Pages

Sunday, December 11, 2011

SƠN TRUNG * TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ

TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ
SƠN TRUNG

Nước Việt Nam ta nằm giữa hai nước lớn có nền văn minh lâu đời nhất thế giới đó là Trung Quốc và Ấn Độ. Với Ấn Độ, ta có mối liên lạc văn hóa bởi Phật giáo. Sau Trung quốc đô hộ ta, ảnh hưởng Ấn Độ phai lạt dần. Ta học chữ Hán, và theo Phật giáo Bắc phương. Sau đệ nhị thế chiến, Hồ Chí Minh theo Liên Xô và Trung Cộng. Trung Cộng đưa tướng tá quân lính, vũ khí và thực phẩm giúp cộng sản Việt Nam để đánh bại Pháp tại Điện Biên Phủ. Việt cộng liên hệ mật thiết với Trung Công gần thế kỷ cho nên nay mới chịu cảnh đầy tớ bị chủ bóc lột và con nợ bị chủ nợ xiết nhà, chiếm đất. Còn Ấn Độ thì nay sắp trở thành bằng hữu của Việt Nam.

Để hiểu rõ tình hình, chúng ta thử so sánh thực lực hai nước Trung Quốc và Ấn Độ.

I. THỰC LỰC TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ


Trung Quốc

Ấn Độ

Tốc độ tăng dân (2002)

0,87%

1,51%

Tử suất trẻ sơ sinh (2002)

27 (mỗi ngàn sinh)

61 (mỗi ngàn sinh)

Tuổi thọ trung bình (2001)

70

64

Tỉ lệ dân nghèo (2002)

10%

25%

Tỉ lệ biết chữ (2001)

90%

65%

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (2001)

$44,2 tỷ đô la

$3.4 tỷ đô la

Suất tăng GDP (thực) bình quân đầu người, trung bình hàng năm (1990- 2000)

9,6%

5,5%

Số lượng điện thoại (cố định lẩn di động (2001)

247,7 (mỗi ngàn người)

43,8 (mỗi ngàn người)

Lực lượng lao động (1999)

706 triệu người

406 triêu người

Tỷ trọng của khu vực chế xuất trong GDP

50%

22%

Kiều dân ở nước ngoài

55 triệu người

20 triệu người

Nguồn: CIA World Factbook 2002; The Economist Pocket World in Figures; World Development Indicators CD-ROM; Financial Times


Theo bảng trên, Ấn Độ rõ ràng là thua Trung Quốc.

(1).Trước tiên, sự khác biết hai nước là do hai thể chế khác nhau. Ấn Độ theo chế độ dân chủ, còn Trung Cộng theo chủ nghĩa cộng sản độc tài. Cộng sản độc tài bóc lột công nhân và nông dân, bắt nhân dân vào tù và bắt tù nhân sản xuất để xuất khẩu nên giá hàng rẻ, nhà nước nhiều lời. Ấn Độ lo dân nghèo, lo giaó dục và y tế, còn Trung Cộng thì mặc dân sống chết, lời lãi vào tay tư bản đỏ nên chóng giàu.

(2).Tư bản đầu tư nhiều cho Trung Cộng cho nên vốn đầu tư Trung Cộng gấp 10 lần Ấn Độ.

(3).Tư bản giúp Trung cộng mau giàu nên nhập nhiều hàng Trung Cộng. Đã thế Trung Cộng lại chơi gian như hạ giá đồng nguyên, chận hàng Mỹ, bảo hộ mậu dịch và làm hàng giả, hàng độc để mau lời.

(4). Kinh TẾ Trung Quốc khá hơn thời Mao nhưng các tài liệu không đáng tin cậy, phần lớn là thổi phồng.


II. CHIẾN TRANH ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC TRONG QUÁ KHỨ

Trước đệ nhị thế chiến, dưới sự lãnh đạo của thánh Gandhi, người Ấn Độ đã đành được độc lập, và sau đệ nhị thế chiến, Ấn Độ chủ trương trung lập. Ấn Độ trung lập nhưng thực sự là thân Liên Xô vì trong thời chống Anh quốc, người Ấn Độ đã tìm nơi nương tựa là Liên Xô. Đảng Cộng sản tại Ấn cũng khá mạnh. Về biên giới, Ấn Độ mâu thuẫn với Pakistan, Cashmire và cũng mâu thuẫn về vấn đề biên giới với Trung Quốc.

Mọi quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đều bị chi phối bởi vấn đề biên giới vẫn chưa giải quyết từ hơn 50 năm nay. Trung Quốc và Ấn Độ giáp nhau trên 3 550 cây số, được phân cách bởi dãy núi Himalaya hiểm trở và vùng cao nguyên Tây Tạng. Trong nhiều thế kỷ, Tây Tạng là vùng đệm giữa hai nước. Sau khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng năm 1950, hai vùng đệm hiện nay là hai nước Nepal và Bhutan, nằm ở phía nam dãy Himalaya.

Ba khu vực ngày nay vẫn là điểm nóng của sự xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc: Aksai Chin ở tụ điểm của biên giới ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc, Arunachal Pradesh, ở sát biên giới Đông Bắc của Ấn Độ và Kashmir, ở Tây Bắc Ấn Độ. Aksai Chin hiện thuộc quyền quản lý của Trung Quốc nhưng Ấn Độ coi như thuộc về mình và đòi lại. Ngược lại, Arunachal Pradesh là một tiểu bang của Ấn Độ nhưng Trung Quốc lại coi là thuộc về Tây Tạng và đòi Ấn Độ trả lại.

