Pages

Thursday, April 5, 2012

TƯỞNG-NIỆM CỐ GIÁO-HOÀNG GIOAN PHAO-LỒ II


  Apologies_by_Pope_John_Paul_II#mw-headnavigation, is an orphan, as few or no other articles link to it. Please introduce links to this page from related articles; suggestions may be available. (February 2010)
Pope John Paul II on 12 August 1993 in Denver (Colorado)

Apologies

Pope John Paul II made many apologies. During his long reign as Pope, he apologized to Jews, Galileo, women, victims of the Inquisition, Muslims slaughtered by the Crusaders and almost everyone who had suffered at the hands of the Catholic Church through the years.[1] Even before he became the Pope, he was a prominent editor and supporter of initiatives like the Letter of Reconciliation of the Polish Bishops to the German Bishops from 1965. As Pope, he officially made public apologies for over 100 of these wrongdoings, including:

  • The conquest of Mesoamerica by Spain in the name of the Church
  • The legal process on the Italian scientist and philosopher Galileo Galilei, himself a devout Catholic, around 1633 (31 October 1992).
  • Catholics' involvement with the African slave trade (9 August 1993).
  • The Church Hierarchy's role in burnings at the stake and the religious wars that followed the Protestant Reformation (May 1995, in the Czech Republic).
  • The injustices committed against women, the violation of women's rights and for the historical denigration of women (10 July 1995, in a letter to "every woman").
  • The inactivity and silence of many Catholics during the Holocaust (16 March 1998)
  • For the execution of Jan Hus in 1415 (18 December 1999 in Prague). When John Paul II visited Prague in 1990s, he requested experts in this matter "to define with greater clarity the position held by Jan Hus among the Church's reformers, and acknowledged that "independently of the theological convictions he defended, Hus cannot be denied integrity in his personal life and commitment to the nation's moral education." It was another step in building a bridge between Catholics and Protestants.
  • For the sins of Catholics throughout the ages for violating "the rights of ethnic groups and peoples, and [for showing] contempt for their cultures and religious traditions". (12 March 2000, during a public Mass of Pardons).
  • For the sins of the Crusader attack on Constantinople in 1204. (4 May 2001, to the Patriarch of Constantinople).

On 20 November 2001, from a laptop in the Vatican, Pope John Paul II sent his first e-mail apologising for the Catholic sex abuse cases, the Church-backed "Stolen Generations" of Aboriginal children in Australia, and to China for the behaviour of Catholic missionaries in colonial times

.“An excuse is worse and more terrible than a lie, for an excuse is a lie guarded.”

Giáo hoàng Gioan Phaolô II

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Emblem of the Papacy SE.svg Chân phước Gioan Phaolô II
JohannesPaulII.jpg
Tên lúc sinh Karol Józef Wojtyła
Tựu nhiệm 16 tháng 10 năm 1978
Bãi nhiệm 2 tháng 4 năm 2005
Tiền nhiệm Gioan Phaolô I
Kế nhiệm Biển Đức XVI
Sinh 18 tháng 5, 1920
Wadowice, Ba Lan
Qua đời 2 tháng 4, 2005 (84 tuổi)
Điện Tông tòa, Thành Vatican
Các giáo hoàng khác lấy tông hiệu Gioan Phaolô

Chân phước Gioan Phaolô II (Latinh: Beatus Ioannes Paulus II; tên sinh ; 18 tháng 5 năm 19202 tháng 4 năm 2005), là vị giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo Rôma và là người lãnh đạo tối cao của Vatican kể từ ngày 16 tháng 10 năm 1978. Ông lấy tông hiệu Giáo hoàng Gioan Phaolô II (Latinh: Ioannes Paulus PP. II; tiếng Ý: Giovanni Paolo II; Ba Lan: Jan Paweł II). Cho đến khi qua đời, triều đại của ông đã kéo dài hơn 26 năm và trở thành triều đại giáo hoàng dài thứ hai trong lịch sử hiện đại, sau triều đại dài 32 năm của Giáo hoàng Piô IX.

Ông là vị Giáo hoàng duy nhất người Ba Lan và là Giáo hoàng đầu tiên không phải người Ý trong gần 500 năm, kể từ Giáo hoàng Ađrianô VI năm 1520.[1] Ông là được tạp chí TIME bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20.[2] và cả những năm đầu thế kỷ 21. Mặc dù chưa chính thức được phong thánh nhưng ông được chọn là một trong những vị quan thầy bảo trợ cho Ngày Giới trẻ Thế giới tại Sydney vào năm 2008[3].

Trong triều đại của mình, Giáo hoàng Gioan Phaolô II không ngừng mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo trong Thế giới thứ ba. Ông đã thực hiện rất nhiều chuyến tông du hơn 129 quốc gia,[4] ông có thể nói được hơn 10 ngôn ngữ (ngoài tiếng Ba Lan còn có tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và một chút tiếng Việt[5] [6].

Trong suốt triều đại của mình, ông đã lên tiếng phản đối chiến tranh và kêu gọi hòa bình, phản đối chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản, chế độ độc tài, chủ nghĩa duy vật, các phương pháp phá thai, thuyết tương đối, chủ nghĩa tư bản và cách thức chết êm dịu. Ông cũng được coi là một trong những nguồn lực dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan và Đông Âu[7][1][2][8][9][4][10][11].

Ông là vị giáo hoàng đầu tiên đứng ra xin lỗi về những lỗi lầm của Giáo hội trong quá khứ; là vị Giáo hoàng đầu tiên đứng ra hòa giải với Chính thống giáo Đông phương[1]Do Thái giáo,[1][11][12]; Anh giáo.[1][13]; là vị giáo hoàng đầu tiên đứng ra tổ chức cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo của các tôn giáo khác như Phật giáo, Khổng giáo, Chính thống giáo Đông phương, Do Thái giáo, Cao ĐàiHồi giáo; là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm một ngôi đền Hồi giáoSyria; là vị Giáo hoàng đầu tiên tổ chức ra Ngày Giới trẻ Thế giới hằng năm; và cũng là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm vùng Thánh Địa Jerusalem[14].

Gioan Phaolô II đã được Giáo hoàng Biển Đức XVI phong đáng kính ngày 19 tháng 12 năm 2009[15] và phong chân phước ngày 1 tháng 5 năm 2011.[16]

Mục lục

[ẩn]

[sửa] Tiểu sử

[sửa] Thời thơ ấu

Emilia và Karol Wojtyla trong ngày cưới
Ngôi nhà Wojtyła ở Wadowice
Hành lang bên trong của ngôi nhà

Karol Józef Wojtyła sinh vào ngày 18 tháng 5 năm 1920 tại Wadowice, miền nam Ba Lan, cách Kraków 50 cây số. Là con út trong một gia đình có ba người con, cô chị chết từ khi còn nhỏ. Cha ông là Karol Wojtyla một cựu sĩ quan trong quân đội Habsburg và mẹ là Emilia Kaczorowka. Bà là con của một viên chức chính phủ và chính bà là người đã truyền lại lòng đạo đức sâu sắc cho ông[17].Theo lời kể của giáo hoàng thì chính mẹ ông "là người đã tạo ra món quà tôn giáo kỳ diệu cho gia đình Wojtyla". Ngay từ đầu, bà đã muốn Karol trở thành một tu sĩ. Bà thường nói với những người hàng xóm: "Lolek (một cách gọi Karol) của tôi sẽ trở thành một người vĩ đại"[18]

Trong trường tiều học dành cho trẻ em trai ở Wadowice, ông tỏ ra là một học sinh xuất sắc. Trong phiếu báo điểm đầu tiên, cậu được các điểm "rất tốt" về tôn giáo, hành vẽ, vẽ, hát, trò chơi, thể dục và "tốt" trong tất cả các môn còn lại. Ông rất thích thể thao, là thủ môn cho đội tuyển nhà trường. Ông được rước lễ lần đầu lúc 9 tuổi, được lãnh bí tích thêm sức lúc 17 tuổi. Mẹ ông qua đời ngày 13 tháng 4 năm 1929, lúc ông mới 9 tuổi. Giấy chứng tử của bà ghi bà bị sung huyết tim và thận.[19].

Ở tuổi 11, Karol vào học trường trung học dành cho nam sinh của Wadowice. Cũng trong năm đó, ông trở thành một chú bé phụ lễ và có mối quan hệ gần gũi với linh mục Kazimiers Figlewicz. Ngày 5 tháng 12 năm 1932 anh ông là Edmund qua đời khi đang chăm sóc những người bị bệnh dịch. Sau này, trong một giây phút giãi bày tâm sự hiếm hoi, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã kể lại với tác giả người Pháp André Frossard: "cái chết của anh tôi có thể đã tác động tới tôi sâu sắc hơn cái chết của mẹ, do những hoàn cảnh riêng biệt, tất nhiên là đau thương và do tôi đã lớn hơn"[20].

Trong thời gian này ông cũng đã đến với sân khấu. Nhiều trong số các vở kịch được diễn trên sân khấu của trường trung học là do Karol Wojtyla đạo diễn. Những vở kịch này thường đề cập tới những chủ đề yêu nước[21]. Karol cũng thích khiêu vũ, ông có thể khiêu vũ thoải mái với các điệu pôlône, maduka, van, tănggô. Vào cuối những năm trung học, ông đã quen biết với Mieczyslaw Kotlarczyk - một nhà trí thức, người đã sáng lập Nhà hát Đại học nghiệp dư ở Wadowice. Ngày 6 tháng 5 năm 1938, tổng giám mục địa phận Kraków, Adam Sapieha đến Wadowice để chủ tọa buổi lễ xác nhận trước khi tốt nghiệp. Ấn tượng trước cậu học sinh Karol, giám mục đã hỏi cậu sẽ vào trường dòng chứ? Những Karol đã trả lời rằng: "con sẽ nghiên cứu văn học Ba Lan và triết học"[22].

Sau khi học xong trung học tại Wadowice, Cha ông đưa ông đến Kraków vào tháng 8 năm 1938 khi ông 18 tuổi. Ở đó ông ghi danh vào Đại học Kraków giống như ông anh Edmund. Karol Wojtyła nhanh chóng thích ứng với 1 chương trình rất nặng tại trường đại học bao gồm các môn: từ vựng và ngữ âm Ba Lan, Văn học trung cổ Ba Lan, Kịch Ba Lan thế kỷ XVIII và thi ca đương đại. Ông đã trở thành một sinh viên triết lý và văn chương rất xuất săc, vừa đồng thời theo học thêm ngành kịch nghệ. Wojtyła nhanh chóng kết bạn với một loạt các thi sĩ và kịch gia. Ông thường lui tới ngôi nhà của gia đình Szkoci - một nhà âm nhạc cừ khôi[23].

Ông được huấn luyện quân sự ở Hermanice năm 1935. Vào tháng Bảy 1939, các sinh viên Ba Lan và Ukraine phải vào trung tâm huấn luyện quân sự ở Ozomla, gần Sadowa Wiszna[24]. Vào ngày 1/9/1939 khi Đức tấn công Ba Lan mở màn cho Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hai cha con Wojtyła quyết định rời khỏi Kraków. Hai người cuốc bộ đi về phía đông tới vùng núi Tarmobrzeg, cách Kraków 120 dặm thì nhận được tin Nga chuẩn bị xâm nhập phía đông Ba Lan. Hai cha con quyết định quay trở lại Kraków [25].

Vào mùa Đông năm 1939, Tyranowski đã mời ông tham gia tổ chức Living Rosary - một tổ chức hoạt động tôn giáo rất bí mật. Wojtyła gặp Tyranowski một tuần một lần. Dưới sự chỉ đạo của Tyranowski, ông lao vào những thực hành huyền bí [26]. Wojtyła đã học cách điều chỉnh cuộc sống hàng ngày một cách chính xác cho công việc cũng như cho các hoạt động tôn giáo của mình. Chính cách làm việc này đã ảnh hưởng rất nhiều tới ông sau này. Trong thời gian này, ông cũng viết cùng một lúc ba vở kịch: David, Job và Jeremiah bảy tỏ những suy nghĩ, tính huyền bí của sự hi sinh và sự khát khao về một sự giải phóng dân tộc mới [27].

Bất kỳ ai không có một việc làm thường xuyên được nhà chức trách Đức xác nhận đều có nguy cơ bị đưa sang Đức. Chính vì lý do đó, tháng 10/1940 ông đã làm việc lao động chân tay trong một nhà máy hóa học ở Solvay ở ngoại ô Kraków. Đây là những kinh nghiệm cho những quan điểm và thái độ với phong trào công nhân và nhân dân lao động sau này. Ông chỉ phải lao động nặng trong vài tháng còn sau đó đã chuyển sang lao động nhẹ hơn. Thậm chí có thể kiếm được một chân văn phòng thế nhưng để đảm bảo an toàn và không gây chú ý ông đã từ chối [28].

Ngày 18/2/1941, cha ông Wojtyla sau một trận ốm nặng đã qua đời. Sau khi những nghi thức cuối cùng dành cho người qua đời đã được cử hành, ông đã thức suốt đêm để canh thi hài cho cha và suy nghĩ về tương lai và nghề nghiệp của mình. Ông đã nói với tác giả André Frossard: "ở tuổi 20, tôi đã mất tất cả những người mà tôi yêu quý, và thậm chí cả những người mà có thể tôi đã yêu quý". Đầu năm 1941, theo lời giới thiệu của vị giáo sư tiếng Pháp cũ của ông, các quản đốc ở Solvay trao cho ông công việc kế toán ở mỏ đá và theo dõi số chất nổ được dùng để phá đá.

Lúc nhỏ tuổi ông có tiếp xúc nhiều lần với nhóm người Do Thái tại Kraków. Trong thời Đức quốc xã chiếm Ba Lan trong Chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều bạn bè Do thái của Karol Józef Wojtyła đã bị giết hay bị trục xuất. Tuy nhiên thái độ của Wojtyla với những hành động này là "cầu nguyện". Ông nói rằng: "Hãy nhớ rằng, chúng ta có bổn phận cầu chúa ban cho họ đủ sức mạnh chịu đựng tất cả những thứ này" [29]. Ông không bao giờ tham gia vào bất kỳ một sự kháng cự nào chống lại Đức quốc xã hay vào những hoạt động nhằm giải cứu người Do Thái. [30].

Trong những lúc rảnh rỗi, ông đã dành thời gian say mê điện ảnh. Cùng với những người bạn trong đó có Mieczyslaw Katlarczyk, ông đã sáng lập nên nhà hát Rhapsodic, tiền thân của đoàn kịch nghệ quốc gia Ba Lan. Nhưng họ phải hoạt động một cách bí mật vì nếu bị lính Đức quốc xã phát hiện họ sẽ có thể bị giết hay trục xuất. Mặc dù vậy trong khoảng thời gian từ 1941 - 1945, nhà hát đã trình diễn được 22 buổi và Wojtyła đã tỏ ra là một diễn viên xuất sắc[31].

[sửa] Tu sĩ

Năm 1941, sau khi cha ông qua đời, Karol đã dấn sâu hơn vào việc tái hiện sự huyền bí và triết học. Tại nhà Kydrynskis-một người bạn, nơi ông đã dọn đến và ở trong sáu tháng, người ta thường thấy ông nằm xoài ra sàn nhà cầu nguyện, tay dang ngang như hình thánh giá.[32].

Vào mùa thu năm 1942, sau một cuộc thảo luận dài với cha giải tội Figlewicz, Wojtyla đến nhà riêng tổng giám mục Sapieha và trình bày ước nguyện trở thành tu sĩ với vị giám mục. Trước đó, ông đã tới tu viện khổ hạnh dòng Carmeline ở Czerna với hy vọng được vào đây nhưng tu viện này đã bị quốc xã đóng cửa[33]. Mặc dù những người bạn đã cố gắng thuyết phục ông đừng rời bỏ sự nghiệp sân khấu, nhưng ông vẫn quyết định theo con đường mình đã chọn.

Ông bắt đầu lén lút học những môn của Chủng viện Kraków, do Hồng y Adam Stefan Sapieha, lúc đó là Tổng giám mục Kraków, điều khiển[34]. Mỗi người được trao cho một vị giáo sư. Các lớp học được tổ chức ở nhà tu, nhà thờ và ở nhà riêng. Những chủng sinh này được yêu cầu không để những người quen biết về việc học tập của họ và bản thân những người này vẫn duy trì một nếp sống bên ngoài như bình thường. Trong thời gian này, ông đã đọc cuốn: Luận về sự hiến dâng hoàn toàn cho Đức mẹ đồng trinh của St Louis Grignion de Montfort, Lý thuyết tự nhiên của Kazimierz Wars. Ngày 6 tháng 8 năm 1944, "Ngày Chủ Nhật đen" hơn 8000 người đàn ông và các cậu bé đã bị quân đội phát xít bắt giam, rất may mắn Wojtyla đã không nằm trong số đó. Sau sự kiện này, ông vào ẩn trú trong dinh tổng giám mục và không tiếp tục làm việc tại Solvay nữa. Ngày 13 tháng 11, ông chịu lễ xuống tóc - một nghi lễ từ thời trung cổ để biểu tượng hóa sự khuất phục trước Chúa.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Karol Wojtyla trở về phân khoa Thần học của Ðại học Jagiellonia vừa được mở cửa lại. Tại đây, ông đã được bầu làm phó chủ tịch hội sinh viên. Trong thời gian này, ông đã tập trung vào việc hoàn tất các chương trình nghiên cứu của năm 3 và năm 4. Từ tháng 4 năm 1945 cho tới tháng 8 năm 1946, ông cũng làm việc ở cương vị phụ giáo.

