Pages

Sunday, November 27, 2011

VIỆT NAM & THẾ GIỚI




Việt Nam tuần qua
RFA 26.11.2011

Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong chính sách mới của Mỹ tại Á Châu?

AFP PHOTO / JIM WATSON

Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và phu nhân Michelle Obama bắt tay Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tân Sang (giữa) và phu nhân Mai Thị Hạnh (trái) tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Honolulu, Hawaii, vào ngày 12 tháng 11 năm 2011.

Đây không chỉ là câu hỏi đặt ra đối với người Việt Nam mà còn là một ẩn số trong bài toán ngoại giao – quân sự quốc phòng của nhiều nước trong khu vực.

Ngay sau khi chính phủ Hoa Kỳ, mà cụ thể là đích thân Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton công khai tuyên bố khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ là trọng tâm trong các chính sách của Hoa Kỳ thời gian tới, hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng đây là sách lược mới của Mỹ nhằm kiềm chế phần nào những tham vọng của Trung Quốc; và tất nhiên Việt Nam là một phần không thể thiếu trong bàn cờ chính trị này.

Trả lời phỏng vấn Quỳnh Chi của Đài Á Châu Tự Do, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn bang giao quốc tế tại Đại học George Mason, Hoa Kỳ, phân tích:

“Lần trước, sự hiện diện của Mỹ ở Á Châu là vì chiến tranh lạnh. Còn lần này sự hiện diện của Mỹ ở Á Châu không phải vì chiến tranh lạnh mà sự trổi dậy của một cường quốc. Nước Mỹ là một cường quốc gọi là statistical là một quốc gia chủ về nguyên trạng. Còn Trung Quốc là một quốc gia mới lên gọi là revisionist power, là một quốc gia chủ trương thay đổi tại vì họ không thỏa mãn, họ muốn thay đổi.

Trên trật tự thế giới một khi có một revisionist power nổi lên với statistical power thì hai bên phải tìm cách giải quyết với nhau, nếu không thì có thể xảy ra chiến tranh như trường hợp Nhật Bản và Đức Quốc trước đệ nhị thế chiến.”

Còn lần này sự hiện diện của Mỹ ở Á Châu không phải vì chiến tranh lạnh mà sự trổi dậy của một cường quốc.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng

Quan điểm cho rằng sự can dự của Mỹ vào vùng Á Châu – Thái Bình Dương sẽ giúp mang lại sự ổn định cho khu vực cũng nhận được sự tán đồng của Giáo sư Carl Thayer.

Trả lời Việt Hà của RFA, vị Giáo sư thuộc Học việc Quốc phòng Australia, nhấn mạnh:

“Mỹ với sức mạnh hải quân của mình muốn được hoạt động tự do trên vùng biển quốc tế.

Có đến 1/3 phần diện tích biển trên thế giới là vùng đặc quyền kinh tế và Trung Quốc muốn nói là phần diện tích 200 hải lý từ bờ ra gọi là vùng đặc quyền kinh tế thì không cho phép hoạt động quân sự trừ khi có sự đồng ý của chúng tôi.

Mỹ thì nói là công ước quốc tế về luật biển không có ý nói như vậy. Cho nên khả năng mà lập luận của Trung Quốc có thể được chấp nhận là khó xảy ra, vì luật nói rằng các hoạt động vì mục đích hòa bình thì được phép và Mỹ nói là họ làm vì mục đích phòng vệ, họ thu thập thông tin tình báo mà thôi.

Các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế không có liên quan gì đến vấn đề tranh chấp chủ quyền của các nước mà chỉ liên quan đến việc diễn giải công ước như thế nào. Tuy nhiên nếu lập trường của Mỹ được khẳng định thì có nghĩa là sự có mặt của Mỹ tại khu vực này sẽ giúp ổn định an ninh khu vực.”

Duy trì an ninh khu vực

hillary-ttsang-state,.gov-250.jpg
Ngoại trưởng Hillary Clinton và Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang tại Honolulu, Hawaii hôm 10/11/2011. Photo courtesy of state.gov
Về phần mình, Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong chính sách can dự vào Á Châu của Mỹ? Có lẽ câu trả lời rõ ràng nhất đã được chính Chủ tịch Việt Nam, ông Trương Tấn Sang đưa ra nhân cuộc gặp với đại diện Hoa Kỳ bên lề thượng đỉnh APEC 2012.

Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hợp tác an ninh quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không những mang lại lợi ích cho hai quốc gia, mà còn giúp duy trì an ninh và ổn định cho toàn khu vực.

Sự kiện Hoa Kỳ trực tiếp can dự vào Á Châu diễn ra trong bối cảnh cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông đang ngày càng căng thẳng, cũng được xem là một cơ hội cho Việt Nam trong việc tạo đối trọng với Trung Quốc, để bảo vệ chủ quyền lãnh hải.

Trả lời RFA, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng chỉ có sự hiện diện của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, mới hy vọng kiềm chế được phần nào tham vọng bành trướng xuống phía Nam của Trung Quốc.

“Chỉ có Mỹ là đối lực mà có thể gọi là thực tiễn nhất. Sự trở lại của Mỹ mở ra một cơ hội để Việt Nam có thể chơi trò gọi là balancing. Việt Nam không bao giờ muốn nói như thế. Nhưng trên thực tế khi mình ở sát một quốc gia mạnh quá và trong quá khứ nó đã có tham vọng bành trướng thì mình chỉ có hai chọn lựa: một là mình phải tìm cách thích ứng với nó và nhân nhượng; hai là mình nhân nhượng một cách tối thiểu và tìm một đối trọng. Và đối trọng duy nhất và thực tiễn chỉ là Mỹ thôi.”

Trong khi đó, theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long của Đại học Maine Hoa Kỳ thì ngoài việc gia tăng các quan hệ ngoại giao chiến lược, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, như một hình thức phản bác các luận điểm của Bắc Kinh trên các diễn đàn quốc tế trong việc áp đặt chủ quyền của họ trên Biển Đông:

Sự trở lại của Mỹ mở ra một cơ hội để Việt Nam có thể chơi trò gọi là balancing.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng

“Người Việt Nam trong nước và ngoài nước cần phải đi các hội thảo hay các đại học ở Mỹ cũng như các nước khác để trình bày cho dân chúng ở những nơi đó biết sự thật như thế nào. Chính phủ Việt Nam không muốn người VN đi ra nước ngoài để nói về những vấn đề này vì sợ mất lòng Trung Quốc. Tôi nghĩ nếu như thế thì Trung Quốc sẽ tha hồ tuyên truyền còn người VN thì không có cơ hội để trao đổi với người nước ngoài.”

Và thưa quý vị, tất nhiên Trung Quốc, với quan điểm lâu nay vẫn coi khu vực Á Châu – Thái Bình Dương là sân chơi riêng của mình, đã không thể che giấu được sự khó chịu trước chính sách can dự của Washington.

Từ phát ngôn viên Bộ ngoại giao cho đến báo chí Trung Quốc đã lập tức cho mở một chiến dịch truyền thông: một mặt chỉ trích Hoa Kỳ, một mặt lên tiếng răn đe các quốc gia láng giềng.

Thậm chí, chính phủ Trung Quốc còn thông báo sẽ thực hiện một cuộc tập trận ở vùng biển Tây Thái Bình Dương trong thời gian tới.

Tuy nhiên, trước xu thế Hoa Kỳ và các nước trong khu vực tại các thượng đỉnh diễn ra ở Bali, Indonesia hồi tuần qua, người đứng đầu của chính phủ Trung Quốc, thủ tướng Ôn Gia Bảo, ngoài mặt cũng đã dịu bớt giọng điệu mới trước đó cho rằng bất kỳ sự can thiệp từ bên ngoài nào vào khu vực cũng dẫn đến bất ổn.

Lần này, các cấp lãnh đạo chính quyền Bắc Kinh cũng không có phát biểu trực tiếp nào về Việt Nam, một trong 5 quốc gia anh em vẫn còn theo chủ nghĩa cộng sản như Trung Quốc.



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weekly-review-show-47-11262011142103.html



Bắc Kinh bất ngờ trước chính sách cứng rắn của Hoa Kỳ
2011-11-26

Mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc tiếp tục căng thẳng đáng kể khi diễn tiến vừa qua tại các hội nghị thượng đỉnh vùng Á Châu-Thái Bình Dương chứng kiến quyết tâm mới của Mỹ kéo theo mối nghi ngại cùng phẫn nộ gia tăng của Bắc Kinh.

