Pages

Friday, November 4, 2011

ĐỖ THÔNG MINH * THANH TRỪNG NỘI BỘ


CUỘC THANH TRỪNG NỘI BỘ ĐẢNG CSTQ
Đỗ Thông Minh


Cách Mạng Vô Sản Trung Hoa Do Trần Độc Tú (陳独秀, 1879-1942) và sau là Mao Trạch Đông (毛沢東, 1893-1976) và đảng Cộng Sản Trung Hoa thành lập năm 1921, cầm đầu. Là bản sao của cách mạng Nga, nhưng thêm yếu tố chống ngoại xâm là Nhật Bản và nội chiến với Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch (蒋介石, 1887-1975). Ngày 1/10/1949, Mao Trạch Đông chiếm toàn cõi Hoa Lục, thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch phải chạy qua Đài Loan.



Mao là người coi thư viện, đọc nhiều sách, nhưng mang tinh thần từ chương hơn là thực dụng khoa học và dân chủ, rất ít hiểu biết về thế giới, do đó, khi nắm quyền đã đưa ra nhiều chính sách không tưởng. Mao đã có những câu nói nổi tiếng như: "Súng đẻ ra chính quyền.", “Trí thức không bằng licục phân.” Và có câu nói ý “Làm thủ kho vài năm là đáng tội chết.” (vì thế nào cũng biển thủ). Mao cai trị kiểu phong kiến, tuỳ tiện, cuộc sống riêng thì ăn chơi cực kỳ sa đọa, được coi là “Thiên Tử Đỏ”, ai phê bình đều bị hãm hại.

(H.2)Trần Độc Tú

Bác Sĩ riêng của Mao Trạch Ðông là Lý Chí Thỏa đã viết cuốn “Mao Trạch Ðông, Cuộc Ðời Chính Trị và Tình Dục” (bản tiếng Anh: The Private Life of Chairman Mao) trình bày về chuyện này, trong có đoạn: Sự suy tôn cá nhân đã đạt đến đỉnh cao. Cả Trung Quốc đều mang hình Mao, đi đâu cũng lận theo cuốn Mao Tuyển nhỏ màu đỏ.

Ngay cả một cái biên nhận nhỏ trong tiệm tạp hóa cũng in thêm một câu nói vàng ngọc của Mao Chủ Tịch. Buổi sáng trước khi đi làm đều phải cúi lạy bức hình Mao, chiều về cũng cúi đầu bái lạy và sám hối những điều mình đã sai trong ngày hôm đó... Và thế là đội quân Hồng Vệ Binh của
Mao lôi ra "đấu tố", bao gồm cả lăng mạ, nhục hình, hành hạ thể xác, thường là công khai tại các nơi công cộng, những người mà chúng chụp mũ là "bọn theo tư bản", "bọn xét lại đen", "kẻ thù của Mao Chủ Tịch".

Rất nhiều đối tượng mà chúng nhằm vào, lại là các giáo sư, giáo viên, hàng ngũ trí thức. Chúng phá hủy mọi di sản văn hóa lâu đời của đất nước trong cái gọi là chiến dịch "phá 4 tàn tích". Để thực hiện phê phán nhân dân bằng tờ bìa tố cáo, chúng tụ tập trên đường, chặn bất cứ ai và đòi cho xem có mang quyển "Tuyển tập lời Mao Chủ Tịch dạy", hay bắt người ta phải đọc thuộc lời "Mao Chủ Tịch" mà không được nhìn sách...

http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=1131
Zhou EnlaiVới chủ trương sắt máu, Mao và đảng CSTQ đã bắt cả 800 triệu người khi đó mù quáng lao vào những cái gọi là: - “Đấu Tranh Giai Cấp năm 1949-79, Cải Cách Ruộng Đất năm 1946-1949,

H.3. Chu Ân Lai

thập niên 1950 và thập niên 1970 (với công xã, đấu tố, tàn sát và trại tập trung). Công xã Nhân Dân Hồng Kỳ, huyện Thường Đức. - Trăm Hoa Đua Nở (Bách Gia Tề Phóng) năm 1956-57. -