Karol Wojtyla cũng đệ đơn xin gia nhập tu viện Czera của dòng Carmelite đã được mở của trở lại. Tuy nhiên, tổng giám mục Sapieha đã kiên quyết từ chối việc cho phép Wojtyla gia nhập dòng tu. Sau này, ông còn cố thử gia nhập dòng này một lần nữa vào năm 1948 nhưng vẫn bị vị tổng giám mục từ chối[35].

[sửa] Linh mục

Ðại học của các linh mục Dòng Ða Minh (Angelicum) ở Roma.

Karol Wojtyła được thụ phong linh mục vào dịp Lễ Các Thánh ngày 1 tháng 11 năm 1946 sớm hơn sáu tháng so với các chủng sinh đồng khóa. Ngày hôm sau, tại nhà lớn Wawel, Karol đã cử hành thánh lễ đầu tiên. Sau đó không lâu, hồng y Sapieha gửi linh mục Karol Wojtyla đi du học Roma, tại Ðại học của các linh mục Dòng Ða Minh Angelicum. Dưới sự hướng dẫn của linh mục dòng Ða Minh nổi tiếng là Garrigou - Lagrange, Karol hoàn thành luận án tiến sĩ thần học về đề tài Ðức tin trong các tác phẩm của Thánh Gioan Thánh giá vào năm 1948. Trong các kỳ nghỉ hè trong thời gian du học tại Roma, Karol thi hành mục vụ nơi các người Ba Lan di dân sống bên Pháp, Hà LanBỉ[34].

Linh mục Karol Wojtyła tại Niegowić, Ba Lan, 1948

Sau khi hoàn tất học trình tiến sĩ trong thời gian du học ở Roma, tháng 7 năm 1948, Karol Wojtyla được hồng y Sapieha bổ nhiệm làm linh mục phụ tá Niegowic, một giáo xứ hẻo lánh thuộc vùng quê Galicia, cách Kraków 30 dặm[36].Mỗi buổi sáng, Wojtyla thức giấc lúc 5 giờ, dâng Thánh Lễ, điểm tâm rồi dùng xe ngựa di chuyển một vòng qua các khu trong giáo xứ, hướng dẫn giáo lý cho thiếu nhi và cử hành Thánh Lễ tại một khu xóm. Sau đó, ông trở về nhà xứ ăn trưa, tiếp khách hoặc đi thăm viếng giáo dân. Những buổi chiều hoặc những cuối tuần rảnh rỗi ông còn tự mình phụ giúp giáo dân địa phương những công việc lao động trong nhà [36].

Cũng trong thời gian làm phó xứ Niegowic, linh mục Wojtyla đã cống hiến nhiều thì giờ cho giới trẻ tại đây. Ông hướng dẫn họ trình diễn trên sân khấu, giúp họ học thêm để bồi bổ kiến thức, tổ chức những buổi cắm trại trong rừng hoặc những chuyến du ngoạn trong các khu lân cận thuộc giáo phận Krakow, thành lập các đội bóng chuyền và túc cầu cho thanh thiếu niên trong vùng[36].

Tháng 3 năm 1949, hồng y Sapieha thuyên chuyển ông về làm việc tại một trường của Ðại học Kraków thuộc giáo xứ Saint Florian. Ông tiếp tục trau dồi triết và thần học tại Ðại học Công giáo Lublin. Tại đây, ông có cơ hội tìm hiểu thêm về giới trẻ, đồng thời khai triển những phương pháp mục vụ trong khi tiếp xúc với đời sống văn hóa cùng các thức giả tại tổng giáo phận Kraków. Cũng tại nơi đây, Linh mục Wojtyla còn có dịp tiếp tục triển khai những kiến thức về văn chương và triết học của mình.

Linh mục Karol Wojtyla với các sinh viên Florian

Ông thường đưa những sinh viên đi cắm trại và du ngoại ngoài trời để hòa mình vào thiên nhiên[36]. Chính nhờ những sinh hoạt với giới sinh viên trong thời gian ở Saint Florian, mà sau này khi được cử làm Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Krakow, linh mục Wojtyla đã hoàn tất những tác phẩm nói lên mối liên hệ phái tính theo tinh thần Kitô giáo mà tiêu biểu là: The Jeweler’s Shop (Tiệm Nữ Trang), Love And Responsibility (Tình Yêu Và Trách Nhiệm).

Năm 1953, ông trình bày một luận án với đề tài "Thẩm định khả thể xây dựng nền luân lý Công giáo trên hệ thống luân lý của Max Scheler" tại Ðại học Lublin. Sau đó, ông trở thành giáo sư thần học luân lý và luân lý xã hội tại Ðại chủng viện Kraków và tại phân khoa thần học của Ðại học Công giáo Lublin[34].

Tháng 10 năm 1954, phân khoa Thần học tại Đại học Jagiellonian, nơi ông đang giảng dạy môn luân lý Kitô giáo, bị đóng cửa. Lúc ấy Linh mục Karol Wojtyla thường cùng một nhóm giáo sư bí mật gặp gỡ để trao đổi quan điểm về mối liên hệ giữa nhà nước và Giáo hội[36].

[sửa] Giám mục

Vào ngày 4 tháng 7 năm 1958 ông được Giáo hoàng Piô XII bổ nhiệm làm giám mục phụ tá giáo phận Kraków. Nửa giờ sau cuộc gặp với Hồng Y Wyszynski và nhận sự đề cử làm giám mục phụ tá, vị linh mục trẻ tìm tới tu viện của các nữ tu áo xám Ursuline bên bờ sông Vistula. Ông đã cầu nguyện liên tục suốt trong 8 tiếng đồng hồ liên tiếp trước khi rời tu viện Ursuline. [37]

Ngày 28 tháng 9 năm 1958, ông được tấn phong giám mục tại Nhà thờ lớn Wawel ở Kraków, 11 ngày trước khi Giáo hoàng Piô XII qua đời. Một tháng sau, Giáo hoàng Gioan XXIII lên kế vị, mở ra một kỷ nguyên mới cho Giáo hội Công giáo qua quyết định triệu tập Công đồng Vatican II. Vị tân giám mục 38 tuổi nhận được giấy mời tham dự công đồng[36].

Tại đây, ông đã có sự đóng góp tích cực và hữu hiệu vào chương trình của công đồng với bảy diễn từ đọc trước các nghị phụ tham dự Công đồng và với 13 tuyên ngôn, giám mục Karol Wojtyla đã gây được một ấn tượng sâu sắc đối với hầu hết các thành phần tham dự Công đồng. Đặc biệt là của Giáo hoàng Gioan XXIII, và nhất là Giáo hoàng Phaolô VI sau đó[36].

Vào ngày 30 tháng 12 năm 1963, Giáo hoàng Phaolô VI đề bạt ông làm Tổng giám mục Kraków. Trong cương vị tổng giám mục, ông tham dự Công đồng Vatican II, góp công soạn thảo các tài liệu Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis Humanae) và Hiến chế Mục Vụ Giáo hội trong thế giới ngày nay (Gaudium et Spes, Vui mừng và Hy vọng), hai văn bản có tính cách lịch sử và quan trọng nhất của Công đồng này.

Tháng 5 năm 1964, Wojtyla đã đệ trình đoàn chủ tịch công đồng 1 văn bản được soạn thảo nhân danh các giám mục Ba Lan tuyên bố rằng: mối quan hệ của Giáo hội với thế giới hiện đại phải được dựa trên khái niệm coi Giáo hội là một xã hội hoàn thiện do Chúa sáng lập và ở bên trên lịch sử. Ngày 30 tháng 11 năm 1964, ông đã có cuộc nói chuyện riêng đầu tiên với Giáo hoàng Phaolô VI, người đã theo dõi chặt chẽ các phát biểu của người giám mục mới này.

Trong thời gian này, nhà cầm quyền Ba Lan đã cho rằng Wojtyla là một người dễ có những thỏa hiệp với nhà nước hơn là hồng y giáo chủ Wyszynski. Chính quyền đã gợi ý để Wyszynski lựa chọn Wojtyla vào ghế tổng giám mục chứ không phải là một người khác. Niềm tin về Wojtyla của họ có thể thấy trong một báo cáo mật năm 1967 của cảnh sát Ba Lan: "Có thể yên tâm nói rằng ông ta (Wojtyla) là một trong số ít những trí thức trong đoàn giám mục Ba Lan. Không giống như Wyszynski, ông ta đã khéo léo dung hòa lòng mộ đạo truyền thống của dân chúng với Công giáo trí thức, mà cả hai đều được ông ta đánh giá cao...Cho đến nay, ông ta chưa tham gia vào các hoạt động chính trị chống nhà nước một cách công khai. Có vẻ như là các vấn đề chính trị không phù hợp với ông ta; ông ta bị trí thức hóa quá mức". [38]

[sửa] Hồng y

Trong năm 1967 Giáo hoàng Phaolô VI phong ông làm hồng y. Ông cũng đồng thời được bổ nhiệm vào bốn giáo đoàn của Vatican: giáo đoàn tăng lữ, giáo đoàn Giáo dục công giáo, nghi lễ, các giáo hội phương Đông và làm cố vấn cho hội đồng về thế tục.

Vào mùa Giáng sinh năm 1970, khi tình hình Ba Lan căng thẳng, giá thực phẩm leo thang, trong bài thuyết giảng nhân lễ Giáng sinh tại Kraków năm ấy, ông nói: "Khi người dân bị thương tích và khổ đau, Giáo hội phải lên tiếng bênh đỡ không vì bất cứ khuynh hướng chính trị nào mà chỉ vì tình yêu và tình liên đới của người con Thiên Chúa"[36].

Thời gian này ông cũng làm việc với nhóm tín hữu trí thức dấn thân có tên là Odrodzenie (Tái Sinh), tổ chức Công Giáo đấu tranh duy nhất đặt dưới sự bảo trợ của Hồng Y Giáo Chủ Wyszynski. Ông cũng có những cuộc gặp gỡ giới trí thức để cùng nhau trao đổi quan điểm. Tại tư dinh, ông không chỉ gặp gỡ các chủ biên của tờ Tygodnik Powszechny mà còn tiếp xúc với các sử gia, các nhà toán học, các khoa học gia, triết gia, các văn gia, nhạc sĩ, kể cả các nghệ sĩ trình diễn. Ông bàn hỏi họ về những vấn đề của Ba Lan, của nhân loại và cả những vấn đề thuộc thế giới bên kia –thế giới siêu hình"[36].

Vào năm 1972, Hồng y giáo chủ Karol Wojyla cũng bắt đầu một mối quan hệ với Anna-Teresa Tymieniecka, một phụ nữ Ba Lan đang làm việc tại Đại học Havard [39]. Bà đã giúp ông trở nên nổi bật, giới thiệu ông với cộng đồng triết học Châu Âu, với các học giả Mỹ. Bà đã giúp vạch kế hoạch cho chuyến thăm kéo dài đầu tiên của ông tới Mỹ, và thu xếp để ông có bài giảng đầu tiên tại Đại học Harvard [40]. Sau khi lên làm giáo hoàng, ông đã có một rắc rối với Tymieniecka về vấn đề bản quyền với cuốn Osoba i Czyn. Bà đã đánh giá sự im lặng của Giáo hoàng trước công luận trong cuộc tranh chấp này là một "sự phản bội" cá nhân, mặc dù bà và Giáo hoàng sau đó đã hòa giải[41].

Trong khoảng thời gian từ 1973 đến 1975, Tổng giám mục Wojtyla đã vào phòng đọc của Giáo hoàng để nói chuyện riêng 11 lần. Vào năm 1976, Phaolô VI đã mời Wojtyla cử hành Lễ Chay (lễ Lent) tại Vatican cho các thành viên của Tòa thánh và gia đình Giáo hoàng. Cũng trong năm này, tờ "Thời báo New York" đã đặt ông vào danh sách 10 người được nhắc tới nhiều nhất như là các ứng cử viên để kế tục Phaolô VI[42].

Vào tháng 8 năm 1978, sau khi Giáo hoàng Phaolô VI mất, ông đã tham gia Hồng y đoàn chọn Albino Luciani, Hồng y Tổng giám mục của Venezia làm Giáo hoàng Gioan Phaolô I. Khi được chọn làm giáo hoàng, Luciani chỉ 65 tuổi, trẻ so với nhiều giáo hoàng khác. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1978, chỉ 33 ngày sau khi nhậm chức, Giáo hoàng Gioan Phaolô I qua đời. Vào tháng 10 năm 1978 Hồng y Wojtyła trở về lại Tòa Thánh để bầu giáo hoàng mới.

[sửa] Trở thành Giáo hoàng

Huy hiệu của giáo hoàng Gioan Phaolô II có chữ M, tức chữ “Mary” (Đức Maria) để cho thấy được tầm quan trọng của Mẹ Maria trong đời sống thiêng liêng của ông.

Lúc 16:30 ngày thứ bảy 14 tháng 10 năm 1978, sau khi cử hành Lễ kính Chúa Thánh Thần tại Ðền thờ Thánh Phêrô vào ban sáng, 111 vị Hồng Y từ khắp thế giới bước vào Mật Viện, để bầu Giáo Hoàng mới. Hôm sau các Hồng Y bắt đầu bỏ phiếu: ban sáng hai lần, ban chiều hai lần. Bốn lần bỏ phiếu ngày 15 tháng 10/1978, không có kết quả nào cụ thể. Các Hồng Y người Ý chiếm đa số, nhưng các ông không đồng ý với nhau về một "ứng cử viên duy nhất", lúc đó là Hồng y Giuseppe Siri, Tổng giám mục Genova, người đã được báo chí nói đến từ lâu và được coi như "ứng cử viên" chắc chắn hơn cả. Vị khác là Hồng y Giovanni Benelli, Tổng giám mục Firenze, đã nhiều năm phục vụ tại Phủ quốc Vụ Khanh, có nhiều kinh nghiệm trong Ngành Ngoại giao và công việc của Giáo Triều Roma[43].

Sáng thứ hai 16 tháng 10/1978, với hai lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa chọn được Vị Giáo Hoàng mới. Tên của Tông giám mục Cracovia đã nhận được nhiều phiếu hơn cả vào lúc 17:30, trong cuộc bỏ phiếu lần thứ sáu, vào chiều ngày 16 tháng 10 năm 1978. Sau khi kiểm xong các lá phiếu, Vị Hồng Y nhiếp chính (trong thời kỳ trống ngôi) lại gần Vị được chọn, chào kính, đặt câu hỏi theo lễ nghi: "Ngài có chấp nhận việc lựa chọn Ngài hay không?". Trong cầu nguyện và yên lặng suy tư, Karol Wojtyla chưa trả lời ngay. Mọi người chờ đợi và thấy ông cảm động, nước mắt chảy trên gò má. Sau cùng, với giọng rõ ràng và nghiêm nghị, ông trả lời: "Vì Chúa Kitô của tôi, vì Ðức Trinh Nữ, Mẹ của tôi, vì tôn trọng Tông Hiến của Ðức Phaolô VI mời gọi, tôi xin chấp nhận."

6 giờ 18 phút, hồng y phó tế Tisserant tuyên bố: "Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Hồng y đoàn đã tín nhiệm Hồng y Karol Wojtyla, Tổng giám mục Kraków, Ba Lan, vào ngôi vị giáo hoàng của thế giới Công giáo". Ông đã được bầu để kế vị Gioan Phaolô I, trở thành Giáo hoàng từ ngoài nước Ý đầu tiên trong gần 500 năm và là vị giáo hoàng gốc người Slav đầu tiên trong lịch sử Công giáo.

Vị tân giáo hoàng giơ tay chào dân chúng. Trước khi ban phép lành Urbi et Orbi, ông mở đầu: "Sia lodato Gesù Cristo" Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô: lời chào người dân công giáo Ý rất ưa chuộng. Ông nói tiếp:

Chúng ta còn đang đau buồn về cái chết của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhất (dân chúng vỗ tay). Và lúc này đây các Vị Hồng Y đáng kính đã chọn một Vị giám mục mới của Roma. Các ngài đã chọn một vị đến từ một xứ sở xa xôi, xa xôi, nhưng luôn luôn gần gũi bởi sự hiệp thông đức tin và trong truyền thống Kitô. Tôi run sợ trong khi lãnh nhận việc lựa chọn này, nhưng tôi đã chấp nhận trong tinh thần phục tùng Chúa chúng ta Ðức Giêsu Kitô và trong tinh thần phú thác hoàn toàn cho Mẹ Người, Ðức Trinh Nữ Maria.

Tôi không biết tôi có thể biểu lộ rõ ràng bằng tiếng nói của anh chị em không... bằng tiếng Ý của chúng ta không" (lại một tràng pháo tay dài nữa của dân chúng) . Mối thiện cảm giữa Vị Giáo Hoàng mới và dân chúng gia tăng thêm mãi. "Nếu tôi nói sai, anh chị em sửa lại cho tôi. Và giờ đây hiện diện trước mọi người để tuyên xưng đức tin chung của chúng ta, đức cậy và lòng tín nhiệm của chúng ta nơi Mẹ Chúa Kitô và Mẹ Giáo hội và cũng để bắt đầu lại trên con đường của lịch sử và của Giáo hội với sự giúp đỡ của Thiên Chúa và của Giáo hội.

—Giáo hoàng Gioan Phao-lô II

Như giáo hoàng trước ông, Gioan Phaolô II đã đơn giản hóa chức vụ này và làm nó bớt huy hoàng. Ông không tự xưng là "chúng tôi" như các giáo hoàng trước; thay vào đó ông dùng "tôi". Ông chọn làm một lễ tấn phong đơn giản chứ không rườm rà, và ông chưa đội mũ giáo hoàng trong khi đảm nhiệm. Ông làm thế để nhấn mạnh tên chức vụ hầu hạ của mình là tôi tớ của những người tôi tớ của Chúa (Servus Servorum Dei).

