http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120123-viet-nam-tung-bung-don-nam-moi-nham-thin-tam-quen-di-noi-lo-lam-phat Người Việt đón Tết Nhâm Thìn 2012 Không khí Tết đang tràn ngập mọi gia đình Việt Nam. Mùa lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt đã về với mọi nhà. “Đi đâu mặc kệ đi đâu Nhìn lại năm cũ, bước sang năm mới. Lễ Tết cũng là dịp người Việt mình nghỉ ngơi, sum họp, vui chơi, ôn cố tri tân, nhìn lại năm cũ và hướng sang năm mới với nhiều điều tốt lành hơn. Đất nước ngày càng mở cửa hội nhập với thế giới bên ngoài, kinh tế tăng trưởng khả quan, thiên tai ít tàn phá hơn những năm trước… người Việt năm nay vì thế nhìn chung cũng có được cái Tết đầm ấm hơn. Tuy nhiên, với người Việt Nam, Tết không phải là lúc để phân biệt nghèo hèn - giàu sang, phú quí; mà Tết là dịp để mọi người cùng ôn cố tri tân, vui chơi hội hè. Tết cũng là lúc để mọi người cùng dành cho nhau những tình cảm chân thành, những lời chúc tụng tốt đẹp nhất cho năm mới. Ngày nay, Tết còn là dịp để sum họp với gia đình, làng xóm; là thời gian để những người phải đi xa mưu sinh lập nghiệp, học hành, buôn bán… trở về với cha mẹ, tổ tiên… Và trong số hàng triệu triệu người về sum họp với gia đình trong những ngày Tết, dịp này Việt Nam cũng đón chào hàng trăm ngàn người Việt từ khắp nơi trên thế giới về quê đón Tết. Họ là những người Việt định cư ở nước ngoài, là những người công nhân lao động xuất khẩu, là những du học sinh, v.v… Theo báo cáo của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, trong 5 năm gần đây trung bình mỗi năm có khoảng nửa triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước ăn Tết; trong đó, số người nhập cảnh qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất vẫn chiếm đa số. Hiện có hơn 3 ngàn dự án đầu tư của Việt kiều tại Việt Nam với tổng số vốn lên đến 6 tỷ đôla. Theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thì “nguồn tiền do người Việt kiều gửi về cho thân nhân cũng như đầu tư tại Việt Nam đã góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bù đắp vào thâm hụt cán cân thương mại, giúp giảm thiểu rủi ro trong việc huy động vốn, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam”. Và có lẽ, kính thưa quý vị, không có gì ý nghĩa hơn là ngay trong thời điểm chuyển giao từ năm cũ, sang năm mới, chúng ta cùng nghe những lời chúc Tết từ chính những đồng bào của mình, cả trong lẫn ngoài nước: Kính thưa quý khán thính giả, hòa trong không khí Tết của mọi người Việt Nam, trước thềm năm mới Nhâm Thìn, Việt Nam Tuần Qua và Diễm Thi xin kính chúc mọi nhà Việt Nam một năm mới hạnh phúc, an khanh, thịnh vượng và nhiều may mắn! http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weekly-review-show-55-01222012093606.html Ngày Xuân tản mạn với nhà văn Phạm Phú Minh Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2012-01-21Trong không khí mùa xuân mới đang về, Mặc Lâm có buổi mạn đàm với nhà văn Phạm Phú Minh, nguyên chủ nhiệm kiêm chủ bút tuần báo Thế Kỷ 21 về những kỷ niệm của ba ngày Tết trước năm 1975. Câu chuyện đầu xuân này mong rằng sẽ gợi lại chút gì đó chừng như không còn hiện diện trong những ngày Tết hôm nay bởi đời sống công nghiệp ngày một lấn sâu vào xã hội Việt Nam chúng ta. Mời quý vị theo dõi sau đây. Đời sống công nghiệp và phong tục ngày Tết Mặc Lâm: Thưa anh, chúng ta có cái