tôi viết như lời kêu gọi về CHIẾN DỊCH QUỐC TẾ HÓA CHỐNG XÂM LĂNG KINH TẾ TQ. Khối người Việt Hải ngoại gồm gần 4 triệu người, sống trên 70 Quốc gia, là một Lực lượng mạnh và hữu hiệu trong việc phát động CHIẾN DỊCH này, nhất nữa Khối người Việt ấy đang mang trong lòng sự uất hận đối với Trung quốc xâm lăng Lãnh Hải, Lãnh Thổ và Kinh tế Việt Nam hiện nay.

Ngoài việc chống đối này, khắp nơi đang có phong trào bài trừ sự bành trướng quá tham lam của Trung quốc trong việc khai thác tài nguyên tại những Quốc gia khác.

Bài ký tên KIÊM HƯƠNG dưới đây tóm tắt chính xác phong trào bài trừ Trung quốc:

“Cuối tháng 9/2011, tổng thống Thein Sein của Miến Điện (Myanmar) tuyên bố ngừng xây đập Myitsone trong chương trình hợp tác xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất nước với Trung Quốc ở vùng cực bắc tỉnh Kachin. Điều này đã khiến Bắc Kinh bất bình và yêu cầu tổng thống Miến Điện tôn trọng những hiệp ước đã ký kết.

Trong dự án này, tập đoàn Vân Đầu (đầu tư Vân Nam) sẽ bỏ ra khoảng 3,6 tỷ USD để xây dựng đập nước và hệ thống hạ tầng từ biên giới Trung Quốc đến tỉnh Kachin. Bù lại, Miến Điện sẽ dành cho doanh nhân Trung Quốc mọi dễ dãi để khai thác tài nguyên lâm sản và khoáng sản trong tỉnh Kachin. Thêm vào đó, Trung Quốc được quyền xây dựng một ống dẫn dầu dài hơn 2000 km từ vịnh Bengal đến tỉnh Vân Nam. Công nhân Trung Quốc đã gần như tràn ngập vào tỉnh Kachin xây nhà lập chợ, bất chấp sự bất mãn của người Shan bản địa. Những thỏa thuận này đã được ký kết dưới thời chính quyền quân phiệt của tướng Than Shwe.

Ngay sau khi lên cầm quyền, tổng thống Thein Sein ra lệnh đình chỉ những hợp đồng đã ký với doanh nhân Trung Quốc. Ông cho rằng công trình xây dựng đập Myitsone gây thiệt hại cho môi trường và đời sống của các sắc tộc bản địa (Kachin và Shan), đặc biệt là làm cạn kiệt nguồn nước sông Irrawaddy khiến vùng hạ lưu bị nhiễm mặn. Tổng thống Thein Sein cũng tố cáo doanh nhân Trung Quốc áp dụng thủ thuật hối lộ hủ hóa các cấp chính quyền địa phương để thu về những hợp đồng bất lợi cho nhân dân Miến Điện. Dư luận Miến Điện cho biết sau khi hội kiến và trả tự do cho bà Aung San Sưu Ky, tổng thống Thein Sein đã thay đổi hẳn thái độ đối với Trung Quốc.

Vân Đầu hiện nay là tổ hợp làm ăn bê bối có nợ khó đòi cao nhất nước (tương đương với 60% ngân sách tỉnh Vân Nam). Cũng nên biết tổng số nợ khó đòi hiện nay của các chính quyền địa phương Trung Quốc lên đến 1330 tỷ USD, nếu cộng thêm số nợ khó đòi của các công ty quốc doanh địa phương hơn 500 triệu USD, tổng số nợ khó đòi, nghĩa là mất trắng, của Trung Quốc năm 2010 lên đến 1 830 tỷ USD, tương đương 30% GDP. Điều này cho thấy giới hạn của sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Hiện tượng này tiếp tục lây lan ra ngoài Trung Quốc.

Ngoài Miến Điện, các chính quyền Lào ở châu Á và Libya, Zambia, Nam Sudan ở châu Phi cũng đang đòi duyệt xét lại những hợp đồng do các chính quyền trước đã ký kết với Trung Quốc. Ngay sau khi chế độ độc tài Gadafi bị sụp đổ, dân chúng Libya mới khám phá ra những cấu kết giữa Qadafi và Trung Quốc như thế nào trong viec khai thác tài nguyên dầu mỏ. Chính quyền mới tại Sudan, phía đông lục địa châu Phi, cũng đang duyệt xét lại những hợp đồng đã ký với Trung Quốc và sự hiện đông đảo người Trung Quốc trên lãnh thổ của họ. Cuối tháng 9 vừa qua, Michael Sata, lãnh tụ đảng Mặt Trận Ái Quốc nổi tiếng chống Trung Quốc vừa lên làm tổng thống mới của Zambia, cho biết sẽ xét lại các hợp đồng khai thác tài nguyên thiên nhiên đã ký với Trung Quốc trị giá hơn 2 tỷ USD. Ông nói giới đầu tư của Trung Quốc không hề chú ý đến đời sống của thường dân Zambia.“

Kiêm Hương (Kanagawa)

http://ethongluan.org

Yếu tố chính On Gia Bảo, Thủ tướng TQ,

lo sợ Lạm phát & Thất nghiệp sẽ đưa đến bạo loạn.