Sáng ngày 17 tháng 10, ông đã trình bày chiến lược của ông: trung thành với công đồng và các hội đoàn. Gioan Phaolô II đã kiên quyết khẳng định việc phải tuân thủ lời răn dạy của giáo hoàng, tôn trọng các luật lệ về nghi lễ cũng như về kỷ luật. Sau cùng, ông nhấn mạnh đến nhu cầu tiến hành cuộc đối thoại trên phạm vi toàn thế giời và cam kết của Giáo hội với hòa bình và công lý trên thế giới[44].

[sửa] Nhiệm kỳ giáo hoàng

[sửa] Cai quản Giáo hội Công giáo

Giáo hoàng Gioan Phao-lô II trong Quảng trường Thánh Phê-rô

Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chủ sự 51 nghi lễ phong thánh cho 482 người và 147 nghi lễ phong chân phước cho tất cả 1338 người. Nhiều người hơn tất cả những giáo hoàng trước. Việc ông có phong thánh cho nhiều người hơn số người được những giáo hoàng trước phong thánh cộng lại khó xác minh được vì hồ sơ việc phong thánh lúc ban đầu còn thiếu sót[45]. Trong số những người được phong thánh có Anuarite Negapeta, một nữ tu người Phi bị một tên lính Simba ở Daia sát hại trong lúc bảo vệ sự trinh tiết của mình; Peter Toror, một nhà truyền giáo ở Papua Niughinê đã bị sát hại trong một trại tù binh chiến tranh của Nhật bản trong thế chiến thứ hai; Người được tấn phong gây nhiều tranh cãi nhất là Josemaria Escriva de Balague, người sáng lập tổ chức Thiên chúa giáo thần bí Opus Dei. Giáo hoàng Gioan Phaolô cũng được cho là người đã có những mối quan hệ với tổ chức này. [46]. Đặc biệt trong số những người được phong thánh có 117 vị thánh tử đạo Việt Nam được ông tuyên phong tại thành Rôma ngày 19 tháng 6 năm 1988[47].

Năm 1984, ông đã thành lập Học viện Sahel để đặc trách việc trợ giúp phát triển cho các quốc gia vùng sa mạc Sahara. Tháng 2 năm 1992, Gioan Phaolô đã thành lập Quỹ phát triển Populorum Progressio để trợ giúp cho các nhóm thổ dân Mỹ Latinh. Ông cũng đã thành lập Hàn lâm viện Giáo hoàng về sự sống và các khoa học xã hội, lập Ngày Quốc tế Bệnh nhân, Ngày Quốc tế Ðời tận hiếnNgày Giới trẻ Thế giới[48].

Trong suốt thời gian làm giáo hoàng, ông đã gặp 17,6 triệu khách hành hương trong 1160 lần tại Quảng trường Thánh Phêrô vào mỗi ngày Thứ tư. Khoảng 8 triệu khách hành hương trong Năm Thánh 2000. Ông đã 737 lần tiếp các nhà lãnh đạo quốc gia và 245 lần các thủ tướng quốc gia.

Ông đã được cả hai chính phủ Chilê và Áchentina nhờ can thiệp về vấn đề kênh Beagle "với mục đích hướng dẫn và giúp họ trong việc giải quyết hòa bình cuộc tranh chấp". Đây là một vấn đề quan trọng đối với Vatican và lần thứ hai sau một thế kỷ, Giáo hoàng lại một lần nữa được yêu cầu đóng một vai trò trong các cuộc thương lượng quốc tế.

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Gioan Phaolô II đã tổ chức 9 mật nghị để phong tước cho 232 hồng y, trong đó có một vị "còn giữ kín"; đã bổ nhiệm trên 3,5 ngàn trong số gần 4,2 ngàn giám mục trên thế giới. Ông đã gặp từng người trong các giám mục một số lần qua nhiều năm, nhất là khi họ viếng thăm Tòa thánh 5 năm một lần[49].

Ông đã chủ sự 15 thượng hội giám mục: 6 thường lệ (1980 về gia đình, 1983 về thống hối và hòa giải, 1987 về giáo dân, 1990 về linh mục, 1994 về tu sĩ, 2001 về giám mục), 1 ngoại lệ (1985 Công đồng Vatican II 20 năm sau) và 8 đặc biệt (1980 cho Hà Lan, 1991 cho Châu Âu lần nhất, 1994 cho Châu Phi, 1995 cho Liban, 1997 cho Châu Mỹ, 1998 [2] cho Châu ÁChâu Đại Dương, 1999 cho Châu Âu lần hai)[49].

Vào ngày 14 tháng 3 năm 2004, ông trở thành vị Giáo hoàng thứ ba trong số những vụ Giáo hoàng có thời gian ở ngôi lâu dài nhất, sau Thánh Phêrô (từ 34 đến 37 năm) và Piô IX (31 năm, 7 tháng, 23 ngày).

Với vai trò Giáo hoàng, ông đã viết 14 thông điệp, 14 tông huấn, 11 tông hiến, 42 tông thư và 22 tự sắc chưa kể đến hằng trăm sứ điệp và thư tín khác nữa. Để sửa soạn cho Năm Thánh 2000, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết tông thư "Tiến đến Thiên niên kỷ thứ Ba" (Tertio Millennio Adveniente) đề ngày 10 tháng 11 năm 1994.

[sửa] Giáo huấn

Tương lai bắt đầu từ hôm nay, chứ chẳng phải ngày mai.

—Gáo hoàng Gioan Phaolô II[50]

[sửa] Các chuyến tông du

Bản đồ cho thấy các quốc gia mà Gioan Phaolô từng viếng thăm

Trong suốt triều đại của mình ông đã thực hiện 104 cuộc viếng thăm ngoài nước Ý, chuyến đi cuối cùng là Lộ Đức vào tháng 8 năm 2004.

Ông cũng thực hiện 143 cuộc viếng thăm trong nước Ý. Với tư cách là Giám mục Roma, ông đã đi thăm mục vụ 301 trong tổng số 334 giáo xứ trong Giáo phận Roma.

Với 247 chuyến viếng thăm mục vụ trong và ngoài nước Ý, Gioan Phaolô II đã đi 1.167.295 km (hay 700.380 dặm), trên 28 lần chu vi của Trái Đất (hay 3 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng), nhiều hơn tất cả những Giáo hoàng trước cộng lại. Những chuyến đi này là dấu hiệu của nỗ lực bắc cầu nối lại những quốc giatôn giáo trong nhiệm kỳ của ông[51].

Ngay từ đầu, những chuyến đi của Giáo hoàng đã là một bài thuyết giáo không ngừng về tiếng tăm của con người và sức mạnh của lòng trung thành. Tại Triều Tiên, ông đã nói đến sự nghiệp giải phóng con người trước những người công nhân phải lao động cực nhọc. Ông đã đích thân phát biểu trước những người theo Thiên Chúa và những người không theo Thiên Chúa. Ông đã đến thăm nhiều nơi trên thế giới, dù ở thế giới thứ nhất hay thế giới thứ ba, ông đều hướng tới những con người, những thân phận nghèo khổ.

Tại Nigiêria, ông tuyên bố rằng: "việc khai thác bất chấp đạo lý đối với người nghèo và kém hiểu biết là một tội ác chống lại Chúa"; tại Côlômbia ông cảnh cáo: "những người sống dư thừa và xa hoa vô độ thể hiện sự mù quáng về tinh thần". Người nghèo sẽ phán xử các quốc gia đã lấy mất của cải của họ, khẳng định sự độc quyền đế quốc chủ nghĩa đối với hàng hóa của họ và quyền tối cao về mặt chính trị bằng sự trả giá của người khác". Tại Bồ Đào Nha, ông chỉ rõ: "Công lý đòi hỏi những người nông dân có thể canh tác trên mảnh đất của chính họ". Tại Tây Ban Nha, ông yêu cầu nhà nước phải bảo vệ những người lao động: "Chúng ta không thể bỏ mặc người lao động và số phận của họ được". Ông cũng bảo vệ việc thành lập những tổ chức công đoàn ở Braxin và tại Nam Phi, ông kết tội chủ nghĩa Apácthai[52].

Gioan Phaolô II đã biến những chuyến chuyến tông du trở thành một cuộc hành trình truyền giáo mang tính chất sứ đồ. Ông sẵn sàng đón nhận mọi phong tục và nghi thức văn hóa ở những vùng miền khác nhau. Ông không chỉ nói bằng hàng chục thứ tiếng mà còn đội bất cứ một trong số các mũ lạ thường nào mà nhân dân địa phương tặng: Mũ nồi dành cho sinh viên, mũ phớt rộng vành của những người Mêhicô, mũ làm bằng lông của những người da đỏ, mũ đen. Tại châu Phi, ông mặc bộ quần áo bằng da dê và đứng trong lúc nắm chặt cái giáo của vị trưởng bộ lạc. Tại miền tây nước Mỹ, ông xuất hiện từ một túp lều vải trong bộ quần áo lễ có tua; tại Phoenix một nhóm thổ dân Mỹ đặt ông lên bục diễn thuyết tròn rồi đi vòng quanh ông[53]...

Bất cứ ở nơi nào ông đến, ông đều tới viếng thăm những nơi tôn kính đức Maria. Nơi Đức Mẹ hiện hình ở Braxin, Ngôi nhà Đức Mẹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức, thánh địa Fatima ở Bồ Đào Nha...ông hiến dâng tất cả các lục địa cho trái tim Đức Mẹ "xin Người hãy thấu hiểu tất cả nỗi khổ đau và niềm hy vọng của tất cả chúng con"[54].

[sửa] Giới trẻ

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Gioan Phaolô II đã dành một sự quan tâm đặc biệt tới giới trẻ như là một sự tiếp nối những công việc ông đã làm kể từ khi còn là linh mục và giám mục. Ngoài những cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các học sinh, sinh viên nam nữ trong giáo xứ, nơi học đường, trong các cuộc bơi thuyền, leo núi, chơi thể thao, cắm trại với mục tiêu tìm hiểu hầu đáp ứng những khao khát kiếm tìm của giới trẻ về mọi vấn đề liên quan tới đời sống – kể cả vấn đề yêu đương, tính dục-,ông còn đưa ý niệm này vào lãnh vực văn chương, kịch nghệ qua những tác phẩm do ông thực hiện lúc bấy giờ. [55]

Trong tác phẩm “Crossing The Threshold Of Hope” (Bước Qua Ngưỡng Cửa hy Vọng), của mình, Gioan Phaolô II đã viết:

Giống như người thanh niên trong Phúc Âm, để trả lời cho những vấn nạn nền tảng, điều người trẻ tìm kiếm không chỉ là ý nghĩa đời sống, mà còn là phương thế cụ thể và hiệu nghiệm để sống đời sống ấy. (...). Người trẻ muốn là chính họ......Họ phải yêu mến chính tuổi trẻ của họ. Và điều này, mỗi một người linh mục cần phải biết và hiểu rõ.(…).

Năm 1985, ông công bố lập ngày giới trẻ thế giới (JMJ) 2 năm 1 lần. Đầu tiên là Rôma (1985), Buenos Aires (Argentine 1987), Santiago de Compostella ( Tây ban Nha 1989)…và nhiều nơi sau đó trên thế giới, để những người trẻ có thể gặp gỡ nhau, cùng ông tôn vinh Thiên Chúa, cùng nói lên niềm hi vọng của nhân loại, rồi sẽ trở về nhà như "những chứng nhân không chút sợ hãi của Tin Mừng ". [56]

Ông đã truyền cho họ sự dũng cảm, lòng nhiệt thành khi phải đối đầu với nền văn hóa sự chết như chiến tranh, bạo lực, nạn phá thai,… để duy trì sự sống cho con người.

Hỡi những người trẻ.

Chúa Kitô cần tới các con để thắp sáng địa cầu, để chỉ cho nhân loại ‘nẻo đường đi tìm sự sống (Ps. 16:11. Thách thức mới là các con cần phải thể hiện sự có mặt của Giáo Hội Chúa bằng chính cuộc đới và lối sống cụ thể của các con. Các con hãy sắp sẵn trí khôn, tài năng, lòng nhiệt thành và tình thương của các con để đối diện với đời sống và phục vụ đời sống.

Các con đừng sợ xuống đường để đi tới những nơi công cộng như các thánh Tông Đồ xưa. Giờ không còn là thời điểm để các con xấu hổ vì Phúc Âm (cf. Rom. 1:16) Giờ là thời điểm để các con rao giảng từ trên mái nhà (cf. Mt. 10:27). Các con đừng sợ phá vỡ nếp sống tiện nghi và thói quen để chấp nhận thách đố: làm thế nào để khuôn mặt Chúa Giêsu được thế gian biết đến?….

—Diễn từ tại Denver, Colorado, nơi tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 1993

[sửa] Quan hệ với các tôn giáo và giáo phái

Ông cũng góp sức cho sự thông hiểu giữa các tôn giáo, gặp gỡ và tổ chức những buổi hội thảo và cầu nguyện với nhiều cấp lãnh đạo các tôn giáo khác. Năm 2002, trong bối cảnh Hoa Kỳ chuẩn bị tấn công Iraq, ông đã mời gọi các nhà lãnh đạo các tôn giáo trên thế giới gặp nhau tại Assisi (Quê hương của thánh Phanxicô) để cầu nguyện cho hòa bình. Tham dự có tổng giám mục Piritim - đại diện Giáo hội Chính Thống giáo Nga, Thượng phụ Giáo chủ Bartholomew I của Giáo hội Chính Thống giáo Constantinopole, Giám mục Vasilios - Chính Thống giáo Cypriot, đạo Sikh (Ấn Độ), Thần đạo (Nhật Bản), giáo phái Hồn vật (Phi châu) và nhiều đại diện tôn giáo khác[57].

Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công khai xin lỗi thế giới và các tôn giáo khác về những lỗi lầm của Giáo hội Công giáo Rôma trong quá khứ, tổng cộng 94 lần.

[sửa] Anh giáo

Năm 1995, với thông điệp về Hiệp Nhất (Ut Sint Unum), Giáo hoàng Gioan Phaolô II kêu gọi hãy thực hiện một cuộc đối thoại và suy tư về "thừa tác vụ hiệp nhất của vị Giám Mục Roma", trong các giáo hội Kitô khác nhau trên thế giới.

Năm 1981, Một "Phúc Trình chung" đã được công bố, đúc kết lập trường của hai giáo hội Anh giáo và Công giáo về quyền bính. Năm 1982, Gioan Phaolô II qua Canterbury (Anh quốc) thăm vị giáo chủ Anh giáo[58].

Thứ Tư 12/05/99, Ủy Ban Quốc Tế Hổn Hợp Anh Giáo và Công Giáo, đã công bố chung một Văn Kiện nói về "Quyền Bính của Ðức Giáo Hoàng" trong giáo hội. Văn Kiện định nghĩa "quyền đứng đầu" của vị Giám Mục Roma như là "quyền để phân định sự thật" và quyền nầy cần được thi hành một cách "tập đoàn" trong khung cảnh của "hội đồng tính" của các Giám Mục. Việc công bố Văn Kiện Chung Anh Giáo và Công Giáo nói về quyền bính, là một bước tiến thêm nữa trên con đường đại kết.[59]

Tháng 7/2002, Nhân việc bổ nhiệm tân Tổng giám mục Canterbury - Rowan Williamatican, Gioan Phaolô II đã chúc mừng tân Tổng giám mục Canterbury và nói thêm như sau: "Tôi đã có dịp biết và làm việc gần gũi với các vị tiền nhiệm của ngài, Ðức tổng giám mục Runcie và Ðức tổng giám mục Carey, trong công tác chung là thăng tiến sự thông cảm giữa cộng đoàn Anh Giáo và giáo hội Công giáo. Tôi tin rằng với ơn phù trợ của Thiên Chúa, chúng ta có thể đạt được tiến bộ trên con đường tiến tới hiệp nhất"[60].

[sửa] Tin lành

Vào năm 1983, Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng đầu tiên lên tiếng giảng trong một nhà thờ Tin lành.[61]. Ngày 31 tháng 10 năm 1999, giữa tiếng reo vui của dân chúng và sự cảm động của giới hữu trách, Tuyên ngôn chung liên quan tới giáo lý về Công Chính Hóa đã được hai Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành Luther ký kết tại thành phố Augsburg [62].

[sửa] Do Thái giáo

Ngay từ khi mới đăng quang, ngày 12/03/1979 ở Mayence, Gioan-Phaolô II đã tuyên bố:” hai cộng đoàn tôn giáo (Công giáo - Do Thái giáo) chúng ta được liên kết ở ngay mức độ lý lịch của chính chúng “.

Ngày 13. 04. 1986, ông trở thành vị giáo hoàng đầu tiên bước vào đại hội đường Do Thái tại Roma,, ông tuyên bố:

Đạo Do Thái không ‘ngoại lai’ với chúng tôi, nhưng trong một ý nghĩa nào đó nó ‘nằm bên trong đạo chúng tôi. Đối với đạo Do Thái, do vậy, chúng tôi có những tương quan mà chúng tôi không có với bất cứ tôn giáo nào khác. Các bạn là những người anh em rất yêu chuộng của chúng tôi và, trong một ý nghĩa nào đó, người ta có thể nói là những anh cả của chúng tôi.

