Pages

Sunday, December 11, 2011

TS.NGUYỄNPHÚCLIÊN *KINHTẾ CHÍNHTRỊ


Nhân Bài Phân tích từ Thượng Hải của Ký giả Harold THIBAULT hôm nay 29.11.2011 với đầu đề:

LES CONFLITS SOCIAUX SE MULTIPLIENT

DANS LES USINES CHINOISES

(NHỮNG XUNG ĐỘT XÃ HỘI TĂNG GẤP BỘI

TRONG NHỮNG NHÀ MÁY TRUNG QUỐC

đăng trên Nhật báo LE MONDE 29.11.2011, trang 18, chúng tôi phổ biến lại bằng ÂM THANH (RFI) Bài về THẾ BÍ LƯỠNG NAN CHÍNH TRỊ-KINH TẾ TQ :

=> Bản chất Kinh tế Trung quốc như thế nào ?

=> Đâu là thế bí lưỡng nan mà Hoa kỳ & Liên Au đang bắt bí TQ ?

=> Khủng hoảng Nợ Hoa kỳ & Liên Au đẩy Trung quốc vào thế TỰ NỔ : xuất cảng thụt xuống đưa đến đóng cửa xí nghiệp và lao động thất nghiệp lan tràn đưa đến bạo loạn xã hội và chính trị.

Mở đầu Bài Phân tích từ Thượng Hải, Ký giả Harold THIBAULT viết như sau :

« L’indice de production industrielle compilé par la banque HSBC montre que les commandes des entreprises chinoises ont reculé, en novembre, à leur niveau le plus bas depuis trente-deux mois : cet indice se situe à 48, selon une estimation préliminaire, contre 51 en octobre, sachant qu’un chiffre inférieur à 50 indique une contraction de l’activité «

(Chỉ số sản xuất kỹ nghệ được sưu tập bởi Ngân Hàng HSBC (Hong Kong-Shangai Bank Corporation) cho thấy rằng những đặt hàng mua từ những xí nghiệp Trung quốc đã lùi hẳn xuống, trong tháng 11, tới mức độ thấp nhất từ 32 tháng trở lại đây : chỉ số này ở mức 48, theo ước tính tiên khởi, sánh với 51 vào tháng 10, cũng nên biết rằng một con số bên dưới 50 chứng tỏ một sự thu teo nhỏ lại hoạt động. )

Xin lấy Attachment ÂM THANH (RFI) nói về thế bí Lưỡng nan Chính trị-Kinh tế Trung quốc.

Nguyễn Phúc Liên

Geneva, 29.11.2011

--- On Fri, 11/25/11, viethung nguyen <viethung5959@yahoo.de> wrote:

Date: Friday, November 25, 2011, 10:07 AM

co audio cua LS Dinh Thach Bich voi bai viet cua TS Nguyen Phuc Lien ,
xin moi doc va nghe , pho bien rong rai dum , thanh that cam on .

Than Kinh .

VH

----- Weitergeleitete Message -----
Von: NGUYEN PHUC LIEN <viettudan@yahoo.com>
An:
Gesendet: 7:06 Donnerstag, 24.November 2011
Betreff: [Little-SaiGon] LƯỠNG NAN CHÍNH TRỊ-KINH TẾ TQ