Khủng hoảng vùng Euro càng ngày càng trầm trọng. Các Ngân Hàng có thể phải xóa nợ cho Hy Lạp tới 50% và như vậy những Ngân Hàng mất mát tới 50%. Giải pháp tăng vốn cho các Ngân Hàng là từ các Nhà Nước, trong khi ấy chính các Nhà Nước đang mang nợ chất chồng. Nếu cứu được Hy Lạp, thì trường hợp nợ công của Ý, nền Kinh tế thứ ba của Liên Au, đang tiến tới nặng nề cho vùng Euro. Giữa Đức và Pháp, hai nước chủ chốt trong việc cứu vớt vùng Euro, lại có những bất đồng khó giải quyết. Hai nước triệu Chủ tịch BERLUSCONI sang cuộc họp để chất vấn. Chủ tịch về nước, họp Nội các và công khai bất bình: “Chúng tôi không muốn những bài dậy về Kinh tế từ một ai khác”. Thủ tướng Anh cũng bắt đầu đặt vấn đề sự hiện diện của Anh quốc trong việc hội nhập Liên Au. Một Phong trào dân chúng Anh đang thành hình nhằm đòi hỏi việc Anh quốc gia nhập Liên Au phải thông qua bỏ phiếu từ dân. Nếu dân bỏ phiếu, người ta sợ rằng trong hoàn cảnh Khủng hoảng Liên Au hiện nay, nước Anh có thể không đứng chung trong Tổ chức Liên Au.

Sự nứt rạn giữa những nước chủ chốt của Liên Au làm những nhà quan sát càng đặt câu hỏi: Liên Au và vùng Euro có TỰ NỔ hay không.

Khủng hoảng Liên Au càng trở nên trầm trọng, thì hậu quả tất nhiên càng trở nên xấu cho Trung quốc. Khi Thị trường Tiêu thụ Liên Aâu khủng hoảng, thì việc đặt mua hàng từ Trung cũng giảm hẳn xuống. Các xí nghiệp sản xuất Trung quốc đóng cửa và Thất nghiệp càng tăng. Đó là nguồn bạo loạn mà Oân Gia Bảo sợ hãi.

Theo Bản Tin từ Bắc Kinh, Tác giả BÙI KHANH nhận định:

“Trung Quốc: Giá Nhà Lên Cao Tới Mức Kỷ Lục; Thủ Tướng TQ Ôn Gia Bảo: Kêu Gọi Ưu Tiên Tạo Việc Làm “

“BẮC KINH - Trong lúc kinh tế tăng trưởng chậm và xuất cảng yếu sức, tạo ra việc làm là ưu tiên khẩn cấp hơn với chính quyền Trung Quốc.

Thủ Tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố đại ý như trên trong chuyến kinh lý tỉnh Guangxi tại miền nam trong 2 ngày. Ông Ôn nhận diện các nan đề là: lạm phát, bong bóng địa ốc, nhu cầu tiêu thụ giảm từ các nước giàu, và áp lực bảo đảm việc làm cho hàng triệu sinh viên tốt nghiệp cũng như công nhân nguyên là dân quê.

Báo Nhân Dân đưa tin: Thủ Tướng Ôn tuyên bố với các viên chức tỉnh Guangxi, là vùng tiếp giáp tỉnh Qaungdong chuyên làm hàng xuất cảng, rằng "Hiện nay, tăng trưởng yếu và nhu cầu bên ngoài giảm, chúng ta cần coi nhân dụng là ưu tiên, và làm hết sức để kích thích tuyển mộ". Theo lời ông Ôn, cần hậu thuẫn các ngành nghề dùng nhiều nhân công, doanh nghiệp nhỏ và công ty tư. Lãnh đạo hành pháp Trung Quốc khẳng định : việc làm và ổn định xã hội là các quan ngại chế ngự.

Giới lãnh đạo Bắc Kinh đang làm cuộc thực nghiệm bất trắc để lấy thăng bằng giữa duy trì tăng trưởng và kềm hãm lạm phát - sức tăng trưởng quý 3 giảm 9.1% so với 1 năm trước và là yếu nhất từ hơn 2 năm.

Ông Ôn khuyến cáo "Để kiểm soát vật giá, trước tiên chúng ta phải giải quyết giá luơng thực" - ông báo trước : giá thịt heo hiện là bình ổn, nhưng muà đông sẽ gây áp lực, khi nhu cầu tăng. Áp lực về việc làm là không ngừng –

Trung Quốc có 242 triệu dân vùng quê không làm việc nông nghiệp và 153 triệu người là dân ngụ cư làm việc ngoài tỉnh nhà. Tranh giành việc làm với họ là hàng triệu di dân. Ngoài ra, năm nay có thêm trên 6 triệu sinh viên tốt nghiệp tham gia lực lượng lao động sản xuất.

