Pages

Friday, March 16, 2012

CHU DUNG CƠ



Chu Dung Cơ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thủ tướng Quốc vụ viện nuớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Nhiệm kỳ Tháng 3 năm 1998 –
Tháng 3 năm 2003 Tiền nhiệm Lý Bằng Kế nhiệm Ôn Gia Bảo Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Nhiệm kỳ tháng 10 năm 1992 –
tháng 3 năm 2003. Sinh 1 tháng 10, 1928 (83 tuổi) Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc

Chu Dung Cơ (tiếng Hán : 朱镕基; bính âm: Zhū Róngjì; Wade-Giles: Chu Jung-chi) là Thủ tướng thứ 5 của Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1998 đến 2003. Theo một số tài liệu, ông là hậu duệ đời thứ 18 của Chu Tiện, con trai thứ 18 của Minh Thái Tổ - hoàng đế khai quốc nhà Minh

Zhu Rongji 2001.jpg

Chu Dung Cơ

Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1928 tại Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc. Cha ông mất từ khi ông chưa sinh ra. Lên 10 tuổi ông mồ côi mẹ, ở với bác cả là Châu Học Phương. Chu Dung Cơ học sơ trung ở 2 trường là Sùng Đức và Quảng Tích. Học cao trung ở trường trung học tỉnh lập số 1. Từ năm 1947 đến năm 1951 học khoa cơ điện trường Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh).[1] Đến năm thứ 3, Chu Dung Cơ giữ chức Chủ tịch hội sinh viên đỏ của trường.

Tháng 10 năm 1949, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.[1] Tháng 9 năm 1951 được đề bạt giữ chức Phó Văn phòng chủ nhiệm, làm thư ký cho Lý Phú Xuân. Tháng 10 năm 1951 làm việc tại phòng Kế hoạch sản xuất, Vụ Kế hoạch thuộc Bộ Công nghiệp. Tháng 12 năm 1952 tới Bắc Kinh làm tại Cục nhiên liệu và Động lực thuộc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Đầu năm 1958 ông bị quy là "phần tử hữu phái chống Đảng" bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc.[1] và ông được điều đi làm giáo viên một trường cán bộ. Tới năm 1962 mới được ân xá.

Năm 1970 lại bị đưa đi cải tạo ở Trường cán bộ 57 của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Ngày 1 tháng 1 năm 1987 ông trúng cử làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, giữ chức phó Bí thư Thượng Hải. Tháng 8 năm 1988 trúng cử chức Thị trưởng Thượng Hải. Tháng 8 năm 1989 ông kiêm nhiệm chức Bí thư thành ủy Thượng Hải.

Ngày 8 tháng 4 năm 1991, tại kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc khóa 7, ông được bầu giữ chức Phó Thủ tướng Quốc vụ viện. Tháng 10 năm 1992 là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngày 29 tháng 3 năm 1993 được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Thứ nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1993 kiêm chức Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.

Tháng 3 năm 1998 trở thành Thủ tướng Trung Quốc. Ông giữ chức này cho tới tháng 3 năm 2003.

Chu Dung Cơ và Chu Ngọc Hân

Về hưu

Sau khi nghỉ hưu, Ông không tham gia chính trị và đã có bài tổng kết về "Hiểu đời" như sau:



Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.

“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.

Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.

Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên.

Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.

Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.

Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.

Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn./. (wikipedia)

VẠN MỘC CƯ SĨ
bình luận

Trên nguyên tắc, cộng sản là gian giảo, dối trá. Marx bảo tư bản dẫy chết, sau khi cướp chính quyền, cướp tài sản tư bản và giết hại, bỏ tù họ thì xã hội không còn bóc lột nữa nhưng trong chế độ Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông sau khi cướp chính quyền hàng triệu người dân đã chết và giai cấp mới ra đời, tham nhũng, tàn bạo thời trước. Lenin nói xã hội cộng sản có tự do gấp ngàn lần xã hội tư bản nhưng Seberia là mồ chôn hàng triệu nông dân Liên Xô, là một tội ác mà thời Nga hoàng chưa hề có. Hồ Chí Minh kêu gọi "đoan kết, đoàn kết, đại đoàn kết" nhưng năm 1946, ông liên kết với Pháp sát hại hàng vạn người quốc gia yêu nước. Ông vui cười:
"Mối tình thắm thiết Việt Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em"
thì nay Trung cộng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, Bản Dốc, khai thác Trung nguyên và các nơi khác. Hàng triệu công nhân Trung Quốc khi có hiệu lệnh, lập tức trở thành hàng sư đoàn tàn sát nhân dân Việt Nam.
Bọn lãnh tụ gian ác thì sinh ra bọn đàn em, đàn con cháu gian ác. Chế Lan Viên, Nguyễn Khải, Nguyễn Đình Thi.. . lúc sống thì cúc cung tận tụy, cam phận văn nô, lúc già hay lúc chết mới ăn năn, hối hận về hành động xấu xa gian trá của họ. Dẫu sao thì họ cũng có ý thức và lương tâm cho dù muộn màng.

Chu Dung Cơ là con người cộng sản. Ông cũng như Đặng Tiểu Bình là những con người ghê gớm. Ông đã lập công cao, trong đó thế nào cũng có việc giết người cướp của, vu hãm đồng đội và đồng bào. Làm việc tại Ủy ban kế hoạch nhà nước tại Bắc kinh nghĩa là ông được tín nghiệm lắm. Thế mà ông cũng như Đặng Tiểu Bình bị giam, bị sa thải, rồi lại bám trụ được mà leo lên thủ tướng. Như vậy ông không phải là người hiền lành.

