Pages

Tuesday, January 17, 2012

NGUYỄN THIÊN-THỤ * NHỮNG BÀI THƠ XUÂN CỔ ĐIỂN




NHỮNG BÀI THƠ XUÂN
TRONG VĂN HỌC CỔ ĐIỂN


NGUYỄN THIÊN-THỤ


Trong văn chương cổ điển Việt Nam, các thi sĩ thường có cảm xúc với mùa thu và muà Xuân. Ở đây, tôi xin sưu tầm một số thơ xuân bằng chữ Hán của văn học cổ điển Việt Nam để chư vị thưởng lãm trong mùa xuân năm nay.

I. KHƯƠNG CÔNG PHỤ ( ? - 805 )

Khương Công Phụ là cháu nội của Khương Thần Dực, người Ái Châu ( Thanh Hóa), làm thứ sử Thư Châu, là con của Khương Đỉnh. Khương Công Phụ đậu tiến sĩ đời Đường Đức Tông (780-804), được bổ làm Hiệu Thư Lang, có tài làm chế sách hay, được thăng chức Hữu Thập Di, Hàn Lâm Học Sĩ. Nhậm chức mãn năm, đáng lẽ đổi đi nơi khác nhưng vì mẹ già yéu xin lưu lại để phụng dưỡng nên được chuẩn y, được giữ chức Hộ Tào Tham Quân ở Kinh Triệu. Ông có tài cao, lại hay nói thẳng, mỗi khi có việc gì thì trình tấu minh bạch, được Đường Đức tông kính trọng.

Sau ông được thăng chức Gián Nghi Đại Phu, Đồng Trung Thư Môn Hạ, Bình Chương Sự. Đây là chức vụ Tể tướng, kiêm Ngự Sử. Sau thôi làm Tể tướng, giữ chức Thái tử Tả Thứ tử, rồi thăng Thái tử Hữu Thứ tử. Sau ông xin từ chức làm đạo sĩ, vua giận biếm làm Biệt Giá Tuyền Châu. Vua Thuận tông lên ngôi năm ất dậu (805), cho ông làm Thứ Sử Cát Châu, nhưng chưa nhậm chức thì ông đã mất. Gia đình họ Khương là một gia đình lớn, hiện ở Thanh Hóa. Em của ông là Khương Công Phục làm Tỷ Bộ Lang Trung. Ngày nay ở Sơn Tây, có một nhánh họ Khương, và một nhánh nữa cải thành họ Nguyễn. Nhánh họ Nguyễn một phần di cư vào Nam năm 1954, sau 1975 một số ở lại Saigon, một số định cư tại Mỹ, Pháp, Canada.

Khương Công Phụ sở trường về phú. Một bài phú của ông còn truyền lại ngày nay được chép ở Văn Uyển Anh Hoa, Uyên Giám Loại Hàm. Bài này nổi tiếng, hiện nay trên vài trang Web Trung Quốc có đăng lại bài phú này. Ngày xưa, cổ nhân coi phú khác với thơ, nhưng với tôi, phú có vần có đuiệu, nghệ thuật cao hơn thơ xuôi cho nên tôi coi như thơ. Đây là tác phẩm đầu tiên của nền văn chương chữ Hán ở nước ta.

白雲溶溶,

搖曳乎春海之中。

紛紜層漢,皎潔長空。

細影參差,匝微明於日域;

輕文燐亂,分炯晃於仙宮。

始而乾門辟,陽光積。

乃縹渺以從龍,

遂輕盈而拂石。

出 穹巒以高翥,

跨橫海而遠摭。

故海映雲而自春,

雲照海而生白。

或杲杲以積素,

或沉沉以凝碧。

圓虛乍啟,均瑞色而周流;

蜃氣初收,與清光而激射。

雲信無心而舒 捲,

海寧有誌於潮汐。

彼則澄源紀地

此乃泛跡流天。

影觸浪以時動

形隨風而屢遷。

入洪波而並曜,

封綠水而相鮮。

時維孤嶼冰朗,

長汀雲淨;辨宮闕於三山,

總 妍華於一鏡

臨瓊樹而昭晰,

覆台而縈映。

鳥頡頏以追飛

魚從容以涵泳。

莫不各得其適,

鹹悅乎性。

登夫爽塏,

望茲雲海;

雲則連景霞以離披,

海則蓄玫瑰之翠 彩。

色莫尚乎潔白,

歲何芳於首春?