Giá nhà tại Hoa Lục đã leo lên tới mức cao kỷ lục - tính vào Tháng 8, năm nay Trung Quốc đã xây dựng 8.68 triệu đơn vị gia cư để bán cho dân nghèo hay cho thuê, là đúng hướng với chỉ tiêu 10 triệu đơn vị toàn năm.

Theo ghi nhận của truyền thông, các viên chức báo cáo Thủ Tướng rằng tài trợ giúp dân nghèo mua nhà giá hạ là thiếu hụt.”

Bạo loạn đến TỰ NỔ của giới Tư bản đỏ tại các Vùng (Tỉnh) đối với Trung ương là để bảo vệ những Tài sản mà mình đã chiếm được. Bạo loạn đến TỰ NỔ của Khối Thất nghiệp là kiếm cho được miếng ăn mà giới Tư bản đỏ đã cướp bóc lấy của họ từ Trung ương đến các Tỉnh.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 26.10.2011.

Web: http://VietTUDAN.net


NGUYỄN TẤN DŨNG XÁC NHẬN

KINH TẾ VIỆT NAM TỤT GIỐC

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 26.10.2011

Web: http://VietTUDAN.net

Trước cuộc Quốc Hội khóa 13 đã khai mạc kỳ họp thứ hai vào hôm thứ Năm ngày 20/10, ba tháng sau kỳ họp đầu tiên bầu lãnh đạo và nội các mới, Nguyễn Tấn Dũng đã đọc một bài diễn văn dài về tình hình Kinh tế Việt Nam và thú nhận rằng “Nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô trở thành thách thức lớn”. Những điểm nguy cơ của Kinh tế được tóm tắt như sau: “Kinh tế vĩ mô chưa ổn định, lạm phát và lãi suất cao, nợ xấu của ngân hàng tăng, dự trữ ngoại tệ thấp, áp lực phá giá tiền đồng còn lớn; chứng khoán và bất động sản đều đi xuống trong khi tình hình sản xuất, kinh doanh còn rất khó khăn.”

Cái tình trạng ấy là hậu quả của chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế đã kéo dài trong suốt 20 năm gọi là Phát triển Kinh tế mà Nhà Nước “kiên trì “ chủ đạo Kinh tế theo quyết định mới đây nhất của Đại Hội đảng. Hôm 30/9, tờ Thời báo kinh tế Việt Nam dẫn lời nhà kinh tế kỳ cựu Lê Đăng Doanh, nguyên cố vấn kinh tế của chính phủ, rằng kinh tế Việt Nam đang trong tình hình tồi tệ nhất trong vòng 20 năm qua.

Đối với khối đại đa số dân chúng, ngay cả đối với 98% công chức thiếu ăn vì vật giá tăng vọt dù họ đã được tăng lương 8 lần rồi, vấn đề không phải là chỉ thú nhận một tình trạng tụt dốc Kinh tế, mà phải đền cái tội làm cho Kinh tế đi đến chỗ phá sản. Tỉ dụ đối với vụ Vinashin mất USD.4.4 tỉ, không thể tuyên bố mất trắng số tiền khổng lồ đó là đủ, mà phải lôi ra những người trách nhiệm, mà Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu, để đền cái tội mất tiền cũng như phải tìm ra và đòi lại số tiền đó đang cất giấu ở đâu.

Tình trạng tụt dốc, nguy cơ Kinh tế Việt Nam ở những phương diện chủ chốt nào ?

Chính Nguyễn Tấn Dũng nhắc ra trước Quốc Hội về những phương diện chủ chốt cho một nền Kinh tế. Chúng tôi lần lượt nói đến những phương diện này và tác hại sẽ ra sao để thấy rằng phần “Chỉ tiêu năm 2012 “ mà Dũng hứa trước Quốc Hội chỉ là hứa cuội để những Nghị gật mơ tưởng. Những phương diện chủ chốt ấy được tóm tắt: “Kinh tế vĩ mô chưa ổn định (1), lạm phát và lãi suất cao (2), nợ xấu của ngân hàng tăng (3), dự trữ ngoại tệ thấp (4), áp lực phá giá tiền đồng còn lớn (5), chứng khoán và bất động sản đều đi xuống (6), trong khi tình hình sản xuất, kinh doanh còn rất khó khăn (7)”

1) Lạm phát 23% cao nhất Á châu

Theo Bản Tin của Bloomberg ngày 08.07.2011, thì Ngân Hàng Thế Giới đã cảnh cáo Việt Nam về độ tăng Lạm phát “không thể tha thứ“ được (intolerable):

“The World Bank last month described price gains in Vietnam as “intolerable” and had called upon policy makers to maintain tight monetary conditions until inflation is sustainably below 10 percent.”

(Tháng vừa rồi, Ngân Hàng Thế giới đã vạch rõ vật giá leo thang ở Việt Nam như điều “không thể tha thứ “ và đã kêu gọi những người hữu trách hoặch định Kinh tế phải xiết chặt những điều kiện tiền tệ cho đến khi nào Lạm phát có thể chịu đựng nổi bên dưới 10%”

Ngày 04.07.2011, CREDIT SUISSE tiên đoán việc Lạm phát sẽ tăng vọt trong năm 2012:

“The State Bank of Vietnam said it lowered the rate to 14 percent from 15 percent effective today, according to an e- mailed statement.”