Kashmir là vùng tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, mỗi bên chiếm một nửa và đòi bên kia phải trả phần còn lại. Mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Kashmir là vì Trung Quốc ủng hộ Pakistan.Khởi nguyên là cuộc nổi dậy Tây Tạng năm 1959, và Ấn Độ trao qui chế tị nạn chính trị cho Đạt Lai Lạt Ma.

Ấn Độ cũng thực hiện chính sách thiết lập một số tiền đồn dọc biên giới, gồm cả một số vị trí nằm ở phía bắc tuyến McMahon, là phần phía đông của đường kiểm soát trên thực tế do Trung Quốc tuyên bố năm 1959. Giao tranh bắt đầu ngày 20 tháng 10 năm 1962 giữa Quân Giải phóng Nhân dân và Quân đội Ấn Độ. Quân Trung Quốc đồng loạt mở các cuộc tấn công tại Ladakh và dọc theo tuyến McMahon ngày 20 tháng 10 năm 1962, trùng hợp với cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.

Quân Trung Quốc tràn qua các vị trí của quân Ấn Độ tại cả hai mặt trận, đánh chiếm được Rezang la tại Chushul ở mặt trận phía tây, cũng như Tawang ở mặt trận phía đông. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngưng bắn vào ngày 20 tháng 11 năm 1962, và rút khỏi phần lớn các khu vực chiếm được. Tuy vậy, vẫn có những vụ chạm súng nho nhỏ ở biên giới y hệt tình trạng Việt Hoa 1976- 1979.

Năm 1962, Trung-Cộng xua quân tấn công chiếm lỉnh vài vùng biên giới của Ấn-Độ ...Cuộc xung đột xảy ra rất ngắn ngủi nhưng hai nước trở thành thù nghịch và cắt đứt bang giao gần hai thập niên. Khoảng hai thập niên gần đây, quan hệ ngoại giao được cải thiện, tình hình căng thẳng biên giới lắng dịu nhưng sự thân hữu không còn như xưa.

III. TÌNH HÌNH QUÂN SỰ TRUNG ẤN HIỆN NAY

Trung-Cộng và Ấn-Độ đều là đại cường-quốc. Giờ đây,Trung Cộng không những khống chế Thái Bình Dương mà còn uy hiếp Ấn Độ Dương. Hạm đội Trung Cộng vươn đến vịnh Thái Lan, Ấn Độ dương và eo biển Malacca. Trung Cộng đã hoàn thành hệ thống bao vây Ấn Độ với 6 căn cứ quân sự, gọi là xâu chuỗi ngọc trai 6 viên là:

1- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Gwadar / Pakistan.
2- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Marao / Maldives.
3- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Hambantota / Sri Lanka.
4- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Chittagong / Bangladesh.
5- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Iles Cocos/ Birmanie.
6- Căn cứ Hải Quân Trung Cộng nằm trên Hải cảng Sihanoukville / Cambodge.

Chuổi ngọc trai này là bao vây đầu đuôi Ấn Độ, khiến cho Ấn Độ nằm trong thế "tứ diện thụ địch".
Ngoài ra Trung Quốc thực hiện nhiều kế hoạch bao vây Ấn Độ bằng cách liên kết với những nước xung quanh Ấn Độ. Trung Quốc giúp Pakistan xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân, đồng thời ủng hộ Pakistan một cách mạnh mẽ hơn trong việc đòi chủ quyền của Kashmir - vùng đất tranh chấp giữa New Delhi và Islamabad. Pakistan chứa chấp Bin Ladin, biết đâu việc này cũng nằm trong kế sách Trung Cộng liên minh với Pakistan, Al Quada và Hồi giáo cực đoan để chiếm dầu mỏ Trung Đông và chống Mỹ.

Trung Quốc cũng đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Bangladesh. Mối quan hệ của Trung Quốc với cảnh sát và quân đội Nepal ngày càng sâu sắc và hiện Trung Quốc đang giúp Nepal xây dựng một con đường mới đến biên giới Tây Tạng. Ở Sri Lanka, Trung Quốc hỗ trợ chính phủ nước này rất nhiều vũ khí giúp họ đánh bại quân nổi dậy Hổ Tamil, kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 26 năm. Ngoài ra Trung Quốc còn giúp Sri Lanka xây dựng một cảng biển mới ở phía nam quốc đảo.

Trung Cộng không những bao vây Ấn Độ mà còn ngăn chận con đường thông thương Âu Mỹ với Á châu- Thái Bình Dương. Cơ mưu Trung Cộng là quá lớn nhằm khống chế toàn cầu chứ không riêng Việt Miên Lào hay Nam Hàn, Đài Loan...

Tình hình như vậy, eo biển Malacca chính là điểm mấu chốt của thế giới, nhất là phe tư bản. Malacca là cái cửa ngõ giao thông của Âu Mỹ. Trung Quốc đem tàu chiến hoặc oanh kích vùng này là Âu Mỹ không buôn bán làm ăn gì được, tất phải thua Trung Cộng. Chỉ chận nơi này vài năm là Âu Mỹ sụp đổ, thắng lợi tất vào tay Trung Cộng. Âu Mỹ phải thương thảo với Trung Cộng và chịu điều kiện nhục nhã, hoặc phải đánh trả. Trung Quốc ỷ có tiền nhiều, vũ khí nhiều, dân đông có thể thắng Âu Mỹ. Chính Malacca là yết hầu của Âu Mỹ nên Mỹ tuyên bố quyền tự do giao thông trên biển cả chứ không bênh vực phe nào về đất đai, lãnh thổ. Đòi tự do lưu thông cũng là đủ để chống lại Trung Cộng xâm lược. Trên bình diện lý luận, quan điểm của Mỹ là đúng. Đường cái quan là nơi lưu thông cho mọi người, anh không thể ỷ thế mạnh, quan to xây nhà ,hoặc mở rộng đất đai, vườn tược, chiếm đường cái quan và cấm mọi người qua lại.