惟春色也

嘉夫藻麗;惟白雲了,

賞以清貞。可臨流於是日,

縱觀美於斯辰。彼美之子

顧曰無倫。

揚桂楫,棹青蘋;

心遙遙於 極浦,

望遠遠乎通津。

雲兮片玉之人(闕)


BẠCH VÂN CHIẾU XUÂN HẢI

Bạch vân dong dong, diêu duệ hồ xuân hải chi trung.
Phân vân tằng hán, kiểu khiết trường không.
Tế ảnh sâm si, táp vi minh ư nhật vực,
Khinh văn lịch loạn, phân huýnh hoẳng ư tiên cung.
Thủy nhi : càn môn tịch, dương quang tích,
Nãi phiêu diêu dĩ tòng long, toại khinh doanh nhi
phất thạch.
Xuất cùng man dĩ cao chứ, khóa hoành hà nhi viễn chích.
Cố, hải ánh vân nhi tự xuân, vân chiếu hải nhi sinh bạch.
Hoặc cảo cảo dĩ tích tố, hoặc trầm trầm dĩ ngưng bích.
Viên hư sạ khởi, quân diễm sắc nhi đồng lưu.
Thận khí sơ thu, hưng thanh quang nhi xạ kích.
Vân tín vô tâm nhi thư quyển, hải ninh hữu ý ư triều tịch.
Bỉ tắc ngưng nguyên kỷ địa,thử nãi tấn tích lưu thiên.
Ảnh xúc lãng dĩ thần động, hình tùy phong nhi lũ thiên.
Nhập hồng ba nhi tịnh diệu, đối duyên thủy nhi tương tiên.
Thần duy : cô tự băng lãng, trường đinh tuyết tĩnh.
Phân cung khuyết ư tam sơn, tổng nghiên hoa ư nhất kính.
Lâm quỳnh thụ nhi chiếu hân, phúc diêu đài nhi oanh ánh.
Điểu hiệt hàng dĩ truy phi, ngư thung dung dĩ hàm vịnh.
Hoặc bất : Các đắc kỳ thích, hàm duyệt hồ tính.
Đăng phù hạp khải, vọng tư vân hải. Vân tắc liên cẩm hà dĩ ly,
phí hải tắc súc mai côi chi thúy thái.
Sắc mặc thướng hồ khiết bạch, tuế hà phương ư thủ xuân.
Duy xuân sắc dã gia phù tảo lệ, duy bạch vân dã thưởng dĩ thanh tân.
Khả lâm lưu ư thị nhật, túng quan mỹ ư tư thần.
Bỉ mỹ chi tử, cố mục vô luân, dương quế tiếp, điệu thanh tần.
Tâm diêu diêu ư cực phố, vọng viễn viễn hồ thông tân. Vân hề phiến ngọc chi nhân.

Dịch : MÂY TRẮNG CHIẾU BIỂN XUÂN

Mây trắng lớp lớp, kéo hàng hàng trên biển xuân mênh mông,
Dạt dào biển cả, sáng rực từng không.
Hình ảnh tinh vi, bao bọc vừng nhật,
Đường nét mơ màng, rực rỡ tiên cung.
Lúc ban đầu, cửa trời rộng mở,
Vừng dương bừng tỏa.
Phơi phới theo rồng,
Nhẹ nhàng vỗ đá.
Vượt hang cùng mà nhảy bay,
Qua sông ngang mà ca múa.
Cho nên,
Biển in mây nên đẹp vẻ xuân,
Mây chiếu biển lại sinh sắc trắng.
Hoặc lửng trời cao màu lụa bạch,
Hoặc chìm đáy nuớc sắc ngọc bích.
Thái hư vừa khởi, muôn sắc đẹp đều trôi,
Thận khí mới thâu, vạn ánh sáng cùng ngời.
Mây vô tâm nên cuốn rồi mở,
Biển hữu ý mà đầy lại vơi.
Bên thì tràn trề mặt đất,
Bên thì chan chứa bầu trời.
Hình theo sóng mà rung động,
Bóng theo gió mà chuyển dời.
Theo sóng lớn càng rạng rỡ,
Bên nước biếc đều vui tươi.
Lúc bấy giờ,
Trên đảo giá tan,
Bên bờ tuyết sạch.
Như cung điện trên tiên,
Như hoa lá trong kính.
Cây quỳnh thêm xinh,
Đài ngọc càng thịnh.
Chim bay lượn ung dung,
Cá lặn ngụp thỏa thích.
Thảy đều:
Làm theo lòng mơ,
Sống tùy ý thích.
Trèo lên đầu ghềnh, trông vời mây bể,
Mây thì như ráng gấm pha màu,
Bể thì như mai khôi rạng vẻ.
Không có sắc nào bằng sắc trắng,
Không có mùa nào bằng mùa xuân.
Chỉ có sắc xuân là diễm lệ,
Chỉ có mây trắng là thanh tân.
Đến giòng sông ngày hôm ấy,
Ngắm cảnh đẹp lúc bấy giờ.
Kìa ai mỹ tử,
Đoái mắt nhìn qua,
Giương chèo quế, dựng buồm hoa,
Lòng phơi phới khi ra đầu bãi,
Nhìn xa xa đến tận cuối bờ.
Mây ơi! Người ngọc ta mơ!
(Nguyễn Thiên- Thụ dịch)

