Pages

Wednesday, March 7, 2012

HỒI KÝ HUỲNH NGỌC TUẤN


Giải Nhì Giải Năm Canh Dần (2010) của Phong Trào Hiến Chương 2000:

TẬN CÙNG MAN RỢ! HỒI ỨC VỀ NHÀ TÙ CỘNG SẢN VIỆT NAM


Tác giả: H. N.. Tuan

( Quảng Nam - Đà Nẵng)

(Tiếp theo số ĐL 127, tháng 3-2011)

Những cơn gió lạnh lùa vào khung cửa,những giọt mưa lất phất bay,bóng đêm dày đặc, xa xa có một vài ánh đèn lẻ loi,yếu ớt..đây là những hình ảnh mà chúng tôi nhìn thấy trên đường ra bắc cũng là hình ảnh của đất nước và dân tộc ngày nay.Tôi vẫn khắc khoải trong lòng một câu hỏi lớn:Bao giờ trời sáng,bao giờ thì bóng đêm tan-còn bao lâu nữa,không thể biết chính xác.Sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ,nhân dân VN hy vọng sẽ có những thay đổi lớn ở VN.CSVN sau một thời gian khủng hoảng đã tìm được chổ dựa mới cho dù phải hy sinh quyền lợi quốc gia dân tộc..chổ dựa đó là Trung Cộng.


Trước đây CSVN coi Liên Xô và khối Cộng sản Đông Âu là "hòn đá tảng".Bây giờ hòn đá tảng không còn CSVN phải bám víu vào Trung Cộng để duy trì quyền lực,đối với họ Trung cộng bây giờ là "bùa hộ mệnh" đúng hơn là ông "thần hộ mệnh" Theo suy nghĩ của tôi,Nguyễn Văn Linh là nhân vật của thời cuộc,nhân vật được cộng sản VN chọn lựa cho một kịch bản,cho một giai đoạn và giai đoạn đó đã qua.Chính sách nào nhân sự đó.Đỗ Mười lên thay thế Nguyễn Văn Linh để thực hiện một kịch bản mới:

Giai đoạn Bắc thuộc Trung cộng là một con Sư tử đang thức giấc,chế độ độc tài cộng với nền kinh tế thị trường sẽ biến Trung cộng thành nhà nước phát xít nhưng so với nhà nước Phát-xit Đức thì chế độ hiện nay tại TQ vô cùng tệ hại vì dù sao nhà nước Phát-xít Đức cũng có tinh thần quốc gia và tự hào dân tộc.

Họ làm việc để phục vụ dân tộc họ,còn các chế độ cộng sản thì không,họ chỉ phục vụ cho Đảng và chế độ.CSVN đi theo vết xe của Trung cộng với tâm thức lệ thuộc nên còn tệ hại hơn nhiều,không có tinh thần Tự tôn dân tộc,không có tinh thần quốc gia..chỉ còn lại một thứ chủ nghĩa thực dụng lố bịch,kệch cỡm,trần trụi.

Chính cái chủ nghĩa thực dụng quái gở này rồi sẽ tạo ra bao nhiêu bi kịch và thảm hoạ cho đất nước và Dân tộc trong thời gian sắp tới.

Tôi cảm thấy lo sợ vì tương lai trước mặt tăm tối và sẽ còn kéo dài,hy vọng sớm thoát khỏi nhà tù này không thể thành hiện thực. CSVN sẽ bước qua một giai đoạn cực đoan mới,với việc bỏ cấm vận,mở đường cho CSVN hội nhập vào kinh tế Thế giới,chắc chắn kinh tế VN sẽ đạt được bước nhảy vọt,trong thời gian đầu kinh tế tăng trưởng nhanh,đời sống người dân được thay đổi .

Tình hình Việt nam cũng giống như một người bị trói tay trói chân,nay được mở trói đứng lên,chính sự đứng lên này tạo ra bước nhảy vọt..còn trong tương lai,con người đó đi như thế nào,nhanh hay chậm,vững vàng hay chệnh choạng thì "hạ hồi sẽ rõ".Nhưng với thành quả này CSVN sẽ huênh hoang, cái bệnh hoang đường sẽ có cơ hội bùng phát…Với một tâm trạng như vậy tôi tiên liệu rằng thời gian sắp tới sẽ không có thay đổi lớn và tình trạng dai dẳng của chế độ độc tài sẽ kéo dài.

Xe qua phà sông Gianh vào nữa đêm,mưa vẫn lất phất bay,nhìn xuống đường nhiều người co ro trong cái lạnh, ánh đèn vàng buồn bã.Trên bến phà,người ta làm việc vất vả với những phương tiện củ kỹ lạc hậu so với chiếc phà mà công binh VNCộng hoà dùng để đưa người dân qua sông ở bến sông Tam Kỳ vào năm 1970 thì quá lạc hậu.Bất chợt tôi mĩm cười chua chát:24 năm một bước lùi Trời bắt đầu sáng,cả một đêm không ngủ,bây giờ trời vẫn mưa,cái mưa dai dẳng khó chịu của khu vực Bắc Trung bộ cộng với cái lạnh của gió mùa Đông Bắc làm cảm giác khó chịu tăng lên.Tôi không biết ở đây người dân sống như thế nào -khắc nghiệt quá.Tôi nhìn ra cánh đồng, xa xa,những túp lều tranh xiu vẹo,chơ vơ.Quê tôi đã nghèo rồi,nhìn cái cảnh tiêu điều này tôi thấy chạnh lòng vì nó thê thảm hơn nhiều.

Xe đến thị xã Vinh lúc 10h sáng Vinh lúc đó là một thị xã nghèo nàn,kiến trúc lộn xộn nhếch nhác,"đầu Tây đuôi Tàu" chẳng ra thể thống gì.Tôi hiểu người dân nơi đây làm lụng vất vả,để dành được một ít thì xây nhà,có đến đâu xây đến đó,không có một chương trình tổng thể nào.Còn một số người mới giàu lên nhờ thời cuộc,nhờ quan hệ xã hội,nhờ quyền lực,và nhờ đủ thứ phương tiện kể cả mồ hôi và thân xác của mình thì nhãn quan thẫm mỹ cũng có hạn và kết quả của quá trình tự phát đó là những công trình nham nhở,loè loặt,đầy sự phô trương nhưng chẳng có thể thống, quy hoạch gì. Xe dừng lại cho cán bộ ăn cơm,chúng tôi cũng được một đĩa cơm,một lát thịt kho,một lát cá nhỏ,một ít su xào

Tại đây chúng tôi có một kỷ niệm không quên,bà chủ quán cơm biết chúng tôi là những người tù từ Miền Nam ra (tôi không chắc bà có biết chúng tôi là tù chính trị không,nhưng theo kinh nghiệm của người dân Đất Bắc,họ đã chứng kiến từng đoàn người từ Miền nam ra Bắc sau 1975.,ï là những quan chức VNCH).Tôi nghĩ là bà ta biết chúng tôi là những người tù chính trị bị lưu đầy,vì không phải tù chính trị thì chẳng ai đưa ra đây làm gì.Ở Miền Nam cũng có chỗ để nhốt.Bà mang lên cho chúng tôi mỗi người một quả chuối và một miếng bánh đậu xanh

.Bà nói -Biết các Bác từ miền Nam ra,chẳng có gì nhiều,chỉ có tí quà,mong các bác vui vẻ nhận.Chúc các Bác chân cứng đá mềm. Bà nói không hề cười cho dù chỉ là một thoáng.Tôi thầm cảm phục.Một lát sau có mấy chị bán hàng phía dưới,có nhã ý mang biếu chúng tôi mỗi ngườ một trái chuối,nhưng mấy người cán bộ không cho họ đuổi mấy chị xuống.Các chị không nỡ đi,họ cứ nấn ná quanh xe nhìn chúng tôi ái ngại

. Họ giục chúng tôi ăn nhanh,không kịp cho chúng tôi uống nước,xe tiếp tục chạy.Bà chủ quán và mấy chị bán hàng rong ra tiễn chúng tôi bằng ánh mắt âu lo. Anh em chúng tôi nhìn nhau trao đổi bằng một cái gật đầu,chúng tôi những con người của Miền Nam bị lưu đầy ra đất Bắc (cũng là Đất của quê hương Tổ phụ tôi-Dòng họ tôi gốc người Thanh Hoá) được sự yêu thương của người Đất Bắc làm chúng tôi thấy lòng mình ấm lại,được an ủi rất nhiều.Chúng tôi tự hứa với lòng mình:sẽ có một ngày chúng tôi sẽ mang lại Tự do-Dân chủ-Nhân quyền và Hạnh phúc cho các chị,cho những người Dân đất Bắc yêu quí,những người đồng bào máu thịt của mình.Rồi sẽ có một ngày đồng bào hiểu những việc làm của chúng tôi

Đến đây,một chiếc xe trong đoàn chúng tôi đi thẳng.Xe tôi và xe sau tách khỏi đường quốc lộ hướng về phía núi. Con đường đến Trại 5 (Lý Bá Sơ),gập ghềnh,ổ gà ổ trâu,xe chạy rất chậm,nghiêng bên này,lắc bên kia,con đường đất chỉ rộng hơn con đường làng một chút Xe đi giữa cánh đồng hun hút gió,những người nông dân trong cái lạnh..thấu xương,áo quần phong phanh mỏng manh.Tôi nhìn thấy sự cơ cực của người dân nới đây qua đôi chân trần,qua thần hình gầy đét xanh xao.

Họ hoàn toàn khác với đám cán bộ CA,là sự tương phản đến khó hiểu.Một bên là những tay công an trắng trẻo,hồng hào như cây nến thậm chí béo nung núc,áo quần bảnh bao thơm phức.Còn một bên gầy trơ xương,rách rưới,tồi tàn,nhem nhuốc trên đôi chân trần,áo quần như đống dẻ lau nha ø(không bằng đống dẻ cho chó nhà giàu nằm)

Xe đi qua những ngôi làng,những mái nhà tranh xơ xác,lụp xụp những khu vườn nhỏ,những ao cá bẩn thỉu,những chiếc cầu tre cong vênh,xiêu vẹo vắt qua những con mương đục ngầu,những khu vườn ở đây vừa nhỏ vừa đơn điệu,chỉ có chuối và rất nhiều táo,nhà nào cũng trồng táo,thứ quả dở nhất trên đời,nhạt nhẽo vô vị. Xe lướt qua cánh đồng bắp,ruộng bắp bạc màu,cây bắp còi cọc xơ xác phất phơ trong gió rét,và phía xa kia,khuất sau những luỹ tre,những hàng dừa là một ngôi giáo đường,cây thánh giá trên nóc nhà thờ vươn lên.

Tôi cảm thấy dâng lên một niềm an ủi,cây Thánh giá là một hình ảnh quen thuộc,nó mang lại sự bình yên trong lòng cho mỗi ai nhìn thấy,Tôi không phải là người Công giáo,nhưng tại nơi đất Bắc,trên đưòng lưu đày,nhìn thấy cây Thánh giá như nhìn thấy bến bờ của sự sống và hy vọng.Nó cũng giống như khi nghe tiếng chuống chùa ngân vang từ một nơi nào đó.Cây thánh giá và tiếng chuông chùa mang lại cho tôi cảm giác bình an,thanh thoát Xe của tôi rẽ về phía trại mà từ rất xa đã trông thấy,còn chiếc xe đi sau,nơi đó có anh Đỗ Hườn,anh Dương Văn Sỹ,Vũ Đình Thuỵ thì đi thẳng,đến đây chúng tôi mới biết, họ tách chúng tôi ra làm ba:1 đi Nam Hà,1 đi Trại 5 và 1 đi Thanh Cẩm.


Xe dừng lại trước những ngôi nhà khang trang,có phần lộng lẫy,nơi Ban giám thị làm việc.Bước xuống xe,cái lạnh bao trùm chúng tôi.Tôi nhìn mọi người áo quần mong manh đang run cầm cập.Nhờ tính lo xa,khi bước lên xe từ Xuân Phước tôi đã mặc một chiếc áo ấm bằng da củ kỹ với lớp lông bên trong.

Chúng tôi ngồi co ro trên nền Ximăng để chờ làm thủ tục bàn giao (tôi nghĩ như vậy),30phút trôi qua,anh em rét cóng vì ngồi ngoài trời,dưới cơn mưa lất phất.Tôi cũng run lẫy bẩy,hai hàm răng va vào nhau theo từng cơn run không cưỡng được. Sau khi kiểm người,họ dẫn chúng tôi vào trại.Mới đến một nơi lạ hoắc,lạnh run người,bụng đói cồn cào,khát nước và buồn tiểu,tôi không xác định được phương hướng,cứ đi như người mộng du.

Bước qua cái cổng sắt nặng nề và kiên cố(một khoảng sân rộng)trước mắt tôi là hai dãy nhà giam,trên sân có mấy cây mít rất lớn,gốc hai người ôm.Đi qua khu nhà đầu tiên,tôi nhìn thấy mấy anh em,tôi nhận ra anh Nguyễn Ngọc Đăng,anh Phạm Văn Thành,anh Phạm anh Dũng,Trần văn Lương ra sát cánh cổng vẫy chào chúng tôi.

Một niềm vui khôn tả ngập tràn,niềm vui gặp lại người thân tại một nơi lưu đày xa lạ..Chúng tôi cười để chào,những cái gật đầu,không vẫy tay được vì ai cũng khệ nệ những đồ dùng của mình. Ai cũng vất vả mới mang được đồ dùng của mình,đôi chân tê cứng vì ngồi xe suốt hai ngày,một đêm,đôi tay mỏi rời và dại đi vì bị cùm.Họ giục chúng tôi đi thật nhanh.Gần cuối dãy nhà giam,chúng tôi đến trước một cánh cổng sắt đã mở sẵn,vào sân của khu buồng giam dành cho chúng tôi.Không có ai ở đây cả,bước lên ba bậc nền ximăng đi vào buồng giam,mùi vôi vữa sơn vẩn còn hăng nồng.Tôi vịn vào cây cầu thang bằng sắt bắt lên sàn trên,một cảm giác ướt dính,tôi lấy tay ra-lớp sơn còn chưa khô. Họ chuyển chúng tôi đi vội vàng.

Lại thêm một lần kiểm tra đồ dùng cá nhân,áo quần,sách vở bút mực,tất cả đều đựơc xem xét cẩn thận.Riêng sách vở bút mực bị tạm giữ.Họ không cho chúng tôi giữ một mảnh giấy hay một mẫu bút chì.Tay công an Nguyễn Quốc Huy -thượng uý được BGT trại giới thiệu là người quản giáo chúng tôi.Huy tự giới thiệu mình đã tốt nghiệp Đại học CA và có bằng cử nhân Luật. Sau khi ổn định chổ nằm cho mỗi người,trời cũng chập choạng tối


.Chúng tôi nhận phần cơm của mình,còn cái gọi là"canh" của trại mang đến cho chúng tôi không thể dùng được.Đó là những chiếc lá cải bắp màu vàng úa,được cắt nhỏ luộc trong nước,nó bẩn thỉu và có cái mùi cay cay không chịu được ,màu nước canh đen như nước ao tù. Khi cơm nước xong.BGT mang vào cho chúng tôi một số chăn,trong đó chỉ có 10 cái chăn bông,còn lại là chăn chiên… Tôi cầm tấm chăn mỏng trên tay phân vân,trong cái lạnh thấu xương ở đất Thanh Hoá này,cái chăn mỏng như thế làm sao chịu nổi.Rất may cho tôi là chú Phan văn Bàn có một cái chăn.chiên mang từ Xuân Phước ra chú đưa cho tôi dùng.

Tối hôm đó mặc áo ấm vào,xấp hai cái chăn lại,tôi ngủ say vì đã một đêm không ngủ.(Không có điện,chỉ có cây đèn dầu mờ mờ đặt ở cuối phòng…) Sáng ra chúng tôi đi dạo quanh khu chúng tôi ở,khu này có hai buồng,buồng chúng tôi đang ở tạm ổn tuy chưa có cửa sổ để khép lại khi mưa,chỉ có khung sắt to tướng và khá rộng,phòng nhiều cửa sổ nên rất thoáng.


Buồng bên cạnh đang được tiếp tục sửa,những người thợ chỉ là những người tù thường phạm được tuyển chọn.Họ làm việc lầm lũi và không dám tiếp xúc với chúng tôi..có lệnh như vậy. Có giếng và buồng tắm,nhà bếp ở phía sau. Tôi nhìn xuống giếng,rộng và sâu nhưng rất ít nước,mùa này ở Thanh Hoá không mưa hoặc mưa nhỏ nên thiếu nước.Sau này tôi mới biết như vậy,trái ngược với quê tôi,mùa này ngập úng vì mưa nhiều Anh em tắm và giặc đồ bẩn..trời rất lạnh,buổi mai ai cũng thèm một chén trà nhưng củi không có.

Chúng tôi tìm xem những quần áo cũ,bao nilon và nhặt những miếng gỗ bé tí của đám thợ hồ bỏ lại,với sự khéo léo của những con người luôn sống trong cùng cực thiếu thốn..một ấm trà đã sẵn sàng.Chú 6 Bàn vừa cười vừa nói,trà ít quá nên không dám tráng để vậy cho đủ đậm.5 cái chén chỉ lưng lửng một thứ nước thơm lừng và đậm đà.

Tôi uống chậm từng tí một,từ Xuân Phước chúng tôi bị phong toả,rất may nhà tôi trước khi xảy ra cuộc đấu tranh đòi nhân quyền có gởi vào cho tôi một thùng bưu phẩm,trong đó có 3 lượng trà Mai Hạc,để dành được một lượng,anh em ai cũng thiếu thốn..không tiền,không quà,không thư từ,không thăm nuôi cho nên số trà còn lại của tôi giờ này thật quý giá.

Hiện nay chúng tôi tiếp tục bị phong toả,chúng tôi không được đi mua ở Căngtin như mọi người trong trại.Căngtin gần đó,từ cánh cổng sắt…chỉ bước vài bước là đến.Anh BS Nguyễn Kim Long còn một ít tiền nhưng không biết làm sao để mua nên đành chịu.

Buổi trưa người ta mang cơm và canh vào,nhìn thau cơm, canh chúng tôi rất bất bình,canh là cái thứ lá cải già vứt cho bò nó không thèm ăn,màu nước của cái gọi là canh đen sì như nước mương,còn cơm thì toàn phân dán,thóc lẫn lộn,không biết họ nấu từ thứ gạo gì,hình như đó là thứ gạo dùng để nuôi heo.Chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm nặng quá. Anh em nhất trí đem trả lại nhà bếp và nhịn ăn trưa nay.Anh Lê Văn Vàng được trại chỉ định làm đội trưởng,thay mặt chúng tôi xuống trả lại phần cơm cho trại.