Nếu chiếm đánh Ấn Độ thuận lợi, quân Trung Cộng sẽ dùng Ấn Độ làm bàn đạp tiến chiếm Iran, Iraq, hoặc liên minh cùng Iran và một số nước A Rập để lấy dầu mỏ và xâm lược Âu Châu, Phi châu. Nếu đà này thắng lợi, Trung Cộng sẽ tiến chiếm vùng bắc Mãn Châu và vào đất Nga. Trong công cuộc tấn công Ấn Độ và thế giới, Việt Nam, Lào, Miên, Thái Lan Miến Điện đều nằm trong mục tiêu gần nhất của Trung Quốc . Trung Cộng muốn biến đất này thành đất Trung Cộng, và những nơi này làm hậu cứ tấn công Ấn Độ và chận ngõ Malacca.

Tình thế nguy nan đã rõ như ban ngày, Ấn Độ không thể nhẫn nhịn. Trước đây, Ấn Độ theo Nga nhưng sau 2000, Nga suy yếu. Ngày nay, đế quốc Nga đang vùng dậy nhưng nội lực kinh tế quá yếu. Chỉ có Mỹ là đủ sức chọi với Trung Cộng. Ấn Độ liên minh với Mỹ là đương nhiên mặc dù một số cộng sản Ấn có vẻ muốn theo Nga, và có thể có kẻ muốn làm tôi tớ Trung Cộng. Nay thì Ấn Độ không thể dùng chính sách bất bạo động và trung lập như trước đây, mà phải dùng súng đan, máy bay, tàu lặn, hàng không mẫu hạm và bom hạt nhân.

Dù là một nước lớn nhưng nghèo và dân đông, Ấn Độ tiết kiệm từng đồng và không tham vọng bành trướng như Trung quốc. So với Trung quốc, Ấn Độ khiêm tốn hơn, và không dữ dằn như Trung quốc. Nhưng trước sự bành trướng của Trung quốc, Ấn Độ đã tăng cường quân sự trong khoảng năm năm lại đây.Trong năm tài chính 2008 – 2009 và 2009 – 2010, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã tiêu không dưới 54.000 crore rupi (11,6 tỷ USD) để đầu tư cho lực lượng Hải quân và Không quân nước này. Trong khi đó, theo số liệu nộp cho quốc hội Ấn Độ, số tiền đầu tư cho quân đội nói chung lại chỉ khiêm tốn ở mức 13,539 crope rupi.

Chi tiêu như vậy là làm nổi bật lên quyết tâm mở rộng tầm nhìn của Ấn Độ, chuẩn bị cho một tuơng lai hứa hẹn sẽ có nhiều xung đột bất ngờ trên biển hay nói cách khác Ấn Độ đang tăng cường sức mạnh trên biển – “chiến trường chính của thế kỷ 21” theo lời nhà phân tích an ninh R.Kaplan.

Trong khi Trung Cộng chỉ có một hàng không mẫu hạm mua đồ đồng nát của Nga chạy thử hai lần chưa được, Ấn Độ có nhiều hàng không mẫu hạm hơn.

Hàng không mẫu hạm khá tối tân của Ấn Độ là tàu sân bay INS Vikramaditya (vốn có tên là Đô đốc Gorshkov, mua lại của Nga năm ngoái) đang được sửa chữa nâng cấp và dự kiến sẽ được Nga giao cho Ấn Độ muộn nhất là vào tháng 3/2013. HKMH này sẽ được trang bị một loạt máy bay tiêm kích MiG-29K – một trong những máy bay chiến đấu đa năng trên hạm tốt nhất trên thế giới, Hiện chiến hạm này đang tiến hành những thử nghiệm trên biển tại Nga và một đoàn 150 người gồm kỹ thuật viên, quản lý và thủy thủ Ấn Độ đã được cử sang Nga để được huấn luyện đào tạo và thực tập vận hành.



Tàu sân bay INS Vikramaditya

Tiếp đó, một tàu phòng không khác cũng đang được Ấn Độ cũng tích cực đẩy nhanh sản xuất. Rất có thể chiếc tàu tự chế này sẽ được tham gia phục vụ vào năm 2015.

Còn hiện nay, hải quân Ấn Độ, chỉ có một tàu sân bay duy nhất có tên INS Viraat – một hàng không mẫu hạm có tên ban đầu là HMS Hermes đã vận hành trong Hải quân Hoàng gia Anh từ năm 1959 và được Ấn Độ mua lại từ năm 1986. Chỉ trong vài năm tới, khi có thêm 2 tàu sân bay mới, INS Viraat sẽ được cho về nghỉ hưu.

Có thể kể đến 2 tàu hộ vệ tàng hình gần đây là INS Shivalik và INS Satpura của nước này đã được thiết kế và sản xuất chính bởi Công ty TNHH Mazgaon ở Mumbai.