II.MÃN GIÁC ( 1052 - 1096)

Sư tục danh là Nguyễn Trường, quê ở Lũng Chiền, làng An Cách, thân phụ tên Hoài Tố, làm Trung Thư Viên Ngoại Lang. Khi Lý Nhân tông còn là thái tử, triều đình ban lệnh con em các danh gia vào chầu, ông học rộng, thông Nho, Lão Phật, lại nhớ lâu nên được tuyển. Những lúc rảnh rang, sư thường học thiền. Khi Lý Nhân tông lên ngôi, ông đuợc ban hiệu là Hoài Tín. Khoảng niên hiệu Anh Võ Chiêu Thắng ( 1076-1084), ông dâng biểu xin xuất gia, theo học Quảng Trí thiền sư. Sau đuợc tâm ấn, sư thường vân du khắp nơi. Niên hiệu Hội Phong thứ năm ( 1096), cuối tháng 11, sư có bệnh, có bài kệ dạy môn đồ:

告疾示眾

春去百花落
春到百花開
事 逐 眼 前 過
老 從 頭 上 來
莫 謂 春 殘 花 落 盡
庭 前 昨 夜 一 枝 梅

CÁO TẬT THỊ CHÚNG

Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Dịch:

NHÂN BỆNH DẠY ĐỆ TỬ
Xuân qua, trăm hoa rụng,
Xuân tới, trăm hoa cười.
Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu già đến rồi.
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một cành mai
( Ngô Tất Tố dịch)

Nói kệ xong, sư kiết già rồi tịch, hưởng dương 45 tuổi, với 19 tuổi hạ. Xá Lợi của sư được giữ tại tháp Sùng Nghiêm làng An Cách. Vua ban thụy là Mãn Giác.


III. TRẦN NHÂN TÔNG (1238- 1308)

Ngài húy Phật Kim, Nhật Tân và Khâm, là con trưởng của vua Trần Thánh Tông, sinh ngày 11 tháng 11 năm mậu ngọ (7-12-1258), lên ngôi năm kỷ mão (1279), lấy niên hiệu là Thiệu Bảo (1279- 1284) và Trùng Hu+ng (1285-1293). Ngài lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống quân Nguyên. Năm quý tị (1293), vua nhường ngôi cho Trần Anh Tông để làm thái thượng hoàng. Tháng mười năm kỷ hợi, vua lên núi Yên Tử xuất gia, lấy hiệu Hương Vân đại đầu đà Sau ngài đến chùa Phổ Minh ở Thiên Trường mở Pháp tràng. Sau ngài vân du tại trại Bố Chánh, lập am Tri Kiến và tu ở đó. Ngài được tôn là tổ của phái Trúc Lâm, hoặc Điều ngự Giác Hoàng. Ngài mất ngày 3 tháng một năm mậu thân (16-11-1308) tại am Ngọa Vân trên núi Yên Tử, hưởng dương 51 tuổi.