Vụ Án Chống Đảng năm 1957 (theo thống kê có 552.877 trí thức là nạn nhân của “vụ án” do Mao lập ra này). - Đại Nhảy Vọt (Bước Tiến Nhảy Vọt) năm 1958-1961 (Vận động toàn quốc công nghiệp hóa bằng cách nấu thép với những lò thô sơ,gây nên các nạn đói nhân tạo năm 1959-60, khiến 37,55 triệu người chết đói la liệt từ Tứ Xuyên, Hà Bắc, Cam Túc, cho tới Quảng Đông, theo tài liệu giải mật bởi Bộ Chính Trị tháng 9/2005, Mao mất chức Chủ Tịch vào tay Lưu Thiếu Kỳ, nhưng phe Mao liên kết nhau vu cho Kỳ là hữu khuynh để triệt hạ, toàn gia đình cũng bị hãm hại đủ cách.).

Liu Shaoqi
- Cách Mạng Văn Hóa năm 1966-1976 (Mao Trạch Đông dùng Hồng Vệ Binh chống cán bộ đảng và quân đội, bài Nho Giáo, Khổng Tử, đày ải làm hàng chục triệu người chết)…”.

H.4. Lưu Thiếu Kỳ

- Đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999 (do ông Lý Hồng Chí giới thiệu với công chúng năm 1992, khiến cả chục triệu người bị bách hại). Tổng cộng những chính sách cưỡng bách lao động, lưu đầy, khủng bố, làm hàng 50, 60 triệu người phải chết oan uổng, nhân tâm phân hóa và đất nước tụt hậu. Hầu hết các biến cố trên diễn ra dưới thời Thủ Tướng Chu Ân Lai (周恩来, 1898-1976).
Chu được coi là người tương đối ôn hòa, thực tế, nhưng lại bị khuất phục trước Mao nên đã không ngăn cản


những việc làm tàn bạo, quá đáng cũng như cuộc sống trác táng của Mao. Chính Chu, dù đã gia ơn cho Giang Thanh nhiều lần cũng nằm trong tầm ngắm của bà ta, BS Lý Chí Thỏa kể lại chuyện đã nói với Chu khi Chu tỏ ra lo lắng về số phận:


H. 5 - Cách mạng văn hóa

Ngay từ khi chiến dịch Cách Mạng Văn Hóa bắt đầu, Thủ Tướng chính là đối tượng của họ. Tôi giải thích cho ông ta rằng Giang Thanh nói rằng Cách Mạng Văn Hóa là cuộc đấu tranh giữa cách mạng mới và cách mạng cũ. Theo Giang Thanh "cách mạng cũ" chẳng ai xa lạ là Chu Ân Lai. Tôi cũng cho y biết là Mao Chủ Tịch cảm thấy rất khó chịu trước cuộc đấu tố do phong trào "16/5" tổ chức. Hiện nay đám phản loạn nầy vẫn còn đang âm mưu chống lại ông ta…

http://en.wikipedia.org/wiki/Land_reform#Asia http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C4%83m_hoa_%C4%91ua_n%E1%BB%9F
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_nh%E1%BA%A3y_v%E1%BB%8Dt http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1ch_m%E1%BA%A1ng_v%C4%83n_h%C3%B3a
http://9binh.com/

Gang of Four
Cuộc Thanh Trừng Nội Bộ Đảng CSTQ Vì bất đồng, Mao Trạch Đông và vợ là Giang Thanh cùng tay chân trong CSTQ đã dùng Binh Ðoàn Bảo Vệ Trung Ương (đơn vị đặc biệt không thuộc Bộ Quốc Phòng của Lâm Bưu)

H.6- Bè lũ bốn tên

do Uông Ðông Hưng chỉ huy và Vệ Binh Đỏ… hạ bệ, tiêu diệt cả rất nhiều đồng chí hàng đầu như: - Trần Độc Tú (陈独秀, 1879-1942) là Bí Thư Trung Ương Cục năm 1921, Ủy Viên Trưởng Ban Chấp Hành Trung Ương (tương đương Tổng Bí Thư) đầu tiên năm 1922, bị cho là có đường lối “hữu khuynh” nên bị cách chức vào tháng 7/1927.
- Phó Chủ Tịch Đảng kiêm Chủ Tịch Nước Lưu Thiếu Kỳ (刘少奇, 1898-1969, từng tiếp tay Mao hạ các địch thủ của


