Pages

Wednesday, January 11, 2012

MẶC LÂM * VIỆT CỘNG SÁM HỐI

Hiện tượng sám hối

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-01-07

RFA

Trong chương trình VHNT hôm nay Mặc Lâm tiếp chuyện nhà văn, nhà phê bình văn học Trần Mạnh Hảo về hiện tượng nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam lên tiếng phủ nhận những gì mà họ theo đuổi trong suốt hơn nửa thế kỷ, trong đó không thể không kể đến hai khuôn mặt của văn học nước nhà là nhà văn Nguyễn Khải và nhà thơ Chế Lan Viên.

TranManhHao150.jpg

Nhà văn Trần Mạnh Hảo. RFA file photo.


Trước tiên xin tóm lược một ít chi tiết về quá trình làm việc của nhà phê bình văn học Trần Mạnh Hảo. Theo như ông kể thì ông sinh năm 1947 tại Nam Định. Lúc nhỏ Trần Mạnh Hảo theo cha xứ đi giúp lễ và học kinh sách giáo lý chủng viện công giáo. Lớn lên đi học, vì lý lịch xấu không được vào đại học.

Năm 1975 ông từ rừng Lộc Ninh về Sài Gòn, ra khỏi lính làm báo dân sự. Năm 1982 vì viết bài thơ "Cho một người nằm xuống" để khóc Nguyên Hồng ông bị treo bút ba năm. Năm 1989, in tiểu thuyết Ly Thân, ông bị cho ra khỏi đảng, đuổi khỏi biên chế nhà nước.

Trần Mạnh Hảo đã xuất bản trên dưới 30 đầu sách. Tuy nhiên từ 10 năm nay các bài viết của ông bị cấm in trên báo lề phải, không được xuất bản sách trong nước. Trần Mạnh Hảo thú nhận hiện nay ông chỉ còn viết trên Internet cho vui... Trần Mạnh Hảo cũng khẳng định rằng ông không làm chính trị mà chỉ làm văn học, làm sứ mệnh thiêng liêng của người cầm bút là nói lên, viết lên sự thật.

Thức tỉnh

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông Trần Mạnh Hảo, câu hỏi đầu tiên có lẽ xin ông cho biết tại sao lúc gần đây lại có hiện tượng rất nhiều cán bộ cao cấp và văn nghệ sĩ nổi tiếng đã phát ngôn hay sáng tác nói lên những điều mà nhiều năm trước đây không ai dám nghĩ là sẽ xuất hiện trong chế độ toàn trị của đảng cộng sản Việt Nam?

Trần Mạnh Hảo: Theo tôi thì chuyện người ta già, người ta về hưu, khi nhìn thấy cõi chết thì người ta thường quay lại kiểm điểm cuộc đời và con người dù tàn ác đến đâu thì tạo hóa cũng cho một chút xíu lương tâm có thể nó đã ngủ quên cả cuộc đời nhưng khi về già, khi gần chết thì nó thức tỉnh. Chút xíu đom đóm lương tâm đó lập lòe trong tâm hồn con người mà cả đời họ làm ác, có thể nó thức tỉnh, nó làm cho người ta ân hận sám hối cho nên người ta nói lên sự thật, nói lên những điều thật nhất mà suốt đời không có cơ hội để nói.

Về hưu mới dám nói thật

vo-van-kiet-250.jpg

Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (giữa), cựu Chủ tịch nước Võ Chôược sự thật này. Chính việc nói lên sự thật này dần dần ông sẽ nói ra các sự thật khác cho nên rất nguy hiểm cho tính mạng của ông ấy.

Cái chuyện đó tôi cho là cũng rất bình thường vì trong một xã hội toàn trị như Việt Nam thì những người là cán bộ cao cấp họ không có dịp nói thật khi họ cầm quyền, vì nói thật ở Việt Nam là nguy hiểm vô cùng.

Nhà văn Trần Mạnh Hảo

Mặc Lâm: Còn chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thì sao thưa ông?

Trần Mạnh Hảo: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An là một người suốt cuộc đời theo cách mạng, theo cộng sản nhưng khi nghĩ hưu rồi thì cũng phải nói lên sự thật. Thà ông như vậy có thể tôi trọng ông ấy hơn là những người cứ câm miệng suốt cả cuộc đời vì lương tri trong người họ không trổi dậy. Nói cho cùng khi lương tri không thức tỉnh trong tâm hồn họ thì họ sống cả cuộc đời không lương tri, không lương thiện.