Ngoài ra, trong danh sách đặt hàng của các công ty đóng tàu thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ còn có rất nhiều đơn đặt hàng từ Hải quân nước này, trong đó, đáng chú ý nhất là 4 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường sẽ được xuất xưởng trong vòng 5 năm tới.



Tàu ngầm lớp Scorpene đang được đóng tại xưởng đóng tàu ở Mumbai.

Theo kế hoạch tương lai không xa, Ấn Độ sẽ nắm trong tay một đội tàu hùng hậu đang được đóng mới gồm: 4 tàu hộ tống chống tàu ngầm, 4 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, 3 tàu khu trục tàng hình, 6 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene (đang được đóng tại công ty Mazgaon với công nghệ và hỗ trợ của Pháp) có khả năng tàng hình, tấn công mặt đất và kết hợp công nghệ tương lai và 2 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Và khi 15 chiếc tàu ngầm động cơ diesel (10 tàu ngầm lớp Kilo, 4 tàu Type 209, 1 tàu lớp Foxtrot) đến tuổi “nghỉ hưu” vào năm 2015 thì Ấn Độ đã có thêm tàu ngầm hạt nhân lớp Nerpa do Nga chế tạo bổ sung vào hạm đội tàu ngầm của mình theo một hợp đồng thuê tàu trong thời gian 10 năm.

Nhưng sự đầu tư lớn nhất trong mấy năm trở lại đây phải nói tới việc trang bị các máy bay trinh sát hàng hải và chống tàu ngầm của Boeing mà nhờ đó, khả năng gắn kết và giám sát của Hải quân Ấn Độ được tăng cường và vượt xa khỏi các khu vực ảnh hưởng truyền thống của mình, sẵn sàng cho tham vọng “bá chủ” Ấn Độ Dương.

Theo Đại tướng Hải quân mới về hưu PV Naik, lực lượng Không quân Ấn Độ sẽ có sự thay đổi toàn diện trong 5 năm tới, với khả năng chiến đấu vượt bậc, bao quát được toàn bộ cuộc chiến đấu.

Trong cuộc phỏng vấn trước khi nghỉ hưu, ông Naik đã vạch ra một lộ trình cho 5 năm phát triển tới của Không quân Ấn Độ: “Chúng tôi đang hoàn tất những công việc cuối cùng để có 126 chiếc máy bay chiến đấu tầm trung đa nhiệm (MMCA) và hơn 200 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 (phát triển chung với Nga trong một dự án tiêu tốn hơn 30 tỷ USD) sẽ được ra mắt vào khoảng năm 2017”.

Ông cũng cho biết thêm về kế hoạch tự sản xuất 40 chiếc máy bay Su-30s mới và những giao dịch 149 chiếc trực thăng hạng trung, 22 chiếc trực thăng tấn công và 12 trực thăng VVIP của nước này. Với sự đầu tư quy mô này, vị Đại tướng hy vọng trong 3 – 4 năm tới, Ấn Độ sẽ trở thành nước có lực lượng không quân hiện đại nhất thế giới.


Một chiếc máy bay tiêm kích Su-30 của Không quân Ấn Độ.</p></div><p style=


Mới đây, đài truyền hình NDTV của Ấn Độ đã đưa tin về việc Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động đo độ sâu nước biển xung quanh khu vực quần đảo Andaman của Ấn Độ. Bốn tháng trước, một tàu Hải quân Ấn Độ đã phát hiện một tàu do thám Trung Quốc (được cho là có 22 phòng thí nghiệm trên tàu) dưới vỏ bọc ngụy trang là tàu đánh cá đã lảng vảng tại khu vực gần đó và đã theo sát con tàu này cho đến khi nó cập cảng Colombo ở Sri Lanka.

Ngoài ra, cơ quan tình báo Ấn Độ cũng ghi nhận dấu vết sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong Vịnh Bengal, gần đảo Wheeler, nơi đặt các cơ sở thử nghiệm tên lửa của Ấn Độ.

Vị trí địa chiến lược quan trọng này cùng với sự giàu có của nguồn tài nguyên biển cũng như tiềm năng dầu mỏ và khí đốt nơi đây khiến cho Ấn Độ không thể không tăng cường củng cố sức mạnh tiền đồn quân sự xa nhất này của mình, bao gồm các đảo Andaman và Nicobar.

Do đó, Bộ Tư lệnh Andaman và Nicobar (ANC) được thành lập năm 2001 đã nhanh chóng được mở rộng cũng như tăng cường sức mạnh để đối phó và ngăn ngừa sự đột phá ngày càng tăng của Trung Quốc vào các khu vực lân cận.

Theo Chuẩn Đô đốc D.K. Joshi, Chỉ huy ANC cho biết hồi năm ngoái, các đường băng tại vịnh Campbell và Shibpur đã được mở rộng từ 3.200 ft lên đến 12.000 ft để phục vụ cho tất cả các loại máy bay, bao gồm cả máy bay chiến đấu. Hơn nữa, các đường băng này đang được nâng cấp cho phép phục vụ cả hoạt động bay đêm. Ngoài ra, một căn cứ không quân phục vụ cho các chuyến xuất kích của các máy bay tiêm kích Su-30 cũng được kế hoạch xây dựng tại đảo Car Nicobar, không xa Eo biển Malacca. Tầm quan trọng của ANC ngày càng được khẳng định khi những người đứng đầu ANC phải là các tướng 3 sao trong quân đội và từ năm 2010, chỉ huy trưởng của ANC đồng thời cũng được chỉ định làm Tư lệnh trưởng chỉ huy an ninh ven biển cho các khu vực A&N.