Mao, và Mao coi là người kế vị,, ngày 18/7/1967, cũng bị đấu tố ngay trước Dinh Chủ Tịch, bị đánh gẫy răng, chỉ còn 7 cái, chết trong ngục). Trong tờ khai tử và xin hỏa táng viết, họ tên: Lưu Vệ Hoàng (刘卫黄), tuổi: 71, hộ tịch: Hồ Nam, nghề nghiệp: không, nguyên nhân chết: bệnh, hỏa táng ngày 14/11/1969…


deng
Vợ ông là Vương Quang Mỹ bị đưa ra bêu rếu tại đại học Thanh Hoa. 126 Hồng Vệ Binh mỗi tên vả bà 1 cái khiến mặt xưng vù. BS Lý Chí Thỏa viết: Lưu Thiếu Kỳ và vợ là Vương Quang Mỹ,

H.7- Đặng Tiểu Bình
đang đứng giữa trung tâm đám đông, đang bị bọn cán bộ trong ban thư ký xô đẩy và đấm đá. Áo sơ-mi của Lưu Thiếu Kỳ bị rách tả tơi. Nhiều người kéo cả tóc ông ta. Khi tôi cố lại gần để nhìn cho rõ thì thấy một vài người bẻ tréo tay Lưu Thiếu Kỳ, trong lúc tên khác cố đẩy ông ta quỳ trong vị trí "máy bay đang đáp".

Cuối cùng, chúng bắt ông ta nằm sắp, mặt úp gần sát đất, tên thì đá vào lưng, tên thì táng vào mặt ông ta. Tôi không còn đủ sức đứng nhìn. Lưu Thiếu Kỳ trong thời gian

đó đã là một ông già, và trên mọi danh nghĩa, ông ta còn là Chủ Tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa… Con trai cả của Kỳ là Kỹ Sư Lưu Doãn Phú đang làm việc tại Viện Nguyên Tử Quốc Gia bị chết trên đường sắt một cách bí ẩn. Con trai thứ là Lưu Doãn Nhuợc bị Hồng Vệ Binh dùng xẻng đánh tét đầu chết!


Hành quyết tùy tiện là điều bình thường trong thời Cách mạng Văn hóa. (Boxun.com)

H.8-Hành quyết tùy tiện là điều bình thường trong thời Cách mạng Văn hóa. (Boxun.com)

- Phó Chủ Tịch Đảng, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng là Nguyên Soái Lâm Bưu (林彪, 1907-1971, hình đứng bên Mao) từng được ghi trong Hiến Pháp là thay thế Mao, đảo chánh hụt, khi chạy khỏi Tân Cương máy bị bắn rơi. - Ủy Viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ Tướng, Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, Bộ Trưởng Quốc Phòng là Nguyên Soái Bành Đức Hoài (彭德怀, 1898-1974), từng chỉ huy mặt trận Triều Tiên (1950-1953) chống Hoa Kỳ và Đồng Minh, người dám lên tiến chỉ trích cuộc sống sa đọa của Mao, bị đấu tố.

- Bành Chân (彭真, 1902-1997) Bí Thư Thứ Hai Ủy Ban Trung Ương Đảng, Bí Thư Thứ Nhất Thành Ủy Bắc Kinh kiêm Thị Trưởng Bắc Kinh, Chủ Tịch Quốc Hội, bị Mao hạ bệ năm 1966, được phục hồi danh dự dưới thời Đặng Tiểu Bình, làm Chủ Tịch Ủy Ban Thường Vụ Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc thứ 6.

Sinh viên bị thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn vào ngày 04 tháng Sáu năm 1989 sau cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ. (Boxun.com)
- Nguyên Soái Chu Đức (朱德, 1886-1976), một trong những người sáng lập Hồng Quân Trung Quốc và làm Tổng Tư Lệnh thời kỳ 1931-37 (tiền thân của Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc), Phó Chủ Tịch Nước 1954-1959,

H. 9. Thảm sát Thiên an môn


Phó Chủ Tịch Đảng 1956-1966, năm 1966 bị hạ bệ, nhờ Chu Ân Lai giúp nên không bị tù, vẫn giữ chức Ủy Viên Thường Vụ Quốc Hội. - Nguyên Soái, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ Tướng Hạ Long (賀龍, 1896-1969), bị chụp mũ là phần tử chống đảng, bị bắt giam, tra tấn và chết trong tù.