Khi anh Vàng về,anh em xúm quanh để hỏi xem họ giải thích thế nào,anh Vàng nói. Thì họ vòng vo,nói là ở đây,Trại còn nghèo,đời sống còn khó khăn,họ hứa sẽ ưu tiên cho chúng tôi Mọi người họp lại ngoài sân và quyết tâm sẵn sàng tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi này.

Đang họp bàn với nhau thì có một người từ nhà bếp(anh ta cũng là tù nhân)đến, đứng bên ngoài cánh cổng sắt gọi với vào,anh Vàng đi ra gặp họ.Chúng tôi cũng theo ra xem anh ta nói gì. -Các anh các chú chờ thêm một tiếng đồng hồ nữa,chúng tôi đang nấu cơm canh khác Nói xong anh ta quay đi Lúc đó đã gần 12h trưa,bụng đói cồn cào,anh em cũng chẳng còn gì ăn cả,tất cả dự trữ đều không còn khi đặt chân đến Thanh Hoá này.Mọi người bàn luận đến những khả năng xấu nhất.

Chú Nguyễn Trưởng-một người có khuôn mặt nhân hậu,mái tóc muối tiêu gợn sóng,đôi mắt sáng tinh anh ,nước da đen bóng nói. -Các anh thế nào,riêng tôi đã quyết định rồi,sẵn sàng hy sinh.Chứ không để họ xem thường mình.Ai cũng chết một lần,có gì phải sợ,. và chú cười sang sảng,tay vuốt chòm râu bạc.

Chú Nguyễn Trưởng chỉ là một lão nông,quê Quãng Ngãi.Chú đi dinh điền….từ thời Tổng thống Ngô Đình Diệm , trước năm 1975,với mồ hôi và sự khôn khéo,với sự trợ giúp của chính phủ lúc đó và thời đệ nhị cộng hoà,chú có cả một cơ ngơi to lớn,50 mẫu đất trồng mía,trồng tiêu,tài sản của chú trước năm 1975 có đến hàng ngàn lượng vàng.Cuối cùng mất trắng,chú tham gia vào một tổ chức kháng chiến đơn giản vì bất bình trước sự bất công,bạo ngược và ngu dốt của chính quyền mới.Chú không hề có một ý niệm gì về chính trị.

Tất cả mọi người đều quyết định như thế,anh Nguyễn Văn Trung sẽ đi tiên phong trong cuộc đấu tranh này,đây là cuộc đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm,nhân quyền của con người vừa là cuộc đấu tranh để tìm một sinh lộ cho tất cả mọi người.

Chúng tôi nhận thấy không thể sống với một khẩu phần ăn như vậy. Gần 1h chiều,nhà bếp mang lên một thau cơm trắng,cơm bốc khói,một thau bắp cải luộc-lần này đúng là bắp cải cho người ăn chứ không phải cho bò!!. Buổi chiều hôm đó cũng vậy Tối hôm đó,phòng chúng tôi có điện,mấy người thợ vội vàng từ chiều,họ khoan đục và đặt đưòng dây. Trại Thanh Hoá này dùng lưới điện quốc gia nên điện rất sáng ,không tù mù như trại Xuân Phước.Anh em có nhu cầu đọc sách,khốn nổi không có gì để đọc,sách vở bị giử cả,buổi tối dài đằng đẳng không biết phải làm gì,thấy vô vị và hoang phí quá!

Ba ngày sau tôi bị gọi đi làm việc,tôi biết đây là chuyện về lá thư tôi vứt xuống khi đi ngang qua Tam Kỳ,và họ đã thu được.Nội dung thư cũng chẳng có gì, nhưng điều làm tên cán bộ Tiếp -thiếu tá công an từ Bộ CA về và những người cộng sản nổi giận vì tôi viết trong lá thư đó có nhóm từ"Tù chính trị".Chế độ này vẫn phủ nhận với công luận trong nước và Thế giới rằng: ởÛ VN không có tù chính trị mà chỉ có những người vi phạm luật pháp.Về phía chúng tôi vẫn giữ lập trường là tù nhân chính trị. Đây là một việc tế nhị,chỉ là một nhóm từ nhưng ở đây thể hiện sự khác biệt,thậm chí đối đầu giữa hai quan điểm.

Trên đường đi,tôi sẵn sàng tâm lý sẽ bị cùm.Bước qua cánh cổng sắt to lớn nặng nề và kiên cố,tôi đi theo người cán bộ của trại ra đến văn phòng làm việc của BGT Tôi nhìn quanh, một không gian thoáng đảng,những căn nhà sang trọng 2.3 từng ,ghép kính màu,những chậu hoa,những cây cảnh,lối đi rãi sỏi trắng,những vạt cỏ được cắt tỉa cẩn thận,vườn cây ăn trái vây bọc hồ nước với dả sơn và những con cá chép đủ màu lượn lờ

Tôi hít một hơi thật dài,thật sâu,không khí ở đây cũng khác,nhẹ nhàng và trong sạch không như ở trong kia.Hai thế giới gần kề nhau.Thiên đường và Địa ngục,Thiên đường dành cho những người cai trị,Địa ngục dành cho những kẻ bị trị. Tôi đi theo một hành lang khá rộng,dọc hành lang là những chậu hoa Hồng,hoa Cúc được đặt trên những bệ cao,những gốc Quỳnh già đong đưa nụ hoa sắp vỡ,mấy cây tường vi khá cao thả những cánh hoa hồng phớt. Bước vào một căn phòng rộng đựoc bày trí sang trọng,một người CA mang quân hàm Đại uý cao lớn và hơi gầy chào tôi lịch sự và mời tôi ngồi.

Tôi nhận thấy cung cách này hơi lạ,không giống như những lần tôi làm việc với họ trước đây.Với sự đề phòng cố hữu,tôi chậm rãi kéo ghế ngồi xuống- -Chào cán bộ. Sau đó là những lời thăm hỏi sức khoẻ,cảm tưởng của tôi khi đến trại này.Tôi trả lời thận trọng và so sánh trại này với trại Xuân Phước,Tôi trình bày đúng với sự thật về điều kiện sống và sinh hoạt ở đây. -Ở đây phòng thoáng mát rộng rãi,phòng vệ sinh sạch sẽ nhưng mức sống thì không bằng Xuân Phước.Chúng tôi thiếu rau xanh,cơm không được sạch sẽ. Rồi họ nói về sự phát triển của đất nước,chính sách của Đảng,đường lối của chính phủ.Vẫn là những điều tôi đã nghe nhiều nhưng được trình bày nhã nhặn hơn Một ấm trà thật ngon được một cô gái xinh đẹp mang vào (cô ta rất đẹp dù trong bộ đồ tù),giọng nói trong trẻo của người Hà Nội. -Cháu mời Ông,em mời anh

Tôi gật đầu cảm ơn cô,đã hai năm rồi tôi mới được nhìn một phụ nữ đẹp như thế,trong lòng cũng thấy xôn xao (lúc đó tôi mới 36 tuổi)một thứ xôn xao của biển mùa hạ,êm đềm,sâu thẳm..Tôi nâng chén trà lên,hít nhè nhẹ,mùi thơm dịu dàng, hớp từng ngụm nhỏ -trà ngon tuyệt vời.Đã lâu rồi tôi chưa thưởng thức cái hương vị nồng nàn này,ước gì được ngồi một mình với ấm trà này.Tối nói như chỉ có một mình: Trà ngon quá. Tôi và họ trao đổi về tình hình thế giới và Việt Nam,đề cấp đến rất nhiều vấn đề,từ kinh tế xã hội đến quốc phòng Sau đó họ chuyển đề tài nói về tôi,về những tác phẩm tôi viết mà họ thu giữ được.

Họ không chối cãi được về những gì tôi viết trong đó,đó là sự thật.Tôi chỉ nói lên cái sự thật đã đang và sẽ tiếp diễn ở ngoài kia và họ chỉ lên án tôi(nhẹ nhàng thôi)là chỉ nhìn một chiều,chỉ thấy mặt tiêu cực nhưng không nhìn thấy mặt tích cực của xã hội.Họ nói đến công lao của Đảng cộng sản trong hai cuộc chiến tranh.Họ nói sự nhìn nhận về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc,thống nhất đất nước của tôi là sai,là luận điệu thù địch phản động

.Họ nói tác phẩm "Di tản" của tôi,nếu "không may"được phổ biến sẽ làm sai lệch sự nhìn nhận của thế hệ trẻ về cuộc chiến tranh Thần thánh này.Tôi không muốn tranh luận với họ về việc này nó không có lợi cho tôi trong hoàn cảnh này.Tôi chỉ nói -Tôi là người cầm bút,tôi muốn ghi lại cuộc sống và những diễn biến của thời cuộc,còn độc giả sẽ là người phán xét.

Rồi họ nói về truyện ngắn:"20 giờ ở bệnh viện" của tôi,là một đánh giá quá đáng về ngành y tế Việt Nam,là sự cố chấp, cầu toàn.Họ nói ở đâu,thời nào cũng có cái tốt cái xấu,không nên chỉ nhìn vào cái xấu để chụp mũ,áp đặt Tôi không tranh luận,cũng vì lý do trên nhưng trong lòng tôi cũng biết rằng cái thiện,cái ác cái xấu cái tốt song song tồn tại ở bất cứ đâu nhưng đâu là cái bản chất, cái phổ biến và nhiệm vụ của những người có lương tri là tuyên chiến với cái ác cái xấu Hơn một tiếng đồng hồ trôi qua,họ đã đưa ra quan điểm của họ,tự ca ngợi chế độ,tự đề cao chủ nghĩa nhưng với một giọng điệu kém tự tin (vì hoàn cảnh lúc đó chưa cho phép họ chăng?) vì lúc đó người dân VN nghèo xơ xác,họ tự biết chẳng có gì để tự hào chăng?

Sau đó họ để tôi lại một mình với một tờ giấy và một cây bút yêu câu tôi viết kiểm điểm và tôi đã viết một bản Kiểm điểm với lời lẽ thận trọng,không khiêu khích họ cũng không nhận mình sai. Tôi suy nghĩ thật chín chắn vì biết mình đang ở trong tay họ,tính mạng của mình họ nắm giữ. Rất lâu sau đó họ mới trở lại,tôi đã viết xong rồi.Ngồi uống trà và nhìn cách bày trí trong căn phòng, rất sang trọng-tôi thầm nghĩ như vậy (những người cộng sản họ cũng thích nghi rất nhanh với đời sống xa hoa) Trên đường trở về buồng giam,tôi thấy nhẹ nhõm một chút vì nhận thấy buổi làm việc này không căng thẳng họ không có ý định cùm tôi,tôi không biết lý do tại sao Tôi có một chút thanh thản để nhìn lên bầu trời,hôm nay trời hững nắng,rất lạnh và đẹp.

Tôi đi qua những cô gái đang nhẹ nhàng làm việc,họ chăm sóc hoa và cây cảnh..trong những cô gái đó có người dùng nước hoa và trang điểm như ở nhà hay ở nơi làm việc,họ là những tù nhân hơi đặc biệt. Về đến buồng giam,anh em xúm lại hỏi tôi về buổi làm việc,tôi trình bày lại những gì mà tôi trao đổi với cán bộ và nói với họ:Hy vọng là tai qua nạn khỏi. Tôi biết anh em rất lo lắng cho tôi nếu bị đi cùm ở cái đất Thanh Hoá vào mùa này lạnh sao chịu nổi (Khi bị cùm và kỷ luật ở buồng giam riêng,chỉ có một mảnh chiếu,không mùng,không chăn,không bàn chải đánh răng,không gì hết).

Chú Phan văn Bàn và anh Nguyễn Văn Trung cười vổ vai tôi -Hy vọng trong cái rủi có cái may. Nhưng tôi vẫn còn lo lắng vì việc này vẫn chưa ngả ngũ,vẫn chưa có thái độ dứt khoát của họ. Một tuần trôi qua,vẫn không có buổi làm việc nào nữa,việc của tôi có thể kết thúc ở đây.Còn tình hình chung thì thỉnh thoảng họ gọi từng người ra làm việc Nội dung trao đổi cũng nhẹ nhàng,họ hứa sẽ cải thiện cuộc sống của anh em,nhưng chỉ một tuần sau lời hứa không những không được thực hiện mà họ còn tìm cách o ép chúng tôi Họ hạn chế chúng tôi đủ cách:

Không cho giữ giấy bút,hạn chế số tiền chúng tôi được tiêu dùng,họ đưa ra chỉ tiêu mỗi tháng chúng tôi chỉ được nhận 5kg quà của gia đình và chỉ được mua thêm với số tiền tương đương 10kg gạo.Mục đích của họ là để cô lập chúng tôi với nhau,không cho chúng tôi có phương tiện để tương trợ những anh em khó khăn,rồi những bữa cơm lại như cũ,toàn cứt dán hôi không nuốt được và thứ canh bằng lá bắp cải già mà bò cũng chê vậy là họ đẩy chúng tôi vào cuộc đấu tranh mới.Chúng tôi làm kiến nghị để gởi lên BGT đòi hỏi sự đối xữ công bằng và tôn trọng pháp lệnh thi hành án.100% anh em tham gia kiến nghị và cơm canh bị gởi trả lại cho Trại,với lời cảnh báo sẽ tuyệt thực tập thể.Trong số 32 người tù chính trị ở buồng này,dự kiến sẽ có khoảng 18 người tuyệt thực vô thời hạn.

Trong nhóm Thập tam Thái bảo hiện tại có:Tôi,anh Hoàng Xuân Chinh,anh Trần Nam Phương,anh Nguyễn Văn Trung,những người này sẽ đi tiên phong,chúng tôi đã thoả thuận như vậy và khi bàn bạc với Bs Nguyễn Kim Long thì anh Long cũng quyết định tham gia cùng 4 anh em chúng tôi,chúng tôi đã sẵn sàng tuyệt thực.

Trước sự đòi hỏi quyết liệt và sự đồng thuận của 32 anh em,trại đã nhượng bộ.Chúng tôi đựoc nhận củi,than,rau hàng ngày để tự nấu ăn. Anh Trương Văn Sương hì hục suốt ngày với những phương tiện thiếu thốn hoàn thành một cái bếp để tiết kiệm củi đốt Lần đầu tiên cũng là lần duy nhất trong những ngày tháng lưu đày ra Bắc chúng tôi đựoc tự nấu ăn,anh em phân công ra làm việc,cuộc sống của anh em dể chịu rất nhiều.


Tết sắp đến,chỉ còn vài ngày nữa thôi.BGT mang vào cho chúng tôi mấy chậu hoa và cây cảnh để trang hoàng cho căn phòng bớt đơn điệu.Hai cây tùng đựợc đặt trên hành lang trước cửa ra vào,mấy chậu Cúc Đại đoá và hoa Hồng đặt ở bật tam cấp dọc hành lang và có cả hai chậu quỳnh nhỏ bắt đầu trổ hoa. Chúng tôi đón cái Tết đầu tiên trên Đất Bắc trong sự thiếu thốn cùng cực vì trong số 32 anh em chưa có một người nhận được thông tin từ gia đình. Chiều cuối năm trời không mưa nhưng rất lạnh,chúng tôi nhận được mỗi người một phần quà của BGT.Gói quà có:1 gói trà 50gr,một gói thuốc lá Du Lịch,1 gói kẹo và 1 gói mứt nhỏ.Tuy chỉ có vậy nhưng nó làm dịu đi sự thiếu thốn Theo thông lệ,chiều cuối năm chúng tôi được ăn Tết tất niên,cũng là khẩu phần ngày Tết-lể được quy định trong pháp lệnh thi hành án.

Mỗi người chúng tôi được nhận hai cái bánh chưng do trại gói,mỗi cái khoảng 3 lạng.Bánh gói rất vụng,nếp thì dở còn nhân chỉ có một ít đậu xanh và thịt mỡ,và da còn rất nhiều lông heo Buổi chiều tất niên hôm ấy,chúng tôi được nhận mỗi người một lạng thịt heo kho,một ít đồ xào (có gan lòng xương xào với miến với su hào-rau thơm). Đã một tháng rồi mới được một bữa ăn ngon. Tối hôm đó chúng tôi tổ chức liên hoan đón tất niên,từ chiều mấy anh em đã chuẩn bị nước sôi cho vào bình thuỷ để chế trà,những anh em nghiện thuốc thì rất vui vì đã lâu phải vật vã,thèm khát,1/3 anh em không hút thuốc,số còn lại là nghiện nặng

Trong phòng có 3 cây ghita,Anh Nguyễn Văn Trung,anh Lê Văn Thụ và Anh Trần minhTuấn,một ban nhạc không chuyên đã sẵn sàng. Riêng anh Lê Văn Thụ là một nhạc sĩ thực sự,anh sáng tác,phổ nhạc,chơi ghita và còn hát rất hay.Tôi và anh Thụ rất hợp nhau.Anh Lê Văn Thụ là người Bắc 54,quê Đà Lạt,một người cao lớn,khoẻ mạnh và hiền lành,ở anh có một sự tự chế rất cao,ít khi thấy anh nóng giận,anh xữ sự lịch lãm,tinh tế.Tôi rất mến phục anh,học hỏi ở anh sự yên tĩnh nhu hoà,tôi xem anh như một tấm gương để học hỏi và chế ngự bớt sự nóng tính,cực đoan của tôi.Những bản nhạc xuân:
Xuân này con không về,Phiên gác đêm xuân,nhớ một chiều xuân,được những giọng ca tuy không chuyên nhưng cũng không tồi biểu diễn.Mấy anh cán bộ mang súng đi lòng vòng bên ngoài cũng đứng lại nghe anh em hát.

Anh Lê Văn Thụ nói với mọi người trong phòng: Để góp vui với anh em,tôi xin được hát tặng anh em một bài. Anh Nguyễn văn Trung cười, nói với anh Lê văn Thụ: Hát thì hát nhưng đừng khóc nghe cha nội, Cả phòng ai cũng cười.Anh Lê Văn Trung bắt đầu dạo nhạc và hát,chỉ đến đoạn:"ngày đi con hứa xuân sau sẽ về.Mà nay…"thì giọng anh đãm nước mắt.Mọi người ai cũng bùi ngùi. Tôi và anh LVT nói chuyện với nhau hằng ngày:Anh là con út của một người mẹ nhân từ,các anh chị của anh ở nước ngoài,có ngươiø ở VN nhưng ai cũng có gia đình và có cuộc sống ổn định.Anh là Trung uý Thiết giáp của Quân Lực Việt Nam Cộng hoà,anh tham gia tổ chức kháng chiến khi còn rất trẻ,chưa vợ chưa con,với anh, mẹ là tất cả và với mẹ,anh là cậu út bé bỏng vàng ngọc.

Ai cũng có một gia đình,ai cũng có một nỗi niềm.Với tôi,không chỉ là mùa xuân,là ngày Tết..bất cứ lúc nào nỗi nhớ con cũng rây rứt khôn nguôi.Cả trong giấc ngủ..các con tôi còn bé quá,má mất sớm,ba đi tù,các con tôi thật bất hạnh.Rất may các cháu còn có được sự đùm bọc của hai cô,hai bác và bà nội,nếu không các cháu sẽ ra sao? Năm trước tôi nhận được thư và hình của các con,trong thư,Thục Vy con gái lớn của tôi viết: Không có Ba nhà mình không có Tết ba ạ!chung quanh ai cũng ăn Tết,riêng nhà mình thì không.