Trong cộng sản, it kẻ hiền lành! Đừng tưởng bị cộng sản bỏ tù, cách chức mà họ từ bỏ cộng sản. Đảng cộng sản là sự nghiệp, là quyền lợi của họ, họ không bao giờ buông! Đặng Tiểu Bình bị mất chức, bị giam, con y bị Hồng Vệ binh quăng xuống lầu mà què chân, nhưng khi y lên nắm quyền, y chỉ thay thế kinh tế chỉ đạo bằng kinh tế tư bản, nhưng y vẫn giữ chính sách chuyên chế của cộng sản.


Cộng sản chỉ làm què con ông thì ông đem xe tăng sát hại hàng ngàn sinh viên. Mao tàn ác nhưng chưa đem quân đánh phá Việt Nam như ông! Trường Chinh bị Hồ Chí Minh xỉ vả và cất chức, nhưng sau này trở lại chức Tổng bí thư, y càng khắt khe tàn ác hơn Lê Duẩn. Bọn đàn em lạy lục lắm y mới cho "khoán", và cũng tình thế áp bức lắm, ông mới gật đầu cho Nguyễn Văn Linh "đổi mới".

Chu Dung Cơ cũng là loại người như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Chí Minh, Trường Chinh. Họ theo Cộng sản tức theo chủ trương hủy diệt thượng tầng kiến trúc cũ, nghĩa là đánh phá xã hội, phong tục, tập quán, tư tưởng, tôn giáo cũ. Mao, Hồ đã triệt hạ đình chùa, bài bác Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo thì sao Chu Dung Cơ nay lại ca tụng tư tưởng Nho,Lão,Phật?

Trước đây những tay như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi cực lực bài bác Nho,Lão, Phật. Ai nói đời "người ngắn ngủi", "Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được."thì cho là bi quan yếm thế.Còn ai nói:
"Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày."
"Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già"
thì bị phê bình là tiểu tư sản, hưởng lạc, đồi trụy. Và trong kháng chiến, cũng như trong XHCN, nếu có ai viết:

Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở.

Những tay công an văn nghệ sẽ chõ mồm vào mà phán: Tư tưởng bi quan. Sống trong XHCN, ai cũng có tự do, hạnh phúc, tự do, hạnh phúc gấp ngàn tư bản, sao lại than van? Than van, mô tả như vậy là làm xấu hình tượng tốt đẹp của XHCN do đảng và Bác đã dày công xây dựng cho nhân loại! Những tên này phải đem đi học tập cải tạo mút mùa!

Chu Dung Cơ viết:
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành.

Đọc đoạn trên, những tay chính ủy thét ra lửa sẽ chửi bới rằng Mác dạy rằng xã hội con người ngày càng đi lên theo đường xoắn ốc và cái mới thắng cái cũ. Xã hội xưa là xấu xa, xã hội ta xây dựng nay ngày càng tươi đẹp hơn mười lần xưa như lời Hồ Chủ tịch dạy. Ngày nay, nước ta đang tiến lên XHCN, đảng " no" cho toàn dân, ai cũng ấm no hạnh phúc, ai cũng ăn tô phở 56 đô la, đi xe hàng triệu đô la, sướng hon xưa nhiều, sao lại có óc hoài cưu, hoài niệm quá khứ xấu xa? Còn xưa hơn nữa, thời Thực dân đã sinh ra một lớp gái me tây, cả nước có vài trăm me tây, xã hội ta nay không có me tây, xã hội ta tốt đẹp vạn lần đã xuất khẩu hàng vạn phụ nữ làm me Đài Loan, Đại Hàn, làm gái ở Singapore, làm nô tỳ, làm nô lệ khắp thế gian)!

Chu Dung Cơ viết:
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát.

Ôi, tư tưởng này là tư tưởng phản động, bi quan, yếm thế của bọn tôn giáo thuốc phiện, nhằm ru ngủ dân ta. Đường lối của Đảng cộng sản là cách mạng, tiến bộ, tin tưởng ngày mai, không bao giờ đầu hàng, không bao giờ mặc kệ:"Đâu cần thì thanh niên có, đâu khó thì có thanh niên".

Ôi! Các tay "giữ nhà cho đảng" sẽ cất tiếng: Mọi người phải tiến lên theo lời Tố Hữu:"Bàn tay ta làm nên tất cả Với sức người sỏi đá cũng thành cơm!"chớ sao lại đầu hàng? Đảng bách chiến bách thắng không bao giờ chịu thua, người cộng sản trí tuệ đỉnh cao luôn luôn tin tưởng vào ngày mai tất thắng (chỉ thua Trung Cộng mẫu quốc mà thôi, còn tham nhũng nhất thế giới)

Nếu trước đây, ông đừng theo cộng sản, hay lỡ theo thì từ chức mà về ẩn dật , và lên tiếng phủ nhận chủ nghĩa Mác thì bỉ nhân hoan hô ông lắm, và Việt Nam, Trung Quốc chắc nhiều người nguyện "Sống và làm theo Chu Dung Cơ" nhưng ông cầm dao mà tụng kinh thì nghĩa là thế nào? Ôi toàn một lũ giả dối:"Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm"!

No comments:

Post a Comment