- Khang Sinh (康生, 1898-1975, tên thật là Triệu Vinh) được coi là "Beria Trung Quốc" thời Mao, do đã nghe Mao và Giang Thanh hãm hại rất nhiều cán bộ trong đảng CSTQ cả trước và sau Cách Mạng Văn Hóa. Như vụ Lưu Thiếu Kỳ (Vu cáo Kỳ tội "phản bội, nội gian", "tay sai của đế quốc xét lại, Quốc Dân Đảng", khai trừ vĩnh viễn ra khỏì đảng. Trong 97 Ủy Viên Trung Ương khoá 8 có 10 người chết, 47 người bị đánh đổ, chỉ còn 40 người đến họp. Mao đã cho bổ sung thêm 10 Ủy Viên Dự Khuyết lên chính thức, cho đủ quá bán hợp lệ là 50/97)…, gieo kinh hoàng cho cả đảng CS và dân TQ.

Marshal Lin Biao


Năm 1931, Khang Sinh làm Bộ Trưởng Tổ Chức Đảng, năm 1942, chỉ huy “Phong Trào Chỉnh Phong”, năm 1966, làm Uỷ Viên Bộ Chính Trị, là người đứng đầu cơ quan an ninh và gián điệp TQ.

H.10- Lâm Bưu

Sau này đã bị truy tố cùng với Tứ Nhân Bang, bị tước đoạt đảng tịch. - Đại Tướng, Phó Thủ Tướng kiêm Phó Bộ Trưởng Quốc Phòng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng, Bộ Trưởng Công An La Thụy Khanh (拉翠庆, 1906-1978) bị hại (do Mao nghe lời Lâm Bưu) đã nhảy lầu tự tử nhưng không chết, chỉ bị thương nặng, sau được Chu Ân Lai che chở, cho qua Thụy Sĩ chữa thương thì chết…

Thế rồi khi Mao chết ngày 9/9/1976, Hoa Quốc Phong (华国锋, 1921-2008, được coi là con của Mao), sau khi lên thay Chu Ân Lai làm Thủ Tướng, lại thay Mao làm Chủ Tịch Đảng. Nhóm “Tứ Nhân Bang” gồm Giang Thanh (江青, 1914-1991, là vợ của Mao, Ủy Viên Bộ Chính Trị, muốn chiếm quyền mà không được, sau bị án tử hình và chết trong tù), cũng như Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn với uy lực ghê gớm và 500.000 tay chân, khuynh loát đảng và nhà nước. Nhưng rồi chưa đầy 1 tháng sau, ngày 6/10/1976, “Tứ Nhân Bang” bị Hoa Quốc Phong tống giam, đưa ra tòa…

Năm 1977-78, Hoa Quốc Phong theo đuổi việc đề cao cá nhân… bị Đặng Tiểu Bình nuôi hận lâu nay trở lại chính trường, cùng phe nhóm chỉ trích, dần dần lật đổ. Năm 1980, Đặng đưa Triệu Tử Dương lên thay chức Thủ Tướng, năm 1981, đưa Hồ Diệu Bang lên làm Chủ Tịch Đảng thì Hoa mất mọi quyền. Nguyên Soái Diệp Kiếm Anh trong cuốn “Lưu Thiếu Kỳ - Ân Oán Trung Nam Hải”, trang 65, cho biết: “Mao Trạch Đông làm cuộc "Đại Nhảy Vọt" khiến khoảng 40 triệu dân chết đói. Và riêng cuộc "Đại Cách Mạng Văn Hóa" đã giết 20 triệu người, đấu tố và tra tấn 100 triệu, trong đó có 300 đại lão công thần đã sáng lập ra nên nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Còn Giáo Sư Lưu Ái Cầm, con gái cố Chủ Tịch Lưu Thiếu Kỳ nhận xét: "Mao Trạch Đông bản tính lật lọng, qua cầu rút ván, biến ân thành oán, ghen tỵ hiền tài, đa nghi Tào Tháo.”... Năm 1980, Lưu Thiếu Kỳ cùng nhiều người khác mới được đảng CSTQ xem xét lại và khôi phục lại tất cả danh dự. -

Marshal Ye Jianying


- Nhân vật nổi tiếng ai cũng biết là Đặng Tiểu Bình (邓/鄧小平, 1904-1997), là Ủy Viên Bộ Chính Trị, Phó Chủ Tịch Đảng, Tổng Bí Thư Đảng, Phó Chủ Tịch Nước, Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Giải Phóng…,

H.11- Diệp Kiếm Anh

mang những chức vụ cao như thế mà khi Mao không bằng lòng là cho xuống, tới 3 lần bị hạ bệ nhục nhã (1960, 1966, 1976), bị trục xuất khỏi Trung Nam Hải, bắt đi hạ tầng công tác cải tạo, cả gia đình bị phân tán đi cải tạo ở các nơi...

