Pages

Wednesday, January 11, 2012

HOA KỲ CẮT GIẢM NGÂN SÁCH



CHIẾN LƯỢC MỚI CỦA HOA KỲ

Trong một cuộc họp báo ở Ngũ Giác Đài vào ngày thứ năm 05.01.2012,và đây là điều lần đầu xảy ra cho một vị tổng-thống tại chức,ông Barack Obama đã trình bày về một chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ,Strategic Defense Review,một tài liệu cho thấy một khúc quanh cho quân đội Mỹ,cho thấy việc đóng trang quân-sử Hoa Kỳ ở Irak và Afghanistan,đồng thời nhấn mạnh về thế trận ở Á Châu Thái Bình Dương.Chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ cho thấy những nỗ lực quan trọng nhằm tái định hướng chiến lược Mỹ ở Á Châu và một sự giải kết mạnh mẽ ở Âu Châu.

Trong tài liệu chiến lược mới này,tên các quốc gia Á Châu ,Trung Đông và Cận Đông được thường xuyên nhắc tới trong khi không một tên quốc gia Âu Châu nào được nói tới ngoại trừ các nói chung Âu Châu!

Nếu nói Hoa Kỳ bị bó buộc làm điều này vì sự cắt xén của ngân sách quốc phòng thì đó là điều không chối cãi,ông Obama nói đến việc giảm ngân sách quốc phòng ở mức độ 487 tỉ đô la trong mười năm tới,điều quốc-hội Mỹ có thể biểu quyết trong những tháng tới!Như thế,để có thể đối phó với những cắt giảm ngân sách quan trọng,ông Obama để nhắm tập trung lực lượng vào một vùng 'thiết yếu' đối với Mỹ,đó là Á Châu.Và mặc dù có cắt giảm ngân sách quốc phòng,ông Obama đã hứa sẽ 'duy trì ưu thế về quân-sự' của Hoa Kỳ trên thế giới.

"Toàn thế-giới phải biết điều này,Hoa-Kỳ sẽ duy-trì ưu thế quân-sự của nó với những lực lương quân-sự sẽ nhẹ nhàng,uyển-chuyển và sẵn sàng để phản-ứng...Tôi tin tưởng một cách chắn chắn,và tôi nghĩ rằng những người dân Hoa Kỳ hiểu điều này,là chúng ta có thể duy trì một quân-đội mạnh và bảo đảm an ninh cho quốc gia chúng ta với một ngân-sách quân-sự hãy còn lớn hơn của mười nước tiếp theo gộp lại" .

Như thế,tổng thống Mỹ Obama đã thừa nhận là quân đội Mỹ từ nay sẽ được làm nhẹ đi với việc giảm thiểu lực lượng qui ước.(Và theo bộ trưởng quốc-phòng Mỹ Leon Paretta,quân số có thể sụt xuống còn 490.000 người cho thập niên tới nhưng không quân và hải quân sẽ được giữ nguyên.Như thế,sự cắt giảm quân số sẽ được thực hiện trong lục quân mà thôi) .Ngoài ra,theo ông Obama,chánh quyền dự trù đầu tư trong những lãnh-vực tình báo gián điệp,chiến tranh điện-toán (cyberguerre),chống khủng bố và giảm thiểu nguyên-tử.

Tài liệu "xét lại chiến lược quốc phòng SDR" đã nói rõ các ưu tiên của Hoa Kỳ."Do sự cần thiết,chúng ta sẽ tái quân bình hướng về vùng Á Châu Thái Bình Dương".

Đối với Âu Châu,ngôn từ có vẻ lịch sự nhưng cho thấy Hoa Kỳ đang thực hiện việc giải kết ở đây:"phần lớn các quốc gia Âu Châu trở thành những nhà sản xuất về an ninh hơn là những người tiêu thụ..Vai trò của chúng ta ở Âu Châu cũng phải tiến hoá" và điều này xảy ra "trong một kỷ nguyên có cưỡng chế về tài nguyên"...Nói theo ngôn ngữ ngoại giao thì các anh đủ mạnh rồi,tư lo liệu lấy còn tôi thì cái khó bó cái khôn.Tuy vậy,sự hợp tác vẫn được mở ngỏ với quan niệm 'chung sức,chia xẻ và chuyên môn hoá' (pooling,sharing,specialize).


Nói một cách tổng quát,SDR được dùng làm khuôn khổ cho hoạt động của quân đội Mỹ trong mười năm tới,trong đó,không quân và hải quân được dùng để đối phó các thách đố của Iran và của Trung Hoa,những thế lực đang lên;mặt khác,những chiến dịch quân sự lâu dài và tốn kém như chống nổi dậy sẽ bị bỏ qua.Tổng thống Barack Obama đã nói rõ là "chúng ta tăng cường sự hiện diện của chúng ta ở Á Châu Thái Bình Dương và các giảm thiểu ngân sách sẽ không đụng tới vùng thiết yếu này".

"Hoa Kỳ sẽ tiếp tục'cẩn trọng' ở Trung Đông và tiếp tục phát triển liên minh và đối tác chiến lược và đánh giá OTAN "đã nhiều lần chứng tỏ,gần đây nhất là ở Libye,tổ chức này là một gia bội thế lực (démultiplicateur de puissance)?Việc này có một ý nghĩa đặc biệt khi hiện nay,Iran đang có những đe dọa sẽ đóng cửa eo biển Ormuz nếu như nước này bị phong toả về kinh tế!.

