Pages

Sunday, December 25, 2011

TS. HOÀNG NAM * TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG BIỂN ĐÔNG


Tương quan lực lượng quân sự tại Biển Đông

Email In PDF.
Hoàng Nam



Trung Quốc ở vị thế áp đảo so với các nước và vùng lãnh thổ khác trong tranh chấp ở Biển Đông. Tương quan lực lượng có chiều hướng tiếp tục nghiêng mạnh về phía Trung Quốc trong tương lai với tốc độ tăng trưởng chóng mặt .

Trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, có xu hướng chuyển dịch trong chiến lược của các nước trong khu vực từ “phòng thủ” sang “phòng thủ từ xa”, tích cực mua sắm, sản xuất các vũ khí tối tân, hạng nặng.

***************************

Sức mạnh trên biển của mỗi quốc gia được đo đạc bằng sức mạnh hải quân và không quân. Trên chiến trường này, quân số không có nhiều ý nghĩa so với mức độ hiện đại của các loại phương tiện, vũ khí, và khí tài chiến tranh, và khả năng hiệp đồng tác chiến giữa các đơn vị, vị trí địa lý của các căn cứ quân sự và năng lực hậu cần.

1. TRUNG QUỐC

Trung Quốc là nước sức mạnh tấn công lớn nhất trong khu vực xung quanh Biển Đông và khả năng đó tiếp tục tăng lên nhanh chóng.

Lực lượng hải quân của Trung Quốc lên tới 255.000 quân với 75 đơn vị tham chiến, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ loại lớn và loại vừa và khoảng 70 tàu tuần tra có trang bị tên lửa, các radar Sky Wave và Surface Wave OTH;

2 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp SHANG loại 093 và một tàu SSBN lớp JIN, 4 tàu SSN lớp HNN và SSBN lớp XIA và khoảng 13 tàu ngầm chạy bằng động cơ diezel, nước này vẫn tiếp tục tập trung đầu tư trang bị cho lực lực hải quân của mình.

Gần đây Trung Quốc đã tiếp nhận 2 tàu khu trục lớp LUYANG II thuộc loại 052C, 2 tàu khu trục lớp LUZHOU thuộc loại 051C có trang bị tên lửa tầm xa đất đối không SA-N-20 của Nga, 4 tàu khinh hạm có trang bị tên lửa dẫn đường lớp JIANGKAI II lớp 054A.

Trung Quốc cũng tiếp tục thiết kế tàu chiến lớp HOUBEI loại 022. Hơn 40 tàu tuần tra loại này đã được đưa vào sử dụng. Mỗi tàu có thể mang được 8 tên lửa hành trình đối hạm YJ-83. Đồng thời, Trung Quốc dự kiến sẽ trang bị các tàu ngầm tấn công lớp YUAN.


Hiện tại một tàu lớp này đã được đưa vào sử dụng, một chiếc khác đang trong giai đoạn chạy thử và sẽ đóng thêm 15 tàu ngầm lớp YUAN.[1] Lực lượng không quân Trung Quốc hiện có khoảng 330.000 quân[2] với 490 máy bay như loại máy bay đánh chặn F-7/FISHBED và F-8II/FINBA, 23 máy bay Su-30MK2/FLANKER cho tác chiến trên biển tầm xa. Trung Quốc đã triển khai 8 tiểu đoàn SAM tầm xa (200 km) SA-20 PMU-2 của Nga và Trung Quốc sẽ nhận thêm 8 tiểu đoàn loại này nữa trong vòng 2 năm tới.

Đặc biệt, Trung Quốc tiếp tục tập trung phát triển loại máy bay cảnh báo sớm (AEW&C) bao gồm KJ-200 và KJ-2000 để tăng cường khả năng trinh sát trên biển; đồng thời, dự định mua Su-33, 34 máy bay vận tải IL-76 và 4 máy bay tiếp dầu IL-78 của Nga.[3] Đáng chú ý là các lượng lượng hải quân và không quân của Trung Quốc có thể hiệp đồng tác chiến thông qua một hệ thống vệ tinh hiện đại.