Tác phẩm :
-Trần Nhân Tông Thi Tập
-Đại Hương Hải Ấn Thi Tập
-Tăng Già Toái Sự
-Thạch Thất Mỵ Ngữ

睡 起 啓 牕 扉
不 知 春 已 歸
一 雙 白 蝴 蝶
拍 拍 趁 花 飛

.XUÂN HIỂU

Thụy khởi khải song phi,
Bất tri xuân dĩ quy.
Nhất song bạch hồ điệp,
Phách phách sấn hoa phi.

SỚ'M MÙA XUÂN
Ngủ dậy mở song mây,
Xuân về nào có hay!
Có hai con bướm trắng
Bên hoa chập chờn bay

(Nguyễn Thiên Thụ dịch)

春 晚
年 少 何 曾 了 色 空
一 春 心 在 百 花 中
如 今 勘 破 東 皇 面
禪 板 蒲 團 看 墜 紅

XUÂN VÃN

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,
Nhất xuân tâm tại bách hoa trung.
Như kim khám phá đông hoàng diện,
Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.

Xuân muộn

Tuổi thơ chưa rõ sắc không,
Xuân về hoa nở cho lòng đắm say.
Chúa xuân rõ mặt hôm nay,
Trên bồ đoàn thấy hồng bay rã rời!
(Nguyễn Thiên Thụ dịch)

IV. MẠC ĐỈNH CHI (1284-1361)

Mạc Đỉnh Chi tự Tiết Phu, người làng Lan Khê, huyện Băng Hà, lộ Lạng Giang ( Hải Dương), sau dời về làng Lũng Động, huyện Chí Linh ( Hải Dương), giòng giỏi trạng nguyên Mạc Hiển Tích đời Lý. Ông đỗ trạng nguyên năm Hưng Long thứ 12 (1304) đời Trần Anh Tông, làm Thái học sinh Hỏa dũng thủ, sung Nội thư gia, sau thăng Tả Bộc xạ đời Trần Hiển tông (1329-1341). Ông học rộng, thông minh, liêm khiết. Năm 1308 đi sứ nhà Nguyên, ứng đối trôi chảy. Tác phẩm của ông còn lại mấy bài phú, biểu, minh và mấy bài thơ.

晚 景
空 翠 浮 烟 色
春 藍 發 水 文
墻 烏 啼 落 照
野 雁 送 歸 雲
漁 火 前 灣 見
樵 歌 隔 岸 聞
旅 顏 愁 冷 落
借 酒 作 微 醺

VÃN CNH

Không thúy phù yên săc,
Xuân lam phát thûy văn.
Tường ô đề lạc chiếu,
Dã nhạn tống quy vân.
Ngư hỏa tiền loan kiến,
Tiều ca cách ngạn văn.
Lữ nhan sầu lãnh lạc,
Tá tửu tạc vi huân.

CNH CHI“U

Khói biếc giữa trời thanh,
Sóng xuân gợn biển xanh.
Đầu tường quạ chiều gọi,
Ngoài nội, nhạn tiễn mây.
Bên sông ánh lửa chài,
Tiếng tiều ca ngoài bãi,
Lữ khách lòng tê tái,
Mượn rượu để mà khuây!

(Nguyễn Thiên Thụ dịch)

V. CHU AN (thế kỷ 14)

Chu An hay Chu Văn An tự là Linh Triệt, hiệu Tiều Ẩn, quê ở làng Văn thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, sau đổi là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Ông đỗ thái học sinh năm Hưng Long thứ 12 (1304). Đời Trần Minh Tông, năm Khai Thái (1324-1329), ông làm Quốc Tử giám Tư Nghiệp và dạy các hoàng tử.Đời Dụ Tông, ông dâng sớ xin chém bảy gian thần, vua không nghe, ông bèn từ chức, về núi Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, Hải Dương, dạy học trò, làm nhà ở giữa hai ngọn núi Kỳ Lân và Phượng Hoàng. Sau vua Dụ Tông triệu ông ra, song ông từ chối. Tuy vậy, lúc nào triều đình có việc cần, ông lại về kinh ít lâu. Năm canh tuất (1370), ông mất, vua Nghệ Tông ban thụy là Văn Trinh, hiệu Khang Tiết.

TÁC PHẨM:
-Tứ Thư Thuyết Ước
-Tiều Ẩn Thi Tập
-Thất trảm sớ
-Quốc Ngữ Thi Tập ( bị quân Minh lấy mất).

