Pages

Thursday, December 22, 2011

TỪ HY THÁI HẬU


Bữa tiệc Tết kỳ lạ của Từ Hi Thái Hậu
Trước sức mạnh quân sự hùng hậu của tám nước phương Tây cùng liên minh đánh Trung Quốc,Từ Hi Thái Hậu nhà Thanh (Trung Quốc) tự hiểu rằng, con đường tốt nhất là dùng ngoại giao để giải quyết.


Thái thú Lý Hồng Chương được giao sứ mệnh gặp gỡ các sứ thần phương Tây. Mở đầu cho mối giao hảo này, một tiệc yến linh đình nhất đời Thanh được tổ chức vào Tết Nguyên đán năm 1874, có mời các sứ thần Tây tham dự tại Duy An Cung.


Thực khách gồm 400 người, thực đơn 140 món, tiệc khai đúng vào 12 giờ đêm giao thừa năm 1874, kéo dài cho đến giờ Tý đêm mồng 7 tết, chi phí 98 triệu hoa viên Trung Quốc, tương đương 374 ngàn lượng vàng và có đến 1750 người phục dịch. Quan khách nhận được thiếp mời ngay từ hôm 23 tháng chạp năm Quý Dậu (1873) gồm 212 vị trong phái đoàn 8 nước và 188 công thần của triều đình Mãn Thanh. Đêm 30 Tết, tất cả khách mời tề tựu về Duy An Cung, cùng lúc ấy Từ Hi Thái Hậu dự lễ trừ tịch ở miếu Tôn Long. Sau ba hồi chiêng trống long phụng vang lên là hồi khánh ngọc báo tin Thái Hậu xuất cung.

Quan khách đồng loạt đứng dậy hướng về long kiệu có 8 vệ sĩ lực lưỡng khiêng. Thái Hậu khẽ vén màn bước ra chào quan khách. Ba hồi chiêng trống vang lên, thay mặt triều đình và Thái Hậu, Thái thú Lý Hồng Chương phát biểu ý kiến về ý nghĩa buổi tiệc này nhằm thắt chặt tình hữu nghị giữa nhà Thanh và các nước phương Tây. Thay mặt tám nước, sứ thần Anh quốc đáp từ.

Rồi tiếp theo ba tiếng ngọc khánh báo hiệu đại yến bắt đầu. Quan khách ngồi cách nhau khoảng một mét, sau lưng có hai nô tỳ nam và nữ phục dịch. Món ăn thứ nhất được dọn lên. Cứ ăn hết một món, nhạc lại tấu lên một bản. Dùng đúng năm món, thực khách được uống một chén nước có tác dụng tiêu thực. Rượu đãi khách là rượu đại bổ. Nhà bếp dọn lên mỗi ngày 20 món, trong đó có một món rất đặc biệt, tiệc kéo dài 7 hôm phải có 7 món vô cùng đặc biệt đặc biệt trong tổng số 140 món. Bảy món kỳ lạ đó là:


+ Cỏ phương chi(Linh chi) :



Loại cỏ này mọc trên đá ở núi Thái Hàng. Cỏ này chỉ có những năm nhuận mới mọc, mọc một lần trong năm ấy đúng vào ngày trung thu và sống rất ngắn ngày, nếu gặp phải ngọn gió Bắc là khô héo liền. Muốn lấy cỏ, trước đó một ngày phải dắt lên núi một con ngựa bạch đực. Mặt trời vừa mọc, dẫn ngựa tới phiến đá có cỏ, đợi ngựa ăn xong, chém ngựa chết ngay, sau đó mổ bụng lấy dạ dày đem về chế thuốc, phơi khô. Tương truyền cỏ này rất mát, trừ bách bệnh. Trong bữa tiệc đãi khách, cỏ phương chi được nấu với long tu, người ăn vào sảng khoái tinh thần, chẳng thấy mệt mỏi.

+Chuột bao tử



Chuột đồng bắt về nuôi cho ăn toàn gạo trộn với trứng gà và các vị thuốc bổ, uống nước sâm và lê ép.. Mỗi ngày được tắm rửa hai lần bằng nước trầm thơm và dầu hương liệu hảo hạng. Món chuột bao tử lấy từ lứa con, cháu các con chuột trên. Đầu bếp phải khéo tay, bọc chuột bên ngoài một lớp bột bánh bao. Thực khách đưa bánh lên miệng nghe được tiếng kêu của chuột còn sống ở bên trong. Món này bổ tì vị và bổ mắt.