AFP Photo/ Saul Loeb

Từ trái, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Úc Julia Gillard tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Bali, Indonesia, 19/11/2011.

Quyết tâm có mặt tại châu Á

Trong chuyến công du Á Châu - Thái Bình Dương vừa rồi và gặp gỡ các lãnh tụ trong khu vực, kể cả các lãnh đạo Bắc Kinh, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama xem chừng như làm nổi bật “sắc thái và quyết tâm Thái Bình Dương” của Mỹ - chẳng hạn như tuyên bố rằng Hoa Kỳ vẫn là một cường quốc Thái Bình Dương và sẽ “trụ lại” ở đây.

Lên tiếng mới đây với Đài Á Châu Tự Do, GS Nguyễn Mạnh Hùng dạy môn Bang giao Quốc tế tại Đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ, cho biết:

“Trong vài tháng nay chúng ta đã thấy rõ là cả những nhà lãnh đạo cao cấp nhất bên ngoại giao, quốc phòng và tổng thống đều nói đến sự trở lại của Hoa Kỳ ở Á Châu và cam kết là sẽ có mặt ở đây như là một cường quốc Thái Bình Dương. Thì đó là một chuyển biến rất là quan trọng.”

Trong vài tháng nay chúng ta đã thấy rõ là cả những nhà lãnh đạo cao cấp nhất bên ngoại giao, quốc phòng và tổng thống đều nói đến sự trở lại của Hoa Kỳ ở Á Châu và cam kết là sẽ có mặt ở đây như là một cường quốc Thái Bình Dương.

GS Nguyễn Mạnh Hùng

Nhưng theo nhà bình luận Frank J. Gaffney của tờ Washington Times, trong thời gian cầm quyền vừa qua, chính Tổng thống Obama đã làm cho những quốc khách của ông có cảm tưởng rằng nước Mỹ ngày càng suy yếu, đồng thời làm họ hoài nghi về thiện chí của Wasington “bám trụ” ở vùng Á Châu - Thái Bình Dương một cách có chiến lược. Theo bình luận gia Gaffney, những cảm nhận như vậy góp phần làm vấn đề trầm trọng thêm khi trong những năm gần đây tại vùng Thái Bình Dương, nơi xứ Trung Quốc cộng sản ngày càng trổi dậy mạnh mẽ về mặt kinh tế và bá quyền về quân sự trong khi Hoa Kỳ lại lâm vào tình trạng khó khăn kinh tế lẫn quân sự - tình hình khiến không những Trung Quốc mà Nga và cả Bắc Hàn lờn mặt.

Từ đó, bình luận gia Gaffney hình dung ra câu hỏi trong tâm trí của nhiều người dân tại vùng Thái Bình Dương đang không yên bình rằng liệu Tổng thống Obama lần này có thực sự thực hiện điều ông cam kết không? Hay chỉ là “nhãn hiệu: hy vọng và đổi thay” – hy vọng thì nhiều mà đổi thay thì từng trống vắng – khiến khó có thể bảo vệ được quyền lợi của Hoa Kỳ và đồng minh tại vùng Châu Á - Thái Bình Dương?

Tuy nhiên, theo chuyên gia Andrew Shearer, Giám đốc nghiên cứu thuộc Viện Lowy về Chính sách Quốc tế của Úc, thì Hoa Kỳ chưa bao giờ thật sự rời vùng Thái Bình Dương.

Chuyên gia Shearer nhắc lại rằng, gần đây, người ta nói nhiều đến việc Hoa Kỳ chuyển sự quan tâm từ Trung Đông sang Châu Á. Ông cho rằng những gì Tổng thống Hoa Kỳ phát biểu trong thời gian gần đây là cách cam kết mạnh mẽ về sự can dự sâu hơn vào vùng này.