春 旦
寂 寞 山 家 鎮 日 閒
竹 扉 斜 擁 護 輕 寒
碧 迷 雲 色 天 如 醉
紅 濕 花. 梢 露 未 乾
身 與 孤 雲 長 戀 岫
心 同 古 井 不 生 瀾
栢 薰 半 冷 茶 烟 歇
溪 鳥 一 聲 春 夢 殘

XUÂN ĐÁN

Tịch mịch xuân gia trấn nhật nhàn,
Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn.
Bích mê vân sắc, thiên như túy,
Hồng thấp hoa sao lộ vị can.
Thân dữ cô vân trường luyến tụ,
Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan.
Bách huân bán lãnh trà yên hiết,
Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn.

SÁNG XUÂN

Nhà trên núi vắng, suốt ngày nhàn,
Cửa trúc nghiêng che, gió rét lan.
Sắc biếc, mây thưa, trời túy lúy,
Màu hồng, hoa nhạt, móc lan man.
Lòng như giếng cổ, khôn dâng sóng,
Thân tựa mây đơn, chẳng bỏ ngàn.
Hương bách sắp tàn, trà hết khói,
Chim kêu bên suối, mộng xuân tàn.
(Nguyễn Thiên Thụ dịch)

VI. NGUYỄN PHI KHANH (1335-1428)

Nguyễn Phi Khanh 阮飛卿; tên thật là Nguyễn Ứng Long 阮應龍) là Hàn lâm học sĩ nhà Hồ và là cha của Nguyễn Trãi - một công thần khai quốc nhà Hậu Lê. Ông quê ở lộ Đông Đô, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, nay thuộc Hà Nội.

陪冰壺相公遊春江
三春媚煙景

一櫂擊滄浪

習氣俱湖海

憂心只廟堂

清詩魚鳥共

佳句芷蘭香

興盡中流返

山間日己黃


Bồi Băng Hồ tướng công du xuân giang
Tam xuân mị yên cảnh
Nhất trạo kích thương lương
Tập khí câu hồ hải
Ưu tâm chỉ miếu đường
Thanh thi ngư điểu cộng
Giai cú chỉ lan hương
Hứng tận trung lưu phản
Sơn gian nhật dĩ hoàng

Theo Băng Hồ tướng công đi trên sông xuân

Tháng ba sương khói lan,
Một chèo ruỗi trường giang
Chí khí ở sông biển,
Lòng dạ ở miếu đường
Lời thơ theo chim cá,
Ý vị thoảng mùi hương
Đi chán thì trở lại
Núi non đã nhuộm vàng.
(Nguyễn Thiên Thụ dịch)

江村春景

繞村春柳綠成堆
一帶溪流抱逕迴
岸麗雨晴煙色薄
杜鵑聲急楝花開

Giang thôn xuân cảnh

Nhiễu thôn xuân liễu lục thành đôi
Nhất đái khê lưu bão kính hồi
Ngạn lệ vũ tình yên sắc bạc
Đỗ quyên thanh cấp luyện hoa khai

Cảnh mùa xuân ở xóm bên sông

Khắp thôn cành liễu sắc thanh thanh,
Bao bọc quanh co những suối ghềnh
Mưa tạnh bờ sông sương khói nhạt
Quốc kêu hoa sữa nở trên cành.
(Nguyễn Thiên Thụ dịch)

春夜聴雨

春中一夜雨
天下半年心
看取陽和意
喜無蕭瑟吟

Xuân dạ thính vũ

Xuân trung nhất dạ vũ
Thiên hạ bán niên tâm.
Khán thủ dương hòa ý
Hỷ vô tiêu sắt ngâm.

Đêm xuân nghe mưa rơi

Giữa xuân, đêm mưa rơi,
Tưởng như nửa năm rồi!
Nơi nơi tràn dương khí,
.Chốn chốn đều reo vui!
(Nguyễn Thiên Thụ dịch)

VII.NGUYỄN TRÃI( 1380–1442)

Nguyễn Trãi 阮廌 , hiệu là Ức Trai (抑齋), quê ở làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội. Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán.

Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Ông là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê. Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.