phong tục của Việt Nam từ bao đời nay, đó là chuẩn bị hoa Tết, những người đàn ông thì lo cho hoa, những cành hoa đẹp nhất, cũng như bàn thờ tổ tiên, còn người đàn bà thì lo gói bánh tét, bánh chưng cùng những chuẩn bị linh tinh khác mà cái cảm xúc văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết này. Tuy nhiên, theo chúng tôi nhận thấy hiện nay trong đời sống công nghiệp ở trong nước bây giờ đã làm cho các bà nội trợ không còn cái cơ hội thực hiện những điều như ngày xưa nữa. Mọi thứ, chẳng hạn như bánh tét cũng ra siêu thị mua, rồi hoa quả bánh trái bất cứ cái gì cũng có siêu thị lo hết. Có một nỗi lo ngại là nếu tình trạng đó xảy ra hoài, đời sống công nghiệp đè lên đời sống truyền thống, thì cái Tết sẽ dần dần mất đi những hình ảnh đẹp của nó như khi mà bà nội trợ ngồi chung với con cái canh nồi bánh tét thì sẽ có nhiều chuyện để nhắc nhở với con cháu. Theo anh, điều đó có lâu ngày chầy tháng sẽ làm mất hẳn nét Tết cổ truyền hay không, thưa anh? Tôi công nhận là anh vừa nêu lên một vấn đề rất đúng, là những chuyện chuẩn bị Tết nó là nét văn hóa riêng của dân tộc mình. Những đời sống công nghiệp như anh vừa nói đó thì tôi nghĩ là nó chưa đủ sức để mà làm thay đổi nét truyền thống của chúng ta đâu.
Cái siêu thị theo tôi nghĩ thì nó chưa phá vỡ được cái truyền thống chuẩn bị Tết của người Việt Nam. Đó chỉ mới là một cái mảng của đời sống đô thị, trong khi đó thì đại đa số người dân Việt Nam nhất là ở nông thôn thì tôi nghĩ là họ vẫn giữ nguyên tập tục như là gói bánh tét bánh chưng, trồng hoa để chuẩn bị Tết, hay là trang hoàng nhà cửa, sửa sang vườn tược v.v. để đón Xuân. Thì chuyện đó tôi nghĩ là đại đa số dân mình vẫn còn giữ được. Bây giờ quay về đời sống công nghiệp nó đương bắt đầu ở xã hội Việt Nam bây giờ đó thì tôi nghĩ là chỉ mới bắt đầu ở một số đô thị thôi, tôi cho là chưa đủ sức để thay đổi cái truyền thống của chúng ta một cách đáng kể. Nhưng mà, thưa anh, bây giờ cái siêu thị thì sao? Thì nó cũng chỉ là một cái phiên chợ Tết thôi chớ gì? Nó cũng bán hoa quả, cũng bán bánh chưng bánh tét, cũng các loại bánh mứt kẹo. Hồi xưa thì ông bà chúng ta cũng đi chợ Tết, cũng đi mua sắm những thứ đó để về ăn Tết nếu như không làm ở nhà. Bây giờ cái siêu thị thì nó cũng là một loại chợ Tết, tôi nghĩ như vậy thôi, nhưng mà là một loại chợ Tết tân tiến hóa. Chính nó sẽ không làm gì thay đổi được cái Tết cổ truyền của chúng ta mấy đâu. Truyền thống du Xuân Mặc Lâm: Thưa anh, trong thời gian gần đây người dân có khuynh hướng đi du lịch nước ngoài trong những ngày Tết thay vì chỉ loanh quanh trong nước như xưa. Anh có chia sẻ gì trước hiện tượng này ạ?Phạm Phú Minh: Trước hết tôi rất cảm ơn câu hỏi này của anh bởi vì nó gợi cho tôi một tập tục rất là xưa của người Việt Nam, đó là du Xuân. Du Xuân là một ý niệm và cũng là một sinh hoạt đã có từ lâu trong văn hóa Việt Nam, bởi vì trong nền văn minh nông nghiệp hồi xưa người ta quanh năm bám lấy ruộng vườn, không mấy khi được ra khỏi lũy tre làng, cho nên Tết là cái dịp duy nhứt trong năm để được đi chơi xa hoặc đi chơi gần, nhưng mà đó cũng có thể là một cuộc tham dự lễ hội ở làng bên, hay là đi viếng các đền chùa nổi tiếng, hoặc là những nơi có phong cảnh hữu tình, hoặc là đi về thăm quê ngoại, đi thăm bạn bè, bởi vì Tết thì được nghỉ, và được nghỉ thì người ta nghĩ đến chuyện đi chơi một nơi nào đó.