BS Lý Chí Thỏa viết về ngày 17/8/1967: Tôi rời quang cảnh chỗ Lưu Thiếu Kỳ và đi dần đến tư dinh của Ðặng Tiểu Bình, Tổng Bí Thư Ðảng và vợ là Trác Lâm. Sau đó tôi lần tới chỗ Ðào Trú và vợ là Tăng Trực cũng đang bị đấu tố. Cả hai cặp vợ chồng Ðặng Tiểu Bình và Ðào Trú đang bị chửi bới, xô đẩy nhưng không có đánh đập...


- Nếu Đặng Tiểu Bình được coi là “Tổng Công Trình Sư” với “Bốn Hiện Đại Hóa”, người thiết kế nước Trung Quốc phát triển hiện đại thì phải kết tội Mao và đảng CSTQ là kẻ đã cản trở bước tiến đó. - Nếu trong “Cách Mạng Văn Hóa” năm 1966, Đặng bị kết tội và bị đấu tố là "Tên số hai trong đảng đi theo chủ nghĩa tư bản." mà chết thì Trung Quốc đi về đâu, vẫn u mê, hoang tưởng theo kiểu Mao?

- Nếu Đặng không bị hạ bệ 3 lần, nếu Đặng sớm có cơ hội thực thi canh tân từ mấy chục năm trước chứ không đợi tới năm 1977, thì Trung Quốc đã không bị tụt hậu và sẽ còn tiến nhanh hơn bây giờ nhiều. Đặng Tiểu Bình đã từng bị buộc phải đội mũ tai lừa diễn hành trên phố, sau đó bị đưa về nông thôn để làm việc tại xưởng máy kéo.

Năm 1968, con trai cả của Đặng Tiểu Bình là Đặng Phác Phương đang học đại học Bắc Kinh bị những sinh viên cực đoan cùng trường trùm đầu và khống chế khiến bị ngã khỏi cửa sổ tầng 4, trở thành người tàn phế, phải dùng xe lăn. Tất cả chỉ vì chế độ độc tài toàn trị CS, do “Hoàng Đế Đỏ” Mao nắm toàn quyền sinh sát, không có tinh thần dân chủ và thiếu đầu óc thực tiễn, không biết lo cho dân, cho nước!!!

Cuối cùng, sau khi Mao chết, ngày 6/10/1976, vợ thứ 4 là Giang Thanh (江青, 1914-1991) thuộc nhóm “Tứ Nhân Bang” (có thêm Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn) và tay chân bị lực lượng 8341 của Uông Đông Hưng và Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ Bắc Kinh theo lệnh của Hoa Quốc Phong và Nguyên Soái Diệp Kiếm Anh bắt vì tội khuynh loát, cướp đoạt quyền hành và sau bị kết án tử hình, rồi chết âm thầm trong tù. Ngày 22/7/1977, Đặng Tiểu Bình lại được phục chức, khi có thực quyền, chủ trương “Tứ Hiện Đại Hóa: cải cách nông thôn, công nghiệp, khoa học và quốc phòng.”.và đặc biệt lập ra các khu chế xuất tại Thẩm Quyến... làm đòn bẩy kinh tế.


Dịp này, Đặng đã có câu nói nổi tiếng “Mèo trắng, mèo đen, con nào bắt được chuột cũng tốt.”, để đối lại chủ trương “hồng hơn chuyên” (hồng là tư tưởng Cộng Sản, chuyên là khoa học, kỹ thuật) trước đó, thì nước này mới bắt đầu đi lên từ năm 1978. Tư duy của Đặng Tiểu Bình có gì lạ đâu, ai cũng biết, chỉ có chủ nghĩa Cộng Sản cuồng tín và mù quáng nên mấy chục triệu đảng viên CSTQ không ai thấy? Thực ra rất nhiều người thấy nhưng không ai dám nói, làm Trung Quốc tụt hậu mấy chục năm trời, dân chúng sống trong uất hận và lầm than. Thập niên 80, nhiều người mới được phục hồi danh dự.


