Pages

Tuesday, May 22, 2012

ĐẢNG & QUỐC HỘI VIỆT CỘNG


 Vẫn bế tắc sau Hội nghị Trung ương 5

2012-05-21
Hôm 15/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 5 dài hơn nửa tiếng.
Photo courtesy of chinhphu.vn
TBT Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc Hội Nghị BCH Trung ương Đảng lần 5 tại Hà Nội hôm 15/5/2012

Đồng tiền tha hóa đội ngũ đảng

Theo blogger Trương Duy Nhất, “vẫn giọng đều đều như ông giáo làng, không nhấn nhá, không ấn tượng, vẫn những nội dung, câu chữ quen thuộc đến sáo rỗng, không thấy gì mới”,  trong bối cảnh hội nghị “căng thẳng, ngột ngạt, bức bối, bế tắc” với sự tham dự của “200 khuôn mặt lạnh lùng”, “vừa thấy phản cảm vừa… thiếu niềm tin”.
Blogger Dân Choa thì thấy “Thất vọng về tuyên bố của TBT”.
Qua bài tựa đề như vừa nói, blogger Dân Choa những tưởng cuộc sống thực tiễn sẽ thôi thúc Nhà nước xúc tiến mạnh mẽ cải cách hành chính vốn là nhu cầu thiết yếu, mà đầu tiên là tu chính hiến pháp, rồi Nhà nước sẽ hướng dần tới việc tam quyền phân lập. Thế nhưng, theo blogger Dân Choa, ông TBT “đã đặt sẵn tiền đề cho việc sửa đổi”, tuyên bố:
"Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua tổ chức nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng…Nhà nước ta không tam quyền phân lập…"
Blogger Dân Choa nhận thấy tuyên bố như vậy không có nét gì mới và chỉ nhằm củng cố thêm quyền lực cho Nhà nước, hay nói cách khác, quyền lực của đảng.
Qua bài “ ĐCSVN càng bế tắc sau Hội nghị TW5”, tác giả Nguyễn Ngọc Già lưu ý tới việc đảng CS qua hội nghị này tiếp tục tái khẳng định “đất đai là sở hữu của…họ” cũng như không có dấu hiệu cho thấy đảng chấp nhận chia sẻ quyền lực. Theo tác giả thì đảng đang tiếp tục “dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của…tiền tệ” thay vì cho “vãng tuồng” cái “trí tuệ lai căng, mị dân”. Tác giả Nguyễn Ngọc Già nhận xét tiếp:
"Ông Dũng và "đồng chí ông ta" đã bỏ mặc "những tấm biển chỉ đường của trí tuệ" trong mưa gió tơi bời, thế nên, hậu bối của Marx, của Lenin, của Hồ Chí Minh đang mờ mịt, quýnh quáng - khó "sáng mắt sáng lòng" để cùng "dắt tay nhau đi". Thay vào đó là "biển chỉ đường tiền tệ" đang soi lối cho họ. Lý luận Marx, Lenin, Mao hay Hồ chẳng qua chỉ là con bài "Tiến Lên" cho các đồng chí sát phạt lẫn nhau.
Họ đang mất đoàn kết nghiêm trọng, cũng bởi tiền. Tiền, dưới mọi hình thức. Chắc chắn.…Việc khẳng định lại (một cách dứt khoát) việc không có chuyện "tam quyền phân lập", rằng "ĐCSVN vẫn lãnh đạo tuyệt đối" đất nước, không cho thấy ĐCSVN mạnh hơn, ngược lại họ đang yếu. Rất yếu.
Ông Dũng và "đồng chí ông ta" đã bỏ mặc "những tấm biển chỉ đường của trí tuệ" trong mưa gió tơi bời... Thay vào đó là "biển chỉ đường tiền tệ" đang soi lối cho họ.
Tác giả Nguyễn Ngọc Già
Đề cập tới 2 điểm đáng chú ý tại Hội nghị Trung ương 5, đó là “Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng được giao về cho Bộ Chính trị” và tái sinh “Ban Nội chính trung ương”, tác giả cho đó là một chỉ dấu thất bại cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khiến ông “phen này có cơ ngã ngựa giữa đàng”. Tác giả nêu lên mâu thuẫn trong Đảng phát xuất từ nguyên tắc hồi tố chính đáng của những nông dân mất đất trên 20 năm qua sẽ được giải quyết ra sao, kể cả những vụ “nóng hổi” Tiên Lãng, Văn Giang, Nam Định, Thái Hà…? Và, theo tác giả, Đảng “sẽ ngã sóng soài trên chính cái nguyên tắc hồi tố chính đáng, quan trọng này”.
Nhắc đến vấn đề liên quan “chuyện dài dân oan”, blog Bauxite VN và nhiều mạng nhật ký khác phổ biến bài “Lại một cuộc cưỡng chế tàn bạo!”, qua đó tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhấn mạnh rằng xưa nay, đã là nông dân là cần có ruộng đất vốn là sự sống còn của họ. Ông lưu ý rằng dân cày mất ruộng như cá không nước, nhưng bị tước đi ruộng đất thì họ sống bằng gì trong khi tiền đền bù, nếu có, cũng rẻ mạt thì họ và gia đình sống được thêm bao nhiêu ngày? Rồi ở tuổi 40, 50, 60, không chuyên môn, họ có được hãng xưởng nào thu nhận không ?