Tôi đã khóc,khóc rất nhiều từ ngày xa con. Đêm đầu tiên trong biệt giam của trại Hoà Sơn,rồi những ngày sống dở chết dở ở trại An Điềm-Quảng nam.Trong cái địa ngục trần gian đó,tôi vô cùng tuyệt vọng,đoan chắc là mình chẳng bao giờ đựoc gặp lại các con,không ai sống nỗi ở cái trại tù khổ sai tàn ác đó.Trâu bò cũng không chịu nỗi nữa là người,Tôi đã chứng kiến một con Trâu lăn đùng ra chết vì kiệt sức,một con khác chổng vó lên trời mặc sức cho người ta đánh,nó cứ nằm vậy không chịu động đậy,đôi mắt thô lố..nó không chết,nó tự vệ bằng cách không chịu làm việc.Tôi chưa từng biết con trâu nào khôn ngoan như thế,đánh mãi không chịu đứng lên,tên quản giáo cũng đành chịu.Chẳng lẽ đánh chết nó..không chừng bị kỹ luật vì phá hoại tài sản XHCN.Có những con khác khi nghe tiếng kẻng,nó phá chuồng bỏ chạy lên núi vì không chịu nỗi công việc cày bừa quá nặng nhọc.

Chúng tôi lúc đó không được như con trâu kia,nếu chống lệnh thì chỉ có con đường chết vì bị tra tấn,bỏ đói..chết khát trong biệt giam.Trong lúc tuyệt vọng đó,tôi càng nhớ con kinh khủng,nhớ con trong sự đạu đớn tận cùng.Bây giờ đây mùa xuân đang đến,mọi người sum họp vui vẻ cho dù cuộc sống vẫn còn nghèo đói.Họ vẫn hưởng được cái hạnh phúc đơn sơ nhưng vĩ đại vì nó là hạnh phúc lớn lao nhất,quan trọng nhất của đời người,được ở bên cạnh các con. Qua đêm nay là đến Tết,các cháu nhỏ sẽ được xênh xang áo mới,tiền lì xì cho dù đó là những chiếc áo rẻ tiền nhưng ít ra chúng cũng được sự nâng niu của bố mẹ,đó là điều quan trọng nhất,lớn lao nhất mà một đứa bé cần: đó là tình yêu thương.

Tôi và các con là nạn nhân của một chế độ bạo ngược hung tàn,là nạn nhân của một tội ác thế kỷ:Chế độ độc tài Cộng sản. Khoảng 10h,những người lớn tuổi xin phép đi nằm,tôi ngồi nán lại để nghe anh LVT hát bài:"Anh cho em mùa xuân" của Nguyễn Hiền,đây là bản nhạc tôi rất thích.Khi còn ở ngoài,mỗi lần xuân đến tôi đều chuẩn bị một cành maivà một băng catsette,trong đó nhất định phải có bản nhạc này.Bây giờ nghe anh Thụ hát,tôi không còn cái cảm xúc như xưa,trong tôi không còn có hình dáng của người con gái nào dù thực hay mộng,chỉ có hình ảnh các con tôi bé nhỏ.Thục Vy 8 tuổi,Khánh Vy 6 tuổi,Trọng Hiếu 4 tuổi…nghe xong bản nhạc,để anh Thụ được vui, tôi xin cáo từ về chỗ,lấy tấm hình các con ra xem,những đôi mắt ngây thơ nhìn tôi,chúng nếp vào nhau như muốn tìm một nơi nương tựa.

Một dòng nước mắt nóng hổi chảy xuống cằm,tôi cất những tấm hình và đi nằm,vẫn biết rằng sẽ không thể nào ngủ được,không phải chỉ có đêm nay mà đã nhiều đêm như vậy. Sáng mồng 1 trời lại đổ mưa,mưa không lớn chỉ lất phất bay,tôi ngồi nhìn ra sân,một vài cây cải nở hoa thật sớm.Trời Thanh Hoá rất lạnh so với Phú Yên-Xuân Phước,mọi người co ro trong cái rét vì thiếu áo ấm.Ở miền Nam không ai chuẩn bị áo rét cả,cũng như mọi người tôi mặc vào tất cả những gì có thể mặc được. Anh em vẫn bắt tay chúc mừng năm mới,tất cả đều chúc nhau mạnh khoẻ,đó là câu chúc ý nghĩa nhất vì đó là ước mơ của tất cả mọi người.

Khoẻ mạnh để có thể chịu đựng những thử thách nghiệt ngã,để đứng vững mà quay về với vợ con,với bố mẹ. Tôi và chú 6 Bàn ăn chung,chú 6 dậy sớm hơn,đã chuẩn bị buổi mai cho hai người chúng tôi: một cái bánh chưng chiên(một buổi mai thịnh soạn)Tôi đi rửa bộ ấm trà rồi ngồi vào bàn ăn.Gọi bàn ăn cho nó oai ,ở Thanh Hoá không có phòng ăn cho từng Buồng giam,chúng tôi ngồi ăn bất cứ ở đâu thuận tiện. -Chú 6 chiên bánh chưng ngon quá. Tôi nhai miếng bánh chưng giòn rụm và ngọt lựng vừa nói Chú 6 cười giòn rất to -Khi người ta đói thì ăn gì cũng ngon,hồi ở biệt giam mấy năm trời,hạt muối trắng ngậm vào thấy rất ngọt,mấy cây cỏ dại nhai vẫn thấy ngon Cơm xong,tôi rửa chén,còn chú 6 chế trà

Tôi chấm một tí xàphòng,không dám dùng nhiều rửa qua loa,hai cái chén,cái soong còn mỡ chú Sáu dặn để lại đó buổi trưa xào rau Chú Sáu Bàn mời anh Thuỵ và anh Trần Nam Phương qua cùng uống trà.Chúng tôi bàn về thời sự và tình hình của các anh em.Chúng tôi đón chào năm mới như vậy đó. Một lát sau,Bs Nguyễn Kim Long ghé qua chỗ tôi,gần tôi là "Mâm" của anh NVT và LVT.Đối diện tôi bên dãy bên kia….là mâm của anh Lê Văn Vàng và Hoàng Xuân Chinh


Ba ngày Tết qua nhanh,những người thợ hồ đã đi làm trở lại,buồng bên cạnh sắp hoàn tất,những cánh cửa được lắp vào và một ngày thật bất ngờ,khi cánh cửa sắt của khu mở ra và 10 anh em 1) Phạm văn Thành 2) Phạm anh Dũng 3) Nguyễn ngọc Đăng 4)Phạm đức Khâm 5)Nguyễn văn Muôn 6) Đỗ hồng Vân 7)Lê thiện Quang 8) Trần văn Lương 9) Lê hoàn Sơn 10)tu sĩ Mai đức Chương Những người mà chúng tôi gọi là nhóm"Thập toàn"xuất hiện với đồ đạt khệ nệ trên tay.Chúng tôi vui mừng như được đoàn tụ với người thân.Ba người được anh em chào đón nồng nhiệt nhất tất nhiên là Phạm văn Thành-Nguyễn ngọc Đăng và Phạm anh Dũng,trong anh em họ là những người hùng,nhất là Phạm Văn Thành được anh em yêu quý nhất.Họ dành cho Thành tình cảm đặc biệt vì Thành là người năng nổ nhất-gần gũi với anh em nhất,chia sẽ với anh em nhiều nhất cả về vật chất lẫn tinh thần.Tôi chưa thấy một người nào đối xữ với anh em tốt như anhThành.

Tôi vào Xuân Phước cuối năm 1993,Anh Trần Tư và Gs DVH bị chuyển đi Bắc mấy tháng sau đó,tôi chưa có dịp nói chuyện và làm quen với anh Trần Tư ,nhưng qua anh em tôi được biết anh Trần Tư là người hào phóng,chia xẻ với anh em rất nhiều. Những ngày sống ở Thanh Hoá ,Thành đã chia xẻ tất cả những gì mình có,từ thuốc men,tiền bạc quà cáp ,phải nói Thành là một người luôn ở bên cạnh mọi người lúc khó khăn. Một thời gian sau đó,cuộc sống của chúng tôi có sự điều chỉnh,vì trại có nới bớt sự hạn chế áp đặt bấy lâu lên chúng tôi,có lẽ vì sự quan tâm của những đoàn Đại sứ Pháp,Mý,Canada.

Tôi và anh Nguyễn Ngọc Đăng nói chuyện với nhau nhiều hơn,anh Đăng hơn tôi một tuổi,có nhiều điểm chúng tôi giống nhau,cái giống nhau nhiều nhất là sự thoải mái trong giao tiếp. Anh Đăng là một con người cởi mở,nói năng bộc trực đôi lúc thiếu tính ngoại giao nên làm mất lòng nhiều người. Anh không kiêng nể ai,bất bình là nói bất chấp hậu quả,có lần trong cuộc tranh luận về những quyền Tự do Dân chủ với một số cán bộ của Trại Thanh Hoá,anh đã so sánh Việt Nam với Canada,anh nói,ở Canada ,chính phủ phải có trách nhiệm lo cho dân,phục vụ dân,luôn phải lắng nghe ý kiến của dân qua những cuộc thăm dò ý kiến hoặc trưng cầu dân ý..Chính phủ hiểu người dân muốn gì nghĩ gì,sau đó họ sẽ đưa ra những quyết định hợp lòng dân,không phải như ở VN,Đảng CS quyết định tất.

Mấy tay cán bộ trả lời anh:Vì Đảng chúng tôi là Đảng lãnh đạo. Anh Đăng hỏi:Nhưng ai quyết định cho Đảng CS lãnh đạo. Mấy cán bộ trả lời :Dân Anh Đăng hỏi:Dân nào,phải có bầu cử Tự do chứ,phải có sự giám sát của quốc tế và có sự chạy đua giữa các đảng phải với nhau để người dân chọn lựa chứ,còn ở đây các ông một mình một chiếu,vừa đá bóng vừa thổi còi,người dân không có quyền lựa chọn nào cả.Không bầu cử cho các ông thì bầu cho ai.Có ai tranh cử đâu ?. Cán bộ: -Mỗi nước mỗi khác,ở Việt nam chúng tôi có luật pháp của Việt nam,không sao chép khuôn mẫu luật pháp nước khác.

Anh Đăng:Đó là khuôn mẫu và giá trị chung của loài ngườ tiến bộ văn minh.Đảng CS các ông và các chế độ độc tài khác chỉ là thiểu số.Cán bộ và ai cũng biết chế độ độc tài nào cũng nghèo đói lạc hậu cả,ai cũng muốn có dân chủ và sự giàu có,người dân VN cũng vậy nếu họ được tự do lựa chọn… Một tay cán bộ không kìm được sự tức giận,hắn hỏi xách mé: Anh Đăng án mấy năm Anh Đăng nhìn với một chút ngạc nhiên nhưng cũng trả lời. -20 năm Anh ở hết 20 năm rồi về Canada đểõ nói chuyện dân chủ.

Câu nói này làm anh nỗi xung..và không kiềm chế được -Nói với các người nói với đầu gối còn hơn. Anh bỏ đi,mọi người ai cũng sững sốt và lo lắng.Mấy tay cán bộ đứng đờ người ra Câu nói của anh rất nặng..nhưng hoàn toàn đúng..chỉ có là không ai dám nói như vậy..Ở VN nói như vậy thì mục xương.Chắc có lẽ họ lờ đi vì anh là công dân Canada Cùm một công dân Canada vì lý do như vậy cũng khó giải thích với Đại sứ Canada. Sau lần đó tôi càng cảm phục anh Chúng tôi càng ngày càng thân nhau qua những lần uống trà.Cuộc sống của chúng tôi đỡ hơn vì có nhiều anh em nhận được quà..thăm nuôi..bưu phiếu.

Người ta mang hạt giống vào theo yêu cầu của một số anh em,mảnh đất trước sân khá rộng,chúng tôi trồng rất nhiều thứ rau xanh:Khổ qua,mướp,bí đao,chuối,đu đủ,mồng tơi..Từ ngày anh em Việt kiều-Tôi tạm gọi như thế đến,BGT trại mang rất nhiều chậu hoa và cây cảnh vào,chúng tôi là những người trong nước chỉ hưởng theo thôi.Chúng tôi nhìn thấy sự khác biệt lớn lao giữa một công dân VN và một công dân nước ngoài.Chính CSVN đã tạo ra Đẳng cấp và ranh giới,những Việt kiều được đối xữ khác họ được ưu tiên trong việc khám chữa bệnh,thư từ liên lạc với gia đình dể dàng hơn,thời gian thăm gặp lâu hơn.Còn chúng tôi,những người mang quốc tịch VN,chúng tôi chẳng là gì cả,thua cả một con vật,con vật chết người ta sợ tổn thất,chúng tôi chết chỉ mất một tờ biên bản.


Chính CSVN đã đẩy thân phận người Việt đến chỗ tận cùng của sự khinh miệt,sự rẻ rúng,chính họ đã tạo nên cái hàng rào đẳng cấp giữa công dân việt nam và công dân ngoại quốc với sự khinh trọng khác nhau. Chính CSVN đã tạo nên sự khác biệt về thân phận đó: người ngoại quốc thì quý trọng,người VN thì hèn mạt và CSVN phải chịu trách nhiệm về việc này.Họ đã làm tổn thương đến lòng tự hào dân tộc,đẩy dân tộc VN xuống hàng man di mọi rợ…họ đã làm xuất sắc cái mà bọn Thực dân Pháp đã không làm được.


Cuộc sống của tôi có một sự điều chỉnh,Anh Phạm văn Thành mời chú Phan văn Bàn,anh Trần nam Phương,anh Hoàng xuân Chinh và một số anh em khác về ăn chung một mâm để tiện giúp đỡ.Tôi được anh Đăng mời ăn chung với Nguyễn duy Cường-một tù chính trị ở quốc nội. Cuộc sống của tôi từ trước đến nay vẫn tạm ổn vì luôn được gia đình quan tâm,không nhiều nhưng tôi cũng không thiếu thốn.ăn chung với anh Đăng cuộc sống của tôi dể chịu và đầy đủ hơn rất nhiều.


Mấy tháng sau Bộ CA tổ chức tuần học tập về chính trị,lịch sữ Việt Nam.Họ bắt buộc mọi người phải học, và trong mỗi ngày đi học mỗi người được bồi dường hai lạng thịt heo.Tôi cáo bệnh không đi.Mấy nhân viên công an của Bộ đến hỏi từng người sao không đi (khoảng 3-4 người không đi) cùng với CA của bộ còn có Doãn Hồng Phong phụ trách trạm xá-thượng uý Công an).Phong là một người cao gầy,có khuôn mặt khó đăm đăm,hắn ta luôn có thái độ hằn học với anh em vì mặc cảm chăng?Hay đơn giản chỉ là cái bệnh chung của những người CS là thù ghét những người dân chủ.Đặc biệt hắn tỏ ra không ưa tôi từ lần gặp đầu tiên.


TẬN CÙNG MAN RỢ!

HỒI ỨC VỀ NHÀ TÙ CỘNG SẢN VIỆT NAM


Tác giả: H. N.. Tuan ( Quảng Nam - Đà Nẵng)

(Tiếp theo số ĐL 128, tháng 5-2011) Tôi bảo bị đau răng,hắn yêu cầu há miệng cho kiểm tra.Tôi có bị đau răng nhưng không đến nỗi không đi được.Tôi không thích phải ngồi từ ngày này sang ngày khác để nghe luận điệu tuyên truyền,tôi đã phát ngấy cái chuyện này rồi. Qua ngày thứ nhất,đến ngày hôm sau thì chia nhóm ra để thảo luận.Tôi vẫn cáo bịnh nằm nhưng khi nghe anh em thảo luận tôi thấy đây là cơ hội để tranh luận,trình bày quan điểm của mình. Chiều hôm đó tôi tự nguyện tham gia buổi học,người ta cấp giấy bút cho tôi,mỗi tờ giấy đều đánh số để sau này thu lại,chỉ được ghi chép nhưng không được mất tờ giấy nào. Lần này chúng tôi nghe họ trình bày về thế và lực của "Cách mạng VN".Chính sách Đối nội và Đối ngoại của CSVN trong thời kỳ"hội nhập" đổi mới".

Đó là năm 1996,sau một năm bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ,nhưng luận điệu của họ vẫn căm ghét Mỹ,quan hệ với Hoa Kỳ là một nhu cầu chiến lược không thể không làm..để tránh tình trạng bị cô lập…để phát triển kinh tế.Mỹ là một thị trường lớn,muốn hội nhập với Thế giới không thể không quan hệ với Mỹ. Và cũng trong những buổi học chính trị này,thái độ của họ đối với Trung Cộng đã thay đổi hẳn,không còn coi Trung cộng là bọn…nước lớn,chủ nghĩa Đại Hán bành trướng.Họ coi Trung cộng là đồng chí là anh em,quan hệ với TC trở lại như môi với răng,môi hở răng lạnh của thời Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng.Tôi biết chuyện VC..bám đuôi TC từ vài năm nay vì không còn sự lựa chọn nào khác,hơn nữa đây là sự lựa chọn có lợi nhất cho VC và sự lựa chọn này phù hợp hoàn toàn với bản chất của người CS,đó là:Thực dụng,tráo trở,vụ lợi,vô nguyên tắc và không có lý tưởng,không có giá trị gì để tuân thủ để theo đuổi. Nguyên tắc xử thế của CS chỉ có hai chữ:quyền và lợi,tất cả mọi chính sách chủ trương đường lối đều phục vụ cho hai mục đích này.

Để đối phó với diễn biến phức tạp và khó lường đoán trước của Thế giới ,VC cần có chỗ dựa.Trước đây họ coi Liên Xô là hòn đá tảng,bây giờ quan hệ với TC là sự sống còn của chế độ.Người dân đang nhìn vào thế và lực của chế độ CS để quyết định thái độ của mình. Đảng viên các cấp cũng nhìn vào thế và lực của chế độ để suy đoán tương lai chế độ đi về đâu…có vững vàng không để quyết định có nên…trung thành với Đảng CS không.Miếng bánh quyền lợi mà đảng CS đem ra chia chác để duy trì sự sống còn có lâu dài và đáng giá không?

Không có chỗ dựa từ TC,CSVN đơn độc lung lay,lúc đó người dân và các đảng viên cs có còn phục tùng,sợ hãi,ủng hộ chế độ không?Đây là nỗi ám ảnh với VC và nó sẽ vẫn tiếp tục cho dù CSVN có thành công trong việc liên kết với TC để bảo vệ chế độ cho nhau,nhưng trật tự thế giới sẽ luôn thay đổi,tương quan lực lượng giữa Mỹ,các nước Phương Tây và TC sẽ chuyển dịch,sự cân bằng chiến lược một ngày nào đó sẽ đổ vỡ và sự đối đầu bằng quân sự là tất yếu.Cái thiện, cái ác không thể sống chung,Tự do Dân chủ và Độc tài toàn trị không thể song song tồn tại.Đó là quy luật tự nhiên như ngày và đêm,sáng và tối.