Thành thử du Xuân là một nhu cầu thoát ra khỏi cảnh trí quen thuộc nhàm chán mà mình đã ở và làm việc trong đó quanh năm suốt tháng, thì nó đã trở thành truyền thống của dân Việt Nam mình rồi. Tôi nghĩ là đi xa hay đi gần thì cũng vậy vì họ có nhu cầu phải di chuyển trong mấy ngày Tết. Tôi nhớ là những cái Tết trước 1975 thì dân Sài Gòn có khuynh hướng đi chơi ở Đà Lạt, ở Vũng Tàu hoặc là Nha Trang, hoặc là ai có gốc gác ở miền Lục Tỉnh hoặc là Miền Trung thì thường là thực hiện một chuyến về quê ăn Tết. Về bản chất thì tôi cho đó cũng là một chuyến du Xuân. Việc đồng bào trong nước bây giờ đang có khuynh hướng đi chơi trong dịp Tết thì hay đi Thái Lan hay là các nước trong vùng Đông Nam Á thì tôi thấy đó cũng là chuyện tiếp nối truyền thống xưa nhưng trong khung cảnh và phương tiện của ngày hôm nay mà thôi. Bản chất của những chuyến đi đó cũng là chuyến du Xuân, như ông bà chúng ta đã du Xuân ngày xưa nhưng mà bây giờ thì nó nới rộng cái địa bàn ra, và người dân có được cái khả năng, cái phương tiện để đi chơi xa hơn một chút, thì họ thực hiện một cuộc du Xuân mới vậy thôi, chớ tôi nghĩ thì nó cũng không khác gì cái truyền thống du Xuân ngày xưa. Trò chơi Đỏ Đen Mặc Lâm: Anh có thể nhắc lại những kỷ niệm mà anh nhớ nhứt trong những Tết của quê hương anh trong những lễ Tết của Miền Trung vào những năm xưa trước khi cuộc chiến kết thúc hay không, thưa anh?Phạm Phú Minh: Vâng. Anh vừa nhắc đến Miền Trung thì tôi cũng là người Miền Trung, nói cụ thể hơn là người Quảng Nam, thì tôi có nhận xét là tôi sống ở Quảng Nam hồi còn nhỏ, tôi từ nhỏ lớn lên ở đó, cho nên tôi ăn nhiều cái Tết ở quê hương rồi. Về phương diện xã hội thì tôi thấy nhiều cái tập tục đặc biệt trong ngày Tết, nếu mà so sánh với Miền Bắc thì nơi đất Miền Trung ít hơn, nó không có những lễ hội rầm rộ về mùa Xuân kia nọ chẳng hạn, thì tôi nghĩ cái đó là sự khác biệt tất nhiên thôi bởi vì Miền Bắc vốn là cái nôi văn hóa ngàn đời của dân tộc Việt Nam và ở đó đã nảy sinh và truyền lại cho đời sau nhiều tập tục cũ, trong khi đất Miền Trung và xa hơn nữa là đất Miền Nam thì là những đất mới cho nên bề dày văn hóa chưa dày lắm, cho nên những sinh hoạt, những tập tục ngày Tết chỉ có ít thôi. Nhưng mà tôi có một nhận xét chung là người mình ở Việt Nam rất mê cờ bạc và Tết là một dịp thuận tiện để thực hiện những trò chơi làm thỏa mãn nhu cầu đỏ đen của người mình. Hầu như gia đình nào cũng có một sòng bạc nho nhỏ để chơi với nhau, hoặc là bạn bè tới cùng nhau gầy một sòng xâm hường, hay đánh các-tê, chơi sóc dĩa, vân vân ở trong gia đình đó vì tôi thấy hầu như gia đình nào cũng có. Nhưng mà ở ngoài xã hội thì cũng có những trò chơi đỏ đen ở nơi công cộng, đại khái như ở Hội An là nơi chúng tôi đi học hồi nhỏ thì ngày Tết