—Giáo hoàng Gioan Phao-lô II[63]

Ông cũng thừa nhận những tổn thương mà những người Do Thái phải cam chịu hàng trăm năm khi sống ở các nước Thiên Chúa "các hành động phân biệt đối xử, những hạn chế bất cong về tự do tín ngưỡng cũng như sự ngặt nghèo về tự do... Vâng, một lần nữa đã làm cho tôi cảm thấy hối tiếc và ngay cả những từ ngữ trong cuốn Nostra Aetete, sự bất công, sự ngược đãi và tất cả những biểu hiện chống lại phong trào Xemit, trực tiếp chống lại người Do Thái bất kỳ lúc nào và bởi bất cứ ai[64]".

Năm 2000, trong dịp viếng thăm Giêrusalem, ông đã để lại lời cầu nguyện vắn tắt trong Bức Tường Than khóc - nơi các người Do thái vẫn đến cầu nguyện với nội dung như sau[65] [66]:

Lạy Thiên Chúa của các Cha Ông chúng con, Chúa đã chọn Abraham và Dòng dõi của ngài, để thánh danh Chúa được rao giảng cho các dân tộc. Chúng con đau buồn sâu xa về thái độ của biết bao người trong dòng lịch sử đã làm cho con cái Chúa đau khổ, và trong lúc xin Chúa tha thứ về thái độ này, chúng con muốn cam đoan sống trong tình huynh đệ đích thực với Dân của Lời Giao Ước. Vì Chúa Kitô Chúa chúng con.

—Giêrusalem 26 tháng 3 năm 2000, Gioan Phaolô II.

[sửa] Chính Thống giáo Đông phương

Ngày 30 tháng 11 năm 2000, Nhân ngày lễ kính thánh Anrê tông đồ tử đạo 30.112000, trong một lá thư viết cho Thượng Phụ Giáo Chủ thành Constantinopolis ở Thổ Nhĩ Kỳ, về việc tiếp tục cuộc đối thoại Liên Tôn, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tặng nhà thờ St. Theodore ở trên ngọn đồi Palatine thuộc thành Rôma cho Chính Thống giáo Đông phương[67].

Trong thư, Giáo hoàng nói về nguồn cội chung của Công giáo và Chính Thống giáo nên ông nói đó là lẽ khẩn thiết bắt buộc Công giáo và Chính Thống giáo "tái thành lập lại sự hợp nhất toàn vẹn trong đức tin và trong đời sống sớm hết sức có thể, bởi vì sự chia rẽ giữa các Kitô giáo đi ngược lại tinh thần của Phúc Âm và việc chứng nhân giữa thế giới (....)vì một trái tim tinh tuyền và trong sáng, và vì vâng lệnh ý muốn của cùng một Thiên Chúa, chúng ta phải tiếp tục cuộc tìm kiếm sự hiệp thông toàn vẹn trong chân thành, huynh đệ và yêu thương".

Ông cũng đã cử một phái đoàn sang Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu bởi hồng y Edward Idris Cassidy, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng cổ võ Hợp Nhất Kitô hữu tham dự thánh lễ kính thánh Anrê - quan thầy của giáo hội phương Đông. Việc thăm viếng nhau nhân ngày lễ này đã trở thành truyền thống và được thực hiện liên tiếp từ năm sáu năm nay. Ngược lại mỗi năm vào ngày 29.6 nhân lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Ðồ, quan thày của Giáo Hội Công Giáo Roma thì Thượng Phụ giáo chủ Bartholomew I, cũng gửi phái đoàn sang Roma kính thăm Giáo hoàng.

Ngày 22 tháng 8 năm 2004, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thông báo việc ông trao trả Bức ảnh Ðức Mẹ Kazan cho Giáo chủ Alexis II của Giáo hội Chính Thống giáo Matxcơva, và qua Alexis cho toàn thể dân tộc Nga. Bức Ảnh Ðức Mẹ Kazan, đã được họa trên gỗ vào thế kỷ thứ 13. Bức Ảnh Ðức Mẹ Kazan đã được lưu giữ tại Fatima, sau đó được đưa về Vatican vào năm 1991 và được giữ nơi nhà nguyện riêng của giáo hoàng[68].

Trong sứ điệp gửi cho Giáo chủ Alexis II nhân dịp này, ông viết:

Vị giám mục Roma đã cầu nguyện trước Bức Ảnh Thánh nầy vừa khẩn cầu sao cho mau đến ngày mà tất cả chúng ta sẽ hiệp nhất với nhau, và là ngày mà chúng ta có thể công bố cho thế giới, trong cùng một tiếng nói và trong sự hiệp thông hữu hình, (công bố cho thế giới) biết ơn cứu rỗi của Chúa Duy Nhất của chúng ta và sự chiến thắng của Chúa trên tất cả mọi quyền lực xấu xa và vô đạo đang gây hại cho đức tin cũngnhư gây hại cho chứng tá hiệp nhất của chúng ta.[69]

[sửa] Phật giáo

Trong thời gian đương nhiệm, giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gặp gỡ người lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng là Đại Lai Lạt Ma nhiều lần[70]. Đại Lai Lạt Ma đã đánh giá về Giáo hoàng Gioan Phaolô II:

Quả thật Ngài có một ý chí và một quyết tâm giúp đỡ nhân loại về mặt tâm linh. Đó là điều tuyệt với, là điều thiện hảo.

—Đại Lai Lạt Ma[71]

Vào tháng 5 năm 1984 tại Băng Cốc, Giáo hoàng đã tới gặp giáo trưởng tối cao của Phật giáo Thái Lan tại tu viện của ông. Gioan Phaolô II bỏ giày ra và bước nhẹ nhàng đến bục nơi Vasana Jara, 86 tuổi đang an tọa trong tư thế thiền.

[sửa] Hồi giáo

Sau khi được bầu làm giáo hoàng, Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho biết rằng qua Hồng y Pignedoli, cộng tác viên thân cận của cố Giáo hoàng Phaolô VI và đức ông Rossano, người sáng lập Phong Trào Giải Phóng và Hoà Giải, ông đã thực sự đi vào con đường đối thoại với hồi giáo. Ngay từ những năm 1979, 1980 Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có những cuộc đối thoại với giáo chủ Hồi giáo Ayatollah Khomeini.

Vào năm 1985 ông đã phát động cái họi là "cuộc tấn công đối thoại" nhằm vào các tín đồ Hồi Giáo. Ông đánh giá cao một vài mặt của đạo Hồi: Thuyết độc thần, quy phục một vị Chúa nhân từ và những quy định về việc ăn chay và sám hối. Nhưng ông cũng tỏ ra hoài nghi về Hồi Giáo đang co mình trong nỗi sợ hãi. Vào năm 1982, trong một chuyến thăm tới Nigieria ông đã dự định dừng chân ở thị trấn Kaduna, khu vực đạo Hồi chiếm ưu thế. Tuy nhiên, kế hoạch này đã thất bại[72].

Kể từ sau năm 1989, Gioan Phaolô đã thấy trước rằng thách đố của thế giới sẽ là cuộc đối đầu với Hồi Giáo. Trong nhiều cuộc gặp gỡ với những người Hồi giáo, Giáo hoàng luôn muốn đối thoại. Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, ông xác tín rằng Hồi giáo sẽ là vấn đề lớn của thế giới.[73]

Gioan Phaolô II kêu gọi mọi người, Kitô hữu cũng như Hồi giáo, hãy vượt qua thái độ đối đầu. Với các bạn trẻ được quốc vương Hassan II của Maroc tập trung tại Casablanca hồi năm 1985, ông đã nói như sau:

Chúng ta đã từng đứng ở hai vị thế đối nghịch nhau. Chúng ta đã từng tiêu hao bao nhiêu năng lực cho những cuộc bút chiến và chiến tranh. Cha tin rằng hôm nay Chúa mời gọi chúng ta hãy thay đổi những thói quen cũ của chúng ta. Chúng ta phải tôn trọng nhau. Chúng ta phải khuyến khích nhau làm điều thiện.

—Giáo hoàng Gioan Phaolô II[73].

Gioan Phaolô II đã không ngừng bày tỏ thiện cảm với các Dân tộc Hồi giáo tại Bosnia Herzegovina và kêu gọi thế giới can thiệp nhân đạo để chấm dứt cuộc diệt chủng nhắm vào họ. Ông cũng đã lên án cuộc chiến chống Iraq do Liên Minh Anh Mỹ chủ trương. Sau cuộc khủng bố 11/09/2001, giáo hoàng còn cố gắng kéo thế giới ra khỏi một cuộc đối đầu về văn minh và tôn giáo. Ngày 14/12/2001, vào chính ngày kết thúc tháng chay tịnh Ramadan của người Hồi giáo, ông kêu gọi tất cả các tín hữu kitô trên toàn thế giới hãy ăn chay để cầu nguyện cho hòa bình.[73]

[sửa] Vai trò trong sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Ba Lan

Ảnh hưởng của Giáo Hoàng đối với sự sụp đổ của chế độ cộng sản Ba Lan đã được diễn tả trong cuốn “His Holiness John Paul II and The Hidden History of Our Time” (Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Lịch Sử bị che đậy trong Thời Đại Chúng Ta) của Carl Bernstein và Marco Politi ...

Giáo hoàng đã đến thăm Ba Lan lần thứ hai vào năm 1983, khi phong trào Công Đoàn Đoàn Kết của Lech Walesa đang dấy lên khắp nơi. Trong bối cảnh đó, chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan và Tòa Thánh Vatican đã đạt được một thỏa thuận để Giáo hoàng có thể đến thăm Ba Lan với mục đích thuần túy tôn giáo.

Ngày 16 tháng 6 năm 1983. Sau khi quỳ xuống hôn đất quê hương, ông đã lên kêu gọi những người đang bị bắt bớ ở Ba Lan: “Cha kêu gọi những người bị đày đọa hãy đến đây với cha. Cha kêu gọi lời này thay lời Chúa Giê-xu: Cha đã bị ốm và các con hãy đến thăm cha. Cha bị giam cầm, các con hãy đến với cha. Bản thân cha không thể tới thăm các con chiên đang bị giam cầm, đến thăm tất cả các con chiên đang bị đày đọa. Nhưng cha kêu gọi họ hãy đến với cha trong tinh thần giúp đỡ cha, như họ vẫn luôn làm.”... Buổi tối, hàng chục ngàn người đã diễn hành... Khi đi ngang qua tòa nhà của Trung ương Đảng Cộng sản Ba Lan, đoàn thanh niên đã hô to: “Solidarity! Solidarity! Walesa! Dân Chủ!.” [74]

[sửa] Mục tiêu của những âm mưu ám sát

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, ông đã bị một người đàn ông Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet Ali Ağca bắn trọng thương khi ông đang đứng trên xe chạy vòng quanh Quảng trường Thánh Phêrô như thường lệ[75].

Ông lập tức quỵ xuống vì đau đớn rồi từ từ ngã trong vòng tay các cận vệ. Ngay sau đó, hung thủ thực hiện vụ mưu sát bị cảnh sát tóm gọn. Nhưng kẻ tòng phạm đứng cách đó một đoạn xa thì nhanh chóng chạy thoát.

Viên đạn chỉ đi xuyên qua ổ ruột, cách động mạch vài ly, rồi rớt ngay trong xe, khiến ông dù bị mất đến 2/3 số máu trong cơ thể, nhưng vẫn được cứu sống kịp thời. Các bác sĩ cho rằng nếu viên đạn cắt ngang động mạch, ông sẽ chết tại chỗ hoặc trên đường cấp cứu. Về phần mình, ông lại xem đó như một sự can thiệp lạ lùng của Ðức Mẹ Maria[76].

Sau khi hồi phục, ông đã tuyên bố với mọi người rằng: "Tôi luôn cầu nguyện cho người anh em đã bắn vào tôi, người tôi đã chân thành tha thứ". Giáo hoàng đã viết thư định gửi cho Ağca: "Tại sao anh lại bắn tôi khi mà cả hai chúng ta đều chung đức tin vào Chúa?" Nhưng thay vì gửi bức thư đó, đã quyết định đến gặp Ağca. Năm 1983, ông đến thăm Ağca và tha thứ cho việc ám sát ông. Ông còn cầu khẩn nhà cầm quyền Ý ân xá cho Ağca. Ông đã giữ liên lạc với gia đình của Ağca nhiều năm sau đó và đã thăm mẹ Ağca năm 1987.

Cho đến nay, mưu đồ sát hại Giáo hoàng vẫn còn là một trong những bí mật lớn nhất của thế kỷ XX. Một số người (trong đó có William Casey - người lãnh đạo của CIA) đã tin rằng: những người Xô Viết đứng sau âm mưu sát hại giáo hoàng. Họ đã chỉ ra cái gọi là những vấn đề có liên quan đến những người Bungari, một tổ chức hay nhúng vào chuyện của người khác nhưng một chứng cứ trái ngược rằng Agca được bảo vệ và bao che bởi cơ quan tình báo Bungari, một tổ chức lệ thuộc vào cơ quan KGB. Về phần mình, quan điểm của giáo hoàng là: "tôi luôn luôn tin rằng ngay từ đầu, những người Bungari hoàn toàn vô tội, họ không việc gì phải làm điều đó". Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm được một tài liệu rõ ràng liên quan đến âm mưu sát hạt giáo hoàng ở Nga hoặc ở Bungari kể từ khi chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ.[77]

[sửa] Quan điểm về xã hội và chính trị

Trong những năm làm giáo hoàng, Gioan Phaolô II đã vận động công khai chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản kiềm chế nhân quyền và việc đàn áp chính trị. Ông cũng cương quyết chống việc phá thai, giữ vững lập trường về sự độc thân của chức linh mục, không phong chức linh mục cho phụ nữ và đặc biệt đã triệu tập các hồng y và giám mục Hoa Kỳ về Vatican để đối phó với việc lạm dụng tình dục do một số các linh mục gây nên.

[sửa] Thần học giải phóng

Đối với phong trào Thần học giải phóng nổi lên ở các quốc gia Mỹ La Tinh, Gioan Phaolô II đã ủng hộ hành động nhân đạo của các vị Hồng y giáo chủ. Ông cũng đề cao tấm gương của tổng giám mục Santiago, Hồng y giáo chủ Raul Silve Henriquez, một đối thủ của nhà cầm quyền độc tài Pinochet ở Chilê. Mặc dù vậy, ông không ủng hộ những phương thức tiến hành của thần học giải phóng.

Trước việc những người công giáo ở Mỹ La Tinh chọn chủ nghĩa xã hội, quan điểm của ông là: "chúng ta phải bắt đầu xem xét chủ nghĩa xã hội là gì và ở đó có những dị biệt gì đã. Ví dụ, một chủ nghĩa xã hội vô thần, không thể nào phù hợp với các nguyên tác Thiên chúa giáo, với quan điểm Thiên chúa giáo về thế giới, về các quyền của con người, với đạo lý, sẽ là một giải pháp không chấp nhận được".

Về thần học giải phóng, quan điểm của ông khá gay gắt: "Đó không phải là thần học thật sự. Nó bóp méo cảm giác thật về kinh Phúc âm. Nó dẫn dắt những người đã dâng mình cho Chúa khỏi vai trò thật sự mà Giáo hội đã giao phó cho họ. Khi họ bắt đầu sử dụng các biện pháp chính trị, họ không còn là các nhà thần học nữa. Nếu đó là một chương trình xã hội, thì đó là một vấn đề của xã hội học. Nếu nó đề cập đến việc cứu vớt con người, thì nó là thần học của muôn đời, đã có từ hai nghìn năm náy"[78].

[sửa] Chống chiến tranh, kêu gọi hòa bình

Tại Agrigento, Italia, Gioan Phaolô II đã lên tiếng thách đố bọn Sicilian Mafia bằng những lời lẽ sau [49].:

“Thiên Chúa phán: Ngươi chớ giết người! Không một ai, không một tập thể nào, kể cả Mafia có thể thay đổi hay chà đạp lên luật lệ tối linh của Thượng Đế. Những người dân Sicilian là những con người yêu sự sống, hy sinh cho sự sống. Họ không thể sống thường xuyên trong một nền văn hóa trái nghịch, một nền văn hóa chết chóc. Họ mong đợi một nền văn hóa sự sống Nhân danh Đấng Cứu Thế, bị đóng đinh trên Thập Giá và đã chỗi dậy từ cõi chết, và nhân danh Đấng là Đường là Sự Thật và là Sự Sông, tôi yêu cầu những người có trách nhiệm hãy thay đối thái độ. Một ngày nào đó các bạn sẽ ra trước tòa phán xét công thẳng của Thiên Chúa!”

Trước những cuộc xung đột đẫm máu của hai cộng đồng Công Giáo và Tin Lành ở Ái Nhĩ Lan, vào năm 1979, Gioan Phaolô II đã gửi đến những con chiên của ông nơi đây với nội dung như sau[49].

“Với tất cả sự xác tín và niềm tin đặt để nơi Chúa Kitô và với vai trò người cầm đầu Giáo Hội Công Giáo, Cha khẳng quyết: bạo lực là một tội ác. Vì lẽ ấy, chúng ta không thể chấp nhận chủ trương dùng sắt màu, dùng bạo lực như một phương thế để giải quyết vấn đề… Bạo lực là một sự dối trá, nó chống lại chân lý và niềm tin -chân lý và niềm tin của nhân loại…Giờ đây, Cha muốn nói với những thanh niên, phụ nữ đã nhúng tay vào bạo lực. Cha kêu gọi các con với ngôn ngữ nài xin. Cha quỳ gối van xin các con hãy rời bỏ con đường bạo lực để trở về con đường hòa bình và lẽ phải”.