“The State Bank of Vietnam on July 4 lowered its repurchase rate to 14 percent from 15 percent.”

“Vietnamese inflation will be higher next year than previously forecast as a result of a central bank rate cut this week that was “premature” and may confuse investors, Credit Suisse Group AG (CSGN) said.”

(Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tuyên bố hạ Lãi suất xuống 14% từ 15% có hiệu lực từ ngày hôm nay, theo khẳng định trong một E-mail.

Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã hạ Lãi suất vào ngày 04.07 từ 15% xuống 14%.

Lạm phát Việt Nam sẽ tăng cao hơn nữa so với ước tính trước đây do hậy quả của việc hạ Lãi suất của ngân hàng trung ương tuần này, việc này được coi như “sinh non“ và có thể làm hỗn loạn những người đầu tư, Credit Suisse Group (CSGN) đã tuyên bố như vậy)

2) Nợ xấu của ngân hàng tăng

Tình trạng nợ xấu này là nợ từ những Tập đoàn Kinh tế Nhà nước, từ những Tỉnh thi nhau thực hiện Dự án để có cơ hội ăn bẩn, cắt xén công quỹ. Như vậy, nợ xấu ở đây là NỢ CÔNG. Việt Nam đang đi đến khủng hoảng nợ công vừa cao vừa ăn quỵt nợ.

Theo các số liệu do Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại ( Bộ Tài chính ) công bố vào đầu tháng 7/2011, nợ công của Việt Nam- bao gồm vay của nước ngoài lẫn trong nước- năm 2010 là 56,7% tổng sản phẩm nội điạ GDP và theo dự kiến, năm nay sẽ tăng lên thành 58,7% GDP.

Hiện giờ, nhìn lại những năm gần đây, món nợ công đã tăng nhanh một cách đáng ngại, khoảng 25% tính từ năm 2007 đến cuối năm 2011, tức là trung bình tăng 5% mỗi năm. ( Số liệu Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: nợ công 2007:33,8% GDP, 2008: 36,2% GDP, 2009: 41,9%, 2010: 56,7% GDP và 2011 dự báo 58,7% GDP ). Nợ công tăng nhanh trong bối cảnh mà ngân sách của Việt Nam luôn bị thâm hụt, buộc chính phủ phải vay nợ thêm, cho nên nợ nần sẽ chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con.

Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đã lên tiếng khuyến cáo chính phủ về nguy cơ nợ công vượt khỏi tầm kiểm soát. Trả lời phỏng vấn tờ Thanh Niên đầu tháng 10 vừa qua, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, giải thích rằng nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ công ngày càng tăng là do “tỷ lệ đầu tư của VN trong những năm qua trung bình từ 40-42% GDP, trong đó khu vực công chiếm khoảng 45%. Tỷ lệ đầu tư lớn, tăng liên tục nhiều năm trong khi ngân sách luôn ở tình trạng thâm hụt “báo động đỏ” (trên 5% GDP) khiến chính phủ phải đi vay nợ. “

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội, nhấn mạnh rằng, tốc độ tăng nhanh của nợ công Việt Nam là dấu hiệu đáng ngại: “Nói rằng nợ công dưới 60% GDP là an toàn, thì tôi không nghĩ là như vậy. Bởi vì tỷ lệ nợ công có thể thấp hơn mức đó mà không có khả năng trả nợ, tức là có khả năng vỡ nợ, thì như thế là không an toàn. Còn cho dù nó có lên tới 80% GDP mà có khả năng trả nợ thì cũng không sao. Tức là phải xét khả năng trả nợ, bởi vì những khoản vay là có thời hạn. Với tình trạng nợ công gia tăng nhanh như vậy, đó là một lời cảnh báo rất nghiêm túc đối với chính phủ là phải hết sức thận trọng với nợ công. Trong bối cảnh mà Hy Lạp, rồi Ý bị hạ mức tín nhiệm và nợ của chính phủ các nước trong Liên Hiệp Châu Âu đang lan sang hệ thống ngân hàng, chính phủ Việt Nam càng cần phải lưu ý."

Trong bài phỏng vấn với Thanh Niên, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh lưu ý rằng nợ công của Việt Nam chỉ là nợ của chính phủ, trong khi theo thông lệ quốc tế, nợ công phải bao gồm cả nợ của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN ), nhất là ở Việt Nam nợ của DNNN có quy mô xấp xỉ với nợ của chính phủ, nên càng không được loại nó ra khỏi nợ công.

Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A: Nếu tính các khoản vay của ngân hàng Việt Nam và của ngoại quốc thì con số có thể lên rất cao. Còn nếu tính toàn bộ nợ của chính phủ trung ương, các chính quyền địa phương, những khoản do Nhà nước bảo lãnh, những khoản của các doanh nghiệp quốc doanh, thì tỷ lệ không còn là năm mươi mấy phần trăm GDP nữa."