Dồn dân vào bước đường cùng

 
Trước tình cảnh ngày càng có đông đảo hộ nông dân bị tước đoạt ruộng đất - và chỉ trong vòng vài tháng nay đã diễn ra các biến cố Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản cùng cảnh bắt bớ, đánh đập dã man, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thấy “chưa bao giờ nông dân oan ức khổ nhục như bây giờ!”. Ông cho biết tiếp:
"Dưới thời thực dân Pháp thống trị, ngay khi vận động cách mạng bí mật để giải phóng đất nước, Đảng đã nêu khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đáp ứng khát vọng của nông dân, nên nông dân hăng hái theo Đảng… Sao các ông bà chính quyền hôm nay lại phản bội lại nông dân?...Tiếng kêu la thảm thiết vang cả cánh đồng.
Những người bị bắt không biết ra sao, không biết có ai bị đánh chết tại trụ sở công an như đã từng xảy ra ở một số nơi không? Sao mà chính quyền bất nhân, vô đạo đức đến thế? Sao công an tàn ác dã man thế, đánh dân như kẻ thù?...
Thực trạng trên đây làm cho mệnh đề mà văn kiện vẫn nêu “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” không còn ý nghĩa nữa! Nhà nước của dân, nay người ta nói chính quyền là của tầng lớp giàu có, của nhóm lợi ích và cá nhân tham nhũng. Nhà nước vì dân nay người ta nói là chính quyền áp bức dân."
Qua bài “Hoá ra đếch phải đất nhà mình”, blogger Nguyễn Thông than phiền rằng “lâu nay mình nhầm, nhầm to”, khi ông nhớ lại:
"Bố mẹ mình hồi xưa có gần 9 sào ruộng do ông bà khai phá để lại, sau bị hợp tác xã cướp trắng 7 sào, giờ chỉ còn hơn 2 sào thổ cư (nhà và vườn). Cứ nghĩ đó là của nhà mình, do mồ hôi nước mắt ông bà cha mẹ dựng lên, truyền cho con cháu, có quyền sở hữu vĩnh viễn, té ra không. Đất ấy nhà mình có từ trước khi có đảng cộng sản và chế độ này.
Vậy mà theo ông Nguyễn Phú Trọng thì đảng, nhà nước có thể cướp bất cứ lúc nào cũng được bởi nó “thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Đểu nhất là ý “và các dự án phát triển kinh tế – xã hội theo quy định của pháp luật”, hiểu thế nào cũng được. Thế hóa ra nhà mình chả có cái đếch gì. Luôn bị đặt trong nguy cơ có thể phải lưu vong ngay trên quê hương đất nước mình."
Qua thư gởi GS Nguyễn Huệ Chi, blogger Hà Sĩ Phu lưu ý rằng xã hội VN ngày nay đang “chứng kiến 2 ‘cuộc đua’ ngược dòng chưa từng có giữa giáo lý chính thống với thực tiễn đời sống”, đó là những dân nghèo như ở Tiên Lãng, Văn Giang…càng bị công quyền đánh đập dã man bao nhiêu thì người lãnh đạo cao nhất nước khi lên diễn đàn càng khẳng định “tính chính nghĩa, tính nhân văn và khoa học của Ý thức hệ bấy nhiêu.
... được trang bị bằng ý thức hệ địch – ta, nên họ nhìn người dân mất đất như là những kẻ thù, và tự họ biến thành những người ác ôn mà có lẽ chính họ cũng không nhận ra ngay lúc vung tay hành hung người khác
TS. Nguyễn Văn Tuấn
Đi tìm một sự lý giải, TS Hà Sĩ Phu nêu lên câu hỏi rằng tại sao người ta – những người nhân danh cái Thiện, cực thiện – (lại) hành xử tàn ác ?  Và ông trích dẫn lời của GS.TS Y khoa Nguyễn Văn Tuấn dựa trên khoa học thực nghiệm cùng sự am hiểu khách quan, sâu sắc để dẫn tới câu trả lời “chí lý”: Nguyên nhân vấn đề là sự giáo điều của Ý Thức Hệ, như sau:
“người bình thường có thể trở nên những kẻ ác ôn nếu được trang bị bằng một ý thức hệ hay giáo điều nào đó” ,
“cái ác có thể thắng cái thiện nếu được trang bị bằng một ý thức hệ” ,
“ở trong môi trường giáo điều và được trang bị bằng ý thức hệ địch – ta, nên họ nhìn người dân mất đất như là những kẻ thù, và tự họ biến thành những người ác ôn mà có lẽ chính họ cũng không nhận ra ngay lúc vung tay hành hung người khác”