Trung Quốc có hệ thống vệ tinh do thám phục vụ cho quân sự như: vệ tinh Yaogan 1,2,3,4,5, vệ tinh Haiyang-1B vệ tinh CBERS-2 và 2B. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ lắp đặt thêm 8 vệ tinh mới. Hiện tại, Trung Quốc đang sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ, GLONASS của Nga và Bắc Đẩu-1; dự kiến, năm 2011, Trung Quốc sẽ triển khai Bắc Đẩu-2.[4]


Báo cáo cho Quốc hội Mỹ về “Hiện đại hóa Hải quân của Trung Quốc: Hệ lụy cho các khả năng hải quân của Mỹ” năm 2009 cho biết “các nỗ lực hiện đại hóa hải quân bao gồm nhiều chương trình xây dựng vũ khí, bao gồm tên lửa đạn đạo chống tàu chiến, tên lửa đất đối không, mìn, máy bay, tàu ngầm, tàu khu trục, tàu tuần tra, và các tàu đổ bộ. Đáng chú ý nhất là báo cáo cho rằng Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu chương trình xây dựng tàu sân bay.

Hiện tại Trung Quốc bắt đầu đào tạo 20 phi công lái máy bay cho tàu sân bay, và đang đàm phán với Nga để mua 50 máy bay Su 33.[5] Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đầu năm 2009, các chuyên gia của Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ không có được tàu sân bay tự đóng có khả năng hoạt động tốt, cùng với đội tàu kèm theo trước 2015.

Tuy nhiên, thay đổi trong khả năng đóng tàu của Trung Quốc và sự giúp đỡ từ bên ngoài có thể thay đổi tiến trình này. Trung Quốc dự kiến xây dựng nhiều tàu sân bay từ 2020.[6] Đây thực sự là diễn tiến đáng lo ngại cho các quốc gia Đông Nam Á đang tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ ở Biển Đông.


Với khả năng và phạm vi hoạt động của tàu sân bay, hỏa lực, khả năng tác chiến và hậu cần của hải quân Trung Quốc tăng lên gấp bội. Căn cứ quân sự - quốc phòng của các nước khác trên các đảo tại Biển Đông không còn khả năng phòng thủ. Đài Loan có một hệ thống phòng thủ hải – không quân mạnh. Mối đe dọa từ Trung Quốc đại lục buộc Đài Loan liên tục tăng cường các khả năng phòng vệ. Chính quyền Đài Loan ưu tiên phát triển các khả năng hải quân và không quân với sự giúp đỡ từ phía Mỹ. Năm 2008, chính quyền Mỹ thông báo họ đã thông qua hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỉ USD.

Một phần của hợp đồng này được đề xuất từ năm 2001, nhưng bị dừng lại do sự phản đối từ Quốc hội Đài Loan và từ phía Trung Quốc.[7] Như vậy, những vũ khí mới nhất mà Đài Loan mua được từ phía Mỹ gồm: 330 tên lửa Patriot hiện đại (trị giá 3,1 tỉ USD), 30 máy bay trực thăng tấn công Apache, và 32 tên lửa Harpoon, và 182 tên lửa hành trình Javeliin, và 4 hệ thống E-2T.[8]

2. ĐÀI LOAN

Hiện nay, lực lượng hải quân của Đài Loan gồm 45.000 lính, được trang bị 4 tàu ngầm (loại Hai Lung và Hai Shih), 26 khu trục hạm và 22 tàu chiến, 70 tàu tuần duyên, 12 tàu phóng và phá ngư lôi, 2 tàu đổ bộ. Lực lượng không quân gồm 55.000 lính với 478 máy bay chiến đấu các loại và 34 trực thăng.[9] Lực lượng tên lửa gồm 6 hệ thống tên lửa đất đối không SAM; 6 hệ thống tên lửa PAC -3; 6 hệ thống Tien Kung (Sky Bowl) Malaysia có lực lượng hải quân và không quân đáng gờm trong khu vực.