Nhưng dù sao ngay trong thời điểm này VC cũng cảm thấy đuợc an toàn để tiếp tục cai trị một thời gian nhiều năm nữa. Quan hệ ngoại giao với Mỹ đã thành công,liên kết chiến lược với TC đã ổn định,những người CS lúc này càng vênh váo,kiêu ngạo hơn cho nên sẽ nguy hiểm với các nhà dân chủ. Tôi biết tương lai trước mắt còn tăm tối,việc phục hưng Tự do-Dân chủ cho Việt Nam còn khó khăn.

Tôi chỉ còn một chút hy vọng rằng:Người Mỹ sẽ nhận ra cái hiểm hoạ từ một nước TC đang lớn mạnh như vũ bão,một nước Nga đang bất ổn,có thể quay lại với chế độ độc tài bất cứ lúc nào và không loại trừ hai thế lực này liên kết với nhau..và người Mỹ sẽ hành động để tự bảo vệ mình và bảo vệ Thế Giới.Tôi vẫn luôn luôn xác tín rằng (cho đến khi tôi đang viết những dòng này) hiểm hoạ CS chỉ có thể giải quyết bằng cuộc chiến hạt nhân,hay một liệu pháp Sốc nào đó. Kỳ vọng những người CS sẽ chuyển đổi qua con đường dân chủ là một ảo tưởng ấu trĩ và thảm hại và có thể phải trả giá bằng sự huỷ diệt của chính mình.


Sau đó chúng tôi được hướng dẫn về những câu hỏi,những đề tài cho một ngày thảo luận và viết thu hoạch.
Những đề tài,những hướng dẫn mà người ta gợi ý cho chúng tôi là để dẫn dắt chúng tôi theo một lộ trình đã được vạch sẵn,là cách áp đặt lên suy nghĩ của chúng tôi theo ý của họ.Họ không muốn chúng tôi đi vào những đề tài những lĩnh vực "nhạy cảm". Tổ thảo luận của tôi có:Bs Nguyễn Kim Long,anh Nguyễn Ngọc Đăng,Nguyễn văn Trung,anh Lê thiện Quang và 6 anh em khác,chúng tôi tranh luận và chất vấn họ về mọi đề tài,có những câu hỏi nằm trong nghị trình thảo luận nhưng cũng có những câu hỏi không nằm trong nghị trình.Họ chăm chỉ lắng nghe nhưng trả lời theo cách của họ.

Tôi ngồi giữa anh NVT và Bs NKL,Tôi nói với anh Trung Em "nổ" trước nhé. Anh Trung cười, -Không không..chú mày nhường cho anh nổ trước. Anh Trung cầm trên tay một miếng giấy đứng dậy -Tôi muốn biết nhà nước CHXHCNVN có quan điểm và hướng giải quyết như thế nào về quần đảo Hoàng sa đã bị Trung Cộng chiếm năm 1974 và một số đảo ở Trường sa gần đây. Họ vòng vo nói về chủ trương giải quyết vấn đề trên cơ sở thương lượng,không làm phức tạp tình hình và họ hứa sẽ thu hồi Hoàng sa và Trường sa nhưng không phải lúc này.

Anh Nguyễn Ngọc Đăng đứng dậy -Nếu các ông sợ TC không dám đánh nhau với nó thì vẫn còn có LHQ,là một cơ chế để giải quyết vẫn đề này.

.Tại sao các ông không đưa vấn đề này ra Toà án quốc tế.Tôi nghi ngờ về những gì các ông nói và thực tâm của các ông trong cách giải quyết vấn đề này. Trước câu hỏi và cách đặt vấn đề của anh NNĐ,…,họ chỉ bảo câu hỏi của anh Đăng mang tính khiêu khích. -Không phải chúng tôi không dám đánh nhau,Mỹ là một siêu cường mạnh hơn hẳn Trung quốc mà chúng tôi còn dám đánh,vấn đề là đất nước cần có hoà bình và ổn định để xây dựng,còn chuyện nhờ LHQ và Toà án quốc tế can thiệp thì chúng tôi chưa dám trả lời các anh chờ xin ý kiến cấp trên nhưng lập trường của chúng tôi là không để bên ngoài can thiệp Anh NNĐăng nỗi nóng đứng lên một lần nữa -Nói như quý vị thì 100 năm nữa cũng không giải quyết được vẫn đề

.Như thế này không được,như thế kia cũng không được,thực ra quý vị không muốn hoặc không dám trực diện với vấn đề,không quan tâm đến quyền lợi quốc gia. Tôi đứng lên tiếp lời anh Đăng -Vấn đề Hoàng sa-Trường sa không phải là không giải quyết được,chỉ tại nhà nước này và Đảng CS không muốn giải quyết vì sợ mất lòng Trung Cộng.Với tư cách là một công dân VN,tôi nghi ngờ về cách thức lãnh đạo đất nước của quý vị.Các vị đã đặt quyền lợi và sự sống còn của Đảng CS lên trên quyền lợi và sự sống còn của quốc gia và dân tộc.

Tôi muốn biết quý vị là ai?lập trường của quý vị như thế nào?quý vị đứng về phía nào giữa dân tộc VN và bọn bành trướng Bắc Kinh Khi quý vị gọi những tên cướp nước của dân tộc chúng tôi là đồng chí là anh em. Họ sững sờ tuy cố giữ vẻ bình tĩnh nhưng chúng tôi thấy mặt họ tái xanh vì tức giận và lúng túng Anh Nguyễn Kim Long đứng dậy,tay run lên vì tức giận -Tôi cũng muốn hỏi quý vị như vậy.mục đích của quý vị là gì?


Quý vị đứng về phía nào giữa dân tộc Việt Nam và bọn Trung cộng cướp nước?Quý vị xem họ là anh em là đồng chí thì nhân dân VN là gì của quý vị,người ta nói bạn của kẻ thù là kẻ thù.Quý vị phải chứng minh cho dân tộc VN biết quý vị là ai? Vấn đề Hoàng sa-Trường sa là một thử thách để biết quý vị là ai.Nhân dân VN không thể không biết,không thể chờ đợi mãi mãi, (anh NKL là người rất nóng nảy).

Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu đã từng nói:"Đừng nghe những gì CS nói,hãy nhìn những gì CS làm" Tôi sợ anh đi quá xa không có lợi nên tôi khéo léo kéo tay anh.Tay cán bộ có quân hàm lớn nhất (làm ra vẻ tự nhiên tuy khuôn mặt đã méo xệch vì tức giận)nói với anh Long -Đề nghị anh Long bình tĩnh,có gì anh em cứ trình bày,nhưng phải bình tĩnh,những thắc mắc của anh em chúng tôi sẽ ghi lại và trình lên cấp trên ..sẽ có ý kiến.

Buổi thảo luận đầu tiên kết thúc trong sự căng thẳng.…trên đường về buồng giam chúng tôi trao đổi với nhau về cuộc thảo luận.Anh Đăng cười vui vẻ,anh nói theo giọng Sài Gòn. Dui quá,không hẹn mà gặp ai cũng suy nghĩ giống nhau,lần này bố chúng nó cũng không trả lời được.


Anh PADũng ở một tổ khác cười rất tươi,nghe anh em bên này nổ ..quá,bên chúng tôi cũng nổ.Tôi-Thành ,anh Phương cũng làm cho chúng nó lúng túng.Cũng là vẫn đề Trường sa Hoàng sa thôi. Rất tiếc trong thời điểm mà chúng tôi thảo luận(vào năm 1996)chúng tôi không hề biết về công hàm của Phạm Văn Đồng ký ngày 14/09/1958,nếu lúc đó chúng tôi có được thông tin đó thì CSVN sẽ bẻ mặt như thế nào. Buổi chiều chúng tôi tập trung thảo luận về quy chế Trại giam,về điều kiện chăm sóc sức khoẻ,khẩu phần ăn và những hạn chế trong tiêu dùng của chúng tôi Tôi,anh Nguyễn ngọc Đăng,,anh Nguyễn kim Long,anh Nguyễn văn Trung đều tập trung vào hai đề tài này.Anh Đăng ý kiến trước,cũng là ý kiến đại diện của chúng tôi.

-Về chỗ ở chúng tôi ghi nhận rằng chúng tôi có chỗ ở rộng rãi, và một vườn hoa cây cảnh đẹp,giờ giấc sinh hoạt thoải mái nhưng thời tíêt mùa hè nóng quá,yêu cầu cho chúng tôi mua quạt để xữ dụng,yêu cầu trại cho chúng tôi 1 cái Tivi màu,nếu trại khó khăn tài chính chúng tôi sẽ bỏ tiền ra mua. Còn về mức sống của trại quá thấp,tiêu chuẩn cho một người tù mỗi tháng chỉ có 3 lạng thịt,5 lạng cá,3 lạng đường,2 lạng xabông,nửa lít nước mắm là quá ít.5 lạng cá thì thường là cá muối hư thối,không thể ăn được,nửa lít nước mắm cũng không ăn được.

Cho nên chúng tôi đề nghị trại dở lệnh phong toả tiền bạc để chúng tôi tiêu xài và không hạn chế số lượng và trọng lượng bưu phẩm. Chúng tôi muốn giúp đỡ những anh em thiếu may mắn của chúng tôi vì trại không cấp đủ nhu cầu cho họ sống còn được,nên để chúng tôi làm điều đó.Việc hạn chế sự ăn uống của chúng tôi là vi phạm nhân quyền,việc cấm chúng tôi giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo là vi phạm đạo đức,nó hoàn toàn phi nhân tính,vô nhân đạo,nó thủ tiêu bản chất tốt đẹp của con người.Trong khi Đảng CS VN lúc nào cũng nói đến chính sách nhân đạo ,nhân đạo mà như vậy sao?

Người đại diện của Bộ CA trả lời chúng tôi như thế này: Mỗi tháng các anh được cấp 15kg gạo với rau xanh,3lạng thịt,5lạng cá,3lạng đường.Chúng tôi tính về khẩu phần như vậy là đủ lượng calo cho 1 người. Còn việc các anh muốn giúp đỡ bạn bè chúng tôi không cấm nhưng các anh phải xin phép cán bộ quản giáo nếu muốn giúp ai.Còn việc hạn chế số tiền tiêu dùng,số quà được phép nhận hàng tháng là để tránh những hiện tượng tiêu cực:Vì có một số người dùng số tiền gia đình gởi vào để đánh bạc cá độ,một số khác dùng tiền bạc để mua chuộc dụ dỗ người khác làm việc xấu. Đến đây anh em không chịu nỗi,nhiều người dơ tay xin ý kiến,tôi thấy có anh Nguyễn kim Long và nhiều người khác,anh NKL không chờ cán bộ đồng ý đã lên tiếng.

-Tôi không đồng ý với cách giải thích của cán bộ.Thứ nhất:Tiêu chuẩn dành cho một người tù mà cán bộ gọi là "đủ calo"là một tiêu chuẩn giết người.Không ai có thể sống được với cái tiêu chuẩn như vậy.Tôi là một Bác sĩ,tôi biết một con người cần gì để sống,con người cần thịt cá trứng sữa….đường.Không ai có thể sống được với cơm rau và muối trắng một khoảng thời gian dài như chúng tôi,10năm,20năm,chung thân.Làm sao chúng tôi có thể sống được,đây là bản án tử hình được thực hiện từ từ,nó cực kỳ vô nhân đạo.


.Thử hỏi các vị,trong thời VNCH,quý vị bị chính phủ của chúng tôi giam giữ,quý vị được đối xữ như thế nào.Nhiều người của quý vị ở tù nhưng còn có tiền gởi về nuôi gia đình…vì lúc đó chế độ CH tạo công ăn việc làm cho quý vị để quý vị hoàn lương. Đến đây nhân viên bộ CA không chịu được giơ tay ngắt lời anh Long. -Thôi…thôi..đủ rồi đó anh Long,chấm dứt cái luận địệu của anh đi. Trước khi ngồi xuống anh Long nói thêm-Đó là sự thật. Anh NNĐ cũng không chờ cho phép có ý kiến. -Ai dùng tiền của gia đình gởi vào để đánh bạc,cá độ thì trại xử lý người đó,không thể vì họ mà hạn chế người khác,ở đây chúng tôi không có tiền mua thức ăn đắt như vàng thì lấy tiền đâu mà đánh bạc.

Còn cái gọi là "mua chuộc" người khác là không đúng,quan hệ của anh em chúng tôi là tương kính và trách nhiệm như một gia đình.Đây là cách để các vị cô lập chúng tôi. Tôi cũng lên tiếng -Việc giúp đỡ cho các anh em gặp khó khăn là xuất phát từ lương tâm,từ nhân tính,chẳng lẽ mỗi lần giúp anh em một gói mì để ăn tối mà phải báo cáo với lãnh đạo,xin phép rồi mới cho,hoặc người bệnh lúc đêm hôm,một lon sữa cũng phải chờ sáng mai lên xin phép cán bộ.


Quý vị muốn biến chúng tôi thành những người máy,muốn thủ tiêu nhân tính của con người,tiêu diệt cái quý giá nhất của một con người đó là lương tâm là nhân tính hay sao?. Đứng trước những lập luận như thế họ không thể bác bỏ được bằng những lời lẽ nguỵ biện nên họ chỉ hứa sẽ xem xét ý kiến của chúng tôi. Chiều về trao đổi với anh em tôi mới biết ở Tổ bên kia,anh Lê Hoàng Sơn,PVT và PADũng nổ còn hơn bên này.


Sau đợt học tập chính trị chúng tôi bị đưa đi lao động ở bên ngoài.Đầu giờ lao động chúng tôi tập họp ở ngoài sân trại và đi làm như mọi người.Đội của chúng tôi do anh Lê Hoàn Sơn làm đội trưởng,chúng tôi làm việc ở khu vườn trồng rau xanh,bên cạnh con đường đất đỏ,ở đó có một xưởng cắt gạch,gạch lót nền được cắt từ những tảng đá vôi,những mảnh đá nhỏ còn lại chúng tôi đập thành đá 1x2.

Một hàng dừa bên cạnh ao nuôi cá nhỏ,mấy cây mít to tán lá sum sê trải rộng và khá nhiều trái,những cây mít này do những cựu tù của VNCH trồng,một giếng nước xây bằng đá,nước trong vắt. Chúng tôi được giao chỉ tiêu mỗi người 4 xô 10lit đá 1x2/một ngày.Công việc này có rủi ro là có thể hỏng mắt vì đá văng phải.Chúng tôi bảo nhau không nên làm đúng chỉ tiêu giao khoán vì nếu làm đúng chỉ tiêu này thì sẽ được nâng lên đến mức nào không ai biết chắc,lúc đó mọi người sẽ vất vả.Hàng ngày chúng tôi chỉ đập được 3 xô hoặc 3 xô rưỡi.Anh NNĐ chỉ được hai xô.Tôi anh Đăng và một số người khác không hoàn thành mức khoán nên bị gọi lên gặp cán bộ để làm việc.

Chúng tôi trình bày không thể đập đá nhanh hơn được vì sợ đá văng vào mắt.Cán bộ quản giáo là người khó tính và rất hay vòi vĩnh.Đội chúng tôi có một số anh em bên thường phạm được biên chế vào để kiểm soát,theo dõi chúng tôi nhưng một thời gian ở chung họ tỏ ra mến chúng tôi ..Tôi thấy họ là những người rất tốt,rất dể mến,tính tình nhu hoà ăn nói gãy gọn.Một anh tên là H,quê ở Thái Nguyên,tội buôn bán ma tuý.H là một người thanh niên lịch sự lễ độ và thông minh nhưng vì cuộc sống nghiệt ngã,cái đói nghèo và bế tắc đã đẩy anh vào con đương tội lỗi nhưng H vấn là một con người có lương tri.


Với anh bán ma tuý để kiếm một ít vốn rồi giải nghệ,kiếm một việc kinh doanh lương thiện…nhưng chỉ lần đầu tiên là đã bị bắt,cơ hội đổi đời không thành,xa vợ xa con ,ở trong tù bị chèn ép.Trong một lần làm việc với cán bộ,tôi gặp anh H này mang quà đến cho cán bộ.Thấy tôi,anh hơi lúng túng,còn tay cán bộ thì vẫn tỉnh bơ.Tôi biết cuộc sống đói khổ trong tù không ai tự nguyện mang quà cho cán bộ cả,mà người ngửa tay nhận món quà này cũng là một thứ máu lạnh.Đây là việc trái tự nhiên,một người thiếu đói lại đi tặng quà cho một người dư thừa.

Tôi bước vào căn phòng nhỏ,tay cán bộ điềm nhiên cất hộp bánh ra hiệu cho anh H đi về.Với một thái độ hơi trịch thượng tay cán bộ quản giáo hạch sách tôi về cái gọi là thái độ cải tạo của tôi.Tôi thẳng thắng bác bỏ. -Tôi xin minh định với cán bộ là tôi ở tù vì một sự chụp mũ với tội danh mơ hồ và vi phạm công ước quốc tế về các quyền dân sự-chính trị của Đảng CSVN.Tôi bị cưỡng bách lao động,tôi không có tội gì để cải tạo cả.

Tay cán bộ trân tráo nói với tôi với cái luận điệu cũ rích,luận điệu lưỡi gỗ mà chế độ này vẫn trả lời khi bị cộng đồng quốc tế lên án về những vi phạm nhân quyền. -Anh không có tội sao bị bắt. Tôi bị bắt vì lý do chính trị,Đảng CS muốn bịt miệng không cho tôi nói lên sự thật tại VN,cái sự thật mà nhân loại cần biết về những tôi ác của chế độ. -Ở VN không có tù chính trị,chỉ có những người vi phạm luật pháp -Tôi không tranh luận với cán bộ về vấn đề này ở đây..nếu chế độ này có bản lĩnh và muốn chứng minh ở VN không có tù chính trị thì hãy mở ra một diễn đàn để tranh luận công khai công bằng với sự chứng kiến của báo chí quốc tế. Quay lại với vấn đề mức khoán của tôi hắn nói: -Nếu anh không hoàn thành mức khoán thì tôi buộc lòng phải lập biên bản kỷ luật anh với những biện pháp chế tài., anh biết rồi đó.

Tôi được ra về với lời cảnh cáo như vậy. Chúng tôi trao đổi với nhau là những anh em nào thừa chỉ tiêu thì chuyển qua cho những anh em thiếu.Thứ nhất đẻ tránh sự khó khăn và nguy cơ kỷ luật cho những anh em thiếu và cũng không tạo cơ hội để chúng nó nâng chỉ tiêu lên. Một vài tuần như vậy trôi qua,bất ngờ quyết định của BGT trại buộc chúng tôi phải làm tăng lên gấp đôi.Chúng tôi phản đối,anh Lê Hoàn Sơn-đội trưởng đại diện cho chúng tôi ý kiến.