Đánh dân như đánh kẻ thù

 
TS Hà Sĩ Phu hoàn toàn đồng ý với nhận định cho rằng “ác ôn ở những người vốn bình thường mới nguy hiểm”, vì, ông giải thích, rằng “bởi khi tính ác không do bẩm sinh thì do môi trường, do môi trường nên cùng một lúc có thể sinh ra một loạt người ác, để cái ác trở nên bình thường.
Do môi trường xã hội nên cùng một lúc có thể sinh ra một đội ngũ ác nên cái ác còn có thể được vinh danh!”. Và TS Hà Sĩ Phu muốn “nói cho hết nhẽ”:
"Nhưng đã nói cũng nên nói cho hết nhẽ: Nhân danh cái CỰC THIỆN sao lại sinh ra CỰC ÁC? Cũng có trường hợp do ngu tín mà bị ám thị, làm điều Ác mà cứ tưởng mình đang làm điều Thiện, nhưng niềm tin như tín ngưỡng ấy bây giờ còn được bao nhiêu? Thực tế có Thiện như đang rêu rao không?
Khi nhân danh Ý thức hệ để chỉnh đốn về đạo đức, về nhân cách thì một người đảng viên yêu Đảng như TS Chu Hảo phải công nhận đây là “một thể chế nói chung là không khuyến khích trau dồi và tôn trọng nhân cách”. Có của dân, vì dân thật không khi ông Chu Hảo phải nhận định “dân nghèo ở nhiều nơi trên đất nước này đang bị dồn ép vào cảnh khốn cùng bằng các luật lệ phi lý và các biện pháp trấn áp tàn bạo […] Chính quyền này hình như không biết sợ dân nữa rồi!”
Mở đầu bài viết tựa đề “Tại sao người ta hành xử tàn ác”, blogger Nguyễn Văn Tuấn mãi đến hôm nay vẫn còn thật sự sốc trước cảnh nhân viên công lực vây đánh 2 phóng viên đài Tiếng Nói VN VOV, và GS Tuấn lại càng sốc hơn khi qua đoạn phim quay chậm thấy “công an đấm đá một phụ nữ chẳng có gì để tránh những đòn hành hung hội đồng”.
Còn hơn cả thú dữ say mồi, bên này bức tường ngăn giữa nhà văn hoá và nghĩa trang liệt sĩ, mấy người đàn ông được trang bị dùi cui, gậy gỗ lao vào lôi xềnh xệch một người phụ nữ tay không.
Blogger Hồ Như Hiển
Blogger Hồ Như Hiển mô tả cảnh này rằng:
“Còn hơn cả thú dữ say mồi, bên này bức tường ngăn giữa nhà văn hoá và nghĩa trang liệt sĩ, mấy người đàn ông được trang bị dùi cui, gậy gỗ lao vào lôi xềnh xệch một người phụ nữ tay không. Hai người đã bẻ quặt tay chị phía sau thế mà một kẻ khác còn đá vào bụng chị bằng một cú có nghề. Bên kia bờ tường, khoảng chục người đàn ông lăm lăm, vung vẩy gậy gỗ, chực lao qua bức tường như một bầy cá sấu đang há những chiếc răng nhọn hoắt sẵn sàng lao vào cấu xé con mồi xấu số. Còn sự bỉ ổi, tàn bạo nào hơn thế nữa?“Người với người sống để yêu nhau” là thế này đây sao?"
Thế nạn nhân chân yếu tay mềm đó là ai ? Blogger Hiệu Minh trích dẫn một nguồn tin cho biết đó là chị Ngô Thị Ánh, người xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Và blogger Hiệu Minh nhân tiện kể rằng “Ai từng xem phim “Bố già – Godfather” sẽ nhớ cảnh chém giết tàn bạo trong giới Mafia trả thù lẫn nhau. Tuy độc ác như vậy, nhưng giới mafia có một qui định rất rõ “không được động đến phụ nữ và trẻ em” dù đó là người của đối phương. Mafia thực chất là những con quỉ đội lốt người mà vẫn tôn trọng phụ nữ và trẻ em”.
Có lẽ đó là lý do khiến blogger JB Nguyễn Hữu Vinh phải thốt lên rằng “đánh dân như chớp, đánh tàn bạo, đánh như đòn thù. Chắc ngày xưa lính Mĩ các chú cũng không đánh được sướng như bây giờ”.

