Pages

Wednesday, November 16, 2011

HỘI LIM


Hội Lim mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Khách kéo về dự hội Lim rất đông để được xem hát quan họ giữa các "liền anh" "liền chị", hát sau chùa, hát trên đồi, hát đối đáp từng cặp đôi, hát trên thuyền... với đủ các làn điệu quan họ khác nhau. Ngoài ra, trảy hội Lim còn được xem các cuộc thi dệt của các cô gái Nội Duệ, vừa dệt thi vừa hát quan họ. Cũng như các Hội khác, hội Lim cũng có đủ các phần từ lễ rước đến tế lễ cùng nhiều trò vui khác.

Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ.

Hội Lim

Vùng đất Kinh Bắc không chỉ là đất võ mà còn là đất văn, nơi đây đã sản sinh cho đời rất nhiều thuần phong mỹ tục. Hệ thống hội hè, đình đám và ca hát là nét đẹp tiêu biểu của đất này nhưng không gì gây dấu ấn sâu đậm bằng Hội Lim vùng quan họ. Hội Lim được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, đó là hội hàng tổng gồm các làng Nội Duệ, Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang (tức Cầu Lom và Xuân Ó).

Tổng Nội Duệ huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn) trải dài trên đôi bờ sông Tiêu Tương, ôm ấp ngọn núi Hồng Vân (còn gọi là núi Lim), trên có ngôi chùa thờ phật. Hội Lim là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc. Như các lễ hội khác, hội Lim cũng có đủ các phần từ lễ rước, lễ tế đến các trò chơi như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm... nhưng phần căn bản nhất của Hội Lim là hát. Từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng... Cả một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian, xao xuyến lòng người.

Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm... như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan họ vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo. Dường như mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong nó một sắc thái văn hoá cao. Hội Lim xưa để lại trong lòng người đi hội một cái gì đẹp lắm. Người vùng Lim, nhất là các cụ già không ai nghĩ về thời thơ trẻ và các ngày hội của mình như nghĩ về một quá khứ buồn, trái lại mọi người đều như nhớ về tuổi xuân, mùa xuân và cội nguồn, gốc gác. Hội Lim bây giờ vẫn bảo tồn cốt cách của hội Lim xưa, nhưng đã xen phần dấu ấn của văn hoá đương đại.

Chỉ cách Hà Nội 18km nên Hội Lim không chỉ mở riêng cho tổng Nội Duệ xưa mà trai thanh gái lịch thủ đô và các vùng lân cận cũng náo nức mong chờ. Người Lim vẫn hát quan họ trên đồi Lim và dưới thuyền, nhưng phải hát bằng micro qua máy phóng thanh. Vậy là người Lim không còn hát giao duyên trong một không gian hạn hẹp mà hát cho cả thiên hạ, cả đất trời và mùa xuân cùng nghe. Tuy nhiên, những ai sành thưởng thức và lọc lõi dân ca quan họ thường đi lang thang trong các làng vào ngày hội, để nghe các cụ vùng quan họ hát thâu đêm. Lời ca quan họ và tiếng trống hội làng như len lỏi trong tâm khảm làm thức dậy trong mỗi người những gì thiêng liêng và cao quý nhất.


Biển người nô nức trẩy hội Lim
(Dân trí) - 13 tháng Giêng âm lịch là chính lễ hội Lim. Hàng ngàn du khách thập phương nô nức về đây trong một không khí lễ hội tưng bừng, tận hưởng những món ăn tinh thần độc đáo của văn hoá Kinh Bắc.
>> Du khách nước ngoài thích thú hội xuân Gầu Tào - Sa Pa
>> Độc đáo tục dâng voi chiến, ngựa tế tại Hội Gióng đền Sóc

Năm nay không có lễ rước nên những rạp hát quan họ và các trò chơi dân gian được sự quan tâm của đông du khách hơn. Hoà mình trong lễ hội, người ta sẽ bắt gặp cái cổ, cái kim trộn lẫn trong một lễ hội truyền thống.

Dòng người ùn ùn đổ về hội Lim.

Ai cũng muốn lên chùa Lim thắp hương cầu may mắn khiến lối lên chùa chật cứng.


Những câu hát như "bỏ bùa" du khách.
Có rất nhiều rạp hát trên đồi Lim phục vụ du khách.

Không mấy khi có cơ hội xem hát quan họ trực tiếp, chàng trai này cố gắng ghi lại những khúc hát của các liền anh, liền chị.

Các liền chị chuẩn bị cho một buổi biểu diễn giữa tiết trời giá rét.

Dù tuổi đã cao song giọng hát của các liền anh, liền chị vẫn ngọt ngào như xưa.

Những pha vồ hụt trong trò "bịt mắt bắt dê" luôn đem lại sự hứng khởi cho khán giả.

Không chịu thua kém lớp trẻ.

Một ông đồ tân thời.

Những chiếc nón quai thao được "thu nhỏ" lại, trở thành món quà lưu niệm độc đáo.

Hình ảnh của cuộc sống hiện đại tại một lễ hội truyền thống.

Những hình ảnh chưa "thuận mắt" lớp người đi trước.
Phong Nguyên











No comments:

Post a Comment