-Cán bộ về trao đổi với BGT,với mức khoán 4 xô,anh em khó khăn lắm mới hoàn thành được,bây giờ nâng lên 8 xô làm sao chịu đựng nổi. Tay cán bộ an ninh trại thấy thái độ anh em cương quyết,nó tìm cách dụ dỗ. -Hiện nay trại đang thi công xây dựng khu nữ,vì nhu cầu về đá dăm nên chúng tôi mới nâng chỉ tiêu lên,mong các anh chia xẻ với khó khăn của trại,chỉ tạm thời một hai tháng thôi.Khi xong công trình các anh trở lại làm việc với mức khoán cũ.

Chúng tôi biết đây là cái mánh lới để đánh lừa chúng tôi,nếu chúng tôi đồng ý với mức khoán này thì mãi mãi sẽ không có sự thay đổi nào hết. Anh Lê Hoàn Sơn trình bày ý kiến của anh em -Nếu trại đang thi công,cần đá dăm thì sao lại không đi mua.Đá dăm đâu có bao nhiêu tiền,nếu anh em chúng tôi có làm 20 xô một ngày thì số lượng cũng chẳng đáng là bao,hơn nữa trại có ngân sách của mình chứ làm gì có chuyện xây dựng một công trình mà không có ngân sách từ Bộ rót về. Đội chúng tôi đa phần là những người già,còn số trẻ thì sức khoẻ yếu.Chúng tôi không thể thực hiện theo yêu cầu của BGT được.


Những ngày sau đó là những ngày rất căng thẳng,vì không ai hoàn thành nỗi chỉ tiêu,từng người một bị kêu đi làm việc,với lời lẽ đe doạ kỷ luật,có một số người vì sợ nên đã cố sống cố chết làm cho đủ mức dù đã được anh em khuyên nên cùng với anh em đấu tranh chứ đừng làm thế,vừa thiệt cho bản thân vừa đẩy anh em vào thế bí nhưng ở tập thể nào cũng vậy,luôn có sự xé rào và lần này sự xé rào đã đẩy anh em vào khó khăn.Khi bị gọi lên làm việc cán bộ an ninh đã đưa những người đó ra làm điển hình để ép chúng tôi.

. -Tại sao các anh không làm được mà anh a,b,c làm được.Các anh cũng như anh ấy thôi,vấn đề là các anh có ý muốn chống lại không chịu cải tạo. Chúng tôi họp lại để phân tích tình hình,ai cũng có cùng một nhận định:Đây là cách họ trả đủa đối với chúng tôi về những phát biểu trong lần học chính trị vừa qua,và không loại trừ họ dùng cái cớ này để kỷ luật chúng tôi.Chúng tôi chuẩn bị cho tình huống xấu nhất và cũng là tình huống có nhiều khả năng nhất. Đây là chiến dịch trấn áp chúng tôi,đẩy chúng tôi vào tình thế một là quy phục hoặc sẽ đi cùm. Chúng tôi nhất quyết chọn phương án đi cùm


Buổi trưa khi mọi người đã đi ngủ anh Nguyễn ngọc Đăng gọi tôi ra một góc riêng để thông báo cho tôi một quyết định,anh nói: -Tình hình này chúng nó muốn đẩy anh em vào kỷ luật,không cách gì tránh được,đây là chủ đích của họ,nếu chúng ta cố gắng hì hục làm đủ 8 xô thì vài ngày sau chúng nó sẽ nâng lên 12 xô rồi 16 xô.Bọn CS thì mình còn lạ gì,đây là một sự trả thù. Tôi đồng ý với anh Đăng -Chỉ còn có cách là đi kỷ luật thôi. Anh Đăng nhìn tôi -Trong anh em mình nhiều người bệnh hoạn già yếu.Ông cũng đâu có khoẻ.Ở lâu trong biệt giam anh em mình chịu có nỗi không.Tôi dù sao cũng có quốc tịch Canada.


Tôi rất lo cho Ông và Cường Tôi có cách này,tôi chỉ nói một mình ông biết thôi.Tôi sẽ dùng dao sắc đâm vào bụng để phản đối. Tôi giật mình nhìn anh và dứt khoát nói với anh -Không được đâu,như vậy thì nguy hiểm quá,lỡ nó chạm vào chổ hiểm thì sao,chết như chơi.Ở đây xa bệnh viện,chúng nó bỏ liều,nhiễm trùng cũng đủ chết.Thôi…thôi..không được đâu,nguy hiểm quá. -Ông đừng lo,đây là sở trường của tôi,tôi sẽ dùng một con dao nhỏ,sát trùng thật kỷ.

Tôi sẽ đến trước mặt tay cán bộ quản giáo tuyên bố phản đối sự đàn áp của trại nhắm vào tù chính trị..và đâm vào chỗ này..đâm đến đây thôi(anh Đăng đưa con dao nhỏ trắng bóng cho tôi xem)ngập hết chỗ này thì mới qua lớp mỡ bụng thôi. Tôi vẫn phản đối kịch liệt -Không được đâu,lỡ nó chạm vào ruột thì sao.Thôi bỏ chuyện này đi,tôi xin ông..đừng giỡn với Tử thần Anh Đăng vẫn cười một cách tự tin -Không sao đâu,ông cứ tin ở tôi Tôi vẫn phản đối, Chuyện này nguy hiểm quá,bỏ đi ông ạ.

Mấy ngày sau tôi và anh Đăng vẫn đi làm,không khí vẫn căng thẳng,vẫn tiếp tục những buổi làm việc,với anh em,hết người này đến người khác,càng ngày sự việc càng có phần nghiêm trọng. Chúng tôi chuẩn bị để đi cùm,anh em thu dọn đồ đạt cho gọn gàng,tất cả đã sẵn sàng Hôm đó tôi đau răng quá không đi làm được.Tôi đi bệnh xá Tay cán bộ hỏi tôi: -Đau răng thì có gì phải xin nghỉ

Tôi chuẩn bị tinh thần để đi kỷ luật nên nói với Doãn Hồng Phong. -Tôi đau răng quá không chịu được,cán bộ cho nghỉ thì tốt,không cho tôi vẫn nghỉ Hắn nhìn tôi hằn học -Thế sao anh không nghỉ đi mà đến đây làm gì? -Tôi làm theo nội quy trước Cuối cùng hắn vẫn cho tôi nghỉ Về buồng giam tôi uống thuốc của Bs Nguyễn Kim Long đưa cho,dùng bông xoáy vào chỗ răng hỏng,cho thuốc vào và đi nằm. 30 phút sau tôi nghe tiếng xôn xao ngoài cổng khu,tôi ngồi dậy(cái răng sâu vẫn nhức dữ dội).

T-một người tù thường phạm buôn lậu quê Hải Phòng hớt hải chạy vào cho tôi hay. -Anh Tuấn..Anh Đăng đâm vào bụng,người ta khiêng ảnh vào trạm xá rồi. Tôi hoảng hồn tim đập thình thịch,cơn đau biến mất,tôi chạy tới chạy lui,cửa khu đã đóng,không đi đâu được.Tôi chạy đi tìm Tr (cũng là một thường phạm,hằng ngày anh Đăng vẫn hay cho tiền nó để nhờ nó một số việc)Tr đang nấu cơm cho đội ở dưới bếp.

Tôi bảo nó -Em xuống trạm xá coi anh Đăng có sao không,để anh coi bếp cho Nhìn tôi mặt nó dài tra trông thảm hại -Em cũng đang lo cho ảnh đây,nhưng cổng đang đóng trèo ra lỡ chúng nó bắt được thì chết em.Anh nhờ thằng L thử coi Tôi chạy đi tìm L,nhưng không thấy nó đâu hết,thôi…như vậy là nó đi thăm mấy bà chị nuôi của nó bên khu nữ.Hy vọng là nó nghe được việc này. Rất lâu lắm L mới về,


Tôi hỏi nó có tin gì về anh Đăng không Nó lắc đầu. -Em cũng vừa mới hay thôi,em cũng mới xuống trạm xá,cửa trạm xá đóng không ai được vào…em có hỏi thằng bạn,nhưng nó nói với em,cán bộ bảo tao không được nói gì,mày bé bé cái mồm đi nhé,đừng có dây vào việc này. Đến trưa cả đội về,tôi hỏi anh Dương Văn Sỹ,một người trầm lặng,kiên nghị và rất nhân hậu..Anh với tôi rất thân tình. -Tình hình anh Đăng thế nào? Anh Sỹ và những anh em khác hơi bất ngờ nhưng có vẻ bình tĩnh.Anh Sỹ bảo tôi -Máu ra không nhiều lắm,không biết vết thương có sâu không,chỉ sợ chạm ruột ở bên trong gây xuất huyết thì mệt.Anh Đăng chơi bạo quá.

Anh Sỹ cười nhưng có vẻ lo lắng Anh Lê Hoàn Sơn chạy sang chỗ tôi (anh Sơn việt kiều từ Pháp về)à.Trong số các anh em Hải ngoại,anh Sơn và anh Đăng thân nhau nhất,với tôi anh Sơn là một người anh đúng nghĩa,anh chăm sóc tôi lúc đau ốm và chia sẽ những chuyện rất riêng tư -Thằng Đăng nó đâm vào bụng mày ơi!Nó tuyên bố với cán bộ là phản đối việc cưỡng bức lao động với tù chính trị.

Máu ra không nhiều lắm..nhưng mong sao đừng có đụng vào bên trong(nói đến đây anh dừng lại nhìn tôi) -Mày có biết dự định của nó không Tôi không thể giấu anh Sơn được -Có,em có biết Anh Sơn trợn mắt nhìn tôi,anh làm ra vẻ tức giận nhưng tôi biết anh là một người rất hiền,tôi chưa thấy anh nổi nóng với ai,là một Phật tử thuần thành,chính anh là người có ảnh hưởng với tôi nhất trên con đường đến với Phật giáo.

Đối với tôi và anh Đăng,anh Sơn hiền và ân cần như một người anh ruột -Tụi mày có còn coi anh là anh nữa không?Việc như thế mà chúng mày cũng giấu anh không cho anh biết Tôi giải bày với anh Sơn -Anh Đăng sợ anh phản đối và cấm ảnh. bắt em phải hứa không được nói với ai.Em biết phải làm sao? Tôi nói lại suy nghĩ và những dự kiến của anh Đăng cho anh Sơn nghe.Anh Sơn cũng hiểu chuyện đó..cũng biết anh Đăng làm như vậy là vì anh em.Anh Sơn lặng lẽ ngồi xuống đối diện với tôi -Có gì phải nói cho anh biết chứ..nếu chúng nó muốn kỷ luật thì anh em mình cùng đi hết cho vui.

TẬN CÙNG MAN RỢ! HỒI ỨC VỀ NHÀ TÙ CỘNG SẢN VIỆT NAM


Tác giả: H. N.. Tuan ( Quảng Nam - Đà Nẵng)

(Tiếp theo số ĐL 130, tháng 8-2011)

Trong thời gian từ năm 1996-2000..anh em tù chính trị đã công khai bảo vệ quan điểm của mình mà không sợ bị trù dập..trước đây chỉ những người can đảm nhất mới dám làm điều này. Phải công nhận rằng sau khi CSVN được phía Mỹ rút ra khỏi danh sách những nước bị cấm vận và bình thường hoá quan hệ ngoại giao thì CSVN cũng nới lỏng một chút cho chúng tôi được sống.

Một chút thôi để tỏ thiện chí với Mỹ chăng?hay đây chỉ là thủ đoạn để tiếp tục đạt được những mục tiêu ngoại giao trước mắt.Đối với những người có quốc tịch nước ngoài thì được ưu đãi..thân phận của họ khác với chúng tôi xa lắm.Trường hợp anh Nguyễn ngọc Đăng-Phạm anh Dũng và Nguyễn văn Muôn là điển hình nhất.

Anh Phạm anh Dũng là một con người kiên nghị luôn sát cánh với anh em.Trong bất cứ cuộc đấu tranh nào của anh em tù chính trị chống lại sự khủng bố và đàn áp của chính quyền CSVN.Anh Dũng luôn là người đi đầu...với tinh thần trách nhiệm với anh em,với lòng dũng cảm,và với danh dự của một người trí thức,với lập trường kiên định của một người dân chủ.

Anh sẵn sàng đối đầu với CS mà không hề sợ hãi. Có thể vì anh là công dân Pháp,có thể vì anh là một trí thức am hiểu về Luật pháp Quốc tế (điều mà những người đấu tranh trong nước không phải ai cũng hiểu ở thời điểm này)cho nên CSVN rất nể nang anh.Tôi nghĩ là cả hai. Khi tôi bắt tay viết hồi ký này đang xảy ra sự việc Thái Hà.

Cuộc đấu tranh đòi công lý và đất đai đã bị chính quyền CSVN cưỡng đoạt.Và lời của Đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt nói trong một cuộc họp với chính quyền CS Hà Nội.:"Chúng tôi đi ra nước ngoài nhiêù lần,chúng tôi cảm thấy nhục vì cầm cái hộ chiếu VN trong tay,đi đâu cũng bị người ta soi xét,không như anh Nhật bản ,cầm Hộ chiếu trên tay muốn đi đâu cũng được,anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế" và .lời....Đức GM Ngô quang Kiệt bị CSVN cắt xén để phê phán Đức Cha Kiệt là không yêu nước,xúc phạm đến lòng tự tôn dân tộc.Chính quyền lợi dụng việc này để kích động công luận chống Công giáo.

Một lần nữa họ nhân danh Dân tộc để chia rẽ Dân tộc Tôi tự nghĩ không cần phải đi ra nước ngoài,cứ ở VN vào nhà tù sẽ thấy,chính CSVN đã dựng lên bức tường đẳng cấp giữa một người VN và công dân ngoại quốc..nhất là những nước lớn như Mỹ Anh Pháp Nhật Úc Canada.CSVN đã dựng lên bức tường chia cắt giữa hai thân phận ..một bên trọng một bên khinh rõ rệ nhất và thô thiễn nhất. Chính CSVN là thủ phạm tạo ra cái bi kịch này Cho dù cuộc sống trong tù có nghiệt ngã đến mấy ,anh em chúng tôi đa phần vẫn giữ được sĩ khí,tuỳ thời cuộc cũng như bản lỉnh và cá tính của từng người...họ có một cách thể hiện khác nhau. Anh Nguyễn Văn Muôn là một nhân vật có cá tính đặc biệt.

Anh Muôn là công dân Mỹ đi nhiều sống nhiều nên kiến thức của anh rất phong phú,với cách nói chuyện kiểu người miền Tây,thỉnh thoảng anh chửi thề..không giống như các anh PVT-NNĐ-PAD luôn luôn kề vai sát cánh với anh em trong những cuộc đấu tranh chống lại sự đàn áp khủng bố của chế độ..anh Nguyễn Văn Muôn không tích cực tham dự nhưng luôn bảo vệ lý tưởng của mình,bảo vệ và thể hiện niềm tự hào của anh về Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Anh là một người lính già,luôn sống với quá khứ vinh quang của mình,bất cứ ở đâu anh cũng thể hiện sự tự hào đó..đôi lúc anh muốn dùng sự tự hào về quân lực VNCH để thách thức chế độ CS.

Anh nhờ chú NĐVL thêu vào chiếc mũ của anh Ancil binh chủng hải quân -binh chủng mà anh phục vụ trước năm 1975 và cả quân hàm của anh. Anh đội chiếc mũ này với niềm tự hào và mãn nguyện.Đi đâu anh cũng đội nó,khi đi dạo ngoài vườn..khi đi mua căngtin,khi đi khám bệnh và cả khi đi làm việc với cán bộ..những người thường phạm trẻ họ hay tò mò nhìn chiếc mũ của anh.Có một lần ở Căngtin tôi và anh đi mua hàng ,một anh bạn trẻ hỏi. Chú đội chiếc mũ gì vậy chú Anh trả lời đầy tự hào: -Chú là sĩ quan của Hải quân VNCH.Đây là Ancil của binh chủng hải quân.

Cầm chiếc mũ trên tay anh giải thích tường tận với niềm vui thích đặc biệt cho người thường phạm trẻ tò mò này hiểu về quân đội VNCH,tay cán bộ bán hàng ở Căngtin khó chịu bực tức nhưng không thể làm gì được anh nên hắn đổ sự tức giận lên đầu người thường phạm trẻ tuổi kia. -Mày mua hàng rồi cút đi,đừng có hỏi vớ vẩn Anh Nguyễn văn Muôn không phải là người nổi bật trong anh em nhưng với cá tính của anh đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi và mọi người.



Cái ngày mà anh Đăng nói với tôi cũng đã tới,tuy trong lòng không tin nhưng tôi cầu mong việc đó là sự thật. Cán bộ an ninh của trại vào thông báo cho anh Nguyễn ngọc Đăng ,Nguyễn văn Muôn,và Phạm anh Dũng dọn đồ đạc chuyển trại.Ba người này có quốc tịch nước ngoài,Mỹ -Pháp-Canada. Chúng tôi chia tay nhau,đó là buổi sáng tháng 3 năm 1998 Việc những người có quốc tịch ra đi làm cho những người còn lại vừa vui mừng vừa lo âu.


Bốn người còn lại là anh Lê Hoàn Sơn -Phạm Văn Thành-Đỗ Hồng Vân-Đỗ Hườn là những thường trú nhân của Mỹ và của Pháp Một thời gian sau chúng tôi chuyển chỗ ở. Họ chuyển chúng tôi sang khu nhà đối diện..khu bên này chỉ có một buồng giam.Anh Lê Hoàn Sơn đại diện cho anh em cùng cán bộ chia chỗ nằm. Số lượng người trước đây ở hai buồng bây giờ dồn lại một buồng nên quá chật,mỗi người chỉ được 40cm Chúng tôi nhận thấy rất rõ..là những ưu đãi mà chúng tôi hưởng được như chỗ ở rộng rãi là dành cho mấy người có quốc tịch nước ngoài,chúng tôi chỉ ăn theo..bây giờ họ đi rồi,quy chế dành cho chúng tôi thay đổi cho dù vẫn còn có các anh PVT-LHS-ĐHV-ĐH nhưng họ chỉ là thường trú nhân.


Chúng tôi tiên liệu những ngày sắp tới sẽ rất cam go.Anh em họp lại để ký vào kiến nghị gởi BGT là chỗ ở quá chật chội không đúng với pháp lệnh thi hành án và cũng không thể sinh hoạt được,chúng tôi quyết định không dọn vào phòng...sau hai giờ dằn co,BGT chấp nhận nhượng bộ một chút.Họ cho chuyển bớt một số thường phạm sang khu khác..cán bộ an ninh tập họp chúng tôi trước sân đưa ra quyết định đó và kèm theo lời đe doạ. -Nếu ai không đồng ý thì sẽ chuyển đi buồng khác,khu khác.