 

  Nhận diện các vấn đề nóng ở Quốc hội VN

Cập nhật: 14:13 GMT - thứ hai, 21 tháng 5, 2012
Quốc hội Việt Nam
Kỳ họp thứ ba của Quốc hội Việt Nam khóa 13 dự kiến diễn ra trong một tháng
Quốc hội Việt Nam ngày hôm nay 21/5 khai mạc kỳ họp thứ ba trong bối cảnh nổi cộm nhiều vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội tiếp tục gây lo ngại.
Dự kiến trong một tháng, các đại biểu sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật và hai dự thảo nghị quyết.
Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ mà nổi bật là Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
Một số chuyên gia trong nước nói với BBC rằng Quốc hội sẽ khó tìm ra giải pháp thực sự hiệu quả cho nhiều vấn đề từ tranh chấp đất đai cho tới cải thiện kinh tế, xã hội và giáo dục, y tế.
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm thứ Hai, Tiến sĩ Bấm Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), nói:
"Quốc hội lần này họp trong bối cảnh kinh tế - xã hội có rất nhiều điều đặc biệt. Phải nói là tình hình kinh tế đang khó khăn nhất kể từ khi bắt đầu Đổi mới cho đến nay.”
"Thứ hai, về mặt xã hội đang nổi lên rất nhiều vấn đề như Tiên Lãng, Văn Giang, những cuộc biểu tình, biểu lộ sự phản đối, không đồng tình của nông dân về vấn đề đất đai đang nổi cộm trong xã hội.”
Tiến sĩ Doanh nói tiếp: “Y tế, giáo dục hiện đang xuống cấp rất nhanh và gặp vấn đề rất lớn. Chưa bao giờ người dân Việt Nam lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế đến như thế này. Và chưa bao giờ tình hình giáo dục lại đang có nhiều vấn đề khó khăn như thế."
Một chuyên gia kinh tế khác, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cho rằng Quốc hội kỳ này sẽ vẫn không vượt qua được lề lối làm việc cũ là "hợp thức hóa" các quan điểm của Đảng và sẽ khó thực hiện được các cải cách mong đợi.
Ông nói: "Quốc hội Việt Nam chủ yếu thông qua hay hợp thức những quyết định của Đảng Cộng sản đã quyết định rồi. Chính vì vậy, những quyết định của Quốc hội không có nhiều giá trị cho lắm.”
'Vẫn hệt như cũ'
Cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Phát triển (IDS, đã tự giải thể) không tin rằng các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp có nhiều thực chất.
"Quốc hội lần này họp trong bối cảnh kinh tế - xã hội có rất nhiều điều đặc biệt. Phải nói là tình hình kinh tế đang khó khăn nhất kể từ khi bắt đầu Đổi mới cho đến nay."
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
"Tôi đọc qua đề án tái cơ cấu kinh tế mà chính phủ trình quốc hội kỳ này và thấy rằng chất lượng không được tốt. Những vấn đề cốt yếu của kinh tế Việt Nam thì người ta chưa dám động đến”, Tiến sĩ A nhận xét.
Được biết các vụ tranh chấp đất đai gây ầm ĩ gần đây như Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản sẽ không được đưa vào chương trình thảo luận.
Tuy vậy, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng đấy là “những vấn đề rất hệ trọng”.
“Vậy mà Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 5 của ĐCS Việt Nam nhắc lại một chuyện vẫn hệt như cũ. Tức là phải kiên định đất đai là công thổ quốc gia và giao cho nhà nước quản lý.”
“Không có sự thay đổi căn bản nào về một thể chế quan trọng nhất đối với nền kinh tế, đấy là quyền tài sản," ông nói.
Từ góc độ một cử tri, nhà văn Phạm Viết Đào ở Hà Nội quan tâm tới vấn đề thông tin của Quốc hội tới các cử tri sao cho họ có đủ thông tin.
"Ở mình, Quốc hội vẫn mang tính nghiệp dư, phong trào nhiều. Tôi không rõ sự tái cấu trúc kinh tế lần này, sự can thiệp của Quốc hội tích cực đến mức độ nào.”