IV. BANG GIAO ẤN ĐỘ TRUNG QUỐC

Về quân sự Hoa Ấn đã chạm súng và đấu khẩu. Về mặt ngoại giao, Hoa Ấn cũng có nhiều căng thẳng

1. Lưu Hiểu Ba

Năm 2010, Lưu Hiểu Ba được giải thưởng Nobel, Trung Quốc giận dữ, phản đối Hội Đồng Nobel, và gửi thông điệp đến các nước cấm họ tham dự lễ trao giải thưởng . Nhật, Ấn, Mỹ, Pháp, Đức đều lên tiếng yêu cầu Trung quốc thả Lưu HIểu Ba. Việc này làm căng thẳng bang giao Hoa Ấn.

2. Đức Đạt Lai Lạt Ma

Trước đây, Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong, Lobsang Sangay, chào đón Đức Đạt Lai Lạt Ma, tại Dharamsala, 08/08/2011. Theo hãng tin Pháp AFP, một quan chức cao cấp bộ Ngoại giao Ấn Độ - xin giấu tên - vào hôm nay đã xác nhận là Bắc Kinh đã yêu cầu New Delhi cấm không cho Đức Đạt Lai Lạt Ma đến nói chuyện tại một Đại hội Phật giáo ở thủ đô Ấn Độ vào thứ Tư 30/11/2011 Theo hãng tin Pháp AFP, một quan chức cao cấp bộ Ngoại giao Ấn Độ - xin giấu tên - vào hôm nay đã xác nhận là Bắc Kinh đã yêu cầu New Delhi cấm không cho Đức Đạt Lai Lạt Ma đến nói chuyện tại một Đại hội Phật giáo ở thủ đô Ấn Độ vào thứ Tư 30/11/2011

Theo viên chức này, Ấn Độ đã bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc với lý do là lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng có quyền tự do phát biểu trên các vấn đề tâm linh. Do việc đòi hỏi của Bắc Kinh không được đáp ứng, cuộc họp bàn về vấn đề biên giới Ấn-Trung đã bị hủy bỏ, dù đã được dự trù từ lâu.


Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong, Lobsang Sangay, chào đón Đức Đạt Lai Lạt Ma, tại Dharamsala, 08/08/2011
Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong, Lobsang Sangay,
chào đón Đức Đạt Lai Lạt Ma, tại Dharamsala,


Xin nhắc lại là là kể từ hôm nay, các lãnh đạo tôn giáo và học giả từ 32 quốc gia trên thế giới tề tựu về thủ đô Ấn Độ để tham gia Đại hội Phật giáo Toàn cầu năm 2011. Đức Đạt Lai Lạt Ma, một nhân vật bị Bắc Kinh căm ghét, được mời đến thuyết giảng nhân ngày bế mạc Đại hội vào thứ Tư. Nguồn tin từ văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma vào hôm nay xác nhận là Ngài sẽ đến nói chuyện tại Đại hội Phật giáo Toàn cầu như dự kiến. Theo tờ Asian Age, câu trả lời của New Delhi là : “Nếu thế thì cứ tự nhiên”.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111127-an-do-bac-bo-yeu-sach-cua-trung-quoc-ve-duc-dat-lai-lat-ma

Do việc đòi hỏi của Bắc Kinh không được đáp ứng, cuộc họp bàn về vấn đề biên giới Ấn-Trung đã bị hủy bỏ, dù đã được dự trù từ lâu. Xin nhắc lại là là kể từ hôm nay, các lãnh đạo tôn giáo và học giả từ 32 quốc gia trên thế giới tề tựu về thủ đô Ấn Độ để tham gia Đại hội Phật giáo Toàn cầu năm 2011. Đức Đạt Lai Lạt Ma, một nhân vật bị Bắc Kinh căm ghét, được mời đến thuyết giảng nhân ngày bế mạc Đại hội vào thứ Tư.

Nguồn tin từ văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma vào hôm nay xác nhận là Ngài sẽ đến nói chuyện tại Đại hội Phật giáo Toàn cầu như dự kiến. Đây là lần thứ hai trong không đầy một chục ngày mà New Delhi chính thức bác bỏ một số yêu sách của Bắc Kinh mang tính chất can thiệp vào công việc nội bộ của Ấn Độ.

3. Khai thác Biển Đông

Tháng trước, sau khi Ấn Độ đạt một thỏa thuận khai thác dầu khí trên biển ở Đông Nam Á, thái độ của Trung Quốc tỏ ra cứng rắn. “Chúng tôi không hy vọng nhìn thấy các lực lượng bên ngoài can thiệp vào sự tranh chấp... và chúng tôi cũng không mong muốn thấy các công ty nước ngoài tham gia vào các hoạt động" ở khu vực này, phát ngôn Bộ ngoại giao Lưu Vị Dân phát biểu.

Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền ở hầu hết vùng biển nói trên, điều mà các nước liên quan mạnh mẽ phản đối. Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, số ra tháng trước, trong một bài xã luận còn thẳng thừng cáo buộc Ấn Độ “liều lĩnh đối đầu với Trung Quốc” và cảnh báo rằng xã hội Ấn Độ không được chuẩn bị cho một “cuộc xung đột khốc liệt” với Trung Quốc về vấn đề này. Vòng đàm phán thứ 15 giữa các quan chức cấp cao hai nước dự kiến diễn ra vào thứ hai tuần này đã bị hủy ở phút chót.

Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vào tuần trước tại Bali, Indonesia, trong cuộc gặp song phương với đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo, thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã khẳng định rằng New Delhi vẫn tiếp tục tiến hành việc thăm dò dầu khí ngoài Biển Đông, tại vùng Việt Nam giao quyền khai thác vì đó là một vấn đề “thuần túy thương mại”.

Tuyên bố này đã phản bác các lập luận từng được Bắc Kinh đưa ra trước đó, cho là tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC Videsh đã xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc khi hợp tác với Việt Nam. Ông Singh còn khuyên Trung Quốc là nên giải quyết các vấn đề chủ quyền trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế.

4. Hội nghị Bali tháng 11-2011

Tại hội nghi Bali, Hoa Ấn đã tỏ vẻ lạnh lùng. Người ta đã thấy một cấp độ quyết liệt mới khi thủ tướng Manmohan Singh của Ấn Độ nhìn thẳng vào mắt người đồng nhiệm phía Trung Quốc tại một hội nghị ở Bali cuối tuần trước và bảo vệ quyền "thương mại" của nước mình trong việc thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông.

V. ẤN ĐỘ ĐI TÌM LIÊN MINH CHỐNG TRUNG CỘNG

Trong thế giới cuộc cờ thay đổi vì vậy thế liên minh, tương quan bạn thù cũng thay đổi tùy theo thời gian và hoàn cảnh. Trước sự hung hãn và tham vọng của Trung Cộng. bắt buộc Ấn Độ phải tìm liên minh. Trước đây, Ấn Độ kết thân với Nga nhưng từ 1999, LIên Xô sụp đổ, Ấn Độ bơ vơ.

Trong nhiều năm, Ấn Độ đã đề cập đến mục tiêu “hướng Đông” của mình nhằm xây dựng quan hệ thân thiết hơn với các nền kinh tế lớn mạnh của Đông và Đông Nam Á. Cuối cùng những tháng gần đây Ấn Độ cũng bắt đầu khởi động, dù vẫn còn chậm, các mối quan hệ kinh tế và an ninh với các nước như Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia. Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ có từ những năm 1990 chủ yếu có ý nghĩa về kinh tế, nhưng giờ đây nó mang ý nghĩa địa lý-chính trị, nhằm công phá vòng vây của Trung Cộng.

Việc các quan chức quốc phòng Ấn Độ trong thời gian vừa qua liên tiếp có những chuyến thăm cấp cao đến các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á: Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản...cho thấy Ấn Độ đang tích cực tham gia cuộc tranh đấu bằng ngoại giao chống Trung Quốc. Trong cuộc ngoại giao qua lại giữa Ấn Độ-Việt Nam, hai bên đã đi đến việc Ấn Độ khai thác dầu tại lãnh hải Việt Nam.

1. Ấn Độ - Việt Nam

Việt Nam tìm đến Ấn Độ là nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất là về vấn đề vũ khí. Do phần lớn hệ thống vũ khí của Ấn Độ và Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Liên Xô, nên lực lượng vũ trang hai nước có thể chia sẻ kiến thức chuyên môn liên quan đến việc thao tác và duy tu các loại vũ khí này. Ví dụ: Ấn Độ đã giúp Việt Nam phục hồi và nâng cấp hơn 100 chiếc máy bay chiến đấu Mig-21. Ngoài ra, Ấn Độ còn cung cấp cho Việt Nam thiết bị điện tử hàng không, hệ thống ra đa loại cải tiến và nhiều linh kiện chủ chốt sử dụng cho tàu và chiến hạm tên lửa do Liên Xô trước đây chế tại. Các phi công không quân Ấn Độ cũng đang huấn luyện cho các phi công Việt Nam.

Vấn đề thứ hai là dầu khí và cũng là liên minh quân sự. Tập đoàn dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC vừa chính thức ký kết một thỏa thuận khai thác dầu khí thời hạn ba năm với PetroVietnam. Thỏa thuận này cùng một loạt các thỏa thuận khác được ký hôm thứ Tư ngày 12/10 sau các cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ở New Delhi.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/10/111014_china_scs.shtml


Ảnh Reuters
Chủ tịch Trương Tấn Sang bắt tay Tổng thống Pratibha Patil khi ông đứng cạnh phu nhân, bà Mai Thị Hạnh và Thủ tướng Manmohan Singh trong buổi lễ tại Phủ Tổng thống hôm 12/10

Sau khi Việt Ấn ký kết hiệp định thăm dò dầu khí tại ven biển Việt Nam, Trung quốc phản đối nhưng thủ tướng Ấn Độ cho rằng Trung Cộng không được độc chiếm biển Đông. Trong một thông điệp tinh tế nhằm vào Bắc Kinh, Thủ tướng Singh nói trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Việt Nam rằng mối quan hệ đối tác chiến lược của Ấn Độ với Việt Nam là ‘một nhân tố hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương’

“Chúng tôi phải cùng nhau hợp tác để đảm bảo an toàn và an ninh của các tuyến đường biển quan trọng và tiếp tục các trao đổi trong lĩnh vực này trong tương lai,” ông nói, ngụ ý nhắc đến sự phản đối của Trung Quốc đối với các thỏa thuận khai thác dầu mỏ trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/10/111012_viet_india_deal.shtml

SAu khi gửi thông điệp phản đối Ấn Độ, tàu Trung Cộng uy hiếp tàu Ấn Độ. Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận tàu INS Airavat đã thăm Việt Nam từ 19/7-22/7, nhưng nói không có tin về sự việc bị tàu Trung Cộng đe dọa.