Chúng tôi biết lời đe doạ này không phải để nói suông..họ sẽ đàn áp những ai dám chống đối họ. Chúng tôi dọn vào phòng,bây giờ thì mọi người phải thu vén cho gọn gàng,mỗi người chỉ được 60cm,không được một chiếc chiếu cá nhân.

Đây là một bằng chứng cho thấy chính quyền CSVN khinh mịêt nngười dân của mình ngay trên đất nước VN.Có sự phân biệt đối xữ giữa công dân VN và công dân Mỹ-Pháp.Chính cộng sản đã tạo ra cái tiền lệ xấu xa này. Đối với CSVN lòng yêu nước hay tự hào dân tộc chỉ là chiêu bài mị dân để lừa phỉnh những người nhẹ dạ cả tin và thiếu hiểu biết.

Chúng ta thương xót cho những người con VN tuổi còn rất trẻ bị bắt buộc hoặc tự nguyện hy sinh cho một thứ chiêu bài "Giải phóng dân tộc giả hiệu".Sự mất mát của họ lấy gì để bù đắp để chuộc lại...cuộc sống và tuổi trẻ của họ bị hy sinh để thực hiện tham vọng quyền lực của một nhóm người. Bây giờ cuộc sống chúng tôi quay lại với sự khó khăn.


Mùa Đông năm 1998 và 1999 là hai mùa Đông nghiệt ngã.Ở quê tôi Quãng Nam lũ lụt nặng nề,gia đình tôi các con tôi phải sống cảnh màn trời chiếu đất...nước lũ cuốn trôi nhà cửa đồ đạc,sự giúp đỡ của các hội từ thiện không đến được tay gia đình tôi vì bị chính quyền CS phong toả và cũng do chính sự thờ ơ của một xã hội mà con người đã trở nên chai lỳ với tất cả những chuyện chung quanh mình. Khi viết những dòng này là mùa đông 2008,tôi càng đau buồn và thất vọng vì một xã hội VN đã bị nhiễm độc.

CS họ đã thành công rất lớn khi họ biến mỗi một con người thành ốc đảo,thành những người máy,vô tình vô cảm...trơ trơ như tượng đá trước những vấn nạn xã hội và nỗi đau đồng loại,cảm giác thất vọng và bất lực khiến tôi lo sợ rằng con người VN sẽ vĩnh viễn thoát ly khỏi những giá trị truyền thống Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín vốn đã rất mong manh vì thời cuộc nhiễu nhương trước đây.Con người VN thời này vốn chỉ là những con người thực dụng ấu trỉ.Họ chỉ còn có hai bản năng về nhu cầu thoã mãn tình dục và ham thích ăn uống hưởng thụ...không có hy vọng gì để cứu dân tộc này nữa.!?

Nhưng theo tôi vẫn còn có hy vọng: đó là phải biết vận dụng lòng tham lam và ích kỷ của họ khi thời cuộc thay đổi.Chính sự tham lam và ích kỷ mà chế độ CSVN đã tạo nên trong mỗi con người VN(một cách liên tục và đầy thủ đoạn với nhiều tốn kém về tiền của và công sức)sẽ tiêu diệt chế độ CS khi thời cơ đến. Nó cũng giống như con thú dữ sẽ quay lại ăn thịt người chủ của nó khi đói khát và khi người chủ trở nên bất lực,không kiềm chế được nó nữa.


Mùa Đông năm 1998 những người về VN bị bắt không còn ở đây,họ được các quốc gia cho họ thường trú đón nhận..chỉ còn có anh Đỗ Hườn thường trú nhân của Mỹ là còn ở lại.Không hiểu tại sao,có nhiều cách giải thích nhưng cũng không ai biết được cụ thể chính xác.Anh Đỗ Hườn bị suy sụp hoàn toàn.

Tôi nói chuyện với anh động viên anh nhưng không có kết quả mấy vì một lý do đơn giản không ai có thể cứu mình ngoài bản thân mình. BGT trại 5 cũng thay đổi cách ứng xữ với chúng tôi..nghiệt ngã hơn,họ đưa ra những hạn chế mới để khủng bố chúng tôi về tinh thần và vật chất.

Những anh em của tổ chức VT đến đây từ cuối những năm 1980 chuyển đến ở chung với chúng tôi ,những người CS đã thành công như ý khi họ làm mọi cách để nhắc nhở chúng tôi,hoặc buộc chúng tôi phải nhân thức rằng thân phận của người VN là thấp kém,vì chúng tôi là người Việt Nam 100% Không gian sinh hoạt của chúng tôi cũng chật hẹp.

Không có vườn hoa cây cảnh..không có đất để trồng cây,trồng rau xanh,mọi người tù .....đi lại cứ va chạm vào nhau và họ cũng đưa thêm tù thường phạm đến ở chung với chúng tôi và những người này đã làm cuộc sống chúng tôi xáo trộn hoàn toàn. Để cho chỗ ở mới của chúng tôi bớt đơn địệu buồn chán,Thầy Mai Đức Chương nhờ cán bộ quản giáo mang vào cho mấy gốc hoa Huệ.

Chúng tôi trồng mấy gốc huệ đó sát bờ tường phân cách hai khu nhà với nhau...cây hoa Huệ ở đây hợp thổ nhưỡng nên phát triển rất nhanh.Thân cây không cao như hoa huệ trồng ở miền Nam nhưng hương thơm ngào ngạt. Mùa hè năm 1999 chúng tôi chịu thêm một mất mát nữa.Chú Nguyễn Trưởng ra đi vì tai biến mạch máu não.

Buổi trưa trời nóng,anh em đang nghĩ,tôi không ngủ được ngồi tập Yoga.Lê Văn Tiến chạy vào đánh thức anh em dậy. -Chú Trưởng bị trúng gió rồi anh em ơi Tôi bỏ dở buổi tập bước xuống-tôi nằm ở sàn trên..anh em khiêng chú Trưởng vào chỗ của chú..Tôi thấy chú ôm đầu,miệng ú ớ..như muốn nói gì đó...Chúng tôi đi gọi cấp cứu nhưng không có ai trả lời.Anh em chúng tôi cho người khoẻ đứng ở cửa khu gọi to:Cấp cứu,cấp cứu.Tôi và những người khác xoa bóp cho chú,người bấm huyệt,người xoa ngực xoa đầu.Chú Trưởng vẫn la ú ớ trong miệng mắt nhắm nghiền. Lúc đầu tiếng la còn rõ sau đó yếu dần,mười phút sau chú Trưởng không còn rên được nữa..chú nằm yên bất động..

Tôi theo dõi mạch nơi cổ tay của chú,mạch yêú rất nhanh rồi im hẳn,tôi kiểm tra mạch cổ,lúc đầu còn rõ sau đó mất luôn. Anh em vẫn gọi cấp cứu,những người ở khu bên cạnh không ngủ được họ nhìn qua khung cửa sổ hoặc chồm người qua bức tường ngăn cách hỏi sang, -Có việc gì thế.. Ai đó trả lời, -Có người sắp chết đang gọi cấp cứu. -Thế thì gay rồi,giờ chúng nó đang còn ngủ trưa,đợi đên giờ hành chính thì toi mất,mẹ chúng nó coi mạng người như rác Tôi cứ loay hoay chạy ra chạy vào..không biết làm sao,cánh cổng khu vẫn đóng im ỉm. Đến 13h15,m

ột anh trật tự đến mở cửa để chuẩn bị đi làm..chúng tôi chuyển chú Trưởng đi bệnh xá,chỉ có anh Thuỵ được đi theo,còn những người kia là người của trại. 30 phút sau,anh Thuỵ về báo lại là chú Trưởng đã mất.


Tôi về nằm dài và thấy buồn kinh khủng..tại sao những người gần gũi thân thiết với tôi cứ lần lượt ra đi.Tuy rằng ở trong tù quan hệ anh em rất thân mật,nhưng ai cũng có một vài mối quan hệ đặc biệt thân mật nào đó.Với tôi,tôi có nhiều mối quan hệ thân thiết và cũng được nhiều anh em thương quý.Chú Trưởng là một trong những người rất thương yêu tôi.Tôi bằng tuổi người con đầu của chú.Chú là một nông dân tỉnh Quãng Ngãi,vào Ninh Thuận lập nghiệp vào những năm cuối của thập niên 1950.Thời "Ngô Tổng thống",đối với chú..Tổng thống Ngô Đình Diệm là một cứu tinh dân tộc,một thần tượng của chú,một vị lãnh tụ mà chú luôn kính trọng và bày tỏ lòng tri ân.

Người đã mang đến cho chú và nhiều người khác một tài sản lớn từ đôi bàn tay trắng.Một vị lãnh tụ anh minh,khó có người sánh kịp.Chú là một người đơn giản,chân chất,nhân hậu,chú sẵn sàng giúp đỡ người khác,những đồng bạc cuối cùng chú có.Ở trong tù chú không phải là người giàu nhất,nhưng là người hào phóng nhất.

Trước đó mấy tháng chú hay tâm sự với tôi,chú nói là chú sắp "ra đi" rồi.Tôi nghĩ là chú nói đùa vì chú còn rất khoẻ mạnh.Nước da đen bóng,mái tóc gợn sóng bạc phau,người thấp và đậm,chú ăn rất ít,chỉ lưng hai bát cơm,một ít canh và một ít thức ăn.Năm đó chú 67 tuổi nhưng khoẻ mạnh hơn tôi nhiều.Tôi nói với chú, -Sức khoẻ của chú thế này ít nhất chú phải sống hơn 10 năm nữa. Không ai có thể tin được điều đó. Cánh anh em trẻ ai cũng yêu quý chú..vì chú có cuộc sống giản dị luôn san sẻ và hy sinh cho người khác.

Trước ngày chú mất hai tháng,gia đình chú từ Ninh Thuận ra thăm,chú vào đem chia hết quà cho mọi người..nhất là những anh em khó khăn.Tôi nhận được rất nhiều quà của chú.Tôi ngần ngại nói -Chú phải để lại một ít để dùng chứ! Chú khoác tay..sống được mấy ngày..sau đó chú đến từng người để nói:Ai cần gì thì chú cho mượn tiền mua..khi nào có thì trả..chú cười nói thêm trả cũng được không trả cũng được.

Lê Văn Tiến nghe vậy liền nói -Hoan hô chú Trưởng, những anh em trẻ khác vây quanh chú.Tôi rất cảm động vì tình cảm thân thiết như cha con của họ.Qua những trại tù chưa có người nào được anh em thương yêu như vậy Chú hay nói với anh em..mấy anh còn trẻ cần phải ăn uống đầy đủ,chú già rồi không cần. Chú cầm tờ giấy lưu ký có hai triệu đồng đến nói với tôi -Đi căngtin với chú,cần gì chú mua,sau này trả... Gia đình tôi mấy tháng nay không gởi gì cho tôi nên rất thiếu thốn,đây là giai đoạn khó khăn nhất của tôi từ ngày tôi ở tù.Tôi biết trận lũ lụt Mùa đông năm 1998 vừa qua cuốn trôi hết,rất may là những người thân của tôi vẫn bình an.

Sau này trở về tôi mới biết,lúc đó có rất nhiều đợt quyên góp được thực hiện,số tiền quyên góp được cũng rất lớn,rồi nhà nước xuất ngân sách quốc gia để hổ trợ cho mỗi gia đình bị sụp nhà..mất tài sản mổi hộ 1 triệu 500 nghìn.Nhưng riêng nhà tôi thì không có gì cả.Không được sự giúp đỡ nào cả,một gói mì tôm cũng không. Hai cô em gái tôi vất vả lắm mới nuôi được các cháu và dựng lại nhà với sự giúp đỡ của mấy người hàng xóm (Cái ý đồ triệt hạ gia đình tôi được thực hiện nghiêm túc quá!!.)

Tôi đi căngtin với chú để mua một số đồ dùng cá nhân,một bàn chải,một hộp kem,một cục xàbông tắm.Đây là ba thứ mà tôi cần từ mấy tháng nay..Chú mua thêm cho tôi một kg đường và một kg thịt. Chú nói: -Cho con cái này để bồi dưỡng,đợt này con sút lắm. Không sút sao được,6 tháng trời chỉ có cơm trại ăn với muối Tôi vô cùng cảm động và biết ơn chú Trưa hôm đó tôi ăn một bữa cơm thật ngon,có thịt kho rau sống.

Cơm xong tôi đánh răng và đi tắm,mấy tháng nay mới được gội đầu bằng xà phòng thơm,đánh răng bằng bàn chải mới thật dể chịu. Mùi xà phòng rất thơm vì lâu không dùng,cái bàn chải đánh răng bị gãy tôi nhờ chú Nguyễn Đình Văn Long nối lại để dùng,bàn chải quá mòn không sạch răng được, lại đánh răng bằng muối nữa.Bây giờ được tắm,được đánh răng băng bàn chải mới.Trong người thấy nhẹ nhàng.


Một tháng sau vẫn không nhận được quà hay tiền của gia đình.Tôi lại tiếp tục sống trong cảnh thiếu thốn.Tôi đành phải mượn chú 50.000đ. Bây giờ chú đột ngột ra đi,tôi vẫn còn nợ chú. Tôi thầm bảo với chú:"Số tiền con nợ chú..con sẽ không trả cho chú đâu.Con sẽ giữ nó như một kỷ niệm của chú cháu mình,mãi mãi con nợ chú,và con vui vì điều đó,được an ủi rất nhiều vì điều đó"
Cái Tết năm 1998 là một cái Tết buồn tẻ với tôi và mọi người Anh Đăng đã về Canada,anh Dũng anh Sơn anh Thành họ đã về lại với Thế giới Tự do và văn minh.Còn chúng tôi vì mang quốc tịch VN nên đành phải ở lại để chịu ngược đãi của bạo quyền luôn mồm đề cao chiêu bài dân tộc,nhưng trong não trạng của những người cộng sản,cái tâm thức nô lệ vẫn chế ngự..tự nô lệ mình và nô lệ người khác.Anh em tù chính trị vẫn gọi bọn CS bao giờ cũng"Thượng đội, hạ đạp".Chúng tôi bị BGT siết chặt về mọi mặt cuộc sống như để trả thù thời gian trước đây họ đã nhượng bộ vì trong anh em chúng tôi có một số người mang quốc tịch nước ngoài.Bây giờ họ đã về,mọi thông tin ở bên ngoài được phong toả hết.Không phái đoàn đại sứ nào đến thăêm nên BGT có thể trù dập chúng tôi mà quốc tế không hay biết. Những phần quà Tết bị cắt,khẩu phần bị cắt,chúng tôi ăn một cái Tết thiếu thốn,gần như không có gì.


Chỉ mới đây thôi,cái Tết năm vừa rồi khi những người có quốc tịch nước ngoài còn ở chung với chúng tôi,ngày Tết chúng tôi được nhận một khẩu phần"bất ngờ".Họ muốn tạo một ấn tượng tốt đẹp để cho những người sắp ra về qua bên Âu-Mỹ nghĩ rằng CSVN đã có những tiến bộ nhân bản hơn.

Khi họ trình bày với chính phủ nước sở tại.. CSVN họ khôn ngoan thật!?:Bất cứ lúc nào,bất cứ việc gì họ cũng dùng để tuyên truyền bịp bợm người khác.Từ chuyện lớn như Ứng cử bầu cử,Tự do tôn giáo cho đến việc nhỏ như giúp đỡ người nghèo khổ-neo đơn tàn tật.Cho đến việc cỏn con như...chế độ cho một số người tù cũng được sữ dụng như vũ khí để tuyên truyền...CSVN nói dối,nói một đường làm một nẽo...một cách rất thành thục rất tự nhiên.Họ sẵn sàng nói dối về một việc mà ai cũng biết.Họ lừa gạt người khác,lừa gạt chính mình và bị người khác lừa


Mùa hè năm 1999 cuộc sống của tôi bớt khó khăn khi anh Nguyễn Ngọc Đăng gởi quà về cho tôi.Lúc đó anh không còn ở Canada nửa mà đã chuyển sang Úc,cũng mùa hè năm 1999 này chúng tôi phải đối phó với những thủ đoạn vặt vảnh của BGT trại Thanh Hoá. Khẩu phần ăn của chúng tôi bị cắt xén,không có rau xanh như mọi lần,họ mang vào cho chúng tôi những mớ dây rau muống già mà bò cũng không ăn được,nửa kg cá tươi cho mỗi tháng như quy định của pháp lệnh thì họ mang vào cho chúng tôi một thứ cá tạp nham muối đã hư hỏng meo mốc.và mùi hôi thối bốc lên nồng nặc cả khu trại giam ,ám vào quần áo những ai đứng gần.Họ mang vào chia ra cho mỗi người..tôi và một số anh em không nhận ,hơn một nửa người còn lại vì sợ kỷ luật nên phải nhận,người ta nhận rồi vứt vào thùng rác vì không ăn được.

Trong nhà tù cộng sản nghiệt ngã đã biến một số anh em chúng tôi thành những người phản bội lại chính mình.Họ phản bội vì sợ hãi cũng có,nhưng rất đau lòng, có nhiều người họ phản bội lại anh em để được giảm án,được sớm trở về với gia đình.Những người này họ đứng ngoài tất cả các cuộc đấu tranh để đòi quyền lợi chung,như điều kiện sinh hoạt trong đó có chỗ ở thoáng mát sạch sẽ đúng pháp lệnh,tiêu chuẩn lương thực thực phẩm,việc khám chữa bệnh,những tiêu chuẩn về áo quần chăn màn về qui chế, thời gian thăm gặp gia đình,thư từ.

Đã có rất nhiều kháng thư,kiến nghị của tôi hay các anh em khác cần chữ ký ủng hộ của họ,họ đều từ chối,điều này đã đẩy tôi và một số anh em khác vào thế cô lập nhưng tôi cũng như một vài người đã khẳng định lập trường của mình.Dù khi chỉ còn có mỗi một mình vẫn đấu tranh để bảo vệ phẩm giá và quyền lợi của người tù chính trị...những người này luôn luôn được hưởng lợi...Nếu cuộc đấu tranh của chúng tôi thành công họ được hưởng,nếu thất bại họ cũng không bị kỷ luật không bị trù dập và vẫn được giảm án.

Có thể đưa ra sự phân định rạch ròi trong những người tù chính trị,những ai hợp tác ,hoặc "nín thở qua sông" (từ chúng tôi chỉ những người thoả hiệp với CS )là những thành phần phản bội,còn những ai kiên dũng giữ lập trường ,khí tiết danh dự nhân phẩm thì luôn phải chịu sự ngược đãi trù dập trả thù..và phải ở hết bản án mà họ đã bị tuyên phạt một cách bất công và bất hợp pháp.