nơi nào trong phố cũng có những bàn bầu cua cá cọp, những bàn sóc dĩa. Nhưng mà có điểm đặc biệt mà tôi nhớ hoài, không quên được, là ở Hội An trong ngày Tết có một trò chơi gọi là Bài Chòi. Bài Chòi có nghĩa là đánh bài trong một cái chòi và đó là một trò chơi tập thể và Tết nào người ta cũng dựng lên nhiều cái chòi ở trong thành phố để bày trò chơi này. Khi vào trò chơi thì người tham dự ngồi hai bên chòi trên những dãy ghé cao dần lên, ở giữa có một người xướng lên những con bài rút được, mà anh ta xướng lên bằng những câu thơ nghe rất thú vị. Những câu thơ đó đôi khi rất là ngộ nghỉnh. Cho nên Bài Chòi tôi nghĩ là một nét văn hóa hiếm hoi trong các trò chơi cờ bạc ở nước ta. Đó là những ký ức còn ghi được trong tôi từ tuổi nhỏ, đặc biệt là khi tôi đi học ở thành phố Hội An. Pháo Tết Mặc Lâm: Vâng. Thưa anh, anh cũng vừa nhắc đến trò chơi bầu cua cá cọp thì thú thật với anh là nó đeo duổi tôi từ mấy chục năm nay, là vì hồi nhỏ tôi mong sao được ngày Tết để tôi ngồi trước bàn bầu cua cá cọp, là vì 6 cái hình trái bầu, con nai, con tôm, con cá, con cua, con gà nó đẹp lắm vì màu sắc sặc sở của nó, rồi cái tâm trạng hồi họp khi chờ đợi nhà cái giở nắp trình làng những con gì hiện ra có trúng với con gì mình đặt hay không. Hình ảnh bầu cua cá cọp đó nó làm cho ký ức mình gắn chặt với vùng quê hương của mình, mà nếu mất cái trò chơi đó thì cái Tết đối với tôi nó mất đi ít nhứt là 50%.Bên cạnh bầu cua cá cọp còn có tiếng pháo nữa. Đón giao thừa mà không có pháo thì kể như không có giao thừa. Và sau này từ 1995 tới nay đất nước đã không còn cho đốt pháo nữa, thì khi cấm đốt pháo như vậy mình không còn nghe được mùi pháo, cái mùi thật quyến rũ đối với tuổi thơ. Như vậy là đời sống công nghiệp mỗi ngày nó làm mai một dần dần những ký ức đó. Có người nói đốt pháo không có lợi gì hết mà chỉ hại thôi. Theo anh thì đốt pháo có hại không? Phạm Phú Minh: Tôi thì cũng giống như anh vậy. Tết với pháo là phải đi đôi với nhau. Từ hồi nhỏ mình nghe mùi pháo là mình thấy Tết rồi, vui lắm. Tôi cũng đã sống ở Sài Gòn một quãng thời gian từ năm 1988 cho đến lúc tôi đi Mỹ. Trong quãng thời gian này đời sống ở Việt Nam đã cởi mở nhiều lắm rồi cho nên người ta có đốt pháo. Tôi đã chứng kiến những cái Tết người ta đốt pháo thật kinh khủng anh ạ, đến độ trong đêm giao thừa mình không thở được. Mình ở trong đường hẻm mà bốn phía khắp Sài Gòn đều nổ tung lên cả, khói tràn ngập không à. Khói pháo mà như trận cháy lớn vậy đó. Tôi nhớ hồi đó tôi ở trong nhà có một cô cháu mới sanh một em bé mà khói tràn ngập khắp nơi trong nhà và cô cháu phải bồng em bé chạy tuốt lên sân thượng để có một chút không khí loảng hơn để thở. Qua những cái Tết như thế tôi thấy chuyện cấm đốt pháo cũng có cái lý do của nó chứ không