Tuy nhiên, giới ngoại giao ở Hà Nội nói với phóng viên của Thời báo Tài chính rằng Việt Nam bực tức vì hành động mà họ coi là "chủ ý khiêu khích" từ phía Trung Quốc.

Được biết tàu INS Airavat đã thăm Nha Trang và Hải Phòng, sau khi tham dự Triển lãm Quốc phòng Bridex 2011 ở Brunei hồi đầu tháng Bảy.

"Bất cứ nền hải quân nào trên thế giới cũng có toàn quyền được đi qua hải phận quốc tế. Nước nào tự nhận quyền sở hữu hoặc ngăn cản tàu bè của nước khác đi qua đều là không thể chấp nhận được"

Một quan chức Ấn Độ.


Chiến hạm INS Airavat trên đường ra khỏi bến cảng ở Vishakhapatnam, Ấn Độ
Hình: ASSOCIATED PRESS

Chiến hạm INS Airavat trên đường ra khỏi bến cảng ở Vishakhapatnam, Ấn Độ


2. Ấn Độ - Mỹ-Úc-Nhật

Nay trong tình thế này, Ấn Độ phải tìm cho mình một liên minh. Không ai hơn là Mỹ. Mỹ cũng cần Ấn Độ để cầm chân Trung Quốc. Vì vậy, Mỹ đã lập thế liên hoàn Úc, Ấn, Mỹ, Nhật để chống lại Trung Cộng. Quyết tâm của Mỹ càng rõ rệt khi tổng thống Obama tuyên bố điều thủy quân lục chiến đóng tại Úc để bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở châu Á. Ngoài ra, những tiến bộ trong mối quan hệ và chiến lược hợp tác giữa Mỹ và Ấn Độ từ trước mà kết quả là thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn năm 2008, cũng làm căng thẳng thêm mối quan hệ Trung-Ấn.


Từ những trao đổi riêng và bí mật, Mỹ đã chuyển sang công khai kêu gọi Ấn Độ cũng như tuyên bố ủng hộ New Delhi thực hiện chính sách mà theo lời của ngoại trưởng Mỹ là chuyển từ khẩu hiệu “hướng Đông” thành hành động. Các chuyên gia thừa nhận rằng khó có thể biết được một cách chính xác mối bất hòa mới giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể dẫn đến đâu. Quan hệ thương mại ở mức tuyệt vời và hai nước vẫn đang dùng ngôn từ của quan hệ đối tác và hợp tác.

Trong một bài viết cho tạp chí An ninh châu Á, Garver và Fei-Ling Wang tranh luận rằng Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ “đang chơi một trò chơi có nguy cơ cao” đối với Trung Quốc: “Con đường đi tới chiến tranh của Đức vào năm 1914 và của Nhật Bản vào năm 1941 là hệ lụy của cảm giác bị bao vây bởi một liên minh của các thế lực thù địch. Cả hai đã quyết tâm thoát ra khỏi vòng vây đó.”(1)

Theo thiển kiến, Garver và Fei Ling sai lầm. Chính Trung Cộng bao vây Thái Bình Dương và Ấn Độ dương trước, mãi đến 2010, Hoa Kỳ mới tuyên bố trở lại Thái Bình dương và lập trận thế để giải vòng vây của Trung Cộng . Sau 1975, "Mỹ cút ngụy nhào", Mỹ rút khỏi Việt Nam và Thái Bình Dương, và rộng rãi mở hầu bao đầu tư cho Trung cộng. Như thế không thể bảo là tại Mỹ bao vây Trung Cộng. Nói như vậy là ngược ngạo. Trong thế giới gần đây đã xảy ra cuộc quyết đấu giữa ba thế lực: tư bản, phát xít và cộng sản. Người ta gọi ba tên khác nhau nhưng thật sự cả ba đều là tư bản, và thực dân. Nhưng cuối canh, người ta mới biết tư bản Âu Mỹ tốt hơn Phát xít và cộng sản.

Trong trật tự thế giới, ta có thể chia ra hai thế lực mới và cũ, hoặc thế lực đương quyền và thế lực cướp quyền. Thế lực cướp quyền từ xưa đến nay thường tạo cho mình những huy hiệu và khầu hiệu đẹp đẽ nào là "thế thiên hành đạo", "lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo", " thực thi công bình xã hội và nâng đỡ dân nghèo", hoặc " cách mạng, " thế giới đại đồng, " chống bất công, bóc lột". . Thế lực mới đang lên muốn đá văng thế lực cũ để mình làm bá chủ.Thực dân Anh Pháp nổi lên từ thế kỷ XVII và xâm lăng thế giới. Đức nổi lên, sau hợp lực cùng Ý, Nhật lập khối trục để đánh bại Mỹ, Anh, Pháp để thống trị thiên hạ. Năm 1945, phe trục thất bại, phe cộng sản nổi lên cũng muốn tiêu diệt tư bản để làm bá chủ quần hùng. Marx chính là một tên thực dân , đế quốc chính y đã lập quốc tế cộng sản để cai trị thế giới. Lenin, Stalin, Mao đã bắt dân lao động ngày đêm để cho mạnh hơn Mỹ.