LƯỠNG NAN CHÍNH TRỊ-KINH TẾ TQ
******** FontUNICODE: Xin vào Web: http://VietTUDAN.net *******
******** Bn đính kèm / Attachment *******
LƯỠNG NAN
CHÍNH TRỊ-KINH TẾ TQ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 24.11.2011.
(Nội dung tóm tắt bài viết này đã được phỏng vấn bởi Đài RFI chiều ngày 21.11.2011)
Trong thời gian trước Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế 2008, Trung quốc đã gian giảo hốt Mãi lực của hai Thị trường Hoa-kỳ và Liên Aâu. Hốt Mãi lực để làm giầu cho mình, đồng thời tạo nợ nần và thất nghiệp cho hai Thị trường này, nhưng Trung quốc đã không biết ơn mà còn lên mặt dậy đời khi Hoa kỳ và Liên Aâu ø gặp khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế do Nợ tư và Nợ công lúc này. Sở dĩ trong thời gian trước đây, Trung quốc có thể gian giảo mà Hoa kỳ và Liên Aâu không làm mạnh bởi vì khối Tây phương muốn nhằm vào Thị trường Trung quốc với khối người 1,5 tỉ để mong bán những sản phẩm Kỹ nghệ cao. Với hoàn cảnh nợ nần và thất nghiệp hiện nay của Hoa kỳ và Liên Aâu, Tây phương một mặt vỡ mộng bán hàng cho Trung quốc, một mặt phải lo phục hồi Kinh tế của mình, nên đã tỏ thái độ cứng rắn hơn đối kẻ gian giảo này bằng khai thác những lưỡng nan của nền Kinh tế Trung quốc và đặt ra những điều kiện khét khe cho việc hội nhập hàng hóa nước này. Hai tỉ dụ điển hình mới đây nhất cho sự cứng rắn và thắt chặt điều kiện đối với Trung quốc, đó là việc Liên Au từ chối đề nghị cứu nợ từ Trung quốc và việc Hoa kỳ đòi hổ khắt khe điều kiện tham dự làm thành viên của Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership).
Nền Kinh tế Trung quốc có những LƯỠNG NAN không thể giải quyết mà phía Tây phương đang khai thác để đẩy Trung quốc vào thế phải chấp nhận thay đổi Chính trị hay chấm dứt gian manh Kinh tế. Nếu không thì chính Trung quốc sẽ đi đến tự nổ từ nội bộ. Trước đây, trong cuộc Hội Nghị về Hâm nóng Bầu khí tại Bắc Aâu, Oân Gia Bảo đã hống hách với TT.Obama, thì ngày nay tại cuộc Họp APEC ở Hạ Uy Di, Hồ Cẩm Đào ý thức được những LƯỠNG NAN nên xuống nước tiu nghỉu trước TT.Obama.
Chúng tôi bàn về những điểm sau đây:
=> Thực chất nền Kinh tế Trung quốc
=> Những Lưỡng Nan bế tắc của Kinh tế Trung quốc
=> Thái độ dứt khoát từ chối của Liên Au đối với đề nghị cứu nợ của Trung quốc
=> Điều kiện khắt khe của Hoa kỳ đối với việc hội nhập Trung quốc vào Hiệp Hội Xuyên Thái Bình dương
Thực chất nền Kinh tế Trung quốc
Chúng tôi xin phân biệt tóm lược những nền Kinh tế để trong những đoạn dưới chúng ta dễ hiểu sự từ chối của Liên Aâu đối với Trung quốc và những điều kiện khắt khe mà Hoa kỳ đòi hỏi Trung quốc phải tuân thủ.
Hai nền Kinh tế chính yếu đối nghịch nhau, đó là Kinh tế Tự do Thị trường và Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Nền Kinh tế Tự do Thị trường lấy TƯ HỮU những Phương tiện sản xuất làm nền tảng. Vì là tư hữu, nên Kinh tế dựa trên những hoạt động cá nhân tự do. Thị trường cạnh tranh là yếu tố điều hợp nền Kinh tế. Nền Kinh tế ấy đòi hỏi một Môi trường Chính trị-Luật pháp Dân chủ phù hợp để phát triển.
Đối nghịch lại là nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Nền Kinh tế này dựa trên chủ trương CÔNG HỮU những Phương tiện sản xuất. Cá nhân không có tự do cả về sản xuất lẫn tiêu thụ. Nhà Nước nắm giữ hoạch định sản xuất và tiêu thụ. Không có Thị trường cạnh tranh mà chỉ có những Hợp tác xã phân phối do Nhà Nước. Nền Kinh tế đòi hỏi một Môi trường Chính trị-Luật pháp độc tài độc đảng.
Nền Kinh tế Tự do Thị trường có Kích thích cá nhân tự động làm việc cho hữu hiệu, trong khi đó nền Kinh tế Tập quyền Chỉ huy thiếu yếu tố Kích thích cá nhân làm việc mà chỉ có kỷ luật ép buộc.
