Pages

Tuesday, May 22, 2012

GIA HỘI * DIỄN TIẾN TRẬN ĐỒ BIỂN ĐÔNG


 

GIA HỘI  

 Tuần trước, Trung Quốc  đem một đoàn đánh cá đông đảo ra đánh cá tại Scaborough là vùng đảo thuộc chủ quyền Phi Luật Tân, Philippines cho tàu ra ngăn cản. 

Hai bên đầu điều thêm tàu và tinh hình găng nhau. Tiếp theo, Trung Quốc  ra lệnh cấm các nước đánh biển đông từ ngày 16-5 cho đến 1-8 2012. 

 Philippines cũng không chịu thua, bèn ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại Scarborough. Đài RFA cho biết Philippines hôm thứ Tư ban hành lệnh cấm đánh bắt cá kéo dài hai tháng tại khu vực tranh chấp ở biển Đông sau khi tuyên bố nước này không chấp nhận lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc.

 Lý do được Giám đốc cục Ngư nghiệp và Tài nguyên Nước, Asis Perez đưa ra cho rằng có nhiều dân đánh cá trong khu vực này nên cần phải đóng một thời gian để khu vực này có thể 'thở'. 

 Giới chức Philippines cũng nhấn mạnh rằng họ áp dụng lệnh cấm riêng của nước mình.Cả hai lệnh cấm đánh cá của Philippines và Trung Quốc đều bắt đầu ngày 16 tháng 5. Tuy nhiên, tin không nói rõ là nếu tàu thuyền vi phạm thì Manila sẽ xử lý thế nào. Còn đối với lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc thì tàu thuyền vi phạm sẽ bị bắt, tịch thu ngư cụ và phạt lên đến 8 ngàn đô la. 
Tình trạng tranh chấp tại bãi cạn Scarborough vẫn chưa lắng dịu sau hơn 1 tháng. Hiện tại, tàu hai bên vẫn chưa rút lui. Trung Quốc có hai tàu của chính phủ và 10 tàu cá trong khi Philippines có hai tàu của chính phủ và một tàu cá tại khu vực Scarborough. 
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/philip-to-drill-at-china-claim-reef-05172012093448.html
 Tuần qua Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá trong lãnh hải "Lưỡi bò" do họ áp đặt trên biển Đông. Philippines cũng công bố lệnh ngưng đánh bắt hải sản, cùng ban hành hôm thứ tư. 
 RFI luận rằng đó là hành động cứng rắn của Philippines:Mày cấm tao, tao cấm mày. Mày bắt tao, tao bắt mày. 

RFI viết:
Tuy là nước nhỏ, nhưng chính phủ Philippines đã phản ứng theo lối ăn miếng trả miếng : dàn tàu chiến trong vùng tranh chấp và đe dọa cũng sẽ ban hành lệnh cấm đánh cá để bảo vệ hải sản quý hiếm đang bị « ngư dân » Trung Quốc đánh bắt. Manila tỏ ra năng động trên mọi lãnh vực từ pháp lý, vận động ngoại giao đến tăng cường quân lực với sự trợ giúp của Mỹ, để chống lại âm mưu lấn chiếm biển đảo của Trung Quốc.
Trong khi đó thì đài RFA nhận định trái ngược:
 Philippines đã nhượng bộ ở Scarborough khi tuyên bố sẽ ban hành lệnh cấm đánh bắt hải sản của riêng mình vào cùng ngày thứ tư khi Trung Quốc bắt đầu áp dụng lệnh cấm tương tự trong lãnh hải "Lưỡi bò" bao gồm cả bãi cạn Scarborough. 

Đó là một sự nhượng bộ, khi Manila phải để nước khác đánh cá và chặn người Phi đánh cá, rồi nước đó lại cấm đánh bắt cá trong hải phận đặc quyền kinh tế của Philippines. 