3. MALAYSIA

Lực lượng hải quân của nước này gồm 14.000 quân[10] và đây là một lực lượng nhận được nhiều ưu ái của chính phủ. Mặc dù hiện nay Ma-lai-xia đang sở hữu một lực lượng tàu chiến khá lớn nhưng Malaysia vẫn tiếp tục đề ra những chủ trương phát triển mới mẻ hơn. Đặc biệt và đáng lưu ý nhất là dự án mua 2 tàu ngầm lớp “Scorpene” chạy bằng động cơ diesel. Ngày 03/9, chiếc tàu ngầm đầu tiên đã chính thức về tới Malaysia, đến ngày 17/9 tàu này sẽ về tới căn cứ tàu ngầm tại vịnh Sepanggar.

Bộ trưởng Quốc phòng Ma-lai-xi-a Ahmad Zahid đã nhấn mạnh, Ma-lai-xi-a sẽ đề xuất đóng thêm các tàu ngầm mới trong tương lai nếu cần thiết và tài chính cho phép.[11] Điều này chứng tỏ rằng, việc phát triển một hạm đội tàu ngầm đã và đang được Malaysia tiến hành. Đồng thời, hải quân Ma-lai-xi-a cũng đang xem xét khả năng mua trực thăng tuần tra của Hãng Embraer và Lockheed Martin, cũng như kế hoạch mua máy bay không người lái phục vụ tuần tra ở khu vực eo biển Ma-lắc-ca và biển Đông.

Không lực của Ma-lai-xi-a gồm 15.000 quân[12] được hiện đại hóa với những hợp đồng mua trang thiết bị, vũ khí trị giá hàng triệu đô-la với Nga, Pháp và Mỹ. Từ đầu năm 2003, Bộ Quốc phòng Ma-lai-xi-a đã xúc tiến một số dự án mua sắm trang bị như: dự án mua 18 máy bay chiến đấu Su-30MKM mà Ma-lai-xi-a đã ký với Nga tháng 8 năm 2003 với tổng trị giá 900 triệu USD.

Trong đó, 6 chiếc đã nhận hồi tháng 09 năm 2007, tiếp đó nhận 6 chiếc vào tháng 11 năm 2008 và 6 chiếc còn lại sẽ nhận vào cuối năm 2009; dự án mua 12 máy bay trực thăng EC-725 của hãng Eurocopter trước năm 2011 để thay thế số máy bay trực thăng loại Nuri S61A-4 đã hết hạn sử dụng; từ năm 2013-2014, không quân Ma-lai-xi-a sẽ tiếp nhận 4 máy bay A-400M của hãng Airbus và một số dự án máy bay khác như: mua 08 máy bay cảnh báo sớm và Chỉ huy trên không (AEWAC), dự án nâng cấp máy bay F/A-18D.[13]


Ngoài những dự án quan trọng trên, Ma-lai-xi-a đã tiếp tục nghiên cứu và tự chế tạo các máy bay không người lái, với mục đích tăng cường khả năng hoạt động tình báo, trinh sát, do thám và chiến đấu cho quân đội.

Ngày 3 tháng 8 năm 2009, hãng thông tấn (Bernama) của Malaysia cho biết, đầu năm 2010, quân đội nước này sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên của máy bay không người lái (UAV) loại Aludra. Mà quân đội Malaysia đã triển khai tại khu vực bờ biển Pandanan và Sipadan.

Về hệ thống vệ tinh, hiện Ma-lai-xi-a đã đặt mua 9 ra-đa tác chiến của Mỹ nhằm tăng cường khả năng kiểm soát khu vực biển Xa-ba. Loại ra-đa này có chức năng thu thập hình ảnh và truyền dữ liệu về sở chỉ huy tác chiến. Sức mạnh tấn công trên biển của Việt Nam tương đối hạn chế, cơ cấu lực lượng thiên về hướng phòng thủ.