Trong cuộc viếng thăm thành phố Coventry, Anh ngày 28-6-1982 khi nước này đang xảy ra chiến tranh với nước láng giềng, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có những lời lẽ quyết liệt lên án sự tàn khốc của chiến tranh, dù dưới bất cứ hình thức nào[49]:

“Ngày nay, với mức độ kinh hoàng của chiến tranh hiện đại –bất kể là với vũ khí hạt nhân hay vũ khí quy ước- khiến chúng ta hoàn toàn không thể chấp nhận để coi như cách thế giải quyết những dị đồng quan điểm giữa các quốc gia. Chiến tranh, bạo lực là những thảm cảnh thuộc về quá khứ, thuộc về lịch sử. Nó không còn có chỗ cho con người hôm nay và ngày mai”.

Gioan Phaolô II đã tích cực can thiệp nhằm ngăn chặn hai cuộc chiến tranh tại Vùng Vịnh. Hơn một lần ông cho rằng người ta không thề nhân danh bất cứ điều gì để gây thương vong, chết chóc cho con người. Trong khoảng thời gian từ 26-8-1990 đến tháng 3-1991, qua những văn thư, diễn tư, trên dưới 50 lần, Gioan Phaolô II đã nói tới hậu quả tai hại của cuộc chiến Vùng Vịnh. Trong diễn từ vào đúng ngày Giáng Sinh 25-12-1990, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói:

“Ánh sáng của Đấng Cứu Thế soi chiếu trên những quốc gia đau khổ trong vùng Trung Đông. Riêng tại Vùng Vịnh, chúng ta hồi hộp và âu lo sao cho mọi xung khắc sớm được tiêu tan. Xin những nhà lãnh đạo trên thế giới hiểu rằng mọi cuộc phiêu lưu chiến tranh sẽ không có gì có thể đền bù được”.

Cho đến khi cuộc chiến Vùng Vịnh tái bùng nổ vào đầu thế kỷ 21 thì Gioan Phaolô II cũng lên tiếng phản đối. Đối với những xung đột giữa Do thái và Palestine, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã vận dụng nhiều cách để mưu tìm hòa bình tại vùng đất này. Những cuộc thăm viếng, những buổi tiếp xúc cá nhân giữa vị Giáo Chủ và các lãnh tụ của cả hai phía Do thái và Palestine đã diễn ra rất nhiều lần, tại Vatican, trong những cuộc gặp gỡ nhân những cuộc du hành mục vụ hải ngoại[49].

[sửa] Nạo phá thai

Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nỗ lực nhằm ngăn chặn những áp đặt của chính quyền Clinton về các biện pháp phá thai trên nghị trình hội nghị về dân số ở thủ đô Ai Cập. Ông không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để lên tiếng về vấn đề bảo vệ quyền sống của thai nhi. Một mặt ông chỉ trích những âm mưu của các cường quốc giàu có nhằm áp đặt những biện pháp vô nhân đạo trên các quốc gia nghèo, kém phát triển qua chiêu bài kiểm soát dân số với những hứa hẹn viện trợ. Mặt khác, ông không ngớt lưu ý quần chúng, cách riêng các bậc phụ huynh, quan tâm tới những giá trị đạo đức trong mối liên hệ từ trong gia đình, giữa người vợ, người chồng, người cha, người mẹ, cho tới ngoài xã hội.

Ngay từ khi vừa được chọn làm người kế vị thánh Phêrô, Gioan Phaolô II đã nhiệt thành cổ võ cho điều mà trong những bài giảng thuyết cũng như những tông thư, thông điệp mà ông mệnh danh là nền ‘Văn Minh Sự Sống’. Gioan Phaolô II không ngớt đề cao giá trị sự sống của con người, từ khi còn là một bào thai trong lòng mẹ cho đến lúc chết. Bằng những lời lẽ cứng rắn, ông lên án những hành vi phá thai, trợ tử cũng như phong trào đồng tính luyến ái. Theo ông, những hài nhi mang sẵn một giá trị nhân bản tiên thiên, tự hữu mà không một ai, kể cả cha mẹ chúng, có thể tước đoạt hoặc coi như sở hữu của mình, rồi muốn làm gì thì làm trên sinh mạng của chúng, điều chỉ một mình Thượng Đế (Thiên Chúa) mới có quyền quyết định..[79]

“Hôn nhân là sự kết hợp vững chắc giữa hai người nam nữ, những người đã cam kết đón nhận quà tặng chung để mở đường cho những mầm sống mới được sinh ta”. Theo Ngài, đó không phải là một khái niệm phe phái mà là “giá trị khởi thủy của nguyên lý tạo dựng”.

—Giờ kinh truyền tin tại Quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 19-6-1994

Chủ Nhật đầu tháng 8-1994, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh tới những khía cạnh của tệ nạn phá thai ngày càng gia tăng trong xã hội loài người. Giáo hoàng tuyên bố: nền móng công lý công cộng đã bị xói mòn bởi vì nhà nước không nhìn nhận sự sống của những đứa trẻ khi chúng còn trong lòng mẹ để bảo vệ chúng [79].

Gioan Phaolô II cũng lên án việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Trong cuốn sách của ông mang tên Tình yêu và Trách nhiệm, ông đã nêu lên rằng: việc sử dụng các biện pháp tranh thai làm giảm giá trị của hành vi vợ chồng và của người phụ nữ (bằng việc coi rằng người đàn bá chỉ đơn thuần là đối tượng cho khoái lạc của người đàn ông)[80].

Lập trường này đã gặp phải những luận điệu chỉ trích lập trường của Giáo Hội về vấn đề chống phá thai và ngừa thai bằng mọi giá. Những chỉ trích này trong nhiều trường hợp còn đụng chạm tới chủ trương đề cao và quyết tâm bảo vệ hệ thống gia đình của Giáo Hội.

[sửa] Công nhân và người lao động

Lên tiếng trước đám đông những công nhân người Da Đỏ ngày 21-02-1979 sau cuộc viếng thăm Mêxicô lần thứ nhất, ông công khai nói với họ một cách bộc trực rằng: “Chúng ta cần gọi đích danh những hành vi phản công lý”. Khi tiếp xúc với giới lao động, ông đến với họ như một người bạn cùng chung cảnh ngộ, chia sẻ với họ bằng những kinh nghiệm được làm nên bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình. Có lần ông đã tâm sự với một số công nhân ở Rôma rằng: “Tôi đã làm việc tay chân trong suốt bốn năm trời. Đối với tôi, bốn năm ấy có giá trị hơn hai mảnh bằng tiến sĩ”[81].

Trong cuộc gặp gỡ ngày 19-3-1982 tại Livorno, Ý, Giáo hoàng nói với các công nhân là nền dân chủ của giới thợ thuyền trên thế giới lâu đời hơn nền dân chủ của Giáo Hội ít nữa là ở cấp độ giáo xứ. Từ nhận định ấy, ông cho rằng ông phải cám ơn họ vì chính giới cần lao đã đóng góp, đã cống hiến cho Giáo Hội những suy tư quý giá giúp cho đời sống Giáo Hội ngày một thêm phong phú. Khi các công nhân mạnh dạn lên tiếng phê phán là trong quá khứ Giáo Hội Công Giáo thường đứng về phía những người giàu có thế lực, ông nói: “Tôi xin cám ơn về những lời bình phẩm của anh em, cho dù sự thật hàm súc trong những lời này làm đau lòng”[81].

Tại Prato, Ý, ngày 19-3-1986, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lên tiếng khuyến cáo các nghiệp đoàn công nhân làm áp lực với giới chủ nhân, kể cả giới cầm quyền, để đạt mục tiêu. Tám năm sau, nhân lễ thánh Giuse ngày 19-3-1994 tại Rôma, giáo hoàng công khai thúc đẩy giới lãnh đạo nghiệp đoàn phải hành động. Ông nói: “Nếu con người im lặng, chính Thiên Chúa sẽ cất tiếng!”

Trong sứ điệp Mùa Chay đề ngày 20-02-1985 gửi các tín hữu trên toàn thế giới, Giáo Hoàng viết:

Khi hàng triệu, hàng triệu con người không có đủ lương thực hàng ngày, khi hàng triệu, hàng triệu trẻ em phải gánh chịu những chứng bệnh hiểm nghèo suốt đời chúng, và trong khi hằng triệu, hàng triệu em khác bị uổng tử thì tôi không thể im lặng. Chúng ta không thể im lặng mà không làm gì trước những thảm kịch như thế trong xã hội ngày nay.

Trong hơn 26 năm ở ngôi Giáo hoàng, Gioan Phaolô II đã công bố ba Thông Điệp quan trọng mà nội dung bàn sâu vào những vấn đề xã hội. Đó là Thông Điệp “Người Lao Động”, (Laborem Exercens - 1981), “Mối bận Tâm Xã Hội” (Sollicitudo Rei Socialis - 1987), và “Một Trăm năm Thông Điệp Tân Sự” (Centesimus Annus - 1991). Những Thông Điệp này phê bình những bất toàn của chế độ Tư bản cũng như chủ nghĩa Cộng sản đồng thời tỏ bày tình liên đới của Giáo Hội đối với giới thợ thuyền[81].

[sửa] Phụ nữ

Gioan Phaolô II đã đề cao vai trò và thiên chức của người phụ nữ. Trong thư gửi phụ nữ toàn thế giời ngày 29/06/1995 nhân dịp Năm Quốc Tế Người Nữ, ông viết: Giáo Hội có nhiều lý do để ước muốn rằng, trong kỳ Hội Nghị sắp tới do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh, người ta đưa ra ánh sáng chân lý trọn vẹn về người nữ. Ước gì người ta tán dương thật sự "thiên tài người nữ", lưu ý không những tới các người nữ quan trọng và danh tiếng, đã sống thời quá khứ hay còn đồng thời với chúng ta, nhưng cũng lưu tâm tới các người nữ bình thường, những người phát triển tài năng phụ nữ của mình để phục vụ những kẻ khác trong cái tầm thường hằng ngày[82] .

Mặc dù vậy, ông vẫn giữ lập trường dứt khoát với việc thụ phong chức linh mục cho phụ nữ: Ngày 15 tháng 8 năm 1988 trong Tông thư Mulieris Dignitatem, Gioan Phaolô II đã viết :" Khi kêu gọi chỉ những người nam để trở nên các Tông Đồ, Đức Kitô đã hành động cách hoàn toàn tự do và độc lập. Ngài đã làm điều đó cũng với sự tự do như khi Ngài đề cao phẩm giá ơn gọi phụ nữ trong tất cả; cách cư xử của Ngài không theo những xu thế tập tục hay những truyền thống mà luật pháp thời ấy chuẩn nhận” (Mulieris Dignitatem ,26). Sau hết, ông tuyên bố:

Vì thế, để không còn hồ nghi nào về một vấn đề quan trọng liên quan tới cơ cấu Giáo hội do Chúa thiết lập, tôi nhân danh sứ mạng củng cố các anh em tôi (cf Lc 22,32) mà tuyên bố rằng Giáo Hội không hề có quyền truyền chức tư tế cho phụ nữ và lập trường này phải được tất cả các tín hữu của Giáo hội tuân giữ.

—Giáo hoàng Gioan Phao-lô II[83]"( Ordinatio Sacerdotalis, 4.)[84]

Quan điểm này của ông đã vấp phải sự phản đối của nhiều phụ nữ. Năm 1979, tại Mỹ, xơ Theresa Kane, Chủ tịch hội nghị các nhà lãnh đạo về tín ngưỡng phụ nữ và dõng dạc tuyên bố trước giáo hoàng: "thưa giáo hoàng, Nhà thờ phải đáp ứng những chịu đựng của phụ nữ bằng cách xem xét khả năng của họ trong cả các chức vụ thiêng liêng". Khi đến Thụy Sĩ lại có một phụ nữ chỉ trích ông về điều này, đó là Margrit Stucky Scheller. Cô đã nói: "Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì việc làm của chúng tôi ít có ảnh hưởng tới Đức tin và Nhà thờ. Những người phụ nữ chúng tôi có ấn tượng là chúng tôi đã bị xem như công dân loại 2"[85].

[sửa] Sức khỏe

Tháng 7 năm 1992, ông đã phải cắt một khối u ở ruột kết. Theo một thông báo chính thức thì đó là "một khối hạch thường" ở ruột già. Một thông báo của Vatican đã nhấn mạnh rằng ca mổ kéo dài gần bốn tiếng cơ bản đã chữa được bệnh. Tuy nhiên, kể từ ca mổ đó, sức khỏe của giáo hoàng ngày càng suy giảm và ông đã phải thường xuyên đến bệnh viện đa khoa Gemelli[86].

Ngày 11 tháng 11 năm 1993, trong một buổi tiếp phái đoàn của Tổ chức nông lương thế giời (FAO) ở Vatican, ông đã khụy ra sau, ngã xuống sàn nhà và bị trật khớp vai. Theo nguồn tin chính thức của Vatican, Giáo hoàng đã vấp ở bậc thềm nơi đặt ngai của ông trong phòng đọc kinh tạ ơn. Nhiều tuần sau, Gioan Phaolô II rất khó nhọc khi giữ vao trì người chủ lễ Mixa và vào tháng 4 năm 1994, ông bị ngã trong vùng trượt tuyết ở Aburzzi. Ngày 28 tháng 4, ông ngã gãy xương đùi trong buồng tắm. Người ta thông báo rằng ông đã trượt chân ngã khi ra khỏi bồn tắm sau khi xả nước. Kể từ đó, ông phải dùng gậy chống khi đi[87]. à mổ ruột thừa năm 1996.

Năm 2001, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình đã xác nhận điều từ lâu nghi vấn rằng giáo hoàng đang mắc bệnh Parkinson (bệnh mãn tính về hệ thần kinh làm cho các cơ rụng và yếu)[88].

[sửa] Qua đời và tang lễ

Vào cuối tháng 3 năm 2005, khi ông 84 tuổi, ông trở bệnh nặng và phải nhập viện. Vào ngày 1 tháng 4, tình trạng ông bị trầm trọng khi tim và thận ông bị suy nhược. Vào ngày 2 tháng 4, Tòa Thánh tuyên bố rằng ông đang "hấp hối". Ông qua đời lúc 9 giờ 47 phút (giờ Roma)[89].

[sửa] Phong thánh

[sửa] Quá trình phong thánh

Ngày 28 tháng 4 năm 2005, giáo hoàng Benedict XVI trong buổi tiếp kiến hồng y Jose Saraiva Martins, Bộ trưởng Bộ phong thánh, đã chấp thuận miễn chuẩn quy định chờ 5 năm sau khi qua đời, để có thể mở liền ngay án phong chân phước và phong thánh cho cố giáo hoàng Gioan Phaolô II[90].

Ngày 9 tháng 5 năm 2005, Hồng y Jose Saraiva Martins và Tổng giám mục Edward Nowak, tổng thư ký của Bộ phong thánh, đã viết thư gởi cho Hồng y Camillo Ruini, đại diện của giáo hoàng, để chính thức loan báo tin này. Trong ngày lễ kính Ðức mẹ Fatima 13 tháng 5 năm 2005, và cũng là ngày kỷ niệm 24 năm giáo hoàng Gioan Phaolô II bị mưu sát, giáo hoàng Benedictô XVI đích thân đọc bức thư này, trong cuộc tiếp kiến hàng giáo sĩ Roma, tại Vương cung Thánh đường Thánh Gioan Laterano - nhà thờ chính tòa của Giáo phận Roma.

Ngày 29 tháng 5 năm 2005, nhật báo Quan sát viên Roma và nhật báo Tương Lai đã cho đăng chỉ dụ của Hồng y Camillo Ruini. Bắt đầu thu thập tài liệu về cố giáo hoàng Gioan Phaolô II để làm án phong chân phước và phong thánh[91].

Toà án Giáo hội tại Ba Lan đã bắt đầu công việc lập hồ sơ phong thánh vào tháng 11 năm 2005 tại Kraków, nơi Gioan Phaolô II đã trải qua phần lớn cuộc đời trước khi được chọn lên kế vị Phêrô. Công việc chính của toà án này là lắng nghe các nhân chứng tại Ba Lan về cuộc đời của Gioan Phaolô II[92].

Ngày 2 tháng 4 năm 2007, Giáo phận Roma đã chính thức hoàn tất việc điều tra ở cấp giáo phận về cuộc đời, các nhân đức và danh tiếng của Gioan Phaolô II[93]. Ngày 1-5-2011, tại Rôma, Đức Gioan-Phaolô II được giáo hội tôn phong tước hiệu Chân phước. Không riêng người công giáo mà cả những người thuộc các tôn giáo khác cũng hòa chung niềm vui thánh thiện này. Ngài giản dị mà vĩ đại và thánh thiện, thể hiện tình yêu và thứ tha như Đức Giêsu: Rửa chân và hôn chân người được rửa, đích thân đến nhà tù để tha thứ cho người đã ám sát mình là Mehmet Ali Ağca, yêu thương trẻ em, hòa đồng với giới trẻ, siêng năng lần hạt, có tâm hồn văn nghệ,… Tên thật của ngài là Karol Wojtyła. Ngài được mệnh danh là Sứ giả Hòa bình. Chứng nhân thứ nhất là thánh nữ Faustina, chân phước Gioan-Phaolô II là nhân chứng thứ nhì của Lòng Thương Xót Chúa.

[sửa] Phép lạ

Hai tháng sau khi giáo hoàng Gioan Phaolô II qua đời, một nữ tu sĩ người Pháp tên là Marie Simon Pierre không còn những triệu chứng của căn bệnh Parkinson. Bà cho rằng: "Tôi đã được chữa lành, đây là việc làm của Chúa, nhờ lời bầu cử của đức Gioan Phaolô II. Ðây là điều gây ấn tượng mạnh, và khó diễn tả ra bằng lời nói." (bản thân Gioan Phaolô II mất vì căn bệnh này)[94].