Cứ mỗi 6 tháng chúng tôi phải viết kiểm điểm,nội dung gồm có phần lý lịch về cá nhân ,như tên tuổi quê quan sắc tộc văn hoá tội danh mức án.Phần còn lại chúng tôi phải ghi 1,Tư tưởng: Những ai có Sỹ khí thì ghi: Kiên trì...quan điểm lập trường mục đích,lý tưởng đã đấu tranh,minh định việc làm của mình là đúng. Còn những ai muốn giảm án thì tự nhận mình đã sai ,đã vi phạm luật pháp và mong nhận được sự khoan hồng của đảng cộng sản

2/Học tập: Ai kiên định thì viết:Học tập để nâng cao kiến thức phục vụ xã hội dân tộc. Ai .phản bội thì viết:Học tập để thông suốt đường lối chính sách của đảng. 3/Lao động Những ai kiên định thì viết:Phản đối mọi hình thức lao động khổ sai và từ chối lao động.Hoặc những ai ôn hoà hơn thì viết:Lao động theo năng lực và sức khoẻ. Những ai muốn giảm án thì viết:Phấn đấu lao động để cải tạo bản thân góp phần cho sự phát triển của trại,của đất nước.

4/Nội quy Những ai kiên dũng vẫn tiếp tục con đường đấu tranh của mình,bảo vệ lý tưởng của mình thì ghi:Chấp hành nội quy trên cơ sở tôn trọng nhân quyền,tôn trọng công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị cũng như những công ước quốc tế về nhân quyền. Những ai phản bội muốn giảm án thì viết:Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trại,hứa không vi phạm.


CSVN dùng những ưu đãi về thư từ ,thăm nuôi giảm án để khuyến khích cho sự phản bội chống lại anh em....những ai làm Anten hoặc cộng tác.với CS thì sẽ được ưu ái, những con người này đã có những hành vi đê tiện xấu xa.Có khi công khai có khi kín đáo,có khi thô thiễn có lúc tinh vi.

Nhưng có thể khẳng định được một cách chính xác công bằng vô tư rằng:Những ai được giảm án là những kẻ phản bội,giảm án nhiều phản bội nhiều,giảm án ít phản bội ít. Đây là thước đo để minh định phẩm giá của từng tù nhân chính trị ,nó như lửa thử vàng không có chuyện nhầm lẫn. Vào năm 1999,chúng tôi biết rằng chúng tôi đang rất đơn độc ,đội ngũ của những con người kiên dũng đã không còn như xưa,chỉ còn lại rất ít và đang gặp nguy hiểm vì bị trù dập. Tôi và một số anh em biết điều đó nhưng tôi và họ đã chọn lựa.Chúng tôi sẵn sàng cho cái chết để bảo vệ danh dự và lý tưởng của mình.

Bây giờ không còn có những người có quốc tịch nước ngoài như anh NNĐ.PAD.NVM để có thể thông báo tình hình của chúng tôi cho quốc tế biết một cách thường xuyên và cụ thể ..cũng không còn có những người có thẻ xanh(Quy chế thường trú nhân như anh PVT)để thông báo với gia đình của họ biết về sự đàn áp tù nhân chính trị của chế độ CSVN,nhưng tôi và họ vẫn đấu tranh cho chính mình và cho mọi người trên cơ sở những thông tin chúng tôi có được từ gia đình. Gia đình tôi rất quan tâm đến những diễn biến xảy ra trên TG và Việt Nam cũng như quan hệ VN và quốc tế vì các cô em gái của tôi-các anh tôi biết rằng:an ninh của tôi trong nhà tù tuỳ thuộc rất nhiều vào cục diện chung. ..

Những ngày này,thông tin từ gia đình tôi mang vào là hy vọng gần như duy nhất của anh em chúng tôi đang bị bao vây cấm vận.Mỗi một lần gia đình tôi đi thăm,anh em đều quan tâm hỏi han và gia đình tôi đã không phụ lòng tin cậy của họ. Mùa đông năm 1999 là một mùa đông hãi hùng đối với tôi.Bão lụt tại miền Trung là một hiểm hoạ thường trực với quê tôi,nhưng mùa Đông1999 này theo những dự báo thời tiết lại nghiệt ngã hơn rất nhiều. ..

Mấy hôm nay Tivi đưa tin về tình hình lũ lụt tại Quãng Nam,mưa lớn kéo dài nhiều ngày làm cho mực nước các sông dâng cao vượt trên mức báo động 3(Theo cách nói của Chế độ CSVN),vượt trên các đỉnh lũ lịch sữ...Hồ Phú Ninh bị đe doạ nghiêm trọng,có thể vỡ đê bất cứ lúc nào.Có tin là những người lãnh đạo của Tỉnh QN đang nghĩ đến giải pháp là cho nổ một đập tràng nào đó hy sinh một số người để cứu những người còn lại.

Tôi không thể tin ở tai mình..nếu họ thực hiện kế hoạch này thì gia đình tôi sẽ gặp nguy hiểm.:Gia đình anh tôi có hai cháu nhỏ,ở chỗ thấp không có phương tiện để di tán.Còn gia đình tôi có 3 cháu nhỏ,hai cô em gái và một mẹ già,chỉ toàn phụ nữ và trẻ con,không phương tiện không tiền bạc,nhà ở gần sông như vậy là chết chắc rồi!. Tôi không hiểu não trạng của những người CS như thế nào mà họ lại dám nghĩ đến phương án xữ lý tình trạng khẩn cấp như thế...Hy sinh một bộ phận này để cứu bộ phận kia.

Thật tàn nhẫn phi nhân tính.Nếu làm như vậy,những gia đình giàu họ có phương tiện di tản hoặc những gia đình CS sẽ được ưu tiên di tản ..còn lại những người dân nghèo thấp cổ bé miệng sẽ bị hy sinh.Tôi lo sợ đến mất ăn mất ngủ vì tôi biểt rằng trong lịch sữ của đảng CS , những dự kiến điên khùng,những chính sách ngu ngốc tàn bạo ,những quyết định bất nhân đã từng được mang ra thực hiện bất chấp hậu quả.Cuộc chiến tranh gọi là "Giải phóng Miến Nam"là một điển hình,hàng triệu những người trẻ, tuổi đôi mươi bị ném vào lò lửa chiến tranh và họ không bao giờ trở về ..Đến hôm nay vẫn chưa tìm được hết..tính mạng của họ chỉ là công cụ đựơc người lãnh đạo xữ dụng vào mục đích điên rồ ngu xuẩn.Chỉ vì tham vọng quyền lực mà họ đã đẩy hàng triệu gia đình vào cảnh chết chóc ly tán,đất nước bị tàn phá lệ thuộc.


TẬN CÙNG MAN RỢ!

HỒI ỨC VỀ NHÀ TÙ CỘNG SẢN VIỆT NAM


Tác giả: H. N.. Tuan ( Quảng Nam - Đà Nẵng)

(Tiếp theo số ĐL 132, tháng 11-2011)



Những gì anh tôi nói không phải là tôi không biết,hay không nghĩ đến nhưng nhà cầm quyền cộng sản họ dồn tôi vào chỗ chết thì tôi không thể sống được..đường nào tôi cũng chết..nên tôi quyết định chọn cho mình một cái chết hào hùng và có ích cho mọi người nhất là những người bạn tù của tôi đang bị trù dập.

Anh tôi là một người yếu đuối..anh như người mất hồn..anh chỉ biết khóc mặt anh xanh tái..tôi lo lắng không biết anh về được đến nhà không.Đồ thăm nuôi mang ra tôi bảo anh mang về tôi chỉ mang vào một ít quà cho các bạn đang cần và một túi cá khô khoảng nửa kg cho Dương Văn Tuý người bạn đã chăm sóc tôi từ khi tôi đến Nam Hà.

Đại uý Hoàng Xuân Nam đang ngồi đó,anh ta không nói một lời,thỉnh thoảng nhìn đồng hồ,anh ta không có biểu hiện gì.Anh tôi vẫn khóc và chỉ nói được một câu duy nhất lặp đi lặp lại:

-Em nên nghĩ đến các cháu nếu em có mệnh hệ gì thì các cháu mồ côi cả ba lẫn má.

Tôi giải thích với anh mọi điều tôi nghĩ ..lòng tôi trống rỗng..khô cạn..tôi nghĩ đây là định mệnh dành cho mình...hay đơn giản hơn tôi là người thua cuộc người thất thế thì đây là kết quả tất yếu thôi-mạnh được,yếu thua-lẽ đời là vậy.Không tình nghĩa không công lý..đây là cuộc tranh chấp ở rừng sâu núi thẳm,kẻ chiến thắng được tất cả,người chiến bại mất tất cả?Kẻ mạnh cười trên xác chết kẻ yếu...tôi không còn nước mắt để khóc..tôi đã khóc nhiều vì nhớ con kể từ ngày tôi bị bắt..nước mắt tôi đã khô cạn cũng như sức lực của tôi.Tôi nói với anh tôi

-Trăm sự em nhờ hai anh và các cô chăm sóc cho các cháu,em đã cố gắng rất nhiều,hy vọng một ngày được về với các con cháu dù cho tấm thân tàn tạ...nhưng CSVN đã không cho em cơ hội đó..họ muốn em phải chết..Họ muốn cứu em đâu có khó khăn tốn kém gì..vài lọ thuốc kháng sinh thôi..nhưng họ đã không làm vậy dù em nhiều lần yêu cầu họ chữa bệnh cho em.Họ buộc em phải chết...nhưng em sẽ chọn cái chết cho em,em sẽ tuyệt thực..anh về nói với gia đình như vậy.

Anh tôi khóc rất to khi nghe tôi nói như vậy..trông anh tiều tuỵ và mất hết sức sống.

Lát sau Đại uý Hoàng Xuân Nam đứng lên báo cho chúng tôi biết là đã hết giờ thăm nuôi..anh tôi vẫn khóc và không đứng lên nỗi..Hoàng Xuân Nam đến kéo anh đứng lên và đưa anh ra ngoài.Đại uý Hào dẫn tôi trở vào trại.

Trên đường đi không ai nói với ai một lời.

Tôi vào mang một ít quà cho bạn bè..rồi về chỗ nằm nghĩ.Tôi uống một viên thuốc hạ sốt cho người dể chịu.

Buổi cơm chiều hôm đó và tiếp tục 10 ngày sau cán bộ Nguyễn Xuân KIện và Đại uý Hào thay nhau vào làm biên bản..Họ buộc tôi ký vào biên bản là tự ý tuyệt thực không nhận phần cơm của trại cấp..nhưng không được ghi gì thêm.

Kiện nói với tôi...

-Đề nghị anh ký vào đây..không được ghi gì hết.

Tôi nhìn anh ta với cái nhìn khinh miệt

-Cán bộ nói sai rồi..bất cứ một biên bản nào cũng dành ra một phần để người ký ghi ý kiến của mình vào đó.Nguyên tắc là như vậy.Tôi không tranh luận với cán bộ vì đây là điều hiển nhiên

Tôi nằm xuống để nghỉ ngơi..mặc xác hắn ngồi đó nhìn tôi.Thỉnh thoảng hắn lại nói.

-Anh Tuấn ơi,anh ký vào đi.Có gì đâu mà anh quan trọng hoá vấn đề thế..

Tôi vẫn nằm và trả lời..

-Ký vào để hợp thức hoá cái chết của tôi chứ gì?Các ông dồn tôi vào chỗ chết và còn muốn tôi chết như một thằng ngốc..(Tôi cười nhẹ) Các ông lầm rồi..Tôi sẽ chết một cách đường hoàng với mục tiêu rõ rệt..tôi tuyệt thực để đòi hỏi Tự do Dân chủ và Nhân quyền.

Ngồi một lát rồi hắn ra đi.

Cứ như vậy 10 ngày trôi qua.

Buổi chiều ngày thứ 12 Nguyễn Xuân Kiện vào nói với tôi

-Nếu anh không ăn được cơm thì thì chúng tôi bảo nhà bếp nấu cháo cho anh.Cháo thịt hẳn hoi để bồi dưỡng cho anh,trông anh bây giờ chỉ còn da bọc xương.

Tôi vẫn lặng thinh vờ ngủ,hơn 10 ngày rồi tôi không ăn gì,chỉ uống nước..trong người đầy bệnh tật..bệnh lao bệnh viêm phổi..tôi không biết tại sao tôi vẫn chưa chết..tôi mới cảm nhận cái lạnh đã lan đến quá đầu gối chân..tôi thấy rất ít cảm giác ở phần đùi trở xuống,theo kinh nghiệm đó là dấu hiệu của cái chết..Toàn thân tôi nhẹ nhàng thư thái..cảm giác đau đớn khó chịu cũng bớt đi rất nhiều.Tôi chiêm nghiệm một điều,cái chết rất nhẹ nhàng và êm đềm chứ không có gì đáng sợ hay đau đớn.

Có điều là khi nó đã đến thì mãi mãi không ra đi!

Kiện vẫn nài nỉ tôi

-Anh cố ăn một chút gì nhé..tôi mang cháo thịt cho anh đây.

Tôi vẫn lặng thinh

-Nếu anh nhịn ăn mà chết thì thiệt cho anh và gia đình anh thôi..chúng tôi chỉ mất một tờ biên bản.

Tôi vẫn lặng thinh và hắn tức tối bỏ ra ngoài.

Sáng hôm sau Kiện-Hào lại vào..để động viên tôi khuyên tôi ăn trở lại..tôi vẫn nằm yên.

Họ lại đi ra..lát sau anh Lê Văn Hiếu,anh Trần Nam Phương từ buồng giam số 4,ở khu kế bên sang để khuyên giải tôi.Anh Phương nhìn thấy tôi trong tình trạng kiệt quệ chỉ còn da và xương anh không kìm được vừa nói vừa khóc.

-Họ nhờ anh và anh Hiếu sang đây khuyên em thôi tuyệt thực.Thấy em thế này anh đau lòng quá,em suy nghĩ lại đi,còn các cháu nữa.

-Họ dồn em vào chỗ chết,em chọn một cái chết có giá trị.

Anh Lê Văn Hiếu dùng tay thăm mạch của tôi.

-Em yếu lắm rồi Tuấn ạ..họ cam đoan với tụi anh là sẽ chữa bệnh cho em đến khi khoẻ mạnh thì thôi..họ hứa sẽ bồi dưỡng cho em nữa.

Tôi xin lỗi các anh ấy và vẫn không đồng ý

Anh Lê Văn Hiếu ngồi một bên quạt cho tôi ,anh Trần Nam Phương thì nước mắt rưng rưng

Tôi không thể nào quên cái ngày hôm đó(Chiều hôm đó hết người này đến người nọ đến để khuyên tôi thuyết phục tôi..những người anh em cũng có những người thường phạm cũng có,họ đến

rất nhiều)

Sáng hôm sau-ngày tuyệt thực thứ 14

Anh Hiếu anh Phương anh Thuỵ đến chỗ tôi.Anh Thuỵ nói

-Họ cam kết với tụi anh là sẽ bồi dưỡng và chữa bệnh cho em,tụi anh nghĩ đến đây em nên dừng lại..như thế này là đã thắng lợi rồi.

Anh Hiếu nói thêm

-Như thế này là họ nhượng bộ rồi,em nên dừng lại ở đây..đừng đi xa quá anh sợ..

.Anh không nói được nữa nước mắt rưng rưng.

Dương Văn Tuý cầm tay tôi

-Anh nghĩ đến mấy cháu...anh cảnh cáo chúng nó như thế là đủ rồi..em nghĩ nên dừng lại.

Tôi cũng đã suy nghĩ cả một đêm rồi..nên quyết định đồng ý để họ chữa bệnh cho tôi.

Như vậy là họ cho người vào...họ đứng ở ngoài sân mà tôi không biết,mang theo dịch truyền vì tôi không thể ăn ngay lúc này được.Bác sĩ Phạm Ngọc Cảnh trung tá công an,trưởng trạm y xá của Trại vào khám bệnh cho tôi.Anh Nguyễn Văn Bảy , y tá,là một tù nhân.thường phạm.đo huyết áp,anh lắc đầu

Khi đỡ tôi dậy anh ta nói:

-Anh gầy quá,lại lở loắt hết rồi nè.

Vì nằm lâu ngày,cơ thể bị suy nhược nên dưới lưng tôi lở loắt.Họ bắt đầu chuyền dịch cho tôi và mang Băngca đến chuyển tôi xuống trạm xá.

Họ tiêm cho tôi một mũi thuốc bổ gì đó

30 phút sau Họ lại đo huyết áp..họ quyết định tiêm cho tôi 2 lọ Ampiciline 1000 đơn vị.

Tôi nằm ở Trạm xá đến chiều,hai tay chuyền dịch.

Khoảng 5h chiều,hai bình dịch đã hết..họ mang vào một tô cháo nấu thịt nạc băm rất ngon..tôi ăn một nửa.

Sau đó họ tiêm thêm 2 lọ Ampi cho tôi và cho người cán tôi về phòng

Như vậy đúng một tuần,sáng cáng đi chiều cáng về,chuyền dịch và tiêm Ampiciline

Bệnh viêm phổi của tôi đã hết,tôi không còn thấy đau đớn nữa..hít thở dể dàng.

Tôi nhận được thư và quà của gia đình,họ mang quà vào tận nơi cho tôi.Tôi viết thư thông báo cho gia đình biết bệnh viêm phổi của tôi đã hết.Tôi đã ăn uống trở lại..sức khoẻ đã khá hơn nhiều.

Trong thư gia đình báo cho tôi biết là anh Nguyễn Ngọc Đăng đã sang Úc định cư..không còn ở Canada nữa,biết tin tôi bị bệnh nặng và đang tuyệt thực anh gởi cho tôi 500Úc Kim để chữa bệnh và bồi dưỡng..đây là một khoảng tiền lớn..

Nó có ý nghĩa rất lớn đối với tôi..tôi biết ơn anh vô cùng và thầm cám ơn Trời Phật đã cho tôi một người bạn như anh.

Tôi vẫn tiếp tục ăn cháo nửa tháng nữa,tôi nhận được thư và hình của các con tôi..các con tôi khoẻ mạnh..cu Hiếu đã viết cho ba một lá thư khá dài,cháu muốn tôi hứa với cháu là cố giữ gìn sức khoẻ để cháu có thể gặp lại tôi.Khi tôi đi tù cháu còn bé quá chưa biết gì,ký ức về tôi cũng không nhiều..cháu muốn biết tôi như thế nào..cháu muốn được gặp ba.

Tôi viết thư trả lời cho cháu trong đó tôi giải thích cho cháu rõ là tôi rất nhớ các con ..ước mơ lớn nhất của tôi là được trở về nhìn các con ,ở bên các con và bù đắp một phần những mất mát mà các con tôi phải chịu.nhưng tôi cũng viết để các cháu hiểu rằng ở trong nhà tù này rất nhiều bất trắc rủi ro nguy hiểm và tôi không thể quyết định số phận của mình như tôi muốn..