寨頭春渡

渡頭春草綠如烟
春雨添來水拍天
野徑荒涼行客少
孤舟鎮日擱沙眠


Trại đầu xuân độ

Độ đầu xuân thảo lục như yên ;
Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên
Dã kính hoang lương hành khách thiểu,
Cô chu trấn nhật các sa miên.

Bến đò xuân đầu trại

Cỏ xuân ngoài bến xanh như mây
Sóng vỗ ngang trời mưa nhẹ bay.
Ngoại nội đường làng thưa thớt khách
Thuyền ai gác bến ngủ suốt ngày.
(Nguyễn Thiên Thụ dịch)


舟中偶成

雨後春潮漲海門
天風吹起浪花噴
半林殘照篩煙樹
隔水孤鐘搗月村
風景可人詩入畫
湖山滿目酒盈樽
舊遊歷歷余曾記
往事重尋只夢魂


Chu trung ngẫu thành

Vũ hậu xuân triều trướng hải môn ;
Thiên phong xuy khỉ lãng hoa phun.
Bán lâm tàn chiếu sư yên thụ ;
Cách thủy cô chung đảo nguyệt thôn
Phong cảnh khả nhân thi nhập họa ;
Hồ sơn mãn mục tửu doanh tôn.
Cựu du lịch lịch dư tằng ký ;
Vãng sự trùng tầm chỉ mộng hồn.

Trong thuyền

Sau mưa trên bể sóng xuân trào,
Cơn gió nổi lên, hoa sóng xao.
Bóng xế nửa rừng cây thấp thoáng,
Chuông vang cả xóm trăng xôn xao.
Bên mình phong cảnh, hứng thơ dậy
Trước mắt giang sơn, chén rượu trào.
Những chuyến đi xa còn nhớ mãi,
Muốn tìm mộng cũ biết làm sao!
(Nguyễn Thiên Thụ dịch)


暮春

閑中盡日閉書齋
門外全無俗客來
杜宇聲中春向老
一庭疎雨楝花開

CUỐI XUÂN
Suốt ngày nhàn hạ khép thư trai,
Khách tục bên ngoài chẳng vãng lai.
Khắc khoải quyên kêu xuân sằp hết,
Ngoài sân xoan nở với mưa rơi.

(Nguyễn Thiên Thụ dịch)

VIII. NGUYỄN DU (1765–1820)

Nguyễn Du 阮攸 tên tự Tố Như 素如, hiệu Thanh Hiên 清軒 biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ 鴻山獵戶), Nam Hải điếu đồ, là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê Mạc, Nguyễn sơ ở Việt Nam.

春日偶興

患氣經時戶不開,
逡巡寒暑故相催。
他鄉人與去年別,
瓊海春從何處來。
南浦傷心看綠草,
東皇生意漏寒梅。
鄰翁奔走村前廟,
斗酒雙柑醉不回。

Xuân nhật ngẫu hứng

Hoạn khí kinh thời hộ bất khai,
Thuân tuần hàn thử cố tương thôi.
Tha hương nhân dữ khứ niên biệt,
Quỳnh Hải xuân tòng hà xứ lai?
Nam phố thương tâm khan lục thảo,
Đông hoàng sinh ý lậu hàn mai.
Lân ông bôn tẩu thôn thiền miếu,
Đấu tửu song cam túy bất hồi.

Ngẫu hứng ngày xuân

Trời lạnh cho nên đóng cửa hoài
Tứ thời nóng lạnh cứ vần xoay.
Tha phương năm ấy ta lìa đó
Quỳnh hải từ đâu xuân đến đây?
Bãi cỏ bờ Nam , sầu lữ thứ
Hoa mai Xuân thắm, lạnh heo may.
Xóm giềng mấy lão bưng bầu rượu
Sao chẳng trở về chắc nhậu say.
(Nguyễn Thiên Thụ dịch)

偶題公館壁

閶闔門前春色闌
隔江遙對御

春從江上來何處
人倚天涯滯一官
滿地繁聲聞夜雨
一床孤悶敵春寒
桃花莫仗東君意
傍有風姨性最酸

Ngẫu đề công quán bích

Xương hạp môn tiền xuân sắc lan
Cách giang diêu đối Ngự Bình san
Xuân tòng giang thượng lai hà xứ
Nhân ỷ thiên nhai trệ nhất quan
Mãn địa phồn thanh văn dạ vũ
Nhất sàng cô muộn địch xuân hàn
Đào hoa mạc trượng đông quân ý
Bàng hữu phong di tính tối toan