Theo tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, nợ công của Việt Nam hiện có nhiều rủi ro: “ Rủi ro lớn nhất xuất phát từ việc chi tiêu và đầu tư công kém hiệu quả. Rủi ro thứ hai là một bộ phận rất lớn nợ công của các DNNN chưa được đưa vào trong các thống kê về nợ công. Khi không đo lường được và không hiểu hết “tảng băng chìm” này, thì cũng không thể quản lý rủi ro mà nó có thể gây ra. Rủi ro thứ ba là nợ công tăng quá nhanh, trong khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao. Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công, đó là nợ ngày hôm nay phải được trang trải bằng thặng dư ngân sách ngày mai. Ở Việt Nam còn có một vấn đề nữa, mà có lẽ cũng gần giống như ở Trung Quốc, tức là chi tiêu công có phần của chính phủ trung ương và phần của các chính phủ địa phương. Có lẽ phải xem xét lại việc phân cấp như thế nào để làm sao có thể kiểm soát được, chứ nếu không, 61 tỉnh thành mà đều nợ tùm lum thì rất là nguy hiểm. Tỷ lệ nợ của các chính quyền địa phương thường là cao hơn trung ương. Đó là những căn bệnh đã xảy ra rất nhiều ở Việt Nam. Tỉnh nào cũng có cảng, tỉnh nào cũng muốn xây sân bay, trong khi chỉ cách nhau chưa tới 100 cây số! Làm như thế thì thật vô cùng lãng phí “

Trên tờ Tiền Phong , số ra vào đầu tháng 10, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cũng cảnh báo là “nợ công tăng cao mà không có khả năng trả nợ thì có thễ dẫn đến vỡ nợ như Hy Lạp bây giờ”. Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh : “ Ở Việt Nam đang có vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, đó là nạn tham nhũng và rút ruột các công trình đầu tư từ nợ công”. Chuyên gia kinh tế này cho biết, theo báo cáo của Quốc hội, công trình nào cũng bị rút ruột 5, 10, 20%, thậm chí đến 30% !

Mặt khác, ông Bùi Kiến Thành lưu ý là báo cáo của Phòng thương mại và công nghiệp cho thấy là 30% doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản và 50% doanh nghiệp gặp khó khăn. Ông đặt câu hỏi: “ Nếu tình hình kinh tế đình đốn như thế này thì lấy đâu ra nguồn thu để trả nợ công?”

Trong khi đó nhiều tập đoàn Nhà nước lại đang trong tình trạng báo động về nợ. Tờ Dân Trí, số ra tháng 9 vừa qua, có trích dẫn dự thảo báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương về tình hình 8 tháng đầu năm 2011 của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc khối này. Kết quả cho thấy là chỉ trong 8 tháng đầu năm, nhiều đơn vị đã lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Vinashin, Petrolimex… Đứng đầu là EVN nợ gần 11,7 nghìn tỷ đồng.”

Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, phải chịu trách nhiệm của tình trạng nợ công mà không có khả năng thanh trả này của Chính phủ, của hệ thống Dịa phương, của những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh.

3) Dự trữ ngoại tệ thấp

Theo tuyên bố của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF/FMI) vào tháng 4 năm 2011, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ còn đủ nhập siêu không tới một tháng rưỡi. Sở dĩ dự trữ ngoại tệ xuống thấp như vậy là vì những Tập đoàn Kinh tế nhà nước đã không sản xuất những linh kiện cần thiết tại chính trong nước, mà chỉ mua những linh kiện từ nước ngoài về để ráp nối. Một số những Tập đoàn sản xuất, thay vì sản xuất, lại mua hàng có sẵn từ nước ngoài về để bán lại. Họ trở thành những Tập đoàn phấn phối, nhất là hàng hóa Trung quốc, thay vì sản xuất lấy. Nhập siêu còn là cơ hội để tham nhũng bằng tăng giá để mua.

4) Áp lực phá giá tiền đồng

Tiền ĐỒNG là tiền độc tài do quyền lực Chính trị quyết định. Ai áp lực để phá giá đồng tiền ? Chính là Chính phủ, để tiếp tục các Tập đoàn Kinh tế nhà nước, để có thể trả lương công chức, quân đội, công an, vì bệnh thành tích muốn có độ tăng trưởng Kinh tế cao, đã tự mình phá giá tiền tệ bằng bơm tiền mới vào lưu hành.

Ngày 16.09.2011, theo bản tin trên báo Thanh Niên, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam sẽ bơm thêm vào thị trường tài chính 300,000 tỉ đồng để các ngân hàng thương mại có thể cho vay với tổng số tiền lên đến 59,500 tỉ đồng một tháng. Lạm phát tại Việt Nam cứ tháng sau cao hơn tháng trước vì tín dụng cấp phát bừa bãi cho các công ty quốc doanh và kinh tài đảng đoàn. Lạm phát tháng 8, 2011 lên đến 23.20%, cao thứ nhì trên thế giới nhưng cao nhất tại Á Châu.