 Tuy nhiên sự nhượng bộ đó là một hành động chính trị khôn ngoan và linh hoạt, và là điều phải làm trong tương quan lực lượng về kinh tế, chính trị và quân sự với Trung Quốc. Cùng lúc, Việt Nam đã lên tiếng phản đối lệnh đó của Trung Quốc. Đó cũng là việc phải làm và đã được làm đúng.
.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-sub-shows-up-near-scarborough--what-s-the-meaning-05172012122136.html

 Trước sự uy hiếp của Trung Cộng, chủ nhật, tàu ngầm tấn công tối tân nhất thế giới của Mỹ xuất hiện trên hải cảng Subic Bay.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-sub-shows-up-near-scarborough--what-s-the-meaning-05172012122136.html
Như vậy là Mỹ biểu thị tích cực  việc yểm trợ Philippines chớ không bỏ lơ cho Trung Quốc xơi thịt.
 Trong khi đó đài VOA luận rằng Trung Quốc đã dịu giọng trong vu Scaborough chứ không hung hăng như trước.Trong bài tường thuật ngày hôm nay, Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc nói rằng vụ xích mích mới nhất này đã bùng ra hồi tháng 4, khi một chiến hạm Philippines quấy nhiễu 12 chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc đang tránh bão ở đảo Hoàng Nham.

Tuy có sự phản kháng kịch liệt của Trung Quốc, phát ngôn viên Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao hôm nay đã có lời lẻ mềm mỏng hơn khi trả lời các câu hỏi của báo chí. Ông kêu gọi Manila thừa nhận điều mà ông mô tả là lập trường rõ ràng và trước sau như một của Trung Quốc là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hòn đảo này.

Ông Hồng nói rằng Philippines nên thật sự tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Ông nói thêm rằng đòi hỏi của Bắc Kinh là Manila xúc tiến các cuộc thương lượng ngoại giao về vấn đề này.

 http://www.voanews.com/vietnamese/news/asia/trung-quoc-diu-giong-trong-viec-cong-kich-philippines-05-16-2012.html

 
Trong khi hai bên Trung Cộng, Philippines  gằm ghè thì sắp tới Mỹ và Asean sẽ họp tại Manila.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Cuộc đối thoại Mỹ-ASEAN nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa 10 nước Đông Nam Á với Hoa Kỳ.
Các nhà ngoại giao cao cấp từ Hoa Kỳ và 10 nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam sẽ gặp nhau từ ngày 20-22 tháng này trong cuộc họp thường kỳ tại thủ đô Philippines giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông căng thẳng.

Bộ Ngoại giao Philippines ngày 17/5 loan báo Manila sẽ tổ chức Cuộc đối thoại Mỹ-ASEAN lần thứ 25 và hội nghị của Nhóm Nhân sỹ Mỹ-ASEAN tại Manila. 
Báo chí Philippines trích lời Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết Cuộc đối thoại Mỹ-ASEAN nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa 10 nước Đông Nam Á với Hoa Kỳ và đề ra kế hoạch cho quan hệ đối tác giữa ASEAN và Mỹ.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines nói các bên tham gia đối thoại sẽ đánh giá những tiến bộ trong hợp tác Mỹ-ASEAN, trao đổi quan điểm về những diễn biến của quốc tế và khu vực, cho thấy vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc có thể được nêu lên để thảo luận trong dịp này.



Hội nghị của Nhóm Nhân sỹ Mỹ-ASEAN sẽ đưa ra những khuyến nghị về hành động trong tương lai bao gồm các cơ hội củng cố hợ tác giữa đôi bên trong các vấn đề toàn cầu và khu vực, cũng như tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể như mậu dịch và đầu tư, đáp ứng thiên tai và an toàn năng lượng.

Hoa Kỳ là một trong những đối tác đối thoại lâu nay của ASEAN sau khi thiết lập quan hệ với khối từ năm 1977.
 http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/hop-cao-cap-my-asean-sap-dien-ra-ophilippines-05-17-2012-151860185.html