Từ nền Kinh tế Tự do Thị trường, phát sinh ra nền Kinh tế mang thêm Khuynh hướng Xã hội, nghĩa là khi làm Kinh tế, cũng cần lo thêm những vấn đề trợ lực xã hội. Kinh tế với Khuynh hướng Xã hội này đòi hỏi Nhà Nước có những can thiệp vào Kinh tế trong ý hướng bênh đỡ tần lớp nghèo lao động. Xin chú thích: nền Kinh tế khuynh hướng Xã hội khác hẳn với “Kinh tế Thị trường định hướng XHCN” mà CSVN đã tự đặt ra cái tên này.
Nền Kinh tế Trung quốc vẫn giữ những chủ trương chính yếu của nền Kinh tế Chỉ huy Tập quyền: Nhà Nước độc tài độc đảng “Chủ đạo“ những sinh hoạt Kinh tế. Đó là một nền Kinh tế mà quyền lực Chính trị độc tài vẫn nắm chủ động những sinh hoạt Kinh tế quốc gia. Nền Kinh tế cho phép tư hữu những thành quả Kinh tế. Chính cái quyền lực Chính trị độc tài động đảng vẫn chủ đạo Kinh tế này mà phát sinh ra tham nhũng, hối lộ và ô dù bao che nhóm đảng trong Kinh tế. Những người có quyền lực độc đoán và những người liên hệ với quyền lực ấy nhằm làm giầu cho mình bằng khai thác khối nhân lực. Để có thể khai thác khối nhân lực, phải có quyền lực Chính trị độc tài ép buộc những điều kiện làm việc và lương lậu đối với lao động. Nền Kinh tế ấy được gọi là Kinh tế nhóm đảng hay mafia tạo thiểu số người giầu gọi là Tư bản đỏ. Những thu nhập từ xuất cảng không được phân phối đồng đều.
Chính Thủ tướng Oân Gia Bảo ngày 14.03.2010, trước Quốc hội, đã tuyên bố:
“Sự phân phối không đồng đều thu nhập và tham nhũng sẽ tạo bất ổn xã hội và ngay cả bất ổn Chính trị “ (Le Monde 16.03.2010, trang 16)
Những Lưỡng Nan bế tắc của Kinh tế Trung quốc
Việc phân phối không đồng đều những thu nhập như Thủ tướng Oân Gia Bảo tuyên bố trên đây thuộc về thực trạng của sinh hoạt Kinh tế Trung quốc. Trong thời gian Khủng hoảng Tài chánh/ Kinh tế Thế giới 2008 cho đến cuộc Khủng hoảng nợ công ngày nay 2011, Hoa kỳ và Liên Au luôn luôn kêu gọi Trung quốc hãy tìm cách bằng những trợ lực xã hội để làm tăng Mãi lực của dân chúng Trung quốc gồm 1.5 tỉ người để nâng khả năng tiêu thụ Thế giới và như vậy kích cầu Kinh tế chung. Mặc khác, Hoa kỳ yêu cầu Trung quốc để Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ cao lên và do đó dân chúng Trung quốc có khả năng tiêu thụ hàng ngoại. Trung quốc có Dự trữ ngoại tện 3’200 tỉ Đo-la, tại sao không sử dụng để đầu tư trong nước, cứu cách biệt giầu nghèo chính trong nội địa. Nhưng Trung quốc đã không làm trong nội địa mà tìm cách đầu tư hay chuyển tiền ra nước ngoài.
Cái lưỡng nan không tăng Mãi lực cho quần chúng nội địa như sau:
=> Nếu tăng mãi lực dân chúng nội địa, dân chúng giầu lên, chiếm hữu một số những phương tiện sản xuất và đòi quyền Tự do sử dụng những phương tiện ấy trong sinh hoạt Kinh tế. Phạm vi chủ đạo Kinh tế của Nhà Nước bị hạn hẹp lại. Có thể nói là tăng Mãi lực cho dân chúng có nghĩa là dân chủ hóa dần dần Kinh tế. Khi Kinh tế được dân chủ hóa, thì sự phát triển của nó đòi hỏi một Môi trường Chính trị-Luật pháp DÂN CHỦ cho phù hợp. Một nền Chính trị chủ trương độc tài độc đảng tất nhiên không cho dân Mãi lực, phương tiện làm cho Dân lật đổ quyền lực độc tài độc đảng của mình.
=> Như ở đoạn trên đã nói về việc nới rộng tư hữu trong nền Kinh tế Trung quốc, nhưng cái tư hữu này lại chỉ dành cho nhóm đảng và những kẻ liên hệ với nhóm đảng bởi vì chính nhóm đảng này vẫn nắm quyền lực Chính trị và chủ đạo Kinh tế. Phải nói rằng quyền tư hữu này là dành riêng cho nhóm đảng có quyền Chính trị độc tài. Chính vì vậy, khi Kinh tế được dân chủ hóa do tăng Mãi lực và quyền Tự do nới rộng, thì việc quyền lực Chính trị nắm độc quyền Kinh tế để thủ lợi cho nhóm đảng không cón nữa, nghĩa là Cơ chế bị tan rã.
Đó là cái lưỡng nan mà Nhà nước Trung quốc độc tài không muốn làm.
Thái độ dứt khoát từ chối của Liên Au
đối với đề nghị cứu nợ của Trung quốc