Và công cuộc đổi mới Trung Quốc là do nhiều người, chủ chốt như là Chu Dung Cơ (朱镕基, 1928-) qua thí nghiệm lập khu chế xuất tại Thẩm Quyến, Triệu Tử Dương… Chu cũng từng bị Mao và phe nhóm kết tội chạy theo tư bản và hạ bệ 2 lần vào năm 1958, 1970, sau trở lại làm Thủ Tướng (1998-2003)! Thực ra Đặng Tiểu Bình cũng phi dân chủ khi hạ bệ Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang (胡耀邦, 1915-1989) năm 1987, đảng và nhà nước CSTQ thờ ơ với lễ tang cho ông này, là giọt nước làm tràn sự bất mãn dẫn đến hàng triệu người biểu tình tại Thiên An Môn năm 1989. Rồi Đặng ra lệnh đàn áp, dùng xe tăng tàn sát hàng ngàn người.


Qua vụ này, Đặng lại hạ bệ Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương và quản chế tới chết, ông Triệu phải lén đọc ghi âm hồi ký (赵紫阳/趙紫陽, 1919-2005, cũng từng bị hạ bệ vỉ theo chủ trương cải cách của Lưu Thiếu Kỳ vào năm 1967, được Chu Ân Lai phục chức năm 1973). Ngày nay, Trung Quốc đã tái khẳng định vai trò của Nho Giáo, rất nhiều trường dựng tượng Khổng Tử (孔子, 551-479 trước Công Nguyên). Chính trị thượng tầng của chế độ CS mà đấu đá, tàn hại nhau như vậy thì có gì đáng ca ngợí!?

Thượng tầng còn như thế nói gì tới hạ tầng và người dân, tất cả bị coi như cỏ rác, món đồ thí nghiệm của đảng CS mà thôi. Vinh quang thì đảng hưởng mà tại họa thì dân lãnh!

- - - Nhà văn Cao Hành Kiện (高行健, Gāo Xíngjiàn, 1940-), tác giả của cuốn tiểu thuyết “Linh Sơn” (La Montagne de l’Âme/Soul Mountain), giải Nobel 2000 đã phê phán Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc vào những năm 1966-1976. Khi đến Paris năm 1987, ông đã lên án “Bài Nói Chuyện Ở Diên An” của Mao Trạch Đông. Ông cho rằng thời kỳ cách mạng văn hóa là thời kỳ đen tối nhất của lịch sử văn học Trung Quốc vì nó đã giết chết Văn Học đích thực.


Theo GS Tạ Văn Tài nói với phóng viên Thanh Quang đài RFA ngày 3/6/2009: “Tôi thấy ông Triệu Tử Dương phải nói vô các băng nhạc ở trong nhà của con và đè lên nhạc cũ, rồi giấu vào trong đống băng nhạc đó để về sau này nhờ người khác, sau khi ông mất đi, mới dám đem ra hải ngoại và xuất bản ở Hồng Kông.

Và như vậy cho thấy rằng ở cấp lãnh đạo cao nhất của chế độ Cộng Sản (thì) họ đối xử với nhau cũng rất là ngặt nghèo, đến nỗi ông Tổng Bí Thư đảng cũng phải khổ sở như vậy. Kinh nghiệm là ngay trước đó Mao Trạch Đông cũng đối xử rất là tàn tệ ngay với ông Thủ Tướng rất có hiệu lực về hành chánh là ông Chu Ân Lai. Ông Chu Ân Lai cũng rất muốn tránh, không bao giờ dám có một thái độ gì nghênh ngang với Mao Chủ Tịch, mà cũng bị đối xử rất là tàn tệ. Khi ông Chu bị bệnh nặng, Mao Trạch Đông không cho chữa, đến khi ông Chu mất đi thì mới lộ chuyện đó ra.”.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/How-posthumous-memoir-of-zhao-ziyang-rectifies-history-06032009175224.html

No comments:

Post a Comment