Tuy nhiên, một số sự kiện khác xảy ra ngoài tiên liệu của các nhà bình luận. 
1- Sự kiện nổi bật nhất là Bắc Hàn bắt tàu đánh cá Trung Quốc. Trời ơi, đầy tớ phản chủ rồi! Tại sao vậy?Có sự lầm lẫn nào chăng? Đài BBC loan tin:
Các trang báo mạng Legal Evening News, Beijing News và CNTV (trang mạng của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV) đều cho biết họ đã được Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận rằng họ biết có thông tin này là đang liên lạc với giới chức Bắc Triều Tiên.
Ba tàu cá Trung Quốc bị lực lượng vũ trang Bắc Hàn tấn công hôm 8/5: họ dùng vũ lực đe dọa để lên các tàu này sau đó họ chiếm lấy tàu bằng cách vô hiệu hóa các máy móc thiết bị trên tàu, một chủ tàu nói với hãng thông tấn Pháp AFP. Một chủ tàu khác ở Đông Cảng cũng xác nhận vụ việc AFP.
Truyền thông Trung Quốc dùng từ "bị bắt cóc" để nói về tình cảnh của các ngư dân Trung Quốc.
Trả lời BBC Tiếng Trung, ông Lưu Minh, chuyên gia về vấn đề Triều Tiên tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Thượng Hải nói:
"Hiện tuy chưa có xác nhận từ chính quyền, những kẻ bắt cóc rất có thể là lực lượng cấp địa phương ở Bắc Triều Tiên, và vì cho tới nay chưa từng có tin tức về hoạt động cướp biển trong vùng."
Theo truyền thông Trung Quốc thì các ngư dân này khởi hành từ Đông Cảng thuộc tỉnh Sơn Đông và sau đó ra khơi ở vùng biển đông bắc nằm giữa Trung Quốc và Bắc Hàn nơi họ bị bắt giữ.
Các thuyền viên trốn thoát khi vụ bắt giữ xảy ra cho biết Bắc Hàn đòi số tiền chuộc lên lến 1,2 triệu nhân dân tệ, tương đương gần 190.000 đô la Mỹ.
Bắc Hàn yêu cầu phải nộp tiền chuộc chậm nhất là thứ Năm ngày 17/5.
Tờ Hoàn cầu thời báo bản tiếng Hoa dẫn lời một nhà bình luận Trung Quốc giấu tên cho biết thật ra xung đột về quyền đánh cá giữa Trung Quốc và Bắc Hàn ở Hoàng Hải căng thẳng hơn nhiều so với tranh chấp với Nam Hàn.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ ‘đang liên hệ với giới chức Bắc Hàn để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân chúng tôi’, theo AFP.
Sự kiện này cho thấy các ngư dân Trung Quốc hiện đang có xu hướng đi đánh bắt ngày càng xa bờ biển nước này.

Đài RFI cũng loan tin: Theo hãng tin Pháp AFP, vào hôm nay, 17/05/2012, các nguồn tin từ báo chí Trung Quốc và thân nhân những người bị bắt đã tiết lộ : Mới đây, đã có 29 ngư dân Trung Quốc cùng tàu thuyền của họ bị một toán người Bắc Triều Tiên có trang bị võ khí chặn bắt trên biển. Những kẻ bắt cóc đã đòi phía Trung Quốc phải nộp 1,2 triệu yuan (150.000 euro/ 190.000 đô la) để chuộc mạng số người này.

 2. Sự kiện thứ hai là Đài Loan phản đối Philippines về vụ Scarborough. Đài Loan cùng theo phe Trung Cộng chống Philippines và Mỹ sao? Tuần trước, Mỹ cũng thắc mắc lập trường Đài Loan thì Đai Loan nói rằng họ không bắt tay với Trung Cộng, nhưng nay họ lại lên tiếng về vụ Scaborough.
3. Sự kiện thứ ba là Nam Hàn và Nhật đình chỉ hợp tác quân sự.Theo một phát ngôn viên bộ Quốc phòng Hàn Quốc, sở dĩ Seoul phải quyết định như trên, đó là vì thái độ không đồng tình của công luận.
Nói rõ hơn đa số dân  Triều Tiên còn  căm thù Nhật Bản, hay là giữa hai nước Triều Tiên có sự lạ gì xảy ra? 