Mao là con người kết hợp tinh thần đế quốc Nga và đế quốc Trung Hoa. Từ lâu ông đã dạy học sinh Trung Quốc rằng Việt Nam là chư hầu của Trung Quốc. Người Trung Quốc là tổ tiên của loài người. Người Trung Quốc đã khám phá ra Mỹ châu trước Kha Luân Bố.. .Bản đồ lưỡi bò đã vẽ năm 1947 thời Mao. Như vậy, nếu cuộc chiến xảy ra là do lòng tham của Trung Cộng chứ không phải ở Mỹ.Cái tâm lý thông thường là thế lực mới muốn diệt thế lực cũ để tranh ngôi bá chủ. Cái tâm lý của các anh bần cố nông được vài lượng vàng là đã lên mặt dạy đời, khoe khoang khôn ngoan, tài giỏi. Đức, Ý, Nhật ngày xưa , và Trung Quốc bây giờ cũng vậy. Nếu họ thịnh vượng và giữ hòa bình thì đã không có chiến tranh.

Lẽ tất nhiên mình giàu, muốn giữ tài sản , muốn hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh. Anh tập võ, thuê người bảo vệ canh gác, mua súng, chế gươm giáo, mà ra ngoài anh cung kính, khiêm nhường thì chẳng ai động chạm đến anh. Đằng này, anh hăm dọa xóm giềng, chửi ông lý và cụ Chánh thì cả làng tất phải sợ thói du côn của anh, và nhất là họ sợ có ngày anh dẫn thủ hạ đến đốt nhà, cướp của, và bắt vợ con người ta. Bọn nịnh hót và hèn hạ thì đua nhau tâng bốc anh, nhưng những người trí dũng sẽ tìm cách bài trừ anh. Nếu có kết quả xấu trong tương lai như bọn phát xít trong đệ nhị thế chiến là do tính kiêu mạn và thói hung đồ của Trung Quốc cho mới ra nông nổi. Con cá , con chim đừng tham mồi thì làm sao sa lưới bẫy của người! Cuộc cờ hôm nay, trước mắt, ai cũng thấy Trung Cộng là hiểm họa của Việt Nam và thế giới.

Việc quan trọng gần đây là Mỹ đã thực hiện là lập chương trình Xuyên Thái Bình Dương . Mở đầu cho hoạt động của Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương - APEC, được tổ chức tại Hawaï, tối hôm qua, 12/11/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân đã mở tiệc chiêu đãi lãnh đạo các thành viên APEC. Nhân dịp này, nguyên thủ Mỹ thông báo, 9 quốc gia là Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Peru, Chilê đã đạt được đồng thuận về những đường hướng chính của dự án thành lập khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Cuối tuần qua, Nhật Bản cũng thông báo sẽ tham gia vòng đàm phán này. Tổng thống Mỹ cho biết mục tiêu được đề ra là đến năm 2012, các nước liên quan sẽ đạt được « một văn bản pháp lý về một hiệp định hoàn chỉnh ». Các nhà đàm phán sẽ nhóm họp vào đầu tháng 12 năm nay.

VI. KẾT LUẬN

Liên minh Ấn Úc, Mỹ, Nhật là một liên minh mạnh mẽ. Riêng mối thân thiện Ấn Việt thì không rõ ràng. Việt Nam Cộng sản nay kết thân với Ấn Độ nhưng cũng vâng lời tôn sư Trung Quốc, không biết tương lai sẽ ra sao? Phe thân Trung cộng thắng hay phe chống Trung Cộng thắng? Việt Nam sẽ theo dân chủ hay vẫn giữ chế độ độc tài.? Vấn đề là sức mạnh của liên minh Mỹ Ấn, Úc, Nhật. Việt Nam chỉ là con tép, con tôm, không ai xem trọng nhất là tình thế và bản chất gian manh, tráo trở, chuyên chơi trò thò lò hai mặt của Việt Cộng. Nếu Việt Cộng theo Trung Cộng thì nhân dân Việt Nam sẽ đứng lên chống Trung Cộng xâm lược và bọn Việt cộng phản quốc giành lại độc lập và tự do, dân chủ.

So sánh Ấn Độ và Trung Quốc, ta thấy Ấn Độ yếu hơn Trung Quốc về kinh tế và quân sự nhưng mạnh hơn về dân chủ và xã hội. Cái mạnh nhất của Ấn Độ là thái độ văn minh, lịch sự và ngay thẳng còn Trung Quốc thì hung hãn, láo xược vì hở một tí là dăm dọa, bắt nạt. Trên thế giới chưa từng có nước nào có hành vi như vậy.Bắt nạt, đe dọa người ta mà người ta không nghe mình thì mình thêm nhục thôi! Tại sao người Trung Quốc hiện nay không chịu đọc Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,và Trang Tử?
Có người bảo lịch sử là một sự lặp lại. Có thể đúng như vậy.Thế kỷ XIII, quân Mông Cổ đã tiến chiếm Ấn Độ, Nga, và Trung Đông nhưng rồi nửa chừng Thành Cát Tư Hãn chết. Sau đó Hốt Tất Liệt bại trận tại Việt Nam và hải quân Mông Cổ bị đắm tại biển Nhật Bản.


____

(1).John W. Grave and Feiling-Ling Wang. China 's Anti-encirclement Struggle. Vol 6, N0 3,2010, Asian Security, p.258.
http://www.chinacenter.net/about/associates/home/docs/Garver_China%27s%20Anti-encirclement%20Struggle.pdf

No comments:

Post a Comment