Xin đọc:

VIỆT NAM BƠM 300 NGÀN TỶ ĐỒNG VÀO THỊ TRƯỜNG

http://www.facebook.com/l/BAQBJb_DVAQDAgeJlWzdjIQZkwb1x3JCX_4hpeDMoX98YYQ/nhuhoacomay.multiply.com/journal/item/333_

(http://www.facebook.com/l/BAQBJb_DVAQDAgeJlWzdjIQZkwb1x3JCX_4hpeDMoX98YYQ/nhuhoacomay.multiply.com/journal/item/333)

Chính quyền độc tài, trong hoàn cảnh bí lối về ngân sách, thường sử dụng biện pháp phá giá đồng tiền. Đây là quyết định ăn cướp tiết kiệm của dân. Giáo sư Florin AFTALION là người quan sát và kinh nghiệm về những nước bắt đầu phát triển vào những năm 1980, thời kỳ mà Lạm phát Tiền tệ ở Phi Châu và Nam Mỹ lên tới 1000%. Về phương diện Nhà Nước độc tài ra lệnh cho phá giá Tiền tệ để xẩy ra Lạm phát phi mã, Giáo sư Florin AFTALION đã quá kinh nghiệm với những chính quyền tại các nước đang phát triển, nhất là những chế độ độc tài

”... dans les pays en développement le controle de la création monétaire est le plus souvent entre les mains du pouvoir politique, et non de banques centrales indépendantes. L’inflation est un moyen de fiancement très commode. Elle est apprécìee par les hommes politiques dans la mesure òu elle permet à court terme d’accorder les hausses de salaires et des subventions, de mettre de l’huile dans les rouages.” (LE MONDE Mercredi 31.10.2007, page 2)

(... tại những nước đang phát triển, việc kiểm soát phát hành tiền tệ thường nằm trong tay của quyền lực chính trị, và không ở những ngân hàng trung ương độc lập. Lạm phát là một cách thế tài trợ rất thuận tiện. Nó được ưa chuộng bởi những người làm chính trị ở phương diện nó cho phép trong ngắn hạn tăng lương và trợ cấp các Công ty, cho phép bỏ dầu vào guồng máy.)

5) Chứng khoán đi xuống

Bản Tin của FreeVietNews ngày 07.09.2011 đã nói về tình trạng sụp đổ của Thị trường Chứng khoán Việt Nam như sau:

Ngay trong tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam tụt điểm liên tục và không có khả năng gượng dậy, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết dấu hiệu của một thời kỳ sụp đổ đang tới. Một trong những lý do quan trọng là việc thiếu minh bạch trong báo cáo tài chính của các công ty tham gia và cách quản lý thị trường yếu kém của các nhà quản lý Cộng Sản Việt Nam. Dự kiến, nếu các sàn chứng khoán trong nước bị sập, dẹp, thì quả là kinh tế Việt Nam bị thụt lùi 20 năm.

Gần đây, một trong những vụ phá sản lớn của doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Dược Viễn Đông đang kéo theo bao nhà đầu tư mất trắng. Nhưng đó chỉ là một trong hàng trăm trường hợp từ đầu năm đến nay. Các công ty thanh tra tài chính buộc phải ghi rõ trong các báo cáo về nghi vấn của họ là chẳng có xứ nào mà Kế toán trưởng lại lương cao như tại Việt Nam, có nhiều cổ phiếu, và giàu có như tại Việt Nam. Ở Việt Nam, vào được chức vụ kế toán này rất khó, vì phải biết làm giả các con số, lừa gạt các công ty audit, chạy vay tiền ngân hàng và xã hội đen, biết cách hối lộ cho Thuế vụ, Hải quan để giảm thuế, lừa gạt cổ đông nhẹ dạ…

Hầu hết các công ty, ngân hàng đều giấu nhẹm sự thật là họ đã thất bại và lỗ lã thế nào. Việc hào nhoáng bên ngoài của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay giống như một cái bẫy để rút ruột những cổ đông có tiền nhưng thiếu thông tin. Gần đây, 1 chi nhánh của Agribank, môt trong những hệ thống ngân hàng lớn nhất của Việt Nam, bị phát hiện ra rằng đã lỗ đến 3000 tỉ đồng Việt Nam, trong khi 2 năm qua (đây là 2009 mà thôi, chưa tính 2010, 4 tháng đầu 2011) họ vẫn luôn thông báo về những mức lời lớn, làm hoa mắt không ít nhà đầu tư.

Theo hồ sơ mật của Ủy ban chứng khoán Việt Nam, thì có ít nhất là 8 trên 10 ngân hàng Việt Nam đã hoàn toàn phá sản lúc này, tức là tổng tài sản disposable của họ không bằng số họ nợ người gởi vào. Những sự hỗn loạn của ngân hàng Việt Nam đang hiện ra rất rõ. Tuy nhiên, nếu như các Ngân hàng có sụp đổ đi chăng nữa, các quan to chức lớn không sao cả, vì họ đã "tự thưởng" cho họ các món tiền khổng lồ, Tết năm nay họ lãnh mỗi người bạc tỉ đồng là chuyện thường. Chỉ có dân chúng mang họa, hiện nay, nếu 1/3 số người dân đang gởi tiền ngân hàng quyết định rút ra, thì các ngân hàng sẽ bị sập ngay tức khắc.