Tình trạng tranh chấp lãnh hải căng thẳng giữa Philippines và TQ tại bãi cạn Scarborough cách đảo Luzon của Phi 230 km và cách vùng duyên hải Hoa Lục 1.200 km khiến “kẻ láng giềng khổng lồ xấu bụng” ra tay “trả thù” trước về mặt kinh tế, từ việc hạn chế du lịch, kiểm dịch gắt gao hoa quả Philippines cho đến hạn chế dịch vụ hàng không Hoa Lục tới Manila.
Lên tiếng mới đây với Đài Á Châu Tự Do, cựu Đại tá hải quân quân đội nhân dân VN Quách Hải Lượng, nhận xét:
“Trước hết TQ là nước lớn, làm vậy là sai. Trên thế giới chỉ có một mình Bắc Kinh là đòi chiếm lấy đất đai lãnh thỗ của người khác. Nó là chủ nghĩa bành trướng, không tốt. Đất nước là của Philippines mà nó đánh gây gổ thì khi Philippines cương quyết lại, phải hoan nghênh thái độ bảo vệ đất nước của Phi.”
Nhiều bình luận gia cho rằng Hải quân Philippines yếu, không thể chọi với Trung Cộng. Philippines chỉ biết trông cậy vào hiệp ước quân sự với Hoa Kỳ mà thôi. Cuộc chiến hôm nay nếu vì quyền lợi của các tiểu quốc thì chưa chắc Hoa Kỳ đã ra công trợ giúp nhưng lần này là cuộc chiến trực tiếp tới tương lai Hoa Kỳ cho nên Hoa Kỳ phải gánh vác công việc Biển Đông.

 Nhiều bình luận gia cho rằng nếu chiến tranh xảy ra, Trung Quốc sẽ thiệt hại nhiều nhất, vì quân đội Hoa Lục  – cũng giống như mọi quân đội khác trên thế giới – cần nhiên liệu để chiến đấu, nếu không, Hoa Lục sẽ khó mà duy trì chiến tranh.

Nguồn nhiên liệu cung cấp cho Trung Quốc từ Trung Đông chủ yếu qua eo biển Malacca. Như vậy, tất cả những gì cần làm là Hoa Kỳ cho bố trí chiến hạm ở Singapore – tại eo biển Malacca – thì chiến tranh sẽ kết thúc nhanh chóng.
Tuy nhiên, một số bình luận gia cho rằng không đánh Mỹ thì Trung Quốc cũng chết vì nạn nhân mãn, thiếu nhiên liệu và nguyên liệu, kinh tế sẻ suy sụp, nội loạn sẽ bùng lên...Đàng nào cũng chết, liều chết may ra thắng lợi chăng? Chính Trung Quốc tuyên bố rất hung hăng. Trung Quốc chơi nhiều thủ đoạn cổ điển. Họ không dám công khai công kích thế giới. Họ ném đá giấu tay, họ chơi trò " xúi trẻ ăn cứt gà". Họ đẩy tờ Hoàn Cầu đứng ra đe dọa thế giới. Họ nói họ không phải là cỏ cây, họ phải đánh trả, họ phải dạy Philippines, Việt Nam một bài học. Họ cũng nói nếu Trung Quốc nước ngập bụng thì thế giới cũng ngập đầu, nghĩa là đánh nhau họ vẫn thắng? Tin vào cái gì vậy?

Từ thời còn lạc hậu với bước nhảy vọt và cách mạng vô văn hóa, Mao cho rằng chiến tranh sẽ làm cho thế giới chết hết, Trung Quốc sẽ còn nửa triệu người là thắng và đủ cai trị thế giới. Đó là quan niệm xưa của thời chiến thuật biển người, lấy mười chọi một là thắng. 

Nhưng trong cuộc chiến ngày nay, quân số không còn là yếu tố quyết định, vũ khí tối tân có thể tiêu diệt một lúc hàng triệu người, không biết ông Mao căn cứ vào đâu mà nói vậy? 
Người Mỹ bây giờ cắt giảm quân số không phải vì thiếu tiền mà vì khoa học kỹ thuật đã giúp họ đỡ tốn tiền! Một hàng không mẫu hạm của Mỹ trước đây chứa 15 ngàn người, nay chỉ cần vài ba ngàn lính và chuyên viên là đủ!