Đề vách công quán

Cửa vua đã nhạt sắc xuân,
Bên sông núi Ngự như gần, như xa.
Xuân theo sông biếc la đà
Người theo quan chức đi ra hải tần.
Đêm nghe mưa gió chuyển vần,
Trên giường cô độc, nghe hàn buốt xương.
Hoa đào chớ cậy Đông hoàng,
Gió mưa lắm kẻ mưu toan hại mình!
(Nguyễn Thiên Thụ dịch)

春夜

黑夜韶光何處尋
小窗開處柳陰陰
江湖病到經時久
風雨春隨一夜深
羈旅多年燈下淚
家鄉千里月中心
南臺村外龍江水
一片寒聲送古今


Xuân dạ

Hắc dạ thiều quang hà xứ tầm?
Tiểu song khai xứ liễu âm âm
Giang hồ bệnh đáo kinh thời cửu,
Phong vũ xuân tuỳ nhất dạ thâm
Kỳ lữ đa niên đăng hạ lệ,
Gia hương thiên lý nguyệt trung tâm
Nam Đài thôn ngoại Long giang thuỷ
Nhất phiến hàn thanh tống cổ kim.

Dịch thơ

ĐÊM XUÂN

Đêm tối làm sao thấy bóng dương,
Đìu hiu rặng liễu đứng bên song.
Giang hồ bệnh cũ thân xơ xác
Lữ xá đêm xuân cảnh bão bùng
Một ánh đèn khuya hàng huyết lệ
Nghìn trùng trăng sáng nỗi quê hương
Nam Đài thôn cũ, dòng Long Thủy
Kim cổ giá băng chảy một dòng
(Nguyễn Thiên Thụ dịch)

暮 春 漫 興

一 年 春 色 九 十 日
拋 擲 春 光 殊 可 憐
浮 世 功 名 看 鳥 過
閒 庭 節 字 帶 鶯 遷
側 身 不 出 有 形 外
千 歲 長 憂 未 死 前
浮 利 榮 名 終 一 散
何 如 及 早 學 神 仙

Mộ xuân mạn hứng

Nhất niên xuân sắc cửu thập nhật
Phao trịch xuân quang thù khả liên
Phù thế công danh khan điểu quá
Nhàn đình tiết tự đái oanh thiên
Trắc thân bất xuất hữu hình ngoại
Thiên tuế trường ưu vị tử tiền
Phù lợi vinh danh chung nhất tán
Hà như cập tảo học thần tiên.

Cảm hứng cuối xuân

Mùa xuân chỉ có chín mươi ngày,
Đừng để trôi qua đáng tiếc thay!
Danh lợi trong đời, chim mỏi đậu
Nắng mưa trước cửa, oanh cao bay.
Một thân khó thoát vòng ràng buộc,
Muôn kiếp còn vương chuyện đó đây.
Danh lợi cuối cùng đều mất cả,
Sao không vào núi để tìm thầy?
(Nguyễn Thiên Thụ dịch)

IX. NGUYỄN VĂN SIÊU ( 1799-1872)

Nguyễn Văn Siêu sinh năm Kỷ Mùi (1799) ở làng Kim Lũ (Đại Kim), huyện Thanh Trì (nay là quận Hoàng Mai, Hà Nội). Ông là học trò Tiến sĩ Phạm Quý Thích, và là bạn văn chương với Cao Bá Quát, mặc dù nhà thơ này kém ông 10 tuổi. Năm 26 tuổi, ông thi Hương đỗ Á nguyên (Cử nhân thứ hai), nhưng hơn 10 năm sau mới đỗ Phó bảng khoa Mậu Tuất (1838) dưới triều vua Minh Mạng. Năm 1850, ông được thăng làm Học sĩ ở viện Tập hiền. Năm 1851, ông ra làm Án sát Hà Tĩnh, rồi Án sát Hưng Yên. Sau vì ông mắc bệnh, phải chuyển đổi, rồi cáo bệnh về làng. Ít lâu sau, ông lại được phục chức Hàn lậm viện Thị độc, nhưng viện lẽ đến tuổi xin về hưu hẳn

Các tác phẩm của Nguyễn Văn Siêu đều bằng chữ Hán, và đã được khắc in.