Về hải quân, Việt Nam đang dần hiện đại hóa về số lượng và chất lượng để tăng khả năng chiến đấu cho lực lượng hải quân 13.000 quân[14] của mình. Điển hình như việc Việt Nam tự đóng 3 tàu chiến cỡ nhỏ, đặt mua 5000 thiết bị từ Ấn Độ để tân trang lại ba tàu chiến loại Petya và hiện đại hóa hệ thống ra-đa cứu hộ bờ biển.[15] Việt Nam đang chú trọng đầu tư vào các tàu chiến nhỏ cao tốc, mang tên lửa chống hạm đảm bảo kiểm soát 1000 km vùng lãnh hải như việc đặt mua thêm 2 tàu chiến có khả năng tàng hình, săn tàu ngầm và chống hạm Gepard, cải tiến tàu Molnya, BPS-500…


4. VIỆT NAM

Theo các nguồn tin nước ngoài, Việt Nam đã thương thảo với Nga để mua 6 tàu ngầm tấn công Kilo lớp 636 chạy bằng diesel để tăng cường khả năng phòng thủ.[16] Về không quân, Việt Nam đang tăng cường hiện đại hóa cho lực lượng không quân gồm 30.000 quân[17] của mình. Hiện, Việt Nam có khoảng 64 máy bay công kích (Su-22, 27, 30), 140 máy bay chiến đấu MIG-21, 26 chiếc trực thăng vũ trang Mi-24, 4 chiếc máy bay trinh sát biển Be-12.[18] Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng của Việt Nam có vẻ chưa cho phép Việt Nam đặt mua thêm 8 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK mà không lực Việt Nam đang cần để bổ sung vào 4 chiếc Su-30S Việt Nam đã mua vào năm 2004.[19]

Có vẻ như đối với Việt Nam, những trang thiết bị phòng thủ của phương Tây là những món đồ đắt tiền. Tuy nhiên, sự sửa đổi những điều khoản trong Các Quy tắc Lưu thông Vũ khí Quốc tế của chính phủ Mỹ tháng 4/2007 cho phép Mỹ xem xét việc xuất khẩu những vũ khí không gây tử vong cho Việt Nam trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, mở đường cho các cuộc đàm phán sơ bộ về khả năng bán các trực thăng Chinook CH-47D. Về hệ thống vệ tinh, tháng 4 năm 2008, công ty Arianespace của Pháp đã phóng vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, Vinasat-1, từ căn cứ ở Korou, French Guiana. Vệ tinh Vinasat-1 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường bảo vệ độc lập và an ninh của quân đội Việt Nam cũng như các thông tin vệ tinh dân sự.



5. PHILIPINES

Khả năng tấn công và phòng ngự của Phi-lip-pin trên Biển Đông hiện nay là rất yếu so với Trung Quốc và Ma-lay-sia. Về hải quân, theo chương trình hiện đại hóa quân đội Phi-líp-pin, lực lượng hải quân gồm 24.000 người[20] của nước này có thể được tăng cường thêm các tàu mới vào năm 2017.


Tổng thống Gloria Arroyo đã chỉ đạo tìm cách đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa Hải quân, không những để tăng cường bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo mà còn để gìn giữ môi trường an ninh đại dương.


Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Phi-líp-pin, sẽ phải mất thêm 2 đến 3 năm nữa để các thiết bị này về tới Phi-líp-pin. Về không quân, không lực với 16.000 quân[21] của Phi-líp-pin vừa được trang bị trực thăng chiến đấu có khả năng tác chiến bàn đệm song không phải dành cho chiến lược của Phi-líp-pin trên biển Đông mà để đáp ứng các nhiệm vụ giải quyết lực lượng quân nổi dậy ở miền Nam nước này.


Vừa qua, Phi-líp-pin đã tiếp nhận một số trực thăng chiến đấu UH-1H. Năm 2008, Phi-líp-pin đã không thành công với kế hoạch mua 6 trực thăng chiến đấu MD530F loại một động cơ của tập đoàn MD Helicopters. Phi-líp-pin đang cân nhắc việc mua hơn 10 trực thăng AH-1 Cobra mà hải quân Mỹ đang sử dụng. Nhiều khả năng hợp đồng mua sắm máy bay AH-1 Cobra sẽ được hai bên thực hiện vào cuối năm 2009. Ngoài ra, Phi-líp-pin cũng đang nhận được lời đề xuất nâng cấp các máy bay AH-1 của nước này từ I-xra-en.[22]

6. BRUNEY

Tương quan lực lượng khu vực(2007)[23] Lực lượng quân sự của Bru-nây không phải là mối đe dọa cho lực lượng quân sự của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong tranh chấp ở Biển Đông. Quân đội Bru-nây có 7.000 lính trong đó quân số của lục quân là 4.900, của hải quân là 1.000 người, và không quân là 1.100.[24]