Lên tiếng mới đây với Đài Á Châu Tự Do, cựu Đại tá hải quân quân đội nhân dân VN Quách Hải Lượng, nhận xét:
“Trước hết TQ là nước lớn, làm vậy là sai. Trên thế giới chỉ có một mình Bắc Kinh là đòi chiếm lấy đất đai lãnh thỗ của người khác. Nó là chủ nghĩa bành trướng, không tốt. Đất nước là của Philippines mà nó đánh gây gổ thì khi Philippines cương quyết lại, phải hoan nghênh thái độ bảo vệ đất nước của Phi.”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/look-at-cn-phi-problem-tq-05172012120325.html


Một số luật gia và nhà nghiên cứu cho rằng chiến tranh bất lợi cho cả hai bên. Nhưng con đường liều mạng của Trung Quốc tin tưởng vào chiến tranh họ sẽ thắng vì dân đông, có quyết tâm chiến đấu và có vũ khí tối tân (hơn ngày xưa). Có thể đi đến chiến tranh nhưng trước hết Trung Cộng sẽ mưu mẹo lường gạt như dùng sức mạnh nuốt từ từ các nuớc yếu như Việt Nam, Lào, Miên, Thái Lan, Philippines bằng quân sự và bằng cách mua chuộc, hăm dọa ... Họ dùng sức mạnh để ép các nước này ký hiệp định bất bình đẳng, họ dùng chính sách bẻ đũa từng chiếc. Họ không dám đưa vấn đề ra quốc tế để hòa hội, đàm phán, và họ cũng sợ Philippines định đưa vấn đề ra tòa án  quốc tế  vì Trung Cộng sợ thua. Chỉ có đánh nhau hoặc cơ mưu xảo quyệt để lấn chiếm chứ họ không có tâm đàm phán hòa bình. BBC nhận định:
Bốn lý do mà Tân Hoa Xã đưa ra để phản bác đề xuất này của Philippines là Công ước quốc tế về luật biển năm 1982 không có hiệu lực với các tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc không có nghĩa vụ phải ra tòa, bản thân Hoa Kỳ cũng chưa phê chuẩn công ước này và động cơ thật sự của đề xuất này là làm mất mặt Trung Quốc.

“Kể từ khi Trung Quốc từ chối đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế, một số hãng truyền thông đã diễn dịch hành động này của Trung Quốc là sợ bị thua kiện,” Tân Hoa Xã cho biết.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/05/120514_china_scs_tribunal.shtml.

 .Mới đây hội nghị về Biển Đông tại Mỹ, các nhả nghiên cứu Trung Quốc đã kết luận rằng trên cơ sở pháp lý, Trung Cộng đuối lý.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120506-ban-than-gioi-nghien-cuu-trung-quoc-cung-thay-la-bac-kinh-duoi-ly-trong-viec-doi-chu

 Trước tình thế hiện nay, đài RFA cũng thấy chóng mặt, không biết tương lai sẽ chiến hay hòa. Đài này nhận định nước đôi:

 Trung Quốc chuẩn bị hành đông quân sự?
Trong khi đó, Trung Quốc đã có những hoạt động quân sự rộng lớn hơn quanh Philippines, không phải chỉ có hai tàu hải giám ở Scarborough. 
Tuần trước đã có tin Nhật Bản phát hiện một tiểu hạm đội 5 chiến hạm của Trung Quốc di chuyển qua eo biển Okinawa của Nhật, hướng về phía nam, tức là hướng đến vùng biển Philippines, là môt phần Thái Bình Dương ở phía đông xứ này. Hải quân Trung Quốc lại còn tập trận đổ bộ ở vùng đảo phía bắc Philippines nữa.  
Không rõ mục đích cuộc điều động này là gì, vì nếu trợ chiến cho Scarborough thì người ta không sử dụng đường hải hành đó. Nhưng liệu điều động hạm đội Nam Hải theo đường đó thì mới đạt yếu tố bất ngờ chăng? Đó là điều không thực tế, vì cả đoàn tàu đi qua hải phận của Nhật không thể không bị Nhật Bản và lực lượng Mỹ ở Okinawa phát hiện. 
Trung Quốc cũng không dàn quân đối đầu với hạm đội 7 từ phía Guam tiến qua.  Biển Philippines tức là cả một vùng Thái Bình Dương phía đông Philippines, từ đó chạy dài qua Hawaii tới California và Mexico, dăm chiếc tàu làm sao đối phó được một vài chiến hạm của hạm đội 7?  
Cho nên có làm gì thì Trung Quốc cũng sẽ không gây chiến ở Scarborough, trong khi phía Philippines lại càng không muốn gây chiến. 
Cầu hoà?
Hôm thứ tư Philippines vừa chỉ định hai đặc sứ đi Bắc Kinh. Cả hai đều là những nhà tài chính và kinh doanh. Một trong hai người mang quốc tịch Philippines, gốc Hoa, ông Daniel Lee. 
Hai đặc sứ này được giao nhiệm vụ tạo mối thân thiện giữa chính phủ hai nước và đặt mối liên lạc chặt chẽ hơn giữa hai bên. Trong 6 tháng hai ông này còn có nhiệm vụ quảng cáo và kêu gọi người Hoa đi du lịch Philippines. 
Tới này Manila vẫn chưa chọn được một đại sứ để bổ nhiệm sang Bắc Kinh. Người được đề cử năm ngoái là một người thân với gia đình Tổng thống Aquino, đã bị Quốc hội từ chối phê chuẩn với lý do “thiếu kinh nghiệm”.