Không lường trước

obama-bali-2011-250.jpg


Tổng thống Miến Điện Thein Sein (giữa) ngồi gần Tổng thống Mỹ Barack Obama tại một cuộc họp của ASEAN tại Bali, Indonesia, 19/11/2011. AFP photo.
Theo tờ South China Morning Post qua bài “Bắc Kinh kinh ngạc trước “hành động hung hăng” của Mỹ, thì hiện TQ bất ngờ sững sờ vì những hành động mới đây nhất của Washington, với phương cách cứng rắn lạ thường nhắm vào TQ, từ việc hình thành Thương ước Đối tác Xuyên TBD không bao gồm TQ, thỏa thuận với Úc cho trú đóng 2.500 thủy quân lục chiến ở căn cứ Darwin, tái xác nhận liên minh với Philippines cho tới nỗ lực cải thiện ngoại giao lịch sử với Miến Điện; và nhất là lãnh tụ Mỹ thẳng thừng nêu lên vấn đề tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á ở Bali, Indonesia hồi tuần rồi khiến Bắc Kinh giận dữ, bất an.

Chuyên gia Shi Yinhong thuộc Đại học Renmin Trung Hoa cho biết cách đây dăm ba tháng, không ai nghĩ là Mỹ sẽ hành động như hiện giờ. Những học giả khác của Trung Quốc cũng nói là Hoa Lục hoàn toàn không ngờ trước những phản ứng mới đây của Mỹ và các nước trong khu vực.

Theo giới phân tích thì Bắc Kinh ngày càng xem Hoa Kỳ là mối đe dọa cho sự ổn định của họ. GS Shen Jiru thuộc Viện Kinh tế-Chính trị Thế giới tại Viện Hàn Lâm Khoa Học-Xã Hội Trung Quốc lưu ý rằng Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu, không bao gồm Trung Quốc, thực ra vượt ra ngoài khuôn khổ kinh tế, mang tính chính trị, qua đó, Washington tìm cách vận dụng những giá trị của Mỹ để liên kết vùng Á Châu - Thái Bình Dương.

Bắc Kinh cũng cáo giác Hoa Kỳ xen vào chuyện nội bộ của Trung Quốc khi Washington xem “quyền lợi cốt lõi” Đài Loan của Trung Quốc như là đối tác kinh tế, an ninh quan trọng của Mỹ; can thiệp vào nội tình chính trị Hồng Kông…

Mỹ chứ không phải Trung Quốc

whitehouse-250.jpg

TT Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo khác tại hội nghị thượng đỉnh APEC tại Honolulu, Hawaii, hôm 13/11/2011. Photo courtesy of whitehouse.gov

Nhật báo Investor’s Business ở Mỹ hồi trung tuần tháng này có bài tạm dịch là “Á Châu tìm lại được thiện cảm dành cho Hoa Kỳ”, lưu ý ngay ở phần mở đầu đại ý rằng trong khi công luận mất nhiều công sức mô tả nỗi bất an giận dữ của Trung Quốc trước tuyên bố của Tổng thống Obama về sự hiện diện của Hoa Kỳ tại vùng Thái Bình Dương, thì trên thực tế, chính toàn vùng này mới bất an trước hành động bành trướng của Trung Quốc – nên muốn Hoa Kỳ quay trở lại. Theo bài báo thì thực trạng cho thấy rằng những quốc gia Châu Á muốn Mỹ -chứ không phải Trung Quốc -đóng vai trò trọng tâm ở Thái Bình Dương. Đó là lý do tại sao sự hiện diện của Tổng thống Obama tại Hawaii, Úc và Bali vừa rồi được khắp vùng mở rộng vòng tay chào đón.

Bài báo phân tích rằng việc Bắc Kinh phẫn nộ là vô lý vì đó là một chính thể chuyên chế và hù dọa, xâm lấn những xứ láng giềng Á Châu, không phải là mô hình kinh tế đáng tin tưởng, gây nên tình trạng mất quân bình, không có thiện chí ‘sống chung hòa bình”, đó là chưa kể dùng vệ tinh theo dõi các nước Á Châu và bị cáo giác về hành động tin tặc.