Ông Nguyễn Văn An nói như thế này, Ông bảo hiện giờ không cải tạo được đất nước vì cái sai lầm là của hệ thống mà muốn thay đổi cho đất nước tiến lên thì phải thay cái hệ thống cộng sản này.

Mặc Lâm: Còn riêng về Phó thủ tướng Trần Phương thì sao?

Trần Mạnh Hảo: Ông Phó Thủ tướng Trần Phương là một người cũng tận tụy đi theo cách mạng. Làm đến Phó Thủ tướng nhưng khi các ông ấy ngồi lại để góp ý cho đảng thì ông ấy nói rằng cuộc đời trong mỗi cá nhân chúng ta để vượt qua những sự kiện quan trọng trong đời mà cứ phải nói dối người thân, nói dối gia đình, nói dối mọi người đến mấy lần thì khi về già đã thấy ngượng, thấy xấu hổ lắm. Nhưng đảng cộng sản của chúng ta từ khi sinh ra đến giờ toàn nói dối mà không biết tại sao đảng không biết ngượng, không biết xấu hổ, không biết sám hối. Đấy là một cán bộ cao cấp khi về hưu đã nói như thế.

Bi kịch Đi tìm cái tôi đã mất

che-lan-vien-250.jpg

Nhà thơ Chế Lan Viên và tác phẩm "Điêu tàn", NXB Văn học

Mặc Lâm: Riêng về văn nghệ sĩ thì sao thưa ông?

Trần Mạnh Hảo: Giới văn nghệ sĩ rất nhiều anh em đã nói nhưng nổi bật nhất vẫn là ông Nguyễn Khải và Chế Lan Viên. Ông Nguyễn Khải là một nhà văn đi theo cách mạng từ năm 1945 là con một tri huyện mà là con một bà vợ hai nên khi theo cách mạng ông khai là không có cha để tránh việc bố ông ấy là quan huyện. Quê cha ông ở Nam Định nhưng ông khai quê mẹ ở Hải Dương và không có cha. Cha ông ấy sau này đến năm 54 thì di cư vào Sài Gòn.

Ông Nguyễn Khải là một nhà văn rất trí thức mặc dù ông chỉ học chưa hết trung học của thời Pháp nhưng ông ấy chịu đọc và suy nghĩ viết lách rất giỏi và rất thông minh. Cả cuộc đời ông ấy viết theo mệnh lệnh của đảng. Tất nhiên những cuốn sách ông ấy viết đã lách ra khỏi hệ thống một tí mà bây giờ người ta gọi là lề trái.

Trong sách ông ấy viết về lề phải nhưng khi mở ra người ta thấy đầy lề trái trong đó. Tức là cái lề phải là lề của đảng cộng sản còn lề trái là lề của những người bất đồng.

Trước khi chết ông Nguyễn Khải có viết mấy bài, sau khi ông ấy chết mới tung ra rất là sâu sắc. Nói chung là ông ấy viết một cách trí thức chứ không phải chửi bới vớ vẩn. Bây giờ ai vào trong Google đánh chữ Nguyễn Khải đều hiện lên những bài của ông ấy nói về những đau đớn của ông ấy như bài “Đi tìm cái tôi đã mất” hay là “Nghĩ muộn”. “Đi tìm cái tôi đã mất” ông lấy trường hợp của bản thân ông, một con người sinh ra đời, đi tìm chân lý, đi tìm sự thật đã thấy sự thật, chân lý mà không dám vô! Bởi vì đi vào thì sẽ bị tù, sẽ bị bắt sẽ bị giết. Một sự đau đớn vô cùng của một trí thức.

“Đi tìm cái tôi đã mất” ông lấy trường hợp của bản thân ông, một con người sinh ra đời, đi tìm chân lý, đi tìm sự thật đã thấy sự thật, chân lý mà không dám vô! Bởi vì đi vào thì sẽ bị tù, sẽ bị bắt sẽ bị giết.