Trong cuộc Họp G20 mới đây 04.11.2011 tại Cannes, Hồ Cẩm Đào đã huênh hoang chê trách Hoa kỳ và Liên Au không biết lo liệu nội bộ để nợ nần chồng chất. Oâng muốn tỏ ra lòng tốt cứu giúp “Liên Au đang khốn cùng“, nhưng ai cũng biết rằng Trung quốc muốn xâm nhập Liên Au để cứu chính Kinh tế của mình đang đi xuống. Vì nghĩ Vùng Euro đang ở trong thế cùng kiệt, nên Trung quốc đã đặt những điều kiện quá đáng cho việc giúp đỡ. Chúng tôi xin trích đăng dưới đây Bản Tin của Phóng Viên THANH HÀ:
“Hãng Reuters, ngày hôm qua, 11/11/2011 đưa tin: Châu Âu bác bỏ các điều kiện của Trung Quốc để đổi lấy sự hỗ trợ về tài chính đối với khu vực đồng euro. Bruxelles từ chối xóa bỏ cấm vận vũ khí đối với Bắc Kinh.
Thông tín viên Joris Zylberman từ Bắc Kinh gửi về bài tường trình :
« Kể từ khi châu Âu cầu cứu cộng đồng quốc tế tài trợ khoản nợ công của các thành viên khối euro, Trung Quốc làm cao. Đó là điều rõ ràng ngay từ đầu. Bắc Kinh chỉ ra tay cứu châu Âu với một số điều kiện. Vấn đề là những đòi hỏi của Trung Quốc đã đi quá xa. Theo một số nguồn tin thân cận với chính quyền Trung Quốc thì trước mắt phía châu Âu bác bỏ toàn bộ những yêu sách của Bắc Kinh.
Dường như là Liên Hiệp Châu Âu không chấp nhận xóa bỏ cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Biện pháp trừng phạt này đã được ban hành từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Bruxelles cũng không công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường. Cuối cùng thì trước mắt châu Âu cũng chưa đồng ý để đơn vị tiền tệ Trung Quốc tham gia vào rổ tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF với lý do là châu Âu và Hoa Kỳ lo ngại việc mở rộng quyền rút vốn đặc biệt của IMF cho Trung Quốc thì sẽ làm suy yếu vị thế của đồng đô la và qua đó làm giảm ảnh hưởng của cả châu Âu lẫn Hoa Kỳ trên bàn cờ tài chính quốc tế.
Theo Reuters, một nhà ngoại giao châu Âu xin được giấu tên, đã rất bực mình về những mặc cả của Trung Quốc và quan chức này tuyên bố rằng khối euro không bắt buộc phải năn nỉ Bắc Kinh tài trợ. Chỉ cần quyết tâm về mặt chính trị là khu vực đồng euro có thể vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay.
Nhìn từ Bắc Kinh, thất bại trong các cuộc thương thuyết với phía châu Âu có thể khiến Trung Quốc nản chí. Chính quyền không muốn dư luận Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh mền yếu trước áp lực của phương Tây ».
Điều kiện khắt khe của Hoa kỳ
đối với việc hội nhập Trung quốc
vào Hiệp Hội Xuyên Thái Bình dương
APEC mới họp ngày 12/13.11.2011. Theo nhận định của Tác giả Donald EMMERSON, thì Trung quốc muốn nhấn mạnh đến một Tổ chức Đông Á gồm các quốc gia Đông Nam Á và Trung quốc, Nhật, Nam Hàm thêm vào, nghĩa là không có Hoa kỳ. Nhưng trong cuộc Họp APEC vừa qua tại Hạ Uy Di, lợi dụng vấn đề An Ninh chung Thái Bình Dương, nhất là vấn đề Biển Đông, Hoa kỳ đề nghị một Hiệp ước rộng lớn hơn gọi là Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership TTP). Các quốc gia Vùng Thái Bình Dương, vì vấn đề An Ninh, cần sự hiện diện của Hoa kỳ, một quốc gia ưu thế về quân sự. Khi Hoa kỳ đặt Căn cứ quân sự tại Uùc cũng trong ý hướng an ninh Thái Bình dương này, nhằm giảm mối đe dọa về an ninh từ Trung quốc.
Hoa kỳ không minh nhiên loại Trung quốc ra khỏi Thị trường Tự do Mậu dịch Thái Bình Dương, nhưng đặt những điều kiện khắt khe cho Hội viên của Hiệp Hội, như:
=> Tự do Kinh doanh, nghĩa là dân chủ hóa Kinh tế. Chính trị không độc đoán nắm trọn sinh hoạt Kinh tế nữa.
=> Tôn trọng quyền lao động quốc tế
=> Tôn trọng bản quyền tư hữu trí tuệ
=> Tôn trọng Môi trường
=> Để Tỷ giá Tiền tệ uyển chuyển đối với Đo-la
Những điều kiện trên đây đụng vào vấn đề LƯỠNG NAN của Cơ chế Chính trị Trung quốc. Phải chăng đây là là những điều kiện bắt buộc Trung quốc phải thay đổi Chính trị, nếu không thì không thể là Hội viên của Hiệp Hội Xuyên Thái Bình Dương về Kinh tế/ Thương mại. Những điều kiện này đánh thẳng vào Kinh tế và Chính trị Trung quốc.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 24.11.2011.
Web: http://VietTUDAN.net

No comments:

Post a Comment