Pages

Sunday, December 11, 2011

CHIM THIÊN ĐƯỜNG


Ghé thăm xứ sở loài chim Thiên Đường
Có một loài được coi là “Diva” của thế giới chim muông, những con chim này có bộ lông dài thướt tha, sặc sỡ… Truyền rằng, chim Thiên Đường (Birds Of Paradise) là một con chim thần, sống ở trên Thiên Đường, ăn mật hoa, uống giọt sương. Khi múa sẽ vang lên tiếng nhạc mê hồn. Người ta gọi nó với nhiều tên khác như: chim Cực Lạc, chim Mặt trời, chim Phượng…



Phần lớn chim Thiên Đường được tìm thấy tại khu rừng rậm nhiệt đới tại đảo Papua New Guinea (Ghi-nê), một số loài thì sinh sống trên đảo Moluccas của Indonesia và phía đông Australia. Chim Thiên Đường có khoảng 40 loài, các con đực được biết đến nhiều hơn bởi có bộ lông dài, sặc sỡ, kéo dài từ mỏ, cánh hoặc đầu.


Chim Thiên Đường đầu có màu vàng chanh, khoác bộ lông vũ tuyệt đẹp, nhất là chiếc đuôi dài xòe rộng, càng rực rỡ. Chân của chim rất ngắn, khi bay, chân giấu trong bộ lông nên người ta không nhìn thấy. Chim Thiên Đường màu lam khi gọi bạn tình, vẫn thường ngửa đầu, cong lưng, dựng bộ lông màu vàng kim ở cạnh sườn, hoặc treo ngược trên cành cây, rũ toàn bộ bộ lông gấm hoa diễm lệ của mình ra để hấp dẫn bạn gái. Các loài chim dòng họ nhà Thiên Đường là một trong những loại chim biết hót cổ xưa nhất.



Chim Thiên Đường là biểu trưng của Papua New Guinea, cả quốc kỳ và quốc huy, hàng không và các vật kỷ niệm đều thấy hình ảnh của chim Thiên Đường.


Có 42 loài chim Thiên Đường trên thế giới, trong đó, có tới 37 loài chỉ có ở New Guinea – hòn đảo lớn thứ 2 trên thế giới sau Greenland với diện tích 786.000 km2. Không phải chỉ mình New Guinea, mà loài chim này còn xuất hiện ở cả hòn đảo nhỏ nằm cách biệt ở vùng biển Caribê có tên Little Tobago, nằm cách phía đông đảo Tobago 3 km và chỉ rộng 2,6 km2, với điểm cao nhất là 155 m so với mực nước biển. Điều đặc biệt là hòn đảo này nằm cách xa so với môi trường sống tự nhiên của loài chim Thiên Đường.


Nhưng vào năm 1909, một người Anh có tên William Ingram – chủ một trang trại dừa ở Trinidad, đã có ý tưởng biến nơi đây thành “ngôi nhà” mới cho loài chim Thiên Đường. Tháng 9 năm đó, ông đã đem đến hòn đảo này 24 con chim trống và 24 con chim mái. Sau đó, 2 con chim mái khác được đưa tới ngôi nhà này. Đây là một ý tưởng khá hay bởi lẽ vào thời điểm đó, những con chim Thiên Đường sống trong môi trường tự nhiên ở New Guinea đang phải đối mặt với nguy cơ săn bắn vì bộ lông tuyệt đẹp và rực rỡ của nó. Ngày 28/5/1928, người thừa tự của ông William Ingram đã tặng cả hòn đảo và khu vực sống của loài chim Thiên Đường cho chính phủ Trinidad & Tobago.

Kể từ năm 1929, hòn đảo nhỏ này trở thành nơi bảo tồn tự nhiên và được bảo vệ. Những chuyến th
ăm quan hòn đảo với mục đích nghiên cứu khoa học và du lịch có giấy phép mới được thực hiện và phải đi theo hướng dẫn. Hòn đảo nhỏ này bao phủ bởi vô số loài thực vật khác nhau. Rất nhiều loài cọ, cây bụi, và một số loại cây cho quả là thức ăn của loài chim này.

Chuối, đu đủ, và một số loại cây quả khác được trồng để đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào cho chim Thiên Đường. Hòn đảo nhỏ này cũng là Thiên Đường cho rất nhiều loài chim khác, chẳng hạn như loài chim biển nhiệt đới mỏ đỏ, chim Ruồi, chim Mòng Biển, chim Hoàng Anh đuôi vàng, chim Hét, chim Hồng Tước, chim Bồ Câu,… Những loài vật như nhện, mối, bọ cạp, giun đất, rết, dơi, ốc sên, rắn và thằn lằn cũng xuất hiện ở đây.



Hòn đảo này là nơi duy nhất có loài chim Thiên Đường ngoài môi trường sống tự nhiên của nó


CHIM THIÊN ĐƯỜNG VIỆT NAM


Đớp ruồi xanh gáy đen Hypothymis azurea

This image has been resized.Click to view original image




Thiên đường đuôi đen Terpsiphone atrocaudata







Thiên đường đuôi đen Terpsiphone paradisi



This image has been resized.Click to view original image






No comments:

Post a Comment