[sửa] Xin lỗi

Gioan Phaolô II đã xin lỗi những người Do Thái, Galileo, phụ nữ, những nạn nhân của Tòa án dị giáo, những người Hồi giáo bị những Thập Tự Quân tàn sát, và tất cả những người đã chịu đau khổ dưới bàn tay của Giáo hội Công giáo trong những năm tháng qua[11][95]. Ngay khi chưa làm Giáo hoàng, ông đã biên soạn và ủng hộ các sáng kiến như Lá thư Hòa giải của Giám mục Ba Lan gửi Giám mục Đức vào năm 1965. Đến khi trở thành Giáo hoàng, ông đã chính thức công khai xin lỗi cho hơn 100 điều sai trái, bao gồm:

  • Vụ xử án nhà bác học và triết gia Galileo Galilei, một người mộ đạo, vào khoảng năm 1633 (vào ngày 31 tháng 10 năm 1992).[96]
  • Những dính líu của Công giáo trong những cuộc buôn bán nô lệ châu Phi (vào ngày 9 tháng 8 năm 1993).
  • Vai trò của Giới tăng lữ Giáo hội trong những vụ hỏa thiêu và chiến tranh tôn giáo sau cuộc Cải cách Kháng cách (vào tháng 5 năm 1995, tại Cộng hòa Séc).
  • Các đối xử bất công đối với phụ nữ, vi phạm quyền phụ nữ và sự phỉ báng trước đây đối với phụ nữ (vào ngày 10 tháng 7 năm 1995, trong thư gửi "mọi phụ nữ").
  • Sự im lặng và làm ngơ của nhiều người Công giáo trong cuộc Diệt chủng người Do Thái (ngày 16 tháng 3 năm 1998)

[sửa] Chú thích

  1. ^ a b c d e Wilde, Robert. “Pope John Paul II 1920 - 2005”. About.com. Truy cập 1 tháng 1 năm 2009.
  2. ^ a b CBC News Online, “Pope stared down Communism in homeland - and won”, © 2005 Religion News Service, tháng 4 năm 2005. Truy cập 1 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ Tôi tớ thiên chúa, John Paul II
  4. ^ a b Maxwell-Stuart, P.G. (2006). Chronicle of the Popes: Trying to Come Full Circle. Luân Đôn: © 1997, 2006 Thames & Hudson. tr. 234. ISBN 978-0-500-28608-6.
  5. ^ “Pope John Paul II”. © 2008 The Robinson Library (20 tháng 10 năm 2008). Truy cập 1 tháng 1 năm 2009.
  6. ^ Rôma những ngày lịch sử (xem Video)
  7. ^ http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=33800
  8. ^ “Pope John Paul II and the Fall of the Berlin Wall”. 2008 Tejvan Pettinger, Oxford, UK. Truy cập 1 tháng 1 năm 2009.
  9. ^ Bottum, Joseph (18 tháng 4 năm 2005). “John Paul the Great”. Weekly Standard trang 1–2. Truy cập 1 tháng 1 năm 2009.
  10. ^ CNN (4 tháng 4 năm 2005). “Gorbachev: Pope was ‘example to all of us’”. Truy cập 1 tháng 1 năm 2009.
  11. ^ a b c “John Paul II: A strong moral vision”, CNN, 11 tháng 2 năm 2005. Truy cập 1 tháng 1 năm 2009.
  12. ^ “AIJAC expresses sorrow at Pope's passing”. © 2005, 2009 Australia, Israel & Jewish Affairs Council (4 tháng 4 năm 2005). Truy cập 1 tháng 1 năm 2009.
  13. ^ “Anglican tributes to Pope John Paul II”. Anglican Communion Office. © 2009 Anglican Consultative Council. Truy cập 1 tháng 1 năm 2009.
  14. ^ Tóm tắt về cố giáo hoàng John Paul II
  15. ^ Phụng Nghi, “ĐGH Piô XII và ĐGH Gioan Phaolô II được tuyên dương lên bậc 'Đáng Kính'”, VietCatholic News, Thông tấn xã Công giáo Việt Nam, 9 tháng 12 năm 2009. Truy cập 1 tháng 5 năm 2011.
  16. ^ Trần Phúc Nhạc; Linh Tiến Khải, “Tường thuật thánh lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolo II”, Đài phát thanh Vatican (Thành Vatican), 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập 1 tháng 5 năm 2011.
  17. ^ Sinh nhật lần thứ 78 của Giáo Hoàng
  18. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 41
  19. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 45
  20. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 54
  21. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 73
  22. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 79
  23. ^ His holiness John Paul II and the hidden history of our time by Carl Berntein và Marco Politi ISBN:0385472374. Bản tiếng Việt: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 86
  24. ^ TIỂU SỬ TÓM LƯỢC ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II
  25. ^ His holiness John Paul II and the hidden history of our time by Carl Berntein và Marco Politi ISBN:0385472374. Bản tiếng Việt: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 90
  26. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 95
  27. ^ His holiness John Paul II and the hidden history of our time by Carl Berntein và Marco Politi ISBN:0385472374. Bản tiếng Việt: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 99
  28. ^ His holiness John Paul II and the hidden history of our time by Carl Berntein và Marco Politi ISBN:0385472374. Bản tiếng Việt: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 102
  29. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Sđd trang 110
  30. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Sđd trang 111
  31. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Sđd trang 113
  32. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 108
  33. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 116
  34. ^ a b c “Sinh nhật Đức Thánh Cha”.
  35. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 128
  36. ^ a b c d e f g h i “Bước Đường Mục Vụ Của Cố Giáo Chủ Gioan Phaolô II”.
  37. ^ “Pope John Paul II -The Biography” và “His Holiness – John Paul II, and the Hidden History of our Time” của hai tác giả Bernstein & Marco Politi dẫn theo Chương III trong tác phẩm “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Vĩ Nhân Thời Đại”gồm XXIX chương của nhà văn Trần Phong Vũ sẽ do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành
  38. ^ Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Sđd trang 192
  39. ^ Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, sđd trang 244
  40. ^ Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, sđd trang 240
  41. ^ Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, sđd trang 236
  42. ^ Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, sđd trang 199
  43. ^ http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/01news/dtc138.htm Kỷ niệm 23 năm ngày Ðức Karol Wojtyla được chọn làm Giáo Hoàng(16/10/1978 - 16/10/2001)Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai Radio Veritas Asia, Philippines
  44. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 307.
  45. ^ Một vài con số về triều giáo hoàng Gioan Phaolô II
  46. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 670,671
  47. ^ Danh Sách 117 thánh tử đạo Việt Nam, http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/ghvienam/tudaovn1.htm
  48. ^ 19 năm giáo hoàng của Đức Thánh Cha (1978 - 1997)
  49. ^ a b c d e f “Đức Thánh Cha và 26 năm giáo hoàng”.
  50. ^ “BrainyQuote: Pope John Paul II Quotes. © 2007,2009 BrainyMedia.com. Truy cập 1 tháng 1 năm 2009.
  51. ^ Đức thánh cha với 26 năm dẫn dắt giáo hội
  52. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997, trang 674 - 677
  53. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; (lưu hành nội bộ) trang 682.
  54. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997, trang 683
  55. ^ GIOAN PHAOLÔ II VÀ NỖ LỰC BẢO VỆ SỰ SỐNG CON NGƯỜI, Trích chương XII trong tác phẩm “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Vĩ Nhân Thời Đại” gồm XXIX chương của nhà văn Trần Phong Vũ sẽ do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành
  56. ^ ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II VÀ GIỚI TRẺ, Simon HoaDalat
  57. ^ Gioan Phaolô II: Assisi - Kinh Hòa Bình
  58. ^ Một Triều Ðại Mới Với Ðức Gioan Phaolô II
  59. ^ Ủy Ban Quốc Tế Hổn Hợp Anh Giáo và Công Giáo vừa công bố Văn Kiện Chung nói về Quyền Giáo Hoàng trong Giáo Hộ, Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai Radio Veritas Asia, Philippines
  60. ^ ÐTC hoan nghênh việc Cộng Ðoàn Anh Giáo bổ nhiệm tân Tổng Giám Mục Canterbury
  61. ^ Vài nhận định về Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhân dịp mừng sinh nhật thứ 80 của ngài hôm 18 tháng 5/2000, Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai, Radio Veritas Asia, Philippines
  62. ^ Bài Suy Niệm thứ mười một Làm Sao Phân Rẽ Ðược Thân Xác?Các Bài Giảng Tĩnh Tâm của Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận cho Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Giáo Triều Rôma
  63. ^ Ơn cứu độ đến từ dân Do Thái
  64. ^ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, trang 754
  65. ^ Cử chỉ đặc biệt của ÐTC lúc kính viếng Bức Tường Than khóc ở Giêrusalem
  66. ^ Gioan Phaolô II: Viếng Thăm Thánh Địa
  67. ^ Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tặng nhà thờ St. Theodore ở trên ngọn đồi Palatine thuộc thành Roma cho Chính Thống Giáo
  68. ^ trao tặng lại Bức Ảnh Ðức Mẹ KAZAN cho Giáo Hội Chính Thống Giáo Moscowa và cho dân tộc Nga
  69. ^ [http://kinhmungmaria.com.p12.hostingprod.com/yahoo_site_admin/assets/docs/2-SuDiepCuaDucGoanPhao2.2191640.htm Sứ Ðiệp của ÐTC Gioan Phaolô I gởi cho Ðức Thượng Phụ Alexis II giáo chủ Giáo Hội Chính Thống Giáo Moscowa ]
  70. ^ Gioan Phaolô II tiếp kiến Ðạt Lai Lạt Ma thủ lãnh Phật Giáo Tây Tạng vào thứ Năm 27 tháng 11 năm 2003
  71. ^ Lễ giỗ giáp năm Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Hạt lúa gieo vào lòng đời
  72. ^ Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, sđd trang 748 - 749.
  73. ^ a b c “Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Hồi Giáo Prepared for Internet by Radio Veritas Asia, Philippines”.
  74. ^ GH John Paul II và Cộng-Sản Ba-Lan
  75. ^ Vì sao Gioan Phaolô II bị ám sát
  76. ^ Giáo hoàng của đức mẹ
  77. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997, trang 504-508.
  78. ^ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, Người dịch: Nguyễn Bá Long, Trần Quý Thắng; Sách tham khảo trong lực lượng công an nhân dân, NXB Công an Nhân dân, tháng 11/1997; trang 344, 345.
  79. ^ a b “GIOAN PHAOLÔ II VÀ NỖ LỰC BẢO VỆ SỰ SỐNG CON NGƯỜI, Trích chương XII trong tác phẩm “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Vĩ Nhân Thời Đại” gồm XXIX chương của nhà văn Trần Phong Vũ sẽ do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành”.
  80. ^ Giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta. sđd trang 197
  81. ^ a b c “CỐ GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II, NGƯỜI BẠN THIẾT CỦA GIỚI CẦN LAO; Trích chương XVI trong tác phẩm “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Vĩ Nhân Thời Đại” gồm XXIX chương của nhà văn Trần Phong Vũ sẽ do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành”.
  82. ^ THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLO II GỞI PHỤ NỮ TOÀN THẾ GIỚI, http://www.ubmvgiadinh.org/?open=contents&display=2&id=158
  83. ^ TRUYỀN CHỨC LINH MỤC CHO PHỤ NỮ, http://cuuthe.com/zoldsite1/giaidap/giaidap57.html
  84. ^ KHÔNG TRUYỀN CHỨC LINH MỤC CHO NỮ GIỚI, http://xuanbichvietnam.wordpress.com/2009/08/20/khong-truyen-chuc-linh-muc-cho-nu-gioi/
  85. ^ Giao hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, trang 868 - 871.
  86. ^ Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, trang 840 - 841.
  87. ^ Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II và lịch sử bị che đậy trong thời đại chúng ta, trang 842 - 843.
  88. ^ Cuộc đời Giáo hoàng John Paul II
  89. ^ Giây phút qua đời của cố giáo hoàng John Paul II
  90. ^ Mở án phong chân phước và phong thánh cho Ðức Gioan Phaolô II
  91. ^ Thu thập tài liệu về cố giáo hoàng
  92. ^ Kết thúc việc lập án cho Ðức Thánh Cha Gioan ở Ba Lan
  93. ^ Kết thúc điều tra cấp giáo phận để phong Chân Phước cho Ðức Gioan Phaolô II
  94. ^ Nữ Tu Marie Simon Pierre nhận được Phép lạ do lời cầu khẩn của Gioan Phaolô II
  95. ^ Stourton, Edward (2006). John Paul II: Man of History. Luân Đôn: © 2006 Hodder & Stoughton. tr. 1. ISBN 0340908165.
  96. ^ Weeke, Stephen. “Perhaps ‘Saint John Paul the Great?'”, © 2006-2009 msnbc World News, 31 tháng 3 năm 2006. Truy cập 1 tháng 2 năm 2009.

[sửa] Liên kết ngoài


Pope Apologizes for Catholic Church’s Historical Errors

Article abstract:
Pope John Paul II led observances for a Day of Pardon, acknowledging instances when members of the Roman Catholic Church acted in a manner that harmed people of different cultures or religions during the last one thousand years and asking for forgiveness for sins committed by both the Church and its members.

Forgiveness and the Jubilee Year

On March 12, 2000, the First Sunday of Lent, in preparation for Easter, Pope John Paul II led a worship service in St. Peter’s Basilica in Vatican City for the express purpose of publicizing the...

(The entire page is 798 words.)

http://www.enotes.com/pope-apologizes-catholic-churchs-historical-errors-reference/pope-apologizes-for-catholic-churchs-historical




Pope Benedict XVI

July 19, 2008 : Says he is „deeply sorry for the pain and suffering“ of victims of child sex abuse by clergy in Australia. Here is the relevant passage:

„Here I would like to pause to acknowledge the shame which we have all felt as a result of the sexual abuse of minors by some clergy ... in this country.

„Indeed I am deeply sorry for the pain and suffering the victims have endured and I assure them that, as their pastor, I too share in their suffering.

„These misdeeds, which constitute so grave a betrayal of trust, deserve unequivocal condemnation.

„They have caused great pain and have damaged the Church's witness.

„I ask all of you to support and assist your Bishops, and to work together with them in combating this evil.

„Victims should receive compassion and care, and those responsible for these evils must be brought to justice.

„It is an urgent priority to promote a safer and more wholesome environment, especially for young people.“

April, 2008 : Said he was „deeply ashamed“ of the child sex abuse scandal in the church and that the issue had sometimes been „very badly handled“ by church officials.

September, 2006 : Said he was „deeply sorry“ for remarks in a speech that linked Islam with violence, triggering outrage in the Muslim world.

John Paul II

2001 : During a trip to Greece, made a sweeping apology for wrongs committed by Roman Catholics against Orthodox Christians.

– 2001: Issued a formal apology to the indigenous peoples of Australia, New Zealand and the Pacific islands for injustices perpetrated by Roman Catholic missionaries.

2000 : Visiting a Holocaust memorial in Jerusalem, said the church was „deeply saddened by the hatred, acts of persecution and displays of anti-Semitism directed against the Jews by Christians at any time and in any place.“

2000 : Asked forgiveness for sins of Catholics through the ages, including wrongs inflicted on Jews, women and minorities.

1999 : Denounces persecution of Jan Hus, 15th century religious reformer and precursor of Protestantism who was burned at stake.

1998 : In document on Holocaust, expresses remorse for cowardice of some Christians during Nazi persecution of Jews.

1995 : During trip to Czech Republic, asks forgiveness for violence by Catholics against Protestants during 16th century Counterreformation.

1995 : Issues document saying church is „truly sorry“ for discrimination or mistreatment of women.

1992 : Visiting Senegal, begs for forgiveness for Christians who were involved in the slave trade.

1992 : Declares the church was wrong to condemn astronomer Galileo for maintaining Earth is not the center of the universe.

http://www.welt.de/english-news/article2229230/Papal-apologies-have-been-few-in-churchs-history.html


John Paul II

Last updated 2011-04-27

The late 264th Pope held office for 26 years and died on the 2nd April 2005. On 1st May 2011 he was beatified by his successor Benedict XVI. We review his life, writings and theology and remember him in prayer.

Introduction

I was afraid to receive this nomination, but I did it in the spirit of obedience to Our Lord and in the total confidence in His mother, the most holy Madonna.

John Paul II on the day he became Pope

John Paul II will be remembered as one of the outstanding popes of modern times; a pope who left a tremendous mark on the world as well as on his church.

Pope John Paul 2 John Paul II

The Church in action

His supreme achievement may have been to show the world that power need not come from the barrel of the gun, the coffers of a corporation, or even from the ballot box: it can come from sheer faith, and moral commitment. And by his influence on world events, John Paul II demonstrated that the Church is a church of history and can still change the world.

Critics

John Paul's critics condemned him variously as a bulldozer who stifled new thinking in theology, stamped out dissent among clergy and other religious, and who undid the decentralising policies of the second Vatican Council. His supporters replied that John Paul was a Pope who believed that both he and the Church needed to be rocks for their flock. And some added that the Pope's actions and speeches should be interpreted as the actions of a priest, not a politician.

A man of God

John Paul II was a great moral figure and a powerful, if inflexible, intellectual; during his time probably the world's most influential religious and moral teacher. Above all he was an evangelist; he went out into the world and preached the gospel of Christ, undiluted by contemporary political thinking. He challenged his audience, as one writer put it, to moral heroism, and showed the world that religion was not a spent force.

For John Paul II it was his duty to preach the truth, based on the gospel and two millennia of the teachings and experience of the Church. And while critics and journalists frequently condemned, and many ordinary Catholics simply ignored some of his teachings, they all agreed that here was a man who radiated faith, a prayerful man, a mystical man, a good man.