Bài báo cũng lưu ý thêm rằng dù Trung Quốc có thích Hoa Kỳ hay không, lịch sử cho thấy Washington từng đóng vai trò quan trọng ở Á Châu trong 60 năm nay.
Theo bài báo thì việc Hoa Kỳ quan tâm trở lại Á Châu là nhằm đáp ứng nguyện vọng của những nước trong vùng vốn đã chứng kiến nhiều hành động gây hấn đáng ngại của Hoa Lục khi thiếu bóng dáng của Hoa Kỳ. Nên Á Châu mong muốn được trở lại với con đường phát triển và hòa bình của Hoa Kỳ.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cn-stunned-by-us-aggressive-moves-tquang-11262011124726.html

Công an ngăn chận cuộc biểu tình tại Hà Nội sáng 27-11

2011-11-26

Đã có ít nhất 16 người tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ để tham gia biểu tình, đã bị cách sát bắt lên xe chở đi.

Kami's Blog

Cuộc biểu tình tại Hà Nội sáng Chủ nhật 27-11-2011, để ủng hộ việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội soạn thảo luật biểu tình, vừa mới bắt đầu đã bị công an trấn dẹp.

Hưởng ứng lời kêu gọi tổ chức biểu tình tại Bờ Hồ vào sáng Chủ nhật 27-11 để ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Quốc hội soạn thảo Luật Biểu tình, vào lúc 8:30 sáng tại Hà Nội, đã có nhiều người rải rác tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ trong khi trước đó đã xuất hiện nhiều xe cảnh sát, xe buýt và kể cả xe cơ giới đậu trên lề đường.

Từ Hà Nội Giáo sư Ngô Đức Thọ kể lại với Đài Á Châu Tự Do:

“Sáng sớm hôm nay đã để mấy cái xe hốt người, xe buýt, xe công nông chuyên môn chở đất đá đỗ hẳn bên trên vỉa hè trên sân tượng đài Lý Thái Tổ. Tượng đài Lý Thái Tổ là nơi những người biểu tình hay đứng để giơ cờ, khẩu hiệu.

Như thế thì họ đã phá tan và không biết có thể tập hợp lại được hay không và theo tôi biết thì họ đã chuẩn bị vụ này rất mạnh chứ không phải chơi.

GS Ngô Đức Thọ

Bên kia siêu thị Hàm Cá Mập cũng để 3 xe buýt. Cảnh sát rất đông và như vậy vào lúc 9 giờ 30 cuộc biểu tình bắt đầu mà đã bị hốt ngay lên xe cảnh sát rồi thì chặn bắt. Có 16-17 người bị bắt lên xe buýt chưa biết chở đi đâu, trong đó có Nguyễn Văn Phương, đã bị bắt lên xe rồi.

Blogger Người Buôn Gió, Lê Dũng, Lã Dũng kể cả nghệ sĩ Trí Hải là ông già hay kéo đàn violon trong các cuộc biểu tình cũng có mặt. Ông này suýt bị bắt nhưng may mà già cả lại bám bánh xe và có nhiều người dằn lại nên thoát. Tình hình là như vậy.

Như thế thì họ đã phá tan và không biết có thể tập hợp lại được hay không và theo tôi biết thì họ đã chuẩn bị vụ này rất mạnh chứ không phải chơi.”

Ngoài những người mà Giáo Sư Ngô Đức Thọ cho biết theo ghi nhận của chúng tôi thì còn nhiều người khác như: nhà báo Đoan Trang, nhà báo tự do Dương Thị Xuân, anh Trương Văn Dũng cũng đã bị bắt và cho tới bây giờ vẫn chưa biết công an đem họ đi đâu.

Chúng tôi sẽ theo dõi tiếp và tường trình những tin mới nhất có liên quan đến cuộc biểu tình này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hanoi-police-prevented-the-protest-
11262011225449.html


Việt Nam 'đòi chủ quyền' Hoàng Sa
Cập nhật: 06:17 GMT - thứ sáu, 25 tháng 11, 2011
Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội mùa hè 2011

Trong động thái mà giới chuyên gia nhận định là có 'dịch chuyển về chính sách', Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa tuyên bố rằng chủ trương của Việt Nam là đàm phán để đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đoạt hoàn toàn từ năm 1974.

Ông Dũng đã đề cập tới vấn đề chủ quyền Biển Đông khi trả lời chất vấn của đại biểu trong kỳ họp thứ hai của Quốc hội Khóa 13 vào sáng thứ Sáu 25/11 tại Hà Nội.