Phương Đình văn loại
Phương Đình thi loại
Phương Đình thi văn tập
Phương Đình tùy bút lục











滿

XUÂN NHẬT CẢM HOÀI

Bán liêm họa vĩnh độc thành ngâm
Hứng dĩ đa thần cảm dĩ thâm.
Nhàn tĩnh toán lai nan cưỡng đắc,
Phân hoa đáo để dị tương xâm
Do đa ngưỡng sự phủ dục trách(a)
Huống phục tiên ưu hậu lạc tâm.(b)
Xuân khứ xuân lai hà thái cấp
Bách hoa y cựu mãn viên lâm.

NGÀY XUÂN CẢM HOÀI

Bên bức rèm hoa thi hứng cao,
Càng ngâm, tình cảm lại tuôn trào.
Đôi khi sáng tối dễ hòa hợp,
Lắm lúc thanh nhàn khó cưỡng cầu!
Trên đầu phủ ngưỡng còn canh cánh,
Trong dạ lạc ưu vẫn dạt dào.
Xuân đến, xuân đi sao vội vã?
Muôn kiếp hoa xuân chẳng đổi màu!
(Đẩu Tiếp dịch)



宿


.



故人

Xuân nhật hiểu khởi

Túc hỏa minh thư dũ
Hiểu chung văn Phật đài
Chủ nhân thôi bị khởi
Tiểu tử báo hoa khai
Dạ khí dung cô trúc
Tình quang lộng tiểu mai
Lưu oanh chuyên bất dĩ
Ưng hữu cố nhân lai.

Ngày xuân dậy sớm
Song sách còn chong nến
Chuông chùa giục sáng trời.
Chủ nhà tung chiếu dậy
(Con trẻ mách hoa cười.
.Bóng tối chui cành trúc
Ánh hồng giỡn đóa mai
Oanh vàng sao giục mãi?
Chắc có bạn sang chơi!
(Đẩu Tiếp dịch)


Qua vài tác giả, tác phẩm kể trên, chúng ta có thể thấy những khuynh hướng trong văn học cổ điển Việt Nam.
1. Khuynh hướng trữ tình:
Khuynh hướng này đã có từ lâu trong văn học Việt Nam, có thể bắt đầu với Sĩ Nhiếp,Trương Trọng, Lý Tiến, Lý Cầm, nhưng chỉ cò tác phẩm của Khương Công Phụ là vẫn cón lưu lại trong văn học Việt Nam và Trung Quốc.
Khuynh hướng trữ tình này có nhiều loại:
a. Ca tụng thiên nhiên :
Tiêu biểu là bài Bạch Vân chiếu xuân hải của Khương Công Phụ, và thơ Mạc Đỉnh Chi.
b. Hoài hương, cô đơn:
Loại thơ này thể hiện tâm trạng các thi sĩ người Bắc khi vào Huế làm quan, xuân về thêm nhớ nhà.
Đó là tâm trạng của Nguyễn Du, Nguyễn Văn Siêu.

2. Khuynh hướng triết lý:
Phần đông các thi sĩ chịu ảnh hưởng của Nho Lão Phật.
a. Phật giáo: Thơ Trần Nhân Tông, Mãn Giác mang tính cách triết lý Phật giáo. Thơ Mãn Giác tiêu biểu cho khuynh hướng lạc quan trong khi nhìn vạn vật sinh diệt.
b. Nho giáo: Thơ Nguyễn Phi Khanh.
c. Lão giáo: Nguyễn Trãi.


Nhìn chung, các thi sĩ cổ điển nước ta mang hai tính cách mạnh mẽ là khuynh hướng trữ tình và triết lý khi có cảm hứng về mùa xuân. Nhưng đi sâu, trong hai khuynh hướng lớn tỏa ra bao đường lối nghệ thuật và cảm xúc tùy theo hoàn cảnh và tâm trạng của thi nhân. Qua một vài tác giả, tác phẩm trên, ta cũng có thể nhìn suốt nền văn học cổ điển Việt Nam là một nền văn học có tình cảm sâu đậm và có lý tưởng cao siêu trên con đường đi đên Chân Thiện Mỹ.


No comments:

Post a Comment