Liệu kế hoạch ngoại giao-thương mại đó của Manila có hiệu quả không, trong lúc Trung Quốc vừa cản du khách sang Philippines, vừa cấm cửa không cho nhập một số lượng chuối khổng lồ xuất khẩu từ Philippines, viện lý do an toàn thực phẩm?

 Việc gửi hai đặc sứ đi Bắc Kinh chỉ là hành động tỏ thiện chí của Philippines. Trung Quốc chưa đáp ứng gì, nên có thể cũng không đem lại kết quả mong muốn.

Nhưng cùng ngày mà Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert del Rosario kêu gọi ASEAN lên tiếng, ông bộ trưởng cũng cho biết có “nhiều” quốc gia ASEAN  tiếp xúc với ông, bày tỏ rằng họ đang theo dõi chặt chẽ sự kiện Scarborough, và “rất thông cảm” với Manila về những gì đang xảy ra.
Dù sao thái độ im lặng dửng dưng của toàn khối ASEAN còn lại phải được coi gần như sự khiếp nhược, đáng chê trách, dù ai đó có thì thầm nói riêng lời “thông cảm”.  
Nhà hàng xóm sắp cháy mà người trong xóm trùm mền nói nhỏ qua vách là “rất thông cảm”?  Sự “thông cảm” đó phải được giải thích thế nào ngoài hai chữ “khiếp nhược” trước sức mạnh và “biển lận” để tránh thiệt hại về thương mại với người khổng lồ tham lam Trung Quốc?
Lịch sử nhiều lần cho thấy những quốc gia hay những nhóm quốc gia không biết đoàn kết chống ngoại xâm đều gặp cảnh “đáng đời” về sau.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-sub-shows-up-near-scarborough--what-s-the-meaning-05172012122136.html


Thật ra các nước bạn cũ của Mỹ như Nhật, Nam Hàn, Philippines còn có thể tin Mỹ nhưng các nước khác thì họ sợ Trung Cộng nên không dám đi theo Mỹ chống lại Trung Cộng . Sợ là một chuyện mà chính ra họ đã ăn tiền Trung Cộng, cam tâm làm tay sai cho Trung Cộng để cầu thắng lợi và bảo vệ quyền lợi của họ. Việc này rõ ràng trong đời Hồ Chí Minh, Phạm VănĐồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười ...Và đó cũng là tâm lý và thái độ của một số cộng sản trong bộ chính trị ngày nay chủ trương cúi đầu, đã làm tôi mọi Trung Cộng thì cứ tiếp tục làm tôi mọi,  khi Mỹ thắng thì ta sẽ xông lên "đả đảo Trung Cộng", " hoan hô Mỹ" !Đấy cũng là lời lẽ của một cựu GS đại học Việt Nam Cộng Hòa trả lời phỏng vấn đài RFI và đài VOA rằng đừng theo Mỹ, nghĩa là ông khuyên dân ta và các nước Á châu cam tâm với 16 chữ vàng và bốn tốt của Trung Cộng.  Nói chung, đó là tâm lý đốn mạt, lưu manh và " khiếp nhược" của nhiều nước ở Á châu như RFA đã bình luận!

No comments:

Post a Comment