Ông Obama cũng đã chận trước những người muốn chỉ trích rằng "có một số nói rằng sự cắt giảm quá quan trọng,những người khác nói rằng quá yếu".

Thượng nghị sĩ John McCain,đối thủ của ông Obama trong lần tranh cử 2008 cho biết sẽ xét kỹ SDR để bảo đảm rằng kế hoạch này có bảo đảm đầy đủ các mục tiêu an ninh quốc gia.Tổng thư ký Otan,Anders Fogh Rassmussen ca ngợi việc Hoa Kỳ 'tiếp tục đầu tư trong OTAN',còn bộ trưởng quốc phòng Anh Philippe Hammond nhắc rằng Nga có lẽ là một thách đố chiến lược quan trọng nhất ờ Âu Châu vì tính cách không đoán trước được.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo Le Monde,ông Barthélémy Courmont,chuyên gia nghiên cứu kết hợp của IRIS cho rằng sự lựa chọn địa lý chiến lược của ông Obama là một thách đố với Trung Hoa và Hoa Kỳ cần phải có những đối tác trong vùng như Indonésie.Về điều suy nghĩ của ông Courmont,người ta e rằng Hoa Kỳ đã làm những gì phải làm trước khi đưa ra SDR.

Chuyến công du Á Châu Thái Bình Dương của ông Obama đã cho thấy Hoa Kỳ kết hợp với Úc như là đối tác quân sự chính trong vùng nam Thái Bình Dương,thêm vào đó,ông Obama đã viếng thăm Indonésie lần thứ hai trong vỏng hai năm cho thấy sự đặc biệt quan tâm của ông đối với Indonésie,nước mà ông có một thời gian cư ngụ khi còn niên thiếu và là nước đã tiêu diệt hạ tầng cơ sở cộng sản thân Mao khi ông Suharto làm cuộc đảo chánh.Bên cạnh Indonésie,Tân Gia Ba cũng là nơi mà hải quân Mỹ có thể xử dụng căn cứ và ba nước Úc,Indonésie và Singapour có một vị thế địa lý chánh trị quan trọng:khoá eo biển Malacca,con đường chuyển vận dầu hoả từ Trung Đông sang Đông Á mà Trung Hoa cũng là một nước tiêu thụ quan trọng.

Sau việc ông Obama trình bày chiến lược quốc phòng được duyệt lại SDR,người ta chờ đợi thái độ của Trung Hoa.Và Trung Hoa đã gián tiếp bày tỏ sự quan ngại của họ xuyên qua giới truyền thông Trung Hoa theo đó Trung Hoa không thể từ bỏ các lợi ích liên hệ đến vấn đề an ninh ở Á châu.

Nhưng Trung Hoa cũng lo ngại việc lực lượng quân sự Mỹ vừa triệt thoái ở Irak sẽ được dùng để bao vây họ.Úc sẽ là nơi cho thấy những thay đổi chiến lược của Hoa Kỳ vỉ các lực lượng hải quân Mỹ,các phi đội chiến đấu và thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được phép đồn trú ở Darwin và nơi này trên thực tế trở thành một căn cứ của Mỹ và đến 2016,quân số đồn trú có thể lên đến 2500 người.

Theo Hoàn Câu Thời Báo của Trung Hoa thì Trung Hoa chẳng có lợi gì nếu giảm bớt thận trọng để làm êm dịu với Mỹ.Nhân Dân Nhật Báo cho biết Trung Hoa không muốn có chiến tranh lạnh với Mỹ nhưng không thể từ bỏ các ích lợi quân sự của Trung Hoa ở trong vùng.

Trong khi đó,bô quốc phòng và ngoại giao không đưa ra một lời bình luận nào trong lúc này.Một viên chức cao cấp quân sự Trung Hoa đã về hưu,giữ kín tên,đã cho biết không ngạc nhiên về chánh sách quân sự SDR của Hoa Kỳ vì cải tổ này không phải là việc một sớm một chiều và nếu Trung Hoa không bị trực tiếp tấn công,nước này sẽ không thay đổi chánh sách quân sự.Trung Hoa không muốn có những kẻ thù mới.

Tuy bề ngoài như thế,khó có thể nói là Trung Hoa không quan ngại.Trong lúc này,Trung Hoa có những nỗ lực để tránh một đụng chạm trực tiếp với Hoa Kỳ dù rằng đó chỉ là chiến tranh lạnh.Nhưng những điều động của Hoa Kỳ ở Á Châu Thái Bình Dương cho thấy Hoa Kỳ đang tìm cách chiếu bí Trung Hoa.Trung Hoa sẽ đem xe pháo về thủ hay sẽ phải ủi chốt sang sông,tìm thế pháo trùng xe dằn mặt tướng?Chờ xem giữa tay chơi poker và tay chơi cờ tướng,tay nào sẽ thắng!

Nhữ Đình Hùng/tin tổng hợp/06.01.2012

Tham khảo:

http://french.peopledaily.com.cn/Chine/7679418.html

http://french.cri.cn/621/2012/01/06/501s266620.htm

http://www.lepoint.fr/monde/usa-la-nouvelle-strategie-de-defense-americaine-sous-le-signe-de-l-austerite-05-01-2012-1415770_24.php

http://www.courrierinternational.com/breve/2012/01/06/nouvelle-strategie-de-defense-en-temps-de-crise

http://fr.news.yahoo.com/etats-unis-nouvelle-strat%C3%A9gie-militaire-privil%C3%A9gie-lasie-104607409.html

No comments:

Post a Comment