phải không, ngoài cái chuyện nguy hiểm là gây hỏa hoạn hay là gây thương tật cho người đốt. Trong đô thị mà đốt pháo gây ô nhiễm trong cái đêm giao thừa như vậy thì tôi thấy là quá đáng thật. Nhạc Xuân Mặc Lâm: Vâng. Nói tới pháo thì mình nghĩ tới âm thanh và nó cũng gợi cho tôi một nỗi nhớ khác là hình như trước 1975 bên cạnh tiếng pháo còn có tiếng nhạc nữa đó anh. Tôi cũng nhớ là hồi xưa có máy cassette nho nhỏ mở nhạc suốt từ đêm giao thừa cho tới mùng hai những bản nhạc Xuân làm cho không khí trong gia đình vui hẳn lên vì hình như người ta thích nhạc Xuân lắm. Anh có kỷ niệm nào về những bản nhạc Xuân trước năm 1975 không, thưa anh?Phạm Phú Minh: Dạ, kỷ niệm thì nhiều anh ạ, bởi vì tôi cũng giống như anh, bởi vì mình đã được nuôi dưỡng trong cái nền âm thanh đó. Tết thì phải có những bản nhạc Xuân. Ngoài cái chuyện trang trí nhà cửa, bánh mứt rượu chè, thì cái âm thanh cũng đóng góp một phần nhưng mà cái này cũng không nằm trong truyền thống Việt Nam lắm bởi vì nó mới chỉ có sau này thôi. Nhưng mà đúng là âm thanh là một yếu tố rất quan trọng. Nói thẳng ra là âm nhạc, là nhạc Xuân đóng góp vào không khí Tết rất quan trọng , nó làm cho không khí Tết tưng bừng lên thật vui vè, nó kích động tâm lý mình làm cho mình vui hơn trong ngày Xuân. Kể ra nhạc Xuân của mình tuy lịch sử tân nhạc Việt nam chúng ta cũng mới thôi, được khoảng bảy chục năm, nhưng mà tôi để ý nhạc Xuân cũng trở thành một yếu tố quan trọng đóng góp cho ngày Xuân, ngày Tết của dân tộc.
Nhưng riêng tôi thì tôi cho bài Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là bản nhạc quan trọng nhất đối với cái Tết của Việt Nam. Nếu tôi nhớ không lầm thì bài đó được nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết khoảng năm 1955, tức là sau khi cuộc chiến Đông Dương kết thúc vào 1954, và cái Tết 1955 là cái Tết đầu tiên mà cả dân tộc được hòa bình, cho nên cái cảm hứng của tác giả lúc bấy giờ viết nên một bản nhạc mà tôi cho là rất quan trọng nói lên cái tâm thức của dân tộc mình được sống trong hòa bình, được vui với cảnh thanh bình và hướng về tương lai. Tôi nhớ bài đó được hát trong cái Tết 1955 và bản nhạc đó được đăng trên một tờ báo Xuân ở Sài Gòn. Từ năm đó bài hát này luôn luôn được mọi người hát hay đón nghe mỗi khi Tết đến Xuân về. Theo tôi, đó là một nhạc phẩm rất là lớn, nó diễn đạt nỗi vui của mỗi tâm hồn Việt Nam trong dịp năm mới, nó diễn đạt cái tình thương yêu của mọi giới người trong xã hội, và nó cũng diễn đạt niềm hy vọng chứa chan của cả một dân tộc khi nghĩ tới bước đường tương lai. http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/traditional-tet-mlam-01212012145607.html |
Các bài cũ của Sơn Trung Thư Trang - http://vanhoavn.blogspot.com
Pages
▼
No comments:
Post a Comment