Một kịch bản bí mật chuẩn bị để cứu thị trường chứng khoán Việt Nam đã được Nhà nước Cộng Sản Việt Nam chuẩn bị. Một quan chức ngân hàng giấu tên cho biết, giả sử dân chúng bất tín vào hệ thống ngân hàng và quyết định rút ra. Chính quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ bung một lượng tiền lớn ra cứu, và như vậy lại gây lạm phát nặng nề. Thảm trạng này sẽ đánh thẳng vào túi tiền của mọi người dân, và khi đó, chỉ có dân chúng là người sẽ phải chịu hậu quả kinh khủng nhất.(SBTN)”

Thêm vào tình trạng sụp đổ này, đó là khủng hoảng tài chánh đang làm Hoa kỳ, Liên Au điêu đứng, nghĩa là Thị trường Chứng khoán Việt Nam không còn vốn nước ngoài vào mua nữa.

6) Tình hình sản xuất, kinh doanh rất khó khăn.

Viết về Lạm phát, vật giá tăng vọt tại Việt Nam, chúng tôi luôn luôn tìm thấy ba lý do chính:

Lý do thứ nhất là Lãnh vực Kinh tế thực: các Tập đoàn Kinh tế quốc doanh yếu kém hiệu lực sản xuất. Vì yếu kém sản xuất, nên đồng vốn rót vào không tương xứng, nghĩa là số vốn không có tương đương hàng hóa, dịch vụ. Do đó vật giá tăng lên.

Lý do thứ hai là Nhà Nước, để giữ thể diện, thành tích của các Tập đoàn quốc doanh, nên càng đổ thêm vốn vào. Số vốn thêm mà sản xuất không có hiệu lực, thì vật giá tăng, lạm phát nhẩy vọt.

Lý do thứ ba là khi Nhà Nước đổ vốn ra hoài, nên cạn kiệt, đành phải phá giá đồng bạc bằng cho vào lưu hành tiền mới in ra. Đây là lạm phát hoàn toàn về lãnh vực Tiền tệ.

Trở lại tình trạng yếu kém hiệu lực sản xuất của những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh, chúng tôi muốn trích dẫn chính những nhận định của Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH.

Trong bài Phỏng vấn do Ký giả Mặc Lâm thực hiện, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã khẳng định một câu then chốt kết án cả một hệ thống Tập đoàn nhà nước, đó là việc yếu kém hiệu năng của những Tập đoàn này:

“Hiện nay tình trạng chi tiêu kém hiệu quả và đầu tư kém hiệu quả ở Việt Nam là tương đối nghiêm trọng và công luận cũng đã chỉ ra rất là nhiều công trình sau khi vừa mới cắt băng khánh thành xong thì đã hư hỏng và không bảo đảm các tiêu chuẩn như là đã có cam kết”.

Kém hiệu năng có nghĩa là phía Lượng Hàng hóa, Dịch vụ trao đổi giảm xuống. Điều này làm cho Lạm phát, vật giá tăng .

Cái hiệu năng thuần túy Kinh tế được đo bằng Độ lớn rộng của Biên độ Lợi nhuận (Marges Bénéficiaires) chứ không phải Tổng lượng bán hàng. Trong Thế giới cạnh tranh hiện nay, nhất là Việt Nam đã vào WTO /OMC, việc cạnh tranh ở Thị trường rất xít xao đến nỗi các Công ty tham dự khó lòng tăng giá bán để Tổng lượng bán hàng tăng lên cao. Theo Kinh tế gia Paul SAMUELSON, Giáo sư Kinh tế Havard và Nobel Kinh tế, thì Biên độ Lợi nhuận (Marge Bénéficiare) đi đến triệt tiêu trong lâu dài ở Thị trường cạnh tranh.

Vì vậy, để có thể có được Biên độ Lợi nhuận nới rộng, các Công ty đặt trọng tâm ở việc quản trị Giá thành thấp xuống, chứ không phải ở chỗ tăng Giá bán. Chính vì điểm quan trọng là quản trị Giá thành mà các Tập đoàn quốc doanh có những sai lỗi, yếu kém không thể chữa trị được. Nó thuộc vào Cơ chế CSVN. Những Tập đoàn quốc doanh phạm vào việc quản trị Giá thành yếu kém sau đây:

* Cơ sở Tập đoàn đồ sộ tốn kém, thiết bị sản xuất quá mức sánh với hàng hóa, dịch vụ cung cấp. Tất cả để lấy cái danh cho Tập đoàn chứ không theo chỉ tiêu Kinh tế. Đây là Chi tiêu cố định (Charges fixes) quá quan trọng sánh với lượng hàng hóa hay dịch vụ sản xuất. Chi tiêu cố định là những Chi tiêu giết chết xí nghiệp (Les Charges fixes sont des charges qui tuent l’Entreprise)

* Về những Linh kiện và Nguyên vật liệu, thì phần lớn lại nhập cảng từ nước ngoài khiến Giá thành tăng lên cao, và do đó làm giảm Biên độ Lợi nhuận.