Ngân sách quốc phòng của B-ru-nây còn rất khiêm tốn so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, trước sức nóng của tình hình trên biển Đông B-ru-nây đang tìm cách hiện đại hóa và kiện toàn sức mạnh quân sự của mình. Ngày 12/10/2008, Quốc vương Brunei, Hassanal Bolkiah, thăm Nga và có các cuộc gặp với các quan chức của Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport để đàm phán về khả năng mua vũ khí của Nga trong tương lai.

Tháng 6/2009, các cuộc thử nghiệm trên biển của tàu tuần tra đầu tiên lớp mới dùng cho hải quân Brunei đã được bắt đầu. Tính đến thời điểm này, chưa có bất kỳ công ty nào cũng như lãnh đạo Bru-nây khẳng định chính thức việc kí kết hợp đồng đóng tàu, tuy nhiên các nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Đức cho rằng xưởng đóng tàu của Đức đã nhận được đơn đặt hàng đóng một vài tàu tuần tra từ quốc vương Brunei.

Tóm lại, so sánh từ mọi góc độ của sức mạnh, chúng ta thấy Trung Quốc ở vị thế áp đảo so với các nước và vùng lãnh thổ khác trong tranh chấp ở Biển Đông. Tương quan lực lượng có chiều hướng tiếp tục nghiêng mạnh về phía Trung Quốc trong tương lai với tốc độ tăng trưởng chóng mặt của nền kinh tế và ngân sách quốc phòng của nước này.

Điều đáng chú ý là hiện nay, có xu hướng chuyển dịch trong chiến lược của các nước trong khu vực từ “phòng thủ” sang “phòng thủ từ xa”, tích cực mua sắm, sản xuất các vũ khí tối tân, hạng nặng. Trung Quốc luôn lập luận rằng, nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là nhằm mục tiêu phòng thủ.

Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây, Trung Quốc ngày càng có nhiều biểu hiện phô diễn sức mạnh, tăng cường sự hiện diện quân sự ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, và quan chức quân sự nước này công khai nói đến các ý định tiếp tục nâng cấp thực lực quân sự - quốc phòng. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã đã gửi tàu chiến đến vịnh Aden tham gia tấn công cướp biển, tích cực triển khai kế hoạch xây tàu sân bay với tham vọng trở thành cường quốc hải quân. Các học giả Trung Quốc bắt đầu bàn luận về các khả năng triển khai các căn cứ quân sự ở nước ngoài.[25]


TS. Hoàng Nam


[2] Military Balance 2009

[5] Ronald O’Rourke, China Naval Modernization: Implicatioin for US Navy Capabilities – Background and Issues for Congress, CRS Report for Congress, July 2009.

[7] Phipps, G., US deal breaks “freeze” on arms sale to Taiwan, Jane’s Defense Weekly, 10 Dec 2008, p.38.

[8] Overview of Taiwan’s military, xem tại: http://www.globalsecurity.org/military/world/taiwan/intro.htm

[9] Military Balance 2009, tr. 410-412.

[10] The military balance 2009, tr.399.

[12] The military balance 2009, tr.399.

[14] The military balance 2009, tr. 415.

[15] The military balance 2009, tr. 368

[16] Vietnam Reportedly Set to buy Russian Kilo Class Sub, Defense Industry Daily, 28/4/2009, xem tại: http://www.defenseindustrydaily.com/Vietnam-Reportedly-Set-to-Buy-Russian-Kilo-Class-Subs-05396/

[17] The military balance 2009, tr. 415.

[18] The military balance 2009, tr. 416 - 417.

[19] The military balance 2009, tr. 368.

[20] The military balance 2009, tr. 406.

[21] The military balance 2009, tr.406.

[23] Tổng hợp từ Military Balance năm 2008

[24] Military Balance 2009, tr.380.

[25] Changes in Beijing’s Approach to Overseas Basing?, China Brief Volume, Vol.9, No. 19, September 24, 2009.

No comments:

Post a Comment