+ Trứng công :



Công làm nem là món quý, món trứng chim công lại càng quý hơn nữa vì trứng công rất khó lấy. Muốn đãi khách, cần 100 con khỉ được huấn luyện kỹ để lấy trộm trứng công. Kết quả thu được 500 trứng để đãi khách.

+ Tinh tượng :
Nhà bếp chọn lựa những tai yến to, tốt ở biển phương Nam, đem nấu với nhân sâm và đường cao ly. Sau đó nhồi bột phấn vào lò nung chín. Người ta khoét trên lưng các con voi ấy một lỗ nhỏ rồi cho vào bên trong một bong bóng cá đã ngâm thuốc bắc phơi khô. Bên trong bong bóng cá có chứa tinh tượng (khí voi) đem đi hấp.. Trong bữa tiệc, thượng khách lấy cây kim vàng chọc thủng rồi cho chất ấy chảy vào chén bạc mà uống. Món này bổ lục phủ ngũ tạng, trị dứt các chứng nhức mỏi.


+ óc khỉ :
ở Sơn Đông có rừng lê Ngọc Căn trị được bệnh cam, thận, nhiệt uất, ho kinh niên. Rừng lê này bị đàn khỉ chén sạch vì vậy mà thịt khỉ ở đây thơm ngon, đại bổ, ăn vào trị được bệnh bán thân bất toại. Tương truyền óc khỉ này bổ hơn cả. Số khỉ bắt đem đãi khách là 80 con, toàn loại choai choai chưa thay lông, cứ năm người ăn một bộ óc khỉ. Tám mươi con khỉ được tẩm bổ hàng ngày. Trước giờ đãi khách, khỉ được đặt vào chiếc lồng nhỏ trông tựa chiếc trống con, có thể mở khép dễ dàng.

Trên đầu lồng có chừa trống một lỗ nhỏ để đầu khỉ ló lên được, và chiếc gông đặc biệt giữ chặt khỉ lại. Khi ăn, người phục dịch cầm chiếc chày ngà giáng xuống đầu khỉ, cái đập này đã được luyện tập kỹ đủ cho khỉ chết ngay mà không kịp kêu la. Sau đó rưới nước sâm nóng lên đầu khỉ để cho óc khỉ tái đi. Quan khách dùng chiếc thìa bạc múc óc khỉ ra ăn.

+ Heo sữa Phúc Châu :




ở vùng Phúc Châu (Trung Quốc) có giống heo quý, thịt thơm ngon, chuyên ăn một loại củ mọc ở đồi Châu Tích Xương (củ này giống như củ hoàng tinh). Bữa tiệc đãi khách gần 100 con heo sữa, là giống heo hai tháng của xứ Phúc Châu này. Những con heo đó được đập chết (không chọc tiết, làm lông) thui qua một lượt cho cháy hết lớp lông. Xong mổ bụng, bỏ hết ruột gan rồi ướp các loại thuốc quý trong ba hôm, đem chưng cách thuỷ. Lúc ấy thịt heo vô cùng thơm ngon, bộ xương rất mềm.

+ Sơn dương trùng :


Sơn dương chửa


Được lệnh của Từ Hi Thái Hậu, các thợ săn Hồ Bắc lặn lội vào rừng sâu núi thẳm bắt được sáu con dê núi đang có chửa tại cánh rừng Thiên Tân. Đàn dê này được chăm sóc cẩn thận, hàng ngày cho ăn toàn cỏ Vân Nam và Quảng Tây chở về. Đây là loại cỏ “đông trùng hạ thảo”, loại cỏ quý, là vị thuốc bổ can thận. Ăn cỏ quý này lại thêm các loại lá cây thuốc bổ khác, sáu con dê núi này ngày càng mập mạp, đẻ ra lứa con cũng mạnh khoẻ, to lớn hơn đồng loại. Dê con này vừa đúng hai tháng tuổi, được chọn 14 con giao cho nhà bếp làm lông, moi ruột. Sau đó chúng được ngâm trong thùng gỗ có chứa nước gừng và rượu quý. Sau hai hôm, dê được vớt ra bỏ vào chậu sứ có chứa sữa dê tươi và nước sâm nhung. Tiếp hai hôm nữa, người ta lấy hoa sen trắng (đã tách nhánh hoa và ghim kim vàng xuyên từ hương sen đến cuống hoa), cắm đầy mình dê. Để vậy, ngâm đến ngày thứ 10 (đúng hôm mồng 7 tiệc tàn), xuất hiện những con trùng trắng muốt đầy trong hoa sen. Đầu bếp nhặt lấy con trùng sơn dương này đem chế biến thành món ăn có tác dụng bổ khoẻ, trị các bệnh lao phổi, tê bại, bán thân bất toại



No comments:

Post a Comment