Tôi viết cho các cháu rằng chẳng bao giờ và không có gì có thể bù đắp được những ngày tháng dài đằng đẳng thiếu tình thương và sự chăm sóc của ba.Những ngày mưa gió ngập trời ..các con run sợ trong lòng các cô,nhà không có đàn ông chỉ toàn phụ nữ và trẻ con ,những nỗi sợ hãi mơ hồ hay có thật ở trẻ con, các con phải gánh chịu một mình không chia xẻ cùng ai được.

Những ngày tựu trường,trẻ con được bố mẹ chăm sóc thương yêu, được vỗ về đưa đón từng bước chân đến trường,..các con thì bơ vơ lạc lõng..những đôi mắt ngơ ngác,buồn tủi nhìn những đứa trẻ khác hạnh phúc trong vòng tay trìu mến,nâng niu của cha mẹ,rồi những ngày đi học..những ngày mưa xối xã đường đất trơn trượt..những ngày nắng chói chang gió bụi mịt mù ,các con phải thui thủi một mình trên con đường làng hun hút không ai đưa đón...không ai bảo vệ.Còn bị sự bắt nạt của mấy đứa học trò lớn tinh nghịch ,các con chỉ biết ôm nhau khóc..khi bị chúng đánh đập.Không ai đoái thương,rồi phải chịu sự ngược đãi phân biệt của chính quyền CS của mấy tay Đảng viên CS là Hiệu trưởng là giáo viên với tâm địa hẹp hòi,

Lá thư này không về được với các con tôi

Ở trong tù những người cộng sản luôn xử dụng một thủ đoạn tàn bạo vô nhân tính và dể dàng với họ đó là cắt thư từ ..Có nhiều trường hợp 5-10 năm người tù và gia đình không hề liên lạc được với nhau nhất là những con người kiên cường không chịu khuất phục không chịu "đi bằng đầu gối".Có những gia đình lặn lội đến thăm người thân cách đó hơn vài trăm km..đến trại không được gặp mặt lý do: người tù đó "vi phạm nội quy" chỉ đơn giản thế thôi.

5năm-10 năm mới có điều kiện đi gặp thân nhân một lần..và nhận được sự khước từ như thế..đôi lúc có người tù tưởng rằng mình bị gia đình bỏ rơi..còn gia đình thì tưởng mình đã chết nên lập bàn thờ để hương khói!!

..Có rất nhiều những câu chuyện thương tâm và oái oăm đến mức những ai có đầu óc giàu tưởng tượng nhất cũng không thể hình dung nỗi!

Nhà tù CSVN là một địa ngục.Địa ngục trong địa ngục!.

Có một người tù chính trị ở trại A20 Xuân Phước, anh đi tù lúc mới 25 tuổi ,khi đó người con trai đầu của anh mới biết đi lẩm chẩm .Rồi mẹ đi lấy chồng khác, cháu ở với nội..cũng khó khăn lắm..20 năm sau cháu đi thăm ba..

Khi đến trại Xuân Phước cháu ngơ ngác không biết ai là ba của mình.Khi những người tù khác mỗi người đi về phòng riêng với người thân của mình..Người tù chính trị kia bỡ ngỡ, lóng ngóng vì lần đầu tiên sau 20 năm mới được ra tới đây..nơi gặp mặt gia đình này.Người tù chính trị kia mới mon men đến hỏi chuyện một câụ con trai cũng đang ngơ ngác tìm kiếm người thân..

-Xin lỗi cháu đi thăm ai..

-Cháu đi thăm ba cháu

-Ba cháu tên gì

-Dạ NVA..

Người tù chính trị như ở trong mơ..anh lặng thinh nhìn cậu con trai là con của mình,nước mắt anh bất chợt tuôn trào sau rất nhiều năm khô cạn.Anh nói trong nước mắt nghẹn ngào

-Ba đây con trai

Họ ôm nhau và khóc..cậu con trai khóc rất nhiều..khóc đến nỗi không nói được.

Tôi tự hỏi ở đâu trên Thế giới này có việc như vậy?

Có ai trên Thế giới này như hai cha con của người tù chính trị này?

Câu chuyện này lan ra rất nhanh trong nhà tù Xuân Phước.Những nó chỉ là một câu chuyện thêm vào trong một "Kho tàng đã đầy ắp" những câu chuyện thương tâm của những tù nhân chính trị VN

Khi sức khoẻ đã khá lên tôi tự nhủ với mình là sẽ cố gắng để quay về với các con tôi..được nhìn các cháu..Bây giờ Thục Vy học lớp 10,Khánh Vy học lớp 8,Trọng Hiếu học lớp6. Ba cháu rất dể thương..Trọng Hiếu khuôn mặt tràn đầy ngây thơ,đôi mắt to đen láy..Còn Thục Vy, Khánh Vy vô cùng xinh đẹp.

Tôi xuống gắp Trung tá Bs Phạm Ngọc Cảnh đề nghị được đi khám và điều trị bệnh Lao phổi..Ông ta chỉ hứa là Trại có kế hoạch để đưa một số người đi khám,ông ta bảo tôi chờ một thời gian.

Và thời gian cứ qua đi..một vài lần tôi gặp Đại uý Hoàng Xuân Nam để nhắc lại yêu cầu này và chỉ nhận được sự ưởm ở cho qua chuyện..tôi không lạ gì về chuyện này..mình đâu có thể bắt buộc trại phải chữa bệnh cho mình được.Tuy vẫn biết họ phải có trách nhiệm chữa bệnh cho mình..nhưng ở VN đâu có luật pháp,cái gọi là "Luật "ở VN chỉ là quyền lợi hoặc đơn giản chỉ là sở thích của Đảng CS

Chúng tôi là người tù của hai thế kỷ..trong chúng tôi một người có thể gọi là tiền bối của những người tù chính trị . Một bậc"Lão làng" đó là anh Nguyễn Văn Bảo..anh Bảo người thấp đậm,mái tóc bạch kim trắng ngà rất đẹp,từ khi sinh ra tóc anh đã là màu bạch kim,một hiện tượng lạ đối với người Việt chúng ta.

Anh tham gia hoạt động chính trị rất sớm..từ trước năm 1975

Anh là người tù chính trị đầu tiên của Chế độ CS khi họ cưỡng chiếm Miền Nam.Tổ chức của anh là tổ chức đấu tranh chống cộng sớm nhất hình thành ở Miền Nam vì họ sớm nhận ra cái cái thảm hoạ mà CS sẽ đem đến cho Dân tộc cho đất nước..nhưng lực bất tòng tâm.Những con người dũng cảm và yêu nước đã nhanh chóng sa lưới..một số đã bị tử hình,anh mang án chung thân từ đầu năm 1976

Tôi nằm bên anh..chúng tôi vừa nằm vừa nói chuyện,từ chuyện Văn học Triết học Tôn giáo Chính trị và cả chuyện tiếu lâm.Anh nặng tai nên phải nói với anh thật gần..anh kể tôi nghe chuyện cuộc đời anh,chuyện ở trong tù khi mới bị bắt..chuyện bị tra tấn đánh đập..những câu chuyện thật hãi hùng mà những ai có trí tưởng tượng phong phú nhất cũng khó hình dung..nếu chúng ta kể lại cho thế hệ mai sau,họ sẽ đón nhận nó như những câu chuyện cổ tích không có thật.

Khi ở Xuân Phước tôi có nghe nói về anh với thuyết"Hội tụ" và chính vì cái luận thuyết này anh đã bị ra toà..với bản án chung thân thêm một lần nữa.Khi anh bị bắt bị tra tấn và biệt giam ở trại A20 không ai nghĩ rằng anh có cơ hội ra toà để nhận thêm một bản án nữa...vậy mà anh vẫn sống..nhưng với những di chứng của sự tra tấn dã man..bây giờ anh chỉ là một phế nhân, nhưng có một điều lạ lùng anh hồi phục khá nhanh.

Khi tôi nằm bên anh ở Nam Hà..anh đã bị Lao phổi..huyết áp cao..nặng tai..

Có một điều rất lạ lùng..tôi không thể nào hiểu được đây là một sự trùng hợp tình cờ hay giữa tôi và anh Nguyễn Văn Bảo có sự "Thần giao cách cảm" như người ta vẫn nói.

Sau 14 ngày tuyệt thực..1 tuần chữa bệnh.Lúc đó là cuối tháng 7 năm 2000.Tôi đang nằm dưỡng bệnh..chúng tôi vẫn hay nói chuyện với nhau,anh Bảo được gia đình chăm sóc rất chu đáo,thăm nuôi gởi quà,gởi tiền rất đều đặn.Có thể nói là rất đầy đủ,chính vì vậy mà những ngày cuối đời anh rất khoẻ mạnh.

Một đêm cách 2 ngày khi anh lâm bệnh,tôi nằm mơ thấy anh đứng bên cầu thang(giữa phòng bắt lên sàn trên)chết trong tư thế đứng như vậy.Giấc mơ vô cùng khó quên..Tôi chỉ để trong lòng coi như chuyện mộng mị hoang đường..hai ngày sau anh bị bệnh..anh ói mửa liên tục người mệt rã rời.Anh em chúng tôi đưa anh đi xuống bệnh xá..người ta nói anh ngộ độc thức ăn..người ta truyền dịch cho anh vì anh cứ ói mửa không ăn uống được gì.

Ngày hôm đó..buổi chiều người ta cán anh về phòng..anh vẫn ói mửa tuy chẳng còn gì trong bụng,anh không ăn uống gì được..anh em mang đến một cái bô để bên dưới nền nhà gần chỗ anh để anh đi tiểu và ói mửa vào đó...không phải lên xuống nhà vệ sinh vì ban đêm ai cũng ngủ cả,không ai giúp anh lên xuống được..nhưng chắc vì anh ngại làm mất giấc ngủ của anh em và cũng một phần anh sợ sự phản ứng của những người bên thường phạm nhất là vài tay lưu manh trong phòng..cho nên mỗi lần ói mửa anh phải cố gắng xuống nhà vệ sinh.

Ngày hôm sau vẫn vậy,sáng người ta cán anh xuống trạm xá chiều cán về.Khi về nhà thấy anh nằm thiêm thiếp,anh em hỏi Đại uý Nguyễn Xuân Kiện là trực trại và là người phụ trách buồng 6.

-Sao không để anh Nguyễn Văn Bảo ở dưới trạm xá để tiện theo dõi và chửa trị ,mang về buồng đêm hôm có việc gì thì làm sao?

Nguyễn Xuân Kiện trả lời

-Trạm xá ban đêm không có ai ở đó,với bệnh của anh Bảo đã ổn định rồi không có gì phải lo

Đêm hôm đó anh vẫn ói mửa

Đến khoảng 4h sáng,tôi nằm mơ thấy có một ông gia đuổi bắt anh Bảo.Anh Bảo chạy trốn ông già đó rồi vấp ngã..rất nhiều người vây quanh anh Bảo..trong mơ tôi đi qua đó thấy một đám đông người ,tôi chen vào để xem..và thấy anh Nguyễn Văn Bảo nằm co ro dưới đất..Tôi nói với mọi người chung quanh đây là anh Bảo bạn của tôi.

Tôi nằm mơ đến đó thì giật mình vì tiếng la thất thanh của một thường phạm.

-Các anh các chú ơi,Chú Bảo chết rồi...Các anh các chú ơi,Chú Bảo chết rồi.

Mọi người trong buồng 6 thức dậy..mấy anh em trẻ chạy xuống nhà vệ sinh nhanh chóng mang anh Bảo lên.Có một điều thật kỳ lạ là tôi thấy anh Bão nằm co ro trong tư thế mà tôi thấy trong giấc mơ.Tôi sờ vào người anh, thấy anh đã lạnh..tôi biết anh đã chết rồi.Người ta gọi cấp cứu,anh Bảy là người thân tín của Bs Trung tá Phạm Ngọc Cảnh,anh làm y tá dưới trạm xá...ra cửa sổ nói nhỏ với người cán bộ gác đêm điều gì đó.5 phút sau Bs Cảnh cùng cán bộ An ninh và Trực trại vào đến buồng giam và mở cửa ra,chúng tôi thấy rất lạ,chưa bao giờ trong những năm tháng ở tù mà việc cấp cứu được thực hiện nhanh đến mức như vậy!?

Người ta mang anh NVB xuống Trạm xá,20phút sau ,trực trại Nguyễn Xuân Kiện vào hỏi người trưởng buồng và anh thường phạm là phát hiện anh NVB ngã ở nhà vệ sinh lúc mấy giờ..Tôi biết là anh Bảo chết thật rồi

Tôi hỏi Nguyễn Xuân Kiện là anh Bảo chết rồi phải không cán bộ.

Cán bộ Kiện trả lời.

-Rất tiếc anh Bảo chết rồi anh ạ..Chúng tôi và Bs của trại đã cố gắng hết sức rồi

Chưa bao giờ tôi thấy cán bộ Kiện ôn tồn đến thế

Sáng ra trại cho tổ chức một cuộc họp tại buồng 6 để lập biên bản về cái chết của anh NVB

Buổi họp do Đại uý Hoàng Xuân Nam phụ trách an ninh-Thiếu tá phụ trách văn hoá..và trực trại Nguyễn Xuân Kiện chủ trì.

Người ta hỏi trong buồng 6,anh Bảo có bị ai ngược đãi đánh đập gì không?

Rồi họ bố trí một số người của họ phát biểu ý kiến:Ca ngợi sự nhanh chóng trong việc cấp cứu anh Bảo, sự chăm sóc tận tình

của Y, Bác sĩ và việc trại đã bố trí người giúp đỡ và chăm sóc anh Bảo khi đau ốm.

Thật là một trò hề..không chịu nỗi trò hề đó tôi phát biểu

-Cái chết của anh Nguyễn Văn Bảo là việc không đáng có.Nếu BGT chỉ cần quan tâm một chút..một chút thôi đến sức khoẻ và bệnh tình của anh Bảo,thì anh ấy đã không chết...chỉ cần giữ anh Bảo lại trạm xá để theo dõi chăm sóc như một việc bình thường thì anh Bảo sẽ không sao cả..Anh em chúng tôi đã đưa ý kiến này với cán bộ Nguyễn Xuân Kiện,nhưng cán bộ Kiện nói là anh Bảo đã khoẻ..đó là việc của chiều hôm qua..anh Nguyễn Văn Bảo đã chết trong đêm hôm đó...trại giải thích về điều này như thế nào đây?

ViênThiếu tá.phụ trách Giáo dục...trả lời:

-Nguyên nhân cái chết của anh Nguyễn Văn Bảo,pháp y sẽ xác định,chúng tôi đang tiến hành khám nghiệm.

Tôi phát biểu tiếp với sự phẫn nộ không thể kiềm chế được vì tôi đã mất một người bạn..tôi biết mình sẽ gặp rắc rối và nguy hiểm khi nói như vậy.

-Cái chết của anh Bảo là điều không đáng có.Chế độ này phải chịu trách nhiệm.BGT trại Nam Hà phải chịu trách nhiệm và trực tiếp là Cán bộ Phạm Ngọc Cảnh phải chịu trách nhiệm.

Không khí trong phòng yên tĩnh một lát,ai cũng lo âu.Để chống chế,Kiện kêu một số người của họ ra sân dặn dò gì đó.Và khi vào họ phát biểu ý kiến công kích tôi .Tất nhiên là bằng những lời lẽ vu vơ..Tôi nói:

-Tôi không tranh luận với các anh,các anh chỉ nói theo mệnh lệnh

Anh Lê Thiền Quang có ý kiến sâu sắc và đầy hàm ý

-Cái chết của anh Bảo là điều tất nhiên.Không ai có thể sống được sau 25 năm tù..

Chú Phan Văn Bàng

-Tại sao nhà nước này lại giam giữ một người già cả và bệnh hoạn,đã giam giữ họ 25 năm rồi,chỉ còn mấy tháng nữa.Sao không ân xá cho anh Bảo trong đợt đặc xá vừa qua:30/4

Anh Nguyễn Văn Bảo ra đi khi chỉ còn vài tháng nữa là hết án,gia đình anh đang nô nức chuẩn bị đón anh..lần thăm nuôi vừa rồi anh nói với tôi như vậy

Có lần tôi hỏi anh về "Thuyết Hội tụ" của anh. Anh chỉ cười lắc đầu

-Mình sợ rồi.Sau cái lần đó..với những cực hình tra tấn làm mình sợ hãi khi có ai nhắc đến..Xin lỗi Tuấn mình không muốn nhắc đến chuyện này nữa.

Anh Bảo những ngày cuối cùng chỉ còn là một phế nhân.Tinh thần suy sụp..thể chất đầy bệnh hoạn..mọi người ai cũng hiểu và chia xẻ với anh..vì họ biết rằng sau những điều đã xảy ra việc anh còn sống đến ngày hôm nay đã là một chuyện lạ,một phép màu.

Anh em vẫn dành cho anh một tình cảm trân quý.Thỉnh thoảng họ trao đổi với anh về Tử vi-Dịch lý và đoán mộng.Tôi không biết có sự tình cờ nào không...những phân tích biện giải của anh về Tử vi-Dịch lý-Đoán mộng thường rất đúng..Đây vẫn là một câu hỏi khó trả lời.

Trước khi anh Bảo ra đi..trong buồng số 6 cũng xảy ra một sự kiện thương tâm..một người thường phạm với một bản án chẳng đâu vào đâu,chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi là anh ta được ra về nhưng cuộc sống trong nhà tù CS nghiệt ngã và phi lý đã tước bỏ của anh của gia đình anh cái cơ hội đoàn tụ gần như hiển nhiên đó.Anh còn trẻ lắm ,rất khoẻ mạnh hoạt bát.Hằng ngày anh vẫn theo đội ra ngoài sản xuất ..không lo lắng không u sầu vì chỉ còn vài tháng nữa là hết án.Anh rất vui vẻ yêu đời và đầy nhiệt huyết

Đêm hôm đó vào lúc 1h khuya,anh đau bụng dữ dội,cả người co quắp lại như con tôm..những người bạn của anh họ chăm sóc cho anh rất chu đáo,họ xoa dầu vào bụng anh và gọi cấp cứu.Họ thay nhau gọi cấp cứu..những người có giọng to khoẻ nhất được yêu cầu ra đứng bên cửa sổ để gọi,một vài người lính gác đêm đến hỏi rồi đi với lời hứa sẽ báo cáo ngay cho Cán bộ trực trại.

Nhưng rất lâu mà chẳng thấy ai vào

Tôi không ngủ được nằm chờ và hy vọng có ai đó vào đưa anh ta đi cấp cứu.

Anh vẫn rên la quằn quại trong đau đớn

Tiếng gọi cấp cứu vẫn thất thanh và não nùng.

Một giờ,hai giờ,ba giờ đã trôi qua..mọi người trong phòng hoang mang và tuyệt vọng vì không thấy bóng dáng ai..họ vẫn cứ gọi cấp cứu.Cách gọi cũng thay đổi theo thời gian và sự khẩn cấp.

Lúc đầu là:Có người cần cấp cứu

No comments:

Post a Comment