Background

His papacy covered times of dramatic change: it saw the fall of communism, the rise of globalism, and the growth of the 'me' generation. Catholic Christianity was undergoing radical transformation after the Second Vatican Council, when Catholics were taking a fresh look at what really mattered in their faith, and trying out new ideas of worship and ministry.

Aims

John Paul's papacy was driven by a wish to restore uniformity of belief and strong authority to the Church and to make it once again a rock on which its followers could depend. John Paul II was a fierce defender of what he perceived as Christian humanism in the face of the forces of communism, capitalism and totalitarian atheism.

For him, love was the key and he advocated uncompromisingly the need to give human beings the deepest value. And from this flowed everything. For example, his determination to restore respect for life: it was a matter of human rights, and a matter of obeying God's commandment not to kill. So he stood firm against contraception, abortion and euthanasia, and opposed the death penalty.

This was the philosophical source of his fierce anti-communism. For the Pope, communism was a tyranny that chopped down human freedom and saw people as mere resources to be used as the state saw fit; an attitude utterly intolerable to a man to whom each and every human being was an image of God.

Top

Vision for the Church

Authority and centralisation

Moral principles are not dependent upon the historical moment in which they are discovered.

John Paul II, Veritatis Splendor, 1993

Authentic theology can flourish and develop only through a committed and responsible participation in and 'belonging' to the Church as a 'community of faith'.

John Paul II, Veritatis Splendor, 1993

John Paul II was a rock in more than one way. Resolute in his faith and belief, he was immoveable when confronted with people who were stretching the ideas of Roman Catholicism too far beyond his own. Dissident voices did not get an easy ride.

His vision for the Church was to re-establish a consistency of belief and a strong central authority, in a climate when Rome’s decisions were being increasingly ignored by the faithful.

Latin America

Latin America, the cauldron of Liberation Theology, felt this early on. The Brazilian theologian Leonardo Boff was ordered to Rome and banned from further teaching. And other theologians, who were advisers to the bishops' conferences around the world, were punished, silenced or simply deprived of their licence to teach.

Intellectuals

The Pope faced trouble from some Catholic theologians who felt that he was exerting too much personal authority, and reversing the collegial and other moves of Vatican II. One of these was Hans Kung. In 1979 the Pope stripped him of his title as an official teacher of Catholic theology because of his dissent, including his disputing the doctrine of Papal infallibility.

However Kung was neither excommunicated, nor even deprived of his priestly duties; he was merely prevented from being a professor of "Catholic Theology", which considering how far he was from the teachings of the church, was not unreasonable. In 2001 Father Kung suggested that the Church should introduce limits on how long a pope could remain in office.

A similar case was that of Charles Curran, professor at the Catholic University of America, who was stripped of his professorship of Catholic Theology in 1986/7, for teachings that did not follow the offical line of the Church.

The Jesuits

Quite early on John Paul II went head to head with Church’s most influential religious order, the Jesuits.

He was unhappy that they had got involved in politics and in liberation theology, particularly in Latin America; and he was concerned that some Jesuit teachers were pushing theology in highly avant-garde directions. In 1981, when the then head of the order had a stroke, the Pope put in his own man (his "papal delegate") to run the Jesuits. Some Jesuits protested, but to little effect, and the papal delegate stayed in post until the Pope was willing to allow the Jesuits to elect a new head.

While this appeared to be a victory for the Pope, it didn't bring the Jesuits to heel. Some authorities suggest that this revealed a fundamental unwillingness on John Paul's part to risk serious disruption to the church by being too heavy-handed; he preferred to encourage the good rather than over-correct those who strayed out of line.

Centralisation

Centralisation is inevitable if a Pope is in place for a long time, simply because he will have appointed so many of the men serving in key church positions. Today the vast majority of the Cardinals and central staff in Rome, and the bishops around the world, were appointed by John Paul. And this means that the majority of the powerful people in the church follow the thinking of John Paul II. But centralisation was also natural to this Pope. He was a hands-on person, and so he, and the central church administration, got very involved in the doings of the churches around the world.

This was amplified by his travels - more than any Pope in history, this Pope was known to ordinary Catholics everywhere. He visited them in their own lands (and kissed their soil to show his respect for their country and culture), and he came into their homes through radio and television, speaking with a directness and charisma that no Pope in memory had ever done.

His control was aided by his relationship with the bishops. John Paul was closer to his senior clergy than his predecessors, and made a point of spending time with any bishop who came to Rome. During John Paul II's papacy conservative movements flourished in the Church. One example is Opus Dei, a predominantly lay religious order, that provided the Pope with loyalty and expertise. However many bishops saw such movements, with direct allegiance to the Pope, as undermining their own authority in their own territories.

Top

Women

...The church gives thanks for each and every woman: for mothers, for sisters, for wives; for women consecrated to God in virginity...

Mulieris Dignitatem, 1988 (edited)

After the Second Vatican Council many Catholic women looked for a greater role for women in the running of the Church. John Paul disappointed them.

The ordination of women

John Paul II refused to discuss the possibility of ordaining women as priests - despite the desperate shortage of new priests and the fact that that there are twice as many women religious (i.e. nuns) as there are men.

I declare that the Church has no authority whatsoever to confer priestly ordination on women and that this judgment is to be definitively held by all the Church's faithful.

Ordinatio Sacerdotalis, 1994

This was a brick wall for women. Not only did the Pope clearly say that he would not have women ordained, he was making it clear that the church could never, ever ordain women. It was one of those eternal truths that could never be changed, something emphasised in 1995 when the Church made it clear that this was an infallible teaching.

To those in favour of the ordination of women this seemed an act of injustice utterly inconsistent with so much of the Pope's actions to bring justice to the oppressed.

One nun remarked "He could not understand a woman religious who was also a woman. He could not understand a religious who was also a thinker" and she added, "There is no doubt in anybody’s mind that he intended to return religious life and especially the life of women religious to a kind of, at least a semi-cloistered institutionalised conformist childlike approach to the Church. It left a very wide gap between women religious and the papacy".

Theological objections

The Pope's objections were entirely theological and historical... when Christ called the apostles he did not call any women, and he did this as part of God's eternal plan, in union with God the Father.

He denied that Christ had been influenced by the culture of his day, and added that since the Virgin Mary, the ultimate woman, had not been called to be an apostle or a priest the non-admission of women to the priesthood did not mean mean that women are inferior. Nor was it discrimination against them; it was just God's plan.

Those in favour of ordaining women were not convinced. To them it was inconceivable that God had decided from the very beginning that women could not be priests.

They were even more upset by the brutal choice given them when this pronouncement became infallible: either they accepted that women could never be priests or they had to question the teaching authority of the church. Many felt that their integrity as religious people was violated. But in the Pope's mind, women had other roles set down for them on the stage of faith.

Disempowerment

The other area of conflict with women was over their right to control over their own bodies. (See 'Life').

To some women the Pope's attitude was a body blow to human rights. They felt he was saying that women had a "biological destiny", and they had to submit to it.

Others felt that the Pope was saying that women should be true to the essence of being a woman - which was to be fulfilled in a maternal role, either with flesh-and-blood children or in another maternal role such as teaching others the faith.

Top

Life: abortion, euthanasia, contraception, death penalty

The right to life

If a person's right to life is violated at the moment in which he is first conceived in his mother's womb, an indirect blow is struck also at the whole of the moral order.

Every Human Life is Part of God's Loving Plan

A major theme of John Paul II's papacy was the sacredness of all human life. For John Paul II the importance of the human person was his way of expressing the timeless Christian faith. He reaffirmed that Catholics shouldn't use artificial birth control, and was unshakeable on the rights of the unborn and the disabled.

Often the question is presented as a woman's right to free choice regarding the life already existing inside her, that she carries in her womb: the woman should have the right to choose between giving life or taking it away from the unborn child.

Anyone can see that the alternative here is only apparent. It is not possible to speak of the right to choose when a clear moral evil is involved, when what is at stake is the commandment Do not kill!

Crossing the Threshold of Hope, 1994

And over and over again he used the language of the rights of the individual, the freedoms of the individual, the dignity due to every individual person to make the case against birth control, abortion, or euthanasia.

I support with all my heart those who recognise and defend the law of God which governs human life. We must never forget that every person from the moment of conception to their last breath is a unique child of God and has a right to life.

This right should be defended by the attentive care of the medical and nursing professions and by the protection of the law.

Every human life is willed by our heavenly father and is a part of his loving plan.

John Paul II

Birth control dispute

Birth control was probably the area where he found himself most at odds with the most disparate group of people:

  • Ordinary Catholics who found the ban on contraception no longer acceptable
  • Environmentalists who saw the world at risk from over-population
  • AIDS activists who felt proper control of the disease was impossible without condoms
  • Women's rights activists who argued that a woman's right over her own body should be paramount
  • Ethicists who felt this was a complete block on individual freedom of choice and personal responsibility

The Pope was not unaware of these problems, and over many of them he agonised as others do. But his conclusion was simple: Artificial birth control was incompatible with Catholic teaching, and one should not cure an evil by committing a sin.

A child conceived in its mother's womb is never an unjust aggressor; it is a defenseless being that is waiting to be welcomed and helped.

Crossing the Threshold of Hope, 1994

And as artificial birth control was unthinkable, other solutions must be found to deal with the results of expanding populations.

Undermining authority

This changed the attitude of many people to the Pope, and to the authority of their church. They still loved and admired John Paul II, but they no longer believed he was always right, or that the teachings of the church were always right.

This was not an attack on the doctrine of infallibility - which had no place in this argument - but it hugely diminished the underlying respect for the church... after all a person might go to Mass every day, and believe all the things the church asked them to believe, but if they used artificial birth control they acted out their disrespect every time they did so.

The Pope's views on abortion, although strongly denounced in some quarters, were far less controversial, and many of those who thought him wrong about contraception agreed with his stand on abortion.

A distraction from greater problems

The tragedy of the birth-control issue was that it distracted many people from the other problems that the underlying theme of the sacredness of human life should have targeted; poverty, cruelty, oppression. These were problems of huge importance to John Paul II, but often attracted less attention than the individual's right to use artificial contraception.

The ways of solving the population problem are quite different.

Governments and the various international agencies must above all strive to create economic, social, public health and cultural conditions which will enable married couples to make their choices about procreation in full freedom and with genuine responsibility.

They must then make efforts to ensure "greater opportunities and a fairer distribution of wealth so that everyone can share equitably in the goods of creation.

Solutions must be sought on the global level by establishing a true economy of communion and sharing of goods, in both the national and international order."

Evangelium Vitae (1995) 91

The end of life

The right to life means the right to be born and then continue to live until one's natural end...

A free and virtuous society ... must reject practices that devalue and violate human life at any stage from conception until natural death...

John Paul II

John Paul was horrified by many of the modern world's attitudes to the end of life. It was not just the loss of life that troubled him, but the resulting blunting of the moral sensitivity of people's consciences.

True compassion leads to sharing another's pain; it does not kill the person whose suffering we cannot bear.

Evangelium Vitae, 1995

When legislative bodies enact laws that authorize putting innocent people to death and states allow their resources and structures to be used for these crimes, individual consciences, often poorly formed, are all the more easily led into error.

On Combatting Abortion and Euthanasia, 1991

Not only is the fact of the destruction of so many human lives still to be born or in their final stage extremely grave and disturbing, but no less grave and disturbing is the fact that conscience itself, darkened as it were by such widespread conditioning, is finding it increasingly difficult to distinguish between good and evil in what concerns the basic value of human life.

Life, especially human life, belongs only to God: for this reason whoever attacks human life, in some way attacks God himself.

Evangelium Vitae, 1995

Euthanasia

His views on euthanasia, however, were not as extreme as some quotations made them out to be.

Regardless of intentions and circumstances, euthanasia is always an intrinsically evil act, a violation of God's law and an offence against the dignity of the human person.

Letter to the Elderly, 1999

Whether something counted as euthanasia depended on the intention of those involved. John Paul's definition of euthanasia followed the thinking of Pius XXII and he did not object to the use of medicine to relieve pain and suffering even if this did shorten life, since death was not the intention.

Nor did he regard it as euthanasia to abandon aggressive medical treatment. If death was clearly unavoidable, and would come soon, it was acceptable to refuse treatment that would only keep a person alive in a burdensome way.

In 2002, for example, the Pope criticised the use of extreme measures to keep terminally ill people alive.

He said that using medical techniques to preserve a patient's life "at all costs" could be "useless and not fully respectful of the patient". And he added "Certainly one cannot forget that man is a limited and mortal being... It's thus necessary to approach the ill with that healthy realism which avoids generating in those who suffer the illusion of medicine's omnipotence."

However, euthanasia just because a person regarded their life as not worth living was entirely unacceptable, and equivalent to suicide.

The last years of the Pope's life were darkened by serious illness. His courage and faith in the face of increasing ill-health were a powerful statement of his views on the sanctity of life.

Suicide

Suicide he found as morally objectionable as murder.

In its deepest reality, suicide represents a rejection of God's absolute sovereignty over life and death...

Evangelium Vitae, 1995, 66

Abortion

The Pope's views on the sacredness of human life made him totally opposed to abortion. And suggestions that the foetus in the womb was not a fully human being cut no ice at all.

The human being is to be respected and treated as a person from the moment of conception; and therefore from that same moment his rights as a person must be recognized, among which in the first place is the inviolable right of every innocent human being to life.

Instruction Donum Vitae

The life of the foetus was to be defended because of its inherent dignity,

... a dignity which belongs to the embryo and is not something conferred or granted by others, whether the genetic parents, the medical personnel or the State.

Foetus as a Patient, 2000

Death penalty

John Paul's teaching on abortion and euthanasia were in the tradition of centuries of Catholic teaching. His views on the death penalty, however, perhaps shaped by the horrors of the war, were hostile to it, where traditionally the church had accepted it both for its deterrent and its retributive effect.

While John Paul was clearly against the death penalty, his opposition was not total. There were certain circumstances "when it would not be possible otherwise to defend society" in which it would be acceptable, but such cases would be "very rare, if not practically non-existent".

The Pope spoke out against executions several times. During his visit to St. Louis in January, 1999, the governor of Missouri spared the life of a condemned man at the Pope's request. And during that visit the Pope said:

I renew the appeal I made ... for a consensus to end the death penalty, which is both cruel and unnecessary...the dignity of human life must never be taken away, even in the case of someone who has done great evil. Modern society has the means of protecting itself, without definitively denying criminals the chance to reform.

Pope John Paul II at St Louis, USA, 1999

And the Pope included the death penalty in the pro-life issues raised at his meeting with President George W Bush in July 2001.

Top

Interfaith activity

Unity

The unity of all divided humanity is the will of God.

Ut Unum Sint, 6

Religious reconciliation

John Paul II made many gestures to bring the Roman Catholic Church closer to the other Christian churches and to other faiths. He did this without any compromise of Roman Catholic doctrine.

When Christians pray together, the goal of unity seems closer.

Ut Unum Sint, 22

In 1986 at Assisi, he organised a day of prayer for world peace which was attended by more than 150 representatives of the world’s major religions including the Dalai Lama, the Archbishop of Canterbury, American Indians smoking a pipe of peace and even African spirit worshippers.

Through his revolutionary encyclical on Christian unity Ut Unum Sint (That They May Be One) in 1995, John Paul invited other Christian leaders to help redefine his ministry as Pope; something that had never been done before.

In a speech in Athens in 2001 John Paul II re-emphasised the importance that he gave to friendship between the churches:

Division between Christians is a sin before God and a scandal before the world. It is a hindrance to the spread of the Gospel, because it makes our proclamation less credible.

The Catholic Church is convinced that she must do all in her power to prepare the way of the Lord and to make straight his paths (Mt 3:3); and she understands that this must be done in company with other Christians – in fraternal dialogue, in cooperation and in prayer.

Address to Holy Synod, Athens, May 4, 2001

But some reconciliations were not achieved: the dialogue on Christian unity between Rome and the Anglican Church, which Archbishop Michael Ramsey and Pope Paul VI had begun in 1968, foundered. The final stumbling block was the Pope’s strong reaffirmation of an exclusively male priesthood after the Anglican Church started to ordain women priests.

The Orthodox churches

The Catholic Church desires nothing less than full communion between East and West.

Ut Unum Sint, 61

Hopes of reunion with the Orthodox churches - estranged from Rome for a thousand years - remained remote, despite papal visits to Romania and Georgia, Greece and Ukraine. In 2001, in Athens, the Pope made the first apology to the Orthodox world for Catholic sins of the past, saying:

For the occasions past and present, when sons and daughters of the Catholic Church have sinned by action or omission against their Orthodox brothers and sisters, may the Lord grant us the forgiveness we beg of him.

Address to Holy Synod, Athens, May 4, 2001

And he particularly mentioned the sacking of the Orthodox city of Constantinople by Catholic Crusaders in 1204, an act still unforgiven. The Pope went on to praise the Greek Orthodox Church:

The universal Church can never forget what Greek Christianity has given her, nor cease to give thanks for the enduring influence of the Greek tradition.

Address to Holy Synod, Athens, May 4, 2001

After this apology the Pope was embraced by Greece's Orthodox leader, Archbishop Christodoulos.

The Pope's 2001 visit to Ukraine was marked by great hostility from the Orthodox. The Pope's success in re-establishing one of the Catholic Eastern rite churches, the Ukrainian Catholic Church, which had been dissolved by Stalin, had not endeared him to the Russian Orthodox church.

The head of that church, Alexy II, complained that the Pope had entered Russian territory to poach for converts and refused to meet him until he expressed regret for alleged violence carried out by his followers against Orthodox communities in Ukraine, including beating Orthodox priests, harassing believers and demolishing churches.