Ông Nguyễn Sinh Hùng
Chủ tịch Quốc hội VN Nguyễn Sinh Hùng nói phiên họp "có rất nhiều nội dung quan trọng"
"Đáng lẽ Chính phủ phải công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho những cử tri có kiến thức, hoặc những người theo dõi vấn đề có ý kiến hoặc tư vấn,” ông Đào nói.
Phát biểu khai mạc kỳ họp hôm thứ Hai, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói "kỳ họp thứ ba của quốc hội có rất nhiều nội dung quan trọng”.
Phiên họp sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật, hai dự thảo nghị quyết, cũng như duyệt xét các báo cáo về kế hoạch và thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011 và các tháng đầu năm 2012.
Trong số các dự luật được đưa ra cân nhắc tại kỳ họp có các dự án luật được dư luận quan tâm như luật về phòng, chống rửa tiền, và luật biển Việt Nam.
Hai nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và nghị quyết cải tiến, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Quốc hội cũng được xem xét, thảo luận.
Theo lịch trình, Quốc hội cũng sẽ xem xét tờ trình đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến, người đã có đơn xin được vắng mặt ở phiên khai mạc kỳ họp.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120521_vn_parliament_3rd_session.shtml
 

Việt Nam khai mạc kỳ họp thứ 3, 

quốc hội khóa 13

Kỳ họp thứ 3, quốc hội khóa 13 của Việt Nam khai mạc hôm nay tại Hà Nội với nhiều vấn đề được cho là ‘nóng’ đối với cử tri cả nước sẽ được mang ra bàn thảo.

AFP
Phiên họp Quốc hội khóa XIII.
Truyền thông trong nước loan tin có hơn 1200 ý kiến của cử tri được gửi đến cho các đại biểu quốc hội tại kỳ họp lần này dự kiến kéo dài một tháng đến ngày 21 tháng 6 tới đây.

Số hơn 1200 ý kiến vừa nói do Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp. Những vấn đề đó là tình hình kinh tế trong những tháng đầu năm nay đáng ngại với việc hàng hóa của các doanh nghiệp bị tồn kho, hàng ngàn doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị giải thể. Thế rồi tình hình dịch bệnh, nhất là dịch tay chân miệng diễn biến phức tạp, bệnh lạ tại Quảng Ngãi chậm được làm rõ nguyên nhân. Cử tri cũng lo lắng về tình hình xe máy cháy nổ, tệ nạn xã hội gia tăng…Họ cũng nói việc phản ánh những vụ án tham nhũng chưa phản ánh đúng thực trạng đó.

Một vấn đề gây bức xúc cho nhiều người dân là tình hình thu hồi đất đai tại các địa phương gây nên những khiếu kiện dai dẳng trong những năm qua không được các báo nêu rõ trong số những ý kiến gửi đến quốc hội.

Tin cho biết chỉ có một nội dung có liên quan đến vấn đề vừa nói là giám sát việc thực hiện pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Việc giám sát này nhằm mục đích đánh giá tình hình ban hành và thực hiện chính sách pháp luật về lĩnh vực này trong thời gian năm năm qua mà thôi.

Tại hội nghị thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 11 vừa qua, trước khi diễn ra kỳ họp quốc hội lần này, cơ quan cao nhất của Đảng tuyên bố tiếp tục duy trì nguyên tắc ‘quyền sở hữu đất đai toàn dân, thống nhất do Nhà Nước quản lý’. Với quyết định đó, nhiều người cho rằng tình hình thu hồi đất đai gây bất mãn lâu nay trong dân chúng sẽ khó có cải thiện.

No comments:

Post a Comment