* Lý do quan trọng hơn cả là Tham nhũng và Lãng phí mỗi khi xây Cơ sở hay mua thiết bị, mua những Linh kiện hay Nguyên vật liệu. Những người trách nhiệm Tập đoàn nhằm có những mua bán để Tham nhũng và Lãng phí. Đây là việc dễ dãi có vốn và không bị kiểm soát gắt gao từ Nhà Nước vì cùng đảng bao che cho nhau, hay chia phần tham nhũng, lãng phí cho nhau.

Những lý do thiếu hiệu năng trong quản trị chi tiêu không những làm tăng Lạm phát, mà còn đang dẫn nền Kinh tế quốc doanh đến phá sản như tình trạng hiện nay.

7) Tình trạng phá sản Ngân Hàng

Đây là điểm mà Nguyễn Tấn Dũng không dám nói trước Quốc Hội. Nhưng nếu các phương diện thuộc Kinh tế đang tụt dốc như Nguyễn Tấn Dũng đã liệt kê ra, thì hậu quả sẽ làm cho hệ thống Ngân Hàng phá sản.

Thực vậy, câu nói của Nguyễn Tấn Dũng “Nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô trở thành thách thức lớn” có nghĩa là Kinh tế Việt Nam tụt dốc, đang trong thời kỳ Khủng hoảng trầm trọng.

Cuộc Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế Thế giới năm 2008, bắt đầu bằng NỢ TƯ, đã làm giới Ngân Hàng điêu đứng, thậm chí phá sản như Lehman Brothers. Cuộc Khủng hoảng NỢ CÔNG Hoa kỳ và Liên Au năm 2011 đang đi đến mất mát lớn cho các ngân hàng, thậm chí Ngân Hàng DEXXIA đã vỡ nợ.

Tình trạng NỢ CÔNG tại Việt Nam mà không hoàn trả được tất nhiên sẽ làm một số Ngân Hàng phá sản.

Theo nhận định FITCH mà RFI (Thụy My) loan tin (http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111010-fitch-cac-ngan-hang-viet-nam-can-tiep-tuc-tang-von ), thì các ngân hàng lớn của Việt Nam đang có nguy cơ bị lỗ nặng, và nhất thiết phải tiếp tục tăng vốn. Trên đây là nhận định của cơ quan thẩm định tài chính Fitch được đưa ra hôm nay 10/10/21011. Tổng lượng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam hiện nay tương đương 120% tổng sản phẩm nội địa, tính đến cuối năm 2010.

Trong bản thông báo, cơ quan thẩm địn tài chính Fitch cho là « Các nỗ lực hiện nay nhằm tăng vốn của các ngân hàng chủ chốt ở Việt Nam là tích cực, vì hiện nay vốn của các ngân hàng này chưa đạt yêu cầu » so với tỉ lệ trong khu vực.

Tuy vậy theo Mikho Irawady, một nhà phân tích của Fitch, thì cho dù tăng trưởng tín dụng năm 2010 đã chậm lại, và đã được bơm thêm vốn, nhưng « Một lượng vốn dự phòng cao hơn là hết sức cần thiết, trước khả năng bị thất thoát vốn, và các kế hoạch phát triển trong tương lai ».

Tổng lượng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam hiện nay tương đương 120% tổng sản phẩm nội địa, tính đến cuối năm 2010. Đây là tỉ lệ cao đối với một nước đang phát triển. Nhà phân tích trên nói thêm : « Điều này sẽ làm chất lượng cổ phiếu của các ngân hàng có nguy cơ bị sa sút và nếu tình hình chung đang khó khăn, thì sẽ tồi tệ hơn ».

Hồi cuối tháng 9, Ngân hàng Nhật Mizuho Corporate Bank đã loan báo mua lại 15% vốn của Vietcombank, tức Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng lớn nhất trên thị trường chứng khoán trong nước. Các chuyên gia lo ngại rằng số nợ xấu của các ngân hàng có thể cao hơn con số chính thức.

Phải đối mặt với nạn lạm phát hiện ở mức 22%, cộng với thâm hụt thương mại 12,4 tỉ đô la năm ngoái, và đồng tiền quốc gia liên tục mất giá, chính quyền Việt Nam đành từ bỏ mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng. “

KẾT LUẬN của chúng tôi: cái nguyên do cốt lõi của “Nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô trở thành thách thức lớn” mà Nguyễn Tấn Dũng long trọng xác nhận trước Quốc Hội, đó là cái CƠ CHẾ CSVN hiện hành chủ trương Độc tài Chính trị nắm Độc quyền Kinh tế để các đảng viên CSVN THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, cướp của chung thành của riêng, tạo nên lớp TƯ BẢN ĐỎ giầu nứt khố và quần chúng nghèo kiết xác.

Phải DỨT BỎ CÁI CƠ CHẾ CSVN hiện hành để phát triển Kinh tế do dân, cho dân và vì dân trong một Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ phù hợp.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 26.10.2011

Web: http://VietTUDAN.net


No comments:

Post a Comment