The head of the Orthodox in Ukraine, Metropolitan Volodimyr, failed to attend a meeting of reconciliation in Kiev to which he was invited, preferring to attend the consecration of a new church in another country.

But in 2004 things became more hopeful. The Vatican and the Russian Orthodox Church agreed to set up a joint working group to try to improve relations.

And on a visit to Moscow Cardinal Walter Kasper returned a precious icon to the Russian Orthodox Church as a personal gift from John Paul II.

The image, an 18th-Century copy of one of Russia's most sacred images, the Virgin of Kazan, was bought in the West by Roman Catholics in 1970, and had been hanging above the Pope's desk in the Vatican.

Also that year the Pope returned the relics of two early Christian saints to Bartholomew I, Patriarch of Constantinople and spiritual leader of some 300 million Orthodox Christians. The relics had been kept in St Peter's in Rome for more than 800 years. The Patriarch responded generously, saying, "this brotherly gesture by the church of Ancient Rome confirms that in the church of Christ there are no problems which are insurmountable, when love, justice and peace meet."

Islam

We believe in the same God, the one God, the living God, the God who created the world and brings his creatures to their perfection.

Speech to young Muslims, Casablanca (1985)

John Paul II made significant moves towards closer relationships with Muslims. In 1985 he spoke to a gathering of 50,000 young Muslims in Morocco, at the invitation of the King. His visit to the Umayyad mosque in Damascus in 2001 broke new ground as a symbol of harmony between Christianity and Islam. During the visit the Pope said that Muslims and Christians should be in "respectful dialogue, nevermore as communities in conflict". And he added, "for all the times that Muslims and Christians have offended one another, we need to seek forgiveness from the Almighty and offer each other forgiveness".

During the visit to Syria the Pope also called for greater understanding and respect between the followers of the "three Abrahamic religions" (Judaism, Islam, Christianity).

In harmony, but apart

However, one should not take this call for harmony as suggesting anything other than a way of coexisting in the face of profound differences.

In his book On the Threshold of Hope, John Paul showed his conviction that Islam had discarded much that was essential, by making God exist outside of the world: "a God who is only Majesty, never Emmanuel, God-with-us," and by not being "a religion of redemption". John Paul was clear that "not only the theology but also the anthropology of Islam is very distant from Christianity".

Top

Jews

We Christians recognize that the Jewish religious heritage is intrinsic to our own faith: you are our elder brothers.

Address at the Rome Synagogue, April 1986

Early experiences

John Paul II had known Jewish people from an early age. He had been brought up as a child playing with Jews in Poland. No other pope had had such a close experience of Jewish culture so it was not surprising that he went further than any other pope to restore friendship between the Vatican and the Jewish people.

I remember...the Wadowice elementary school, where at least a fourth of the pupils in my class were Jewish.

I can vividly remember the Jews who gathered every Saturday at the synagogue behind our school. Both religious groups, Catholics and Jews, were united, I presume, by the awareness that they prayed to the same God.

Despite their different languages, prayers in the church and in the synagogue were based to a considerable degree on the same texts.

Crossing the Threshold of Hope

John Paul lost many people he knew during the Holocaust, so anti-Semitism was a reality that he had experienced. Furthermore he had experienced the anti-semitism of the Church, having heard the viciously anti-Jewish remarks made by an earlier Polish Cardinal.

For more than 20 years John Paul II pursued a consistent policy of moving the Church towards a historic reconciliation with the Jewish people. He was the first Pope to visit a Jewish synagogue and Auschwitz. He made a dramatic apology for a history of Christian anti-Semitism, and throughout his papacy spoke strongly against any form of anti-Jewish sentiment. In spring 2000 he went to Israel as a pilgrim.

Institutionalised anti-Semitism

Before the Second Vatican Council, the Roman Catholic Church had blamed the Jews for the Crucifixion. There are claims that during the Holocaust Pope Pius XII had been less than proactive in his actions to protect the Jews.

The document Nostra Aetate had gone some way to recognise the vast spiritual heritage that Christians and Jews had in common, and John Paul capitalised on this.

He believed that he should work for a new era of reconciliation and peace between Jews and Christians, and he pledged (March 2000) that the Catholic Church would do everything possible to ensure that it was not just a dream but a reality.

First acts of reconciliation

One of John Paul's first acts of reconciliation was to pay a visit to the synagogue in Rome in 1986. (His predecessor, John XXIII had stopped his car outside the synagogue once to bless people leaving the sabbath service.) In 1993, the Vatican gave diplomatic recognition to Israel, and in 1998 he formally apologised for the failure of Catholics to help Jews during the Holocaust.

The apology in March 1998 also acknowledged that Christian anti-semitism might have made Nazi persecution of the Jews easier. The Pope described the Holocaust as "an indelible stain on the 20th century." But many Jewish organisations felt that the apology did not go far enough.

In March 2000 he apologised for wrongs inflicted on Jews down the ages, although he did not explicitly mention the Holocaust.

Visit to Israel, March 2000

During his visit to Israel John Paul said:

We hope that the Jewish people will acknowledge that the Church utterly condemns anti-Semitism and every form of racism as being altogether opposed to the principles of Christianity.

We must work together to build a future in which there will be no more anti-Judaism among Christians or anti-Christian sentiment among Jews.

John Paul II during visit to the Chief Rabbis of Israel, March 2000

As Bishop of Rome and Successor of the Apostle Peter, I assure the Jewish people that the Catholic Church, motivated by the Gospel law of truth, and love, and by no political considerations, is deeply saddened by the hatred, acts of persecution and displays of anti-Semitism directed against the Jews by Christians at any time and in any place.

John Paul II during visit to Yad Vashem Holocaust museum, March 2000

Read the full speech.

But although the Pope called for a new relationship between the Christian and Jewish faiths based on their common roots, he stopped short of the apology many Israelis had sought for the silence of the Catholic Church during the Holocaust. Nor did he condemn explicitly the Nazi persecution of the Jews.

For many, Jew and Catholic alike, the longed-for apology was acted out, even if not spoken, when the Pope walked in the footsteps of uncounted millions of Jews to the Western Wall in Jerusalem, and put a prayer for forgiveness and togetherness into the wall...

God of our fathers, you chose Abraham and his descendants to bring your name to the nations.

We are deeply saddened by the behavior of those who in the course of history have caused these children of yours to suffer.

And asking your forgiveness, we wish to commit ourselves to genuine brotherhood with the people of the covenant.

Pope John Paul II's prayer at the Western Wall

Mixed messages

Some of John Paul's actions have brought criticism from Jewish groups.

He did not shun the Austrian president, Kurt Waldheim, despite much public disquiet about his role in war crimes.

Many commentators thought that John Paul's apology in Israel did not go far enough, but any stronger apology would have implied criticism of the wartime Pope, Pius XII, and popes do not criticise other popes.

Choice of saints

John Paul was heavily criticised for some of his choices for sainthood.

Pius XII is on the road to sainthood, despite much criticism of his failure to take strong enough action against Nazi anti-semitism.

Nor was Pius XII the only controversial papal candidate for canonisation. Pius IX, pope between 1846 and 1878, was notoriously anti-Semitic: he had forced the Jews of Rome into a ghetto, baptised their children by force, and restricted their rights. He is also accused of kidnapping a Jewish child and raising him as his own son. Some people saw John Paul's apology to the Jews as hypocritical in the context of the Vatican decision to beatify Pius IX.

Another controversial candidate for sainthood whom John Paul II beatified was the Croatian wartime Archbishop, Cardinal Stepinac, whom Jewish groups accuse of collaborating with the Nazi regime in Croatia.

Jews were also offended by the canonisation of Edith Stein, a Jewish convert to Catholicism who became a nun and died in Auschwitz. It was the first occasion since Bible times that a Jewish-born person had been made a saint, but Jewish groups claimed that she had been killed for her Jewish origins, and not as a martyr to her Catholic faith - the reason for her canonisation.

Another controversial saint was Maximilian Kolbe, a Polish Franciscan monk who died at Auschwitz in the place of another prisoner who had been condemned to death. Kolbe had edited an anti-semitic magazine in Poland before the war.

Abortion and the Holocaust

In 2005 the Pope was involved in controversy when his new book controversially compared abortion and the Holocaust. In his fifth book, Memory and Identity, he said both were the result of governments clashing with divine law.

The Pope wrote that both abortion and the mass murder of six million Jews came about as a result of people usurping the "law of God" beneath the guise of democracy.

It was a legally elected parliament which allowed for the election of Hitler in Germany in the 1930s...

We have to question the legal regulations that have been decided in the parliaments of present day democracies. The most direct association which comes to mind is the abortion laws...

Parliaments which create and promulgate such laws must be aware that they are transgressing their powers and remain in open conflict with the law of God and the law of nature.

John Paul II, Memory and Identity, 2005

The president of Germany's Central Council for Jews, Paul Spiegel, linked the remarks to statements by Roman Catholic Cardinal Joachim Meisner in January comparing abortions to the repressions of Hitler and Stalin. "The Catholic Church does not understand or does not want to understand that there is an enormous difference between mass genocide and what women do with their bodies."

But Cardinal Josef Ratzinger - the man who later became Pope Benedict XVI - said John Paul II was not equating abortion with the Holocaust.

"He calls our attention to the permanent temptations for humanity, and on the need to take care not to fall into the pitfalls of evil," the cardinal said at the book launch.

Top

Cardinal appointments

On Sunday 28 September 2003 Pope John Paul II named 31 new cardinals. This added new energy to the ongoing debate about who the next pope might be.

The official ceremony in which the cardinals were given their red hats took place in the same week as the 25th anniversary of John Paul's election as Pope.

The appointments were the Pope's last chance to affect the papal succession. The new cardinals joined the elite group who chose the next Pope.

When a Pope dies, around 120 cardinals travel to the Vatican for his funeral and for the election of his successor. Although there are more than 120 cardinals worldwide, those over the age of 80 are not eligible to vote.

Pie chart showing the nationalities of the Cardinals nominated in 2003 by Pope John Paul 2 Nationalities of the cardinals

Bearing on the choice of the next Pope

The new batch of cardinals included archbishops from Nigeria, France, Sudan, Spain, Scotland, Brazil, Ghana, India, Australia, Croatia, Vietnam, Guatemala, Hungary, Canada, Italy and the USA.

Observers thought the national mix of the new cardinals made a European pope very likely, since 18 of the new electors came from Europe. Nonetheless there was a strong group hoping for a pope from the Third World, the area where Catholicism is strongest. High quality candidates from Latin America and Nigeria were put forward. However, the election of the German Cardinal Josef Ratzinger - Pope Benedict XVI - in 2005 to be John Paul's successor came as little surprise.

Top

Death

John Paul II's funeral

The BBC's correspondent in Rome describes the scenes as mourners arrived to see the Pope's lying-in-state.

Every street was thronged with people - pilgrims and worshippers, all heading in the general direction of St Peter's Square, where the carabinieri marshalled the faithful who had waited patiently for four or five hours to file past the body of Pope John Paul II inside the basilica.

Body of John Paul II on display in Rome, with former American presidents George HW Bush and Bill Clinton in background
John Paul II lying in state ©

It was almost impossible to get anywhere in a straight line. It was certainly not practical to take a different direction to the great mass of piligrims. Pedestrians just had to go with the flow, tacking and weaving like sailing ships coping with contrary currents and winds in order to reach their destinations.

To make life easier for the pilgrims there were water stations everywhere to help people through the fierce daytime heat, and blanket stations to restore those caught out by the cold Italian night and temporary portable lavatories in many places.

Hotel rooms commanded premium prices. Some travellers complained of having their bookings 'gazumped'. And the Italian authorities, remembering that 2 million people came to Rome for the Pope's 25th anniversary, made sports venues available as camp grounds for the predicted 4 million people attending the funeral.

Cardinals and guests at John Paul II's funeral service in Rome.  Photo by Ricardo Stuckert for Agência Brasil
Funeral in Rome ©

Broadcasters, including the BBC, laid claim to rooftops and balconies with a good view of the Vatican. A two-tier scaffold mushroomed in St Peter's Square for the cameras. The BBC team, on the Gianicolo Hill overlooking the Vatican with their American and Spanish counterparts, was fresh from covering the Pope's Requiem Mass at Westminster Cathedral.

Being in Rome made one thing abundantly clear - this is not, after all, a secular world.

As the time of the funeral got closer life in Rome got more difficult. Pilgrims continued to pour into the city and the authorities closed the bridges, making journeys even more circuitous.

The 74-year-old British pilgrim Terence Burns arrived in Rome to represent his eight children, ten grandchildren and two great grandchildren. Terence travelled from Widnes to Manchester Airport on his scooter. When he landed in Rome he travelled straight to St Peter's and after seeing the Pope he planned to travel straight back to the UK, as he had nowhere to stay. Terence's last visit to Rome was for the canonisation of Padre Pio.

The BBC team managed to get everything ready in time despite the unexpected hurdle of finding that their studio site had been moved from the planned location and now had a large tree growing in the middle of it. A swift bit of redesign and a quick makeover of the building and all was ready for Huw Edwards and his guests to introduce the Funeral Mass.

Despite the crowds and the exhaustion, everyone agreed that it was an amazing privilege to be in Rome on this occasion - a milestone in everyone's life, to be remembered for ever.

Top

Beatification

On 1st May 2011 John Paul II was beatified by his successor Benedict XVI in a ceremony in St Peter's. Beatification, or declaring a person "blessed", is the necessary prelude to full sainthood. Just over a quarter of all popes from the time of St Peter onwards have been put on the path to sainthood by their successors.

Top

Remembrance prayers and programmes

Be not afraid: because nothing - not even death - can separate us from the love of God.

Pope John Paul II

Denis Nowlan reads a meditation on the Pope's life. He reads some of John Paul II's best loved prayers and remembers his great faith.

Sunday Worship's Service of Thanksgiving for the Life of Pope John Paul II from Liverpool's Metropolitan Cathedral on Sunday 10th April 2005

Top


TƯỞNG-NIỆM CỐ GIÁO-HOÀNG GIOAN PHAO-LỒ II


Ngày 02 tháng 4 năm nay, 2007, là ngày “húy-nhật” thứ hai của cố Giáo-Hoàng Gioan Phao-Lồ II. Giáo-Hoàng Gioan Phao-Lồ II được xem là một vĩ-nhân của thời-đại. Trong thời-gian Ngài còn sống, một trong các việc làm đầy ý nghĩa nhất của Ngài là Ngài đã trung-thực, can-đảm, và thẳng-thắn công-khai nhìn-nhận (ít nhất là vào ngày 12-3-2000) các tội-lỗi mà Giáo-Hội Ky-Tô-Giáo La-Mã đã phạm phải từ trước đến nay. Liên-quan đến các điểm này, Thanh-Thanh đã có làm một bài thơ bằng tiếng Anh (từ năm 1996, bốn năm trước đó) như sau:


LAUD TO POPE JOHN PAUL II


On 03-12-2000, Pope John Paul II apologized

for all the Vatican’s mistakes in the past.


The first version of this poem had been published in

"Who's Who in New Poets" (New York, USA, 1996).


I laud you for most of the other moral systems detecting
And for anything true and holy in them not rejecting
– Those Asian Buddhist, Confucian, and Taoist religions,
And Australian hundreds-of-centuries-old native traditions.
I commend you on admitting your predecessors misapprehended
The earth’s form and position for which Galileo contended.
To deny the roundness and movement of the globe, in error
The Inquisition persecuted the physicist, inflicted terror!
I praise you for acknowledging that, without lenience,
In order to liberate Jerusalem from Islamic obedience,
They fostered crusades in the European Catholics’name;
But they had recourse to violence – unworthy of fame!
I respect you for apologizing, to many a Latin nation,
For Spanish past roles in South-America Evangelization.
Delegated by the Church, Spain took advantage of the situation
To practice cruelly massacre, tyranny, and exploitation!
I admire you for testifying your anterior ones’ lack of sanity
While love of one another is the Bible’s thesis of humanity.
They considered the black-skinned race as of lowest grade;
And they tolerated, and even encouraged, slave trade!
I sympathize with your feeling about World War II a sharp pain:
The Vatican’s cooperation with the Nazis – a dark stain!
I acclaim your recognition of the processes of Evolution:
Such reasoning beyond Creation is quite a revolution!
I extol you rectifying the doctrine of the Virgin Mary:
Whether body and soul into heavenly glory it does vary.
To inherit sin – before that conception – she was bound;
To exclude her from natural death, there is no ground.
I comprehend your part in seeking Poland’s regime to replace:
Because you are a Polish above and first of any other race.
I agree with you that though you tell people not to fear,
You still must use bulletproof protection in public to appear.
I love your getting prepared for the century twenty-first:
All predictions of the near end only mean a frenzy burst!
I’m sorry for you yielding to the Vietnamese protestation
Of their own country’s prelacy against your ordination!
I thank you for teaching Christians to repent of their sin
Committed in the past by certain Pontiffs and their kin.
Such lucidity, justice, and courage, of a man capable,
Lets me believe that you - the Pope - is not mistakable!

THANH-THANH


Phiên-bản đầu tiên của bài này được in trong tuyển-tập "Who's Who in New Poets" (New York, 1996)


Nhưng sau khi Ngài mất đi, người kế-nhiệm cũng như các cựu tín-đồ của Ngài đã... đổi dạ thay lòng. Muốn biết sơ qua những gì đã xảy ra, xin mời Quý Vị bấm nút "John Paul II" dưới đây. Ngoài ra, Giáo-Hoàng Gioan Phao-Lồ II cũng có một số quan-điểm đặc-biệt về Đức Mẹ Maria (xin bấm nút "Maria" dưới đây).


John Paul II Maria


No comments:

Post a Comment