Tuy nhiên ông thủ tướng nói thêm Việt Nam cũng chủ trương "đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình".

Được biết phần phát biểu về Biển Đông của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội kéo dài khoảng 10 phút.

Ông được truyền thông trong nước dẫn lời nói: "Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này".

Theo ông, việc đàm phán đòi hỏi chủ quyền là phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước LHQ về Luật biển.

Ông thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam đã "làm chủ thực sự" đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, "ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào".

Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Chính phủ Trung Quốc tuyên bố tổ chức tour du lịch tới Hoàng Sa.

Áp lực bên trong nước

Hôm 22/11, chính quyền tỉnh Hải Nam đã cấp phép cho một công ty du lịch đưa khách đi tham qua từ Hải Nam tới quần đảo Hoàng Sa.

Việt Nam cũng đã nhanh chóng lên tiếng phản đối kế hoạch này. Hôm thứ Năm 24/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội rằng việc tổ chức du lịch Hoàng Sa của Trung Quốc là 'vi phạm chủ quyền của Việt Nam'.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Ông Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời chất vấn trước Quốc hội

Ông Nghị tuyên bố: "Mọi hoạt động của nước ngoài tại khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và trái với tinh thần Tuyên bố chung về Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (DOC) mà các nước Asean đã ký với Trung Quốc năm 2002".

Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội dường như chỉ là khẳng định ở cấp cao hơn quan điểm của Việt Nam về chủ quyền tại Biển Đông, nhưng theo Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, nó mang tầm quan trọng đặc biệt, nhất là khi được truyền thông đại chúng Việt Nam tường thuật chi tiết.

Ông Thayer nhận xét: "Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm nay, một lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam công khai tuyên bố rành rẽ về vấn đề Hoàng Sa".

"Khác với Trường Sa, vốn được cho là khu vực tranh chấp, Hoàng Sa luôn được Trung Quốc coi là lãnh thổ của nước này một cách hiển nhiên và không bao giờ đặt Hoàng Sa vào trong nội dung các cuộc đàm phán."

Theo ông Thayer, do vậy vấn đề Hoàng Sa cũng không được lãnh đạo Việt Nam nhắc đến, và việc hai chữ Hoàng Sa được nhắc tới một cách chính thống những ngày này cho thấy một sự dịch chuyển trong chính sách.

Ông giáo sư, người vừa có mặt ở Hà Nội hồi đầu tháng, nói lý do có thể là vì "áp lực vô cùng lớn ở trong nước, từ phía dư luận và người dân đòi hỏi chính phủ phải có hành động cứng rắn về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Thái độ của Hoa Kỳ

Một lý do nữa, theo ông Carlyle Thayer, là phản ứng của Việt Nam trước những động thái mới đây của các cường quốc tại Biển Đông.

"Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm nay, một lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam công khai tuyên bố rành rẽ về vấn đề Hoàng Sa."

GS Carlyle Thayer

Mới hôm thứ Tư 23/11, Trung Quốc loan báo kế hoạch tập trận hải quân ở khu vực Tây Thái Bình Dương, kể cả Biển Đông, vào cuối tháng này.

Tuy quân đội nước này giải thích đây là hoạt động 'thường kỳ và không nhắm vào bất cứ quốc gia nào', giới quan sát vẫn cho rằng nó được đưa ra để đối trọng lại chính sách của Hoa Kỳ trong khu vực.

Tuần trước, Mỹ thông báo sẽ điều thủy quân lục chiến tới Darwin, miền bắc Australia, với quân số có thể lên tới 2.500 trong tương lai.

Trái ngược với thái độ dè chừng xưa nay trước các diễn biến quốc tế, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 24/11 đưa ra bình luận hiếm hoi về kế hoạch điều quân của Mỹ, gọi đây là 'việc hợp tác' giữa các nước.

Ông Lương Thanh Nghị nói: "Chúng tôi mong rằng việc hợp tác giữa các quốc gia sẽ có đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào các nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới".

Chính sách biển ngày càng hung hăng và khả năng quân sự ngày càng tăng cường của Trung Quốc, theo các nhà bình luận, đan

ww.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/11/111124_vietnam_paracels_protest.shtml

No comments:

Post a Comment