Nhà văn Trần Mạnh Hảo

Cả bài “Đi tìm cái tôi đã mất” của ông Nguyễn Khải cuối cùng ông ấy kết luận là: Đảng cộng sản nên trả chính quyền cho nhân dân, đã cướp chính quyền của nhân dân rất lâu rồi hãy trả lại cho nhân dân cái quyền đã đánh mất. Các quyền tự do, dân chủ tất cả phải trả lại cho dân. Ông ấy còn nói về thân phận đau đớn của người cầm bút trong chế độ cộng sản mà không dám nói lên sự thật.

Sự thật nó đến nhà nó ở trong tâm hồn mình. Chân lý nó nằm trong tâm hồn mình mà mình sợ, mình run rẩy không dám nhận nó. Mình run rẩy bảo nó cút đi vì nói ra bị tù bị tội rồi vợ con sống làm sao? Đi ăn mày à?

Cả cuộc đời ông Nguyễn Khải ông ấy viết trong sự sợ hãi. Ông ấy bảo làm người mà như con gián thì làm sao thành người được? Nếu quý vị đọc bài này của Nguyễn Khải thì quþ1i thôi. Phải viết những điều mình không muốn bởi viết những điều mình muốn mình tâm huyết thì không được in mà có in ra thì cũng tai bay vạ gió.

Cho nên ông Nguyễn Khải đau cái đau thân phận làm con người trong một chế độ toàn trị, không cho người ta tự do viết, trong khi mình là người cầm bút là nhà văn.

Ông bảo nhục nhã lắm, đau đớn lắm. Những bài viết như “Nghĩ muộn”, “Đi tìm cái tôi đã mất” Nguyễn Khải viết để trối lại cho đời sau, đọc thấy cay đắng và đau đớn vô cùng.

Mặc Lâm: Xin chia sẻ một điều tôi rất lấy làm lạ là tại sao Trần Mạnh Hảo lại nói được, chẳng hạn như bây giờ, mà Nguyễn Khải lại không nói được? Có phải giai đoạn này nới lỏng tự do ngôn luận hơn hay chăng?

Đau đớn như vậy, chết rồi mới dám nói ra sự thật, chết rồi mới dám sám hối. Đấy là một bi kịch đau đớn của người cầm bút.

Nhà văn Trần Mạnh Hảo

Trần Mạnh Hảo: Nguyễn Khải không ở trong tư thế nói như tôi được vì tính cách của ông ấy khác. Ông ấy theo cộng sản từ năm 45 đến giờ và đã đi hết cuộc đời rồi cho nên ông ấy muốn nói với hậu thế cái điều thật nhất của ông ấy. Ổng viết ra rồi ông bảo gia đình ổng sau khi ổng chết thì mới công bố.

Trong đám tang của Nguyễn Khải thì người ta mới biết bài viết của ảnh, được gửi cho những người trong đám tang và họ đưa lên mạng. Đau đớn như vậy, chết rồi mới dám nói ra sự thật, chết rồi mới dám sám hối. Đấy là một bi kịch đau đớn của người cầm bút.

Nếu anh không có lương tri anh cứ cầm bút như một bồi bút thì suốt cuộc đời anh không biết hổ thẹn, anh không biết ân hận thì những người đó tôi không bàn đến.

Mặc Lâm: Thưa ông Trần Mạnh Hảo rất tiếc là thời gian của chúng ta hôm nay không còn nữa, chúng tôi biết một nhân vật nữa mà thính giả chúng ta đang chờ nghe vì sự có mặt của ông ta dưới mái nhà trường của cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Ông là một hiện tượng trong phong trào thơ Mới và sáng tác khi tuổi còn rất trẻ. Chỉ 16 tuổi ông ta đã nổi lên như một ngôi sao sáng qua tập thơ “Điêu Tàn” với bút hiệu cũng lạ lùng và ấn tượng là Chế Lan Viên.

Xin đề nghị chúng ta sẽ dành một chương trình đặc biệt để nói về nhà thơ Chế Lan Viên, về những sáng tác sau cùng của ông với những nhận thức mà theo nhiều người cho rằng một sự sám hối với chính mình. Xin cám ơn nhà văn Trần Mạnh Hảo về chương trình hôm nay, xin cám ơn quý vị thính giả đã quan tâm theo dõi.

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/highrk-off-enlightenmnt-01072012125007.html

No comments:

Post a Comment