Pages

Wednesday, May 30, 2012

HOA KỲ, VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG


Obama kêu gọi rút « bài học » Việt Nam nhân ngày Chiến sĩ trận vong

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và phu nhân, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Quốc vụ khanh phụ trách cựu chiến binh Eric Shiseko tại Đài tưởng niệm những người lính hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, 28/05/2012
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và phu nhân, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Quốc vụ khanh phụ trách cựu chiến binh Eric Shiseko tại Đài tưởng niệm những người lính hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, 28/05/2012
REUTERS/Jonathan Ernst

Tú Anh
Sau 50 năm tính từ ngày Hoa Kỳ dấn thân vào cuộc chiến tại Việt Nam, Tổng thống Barack Obama vinh danh những người lính đã tham gia vào cuộc chiến và nhấn mạnh rằng, khi gửi quân chiến đấu ở nước ngoài, chính phủ phải định nghĩa rõ mục tiêu và nhiệm vụ. Người lính chiến phải được yểm trợ đầy đủ và không bị hắt hủi khi trở về với sứ mệnh bất thành.

Hôm qua, nhân ngày Chiến sĩ trận vong 28/05/2012 được tổ chức trọng thể tại Washington, trước tượng đài ghi tên 58 000 quân nhân Mỹ hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Barack Obama khẳng định: « Cuộc chiến tranh này là một trang sử đau buồn nhất của Hoa Kỳ ».
Trong ngày đất nước Mỹ ghi ơn binh sĩ trận vong của mình, Tổng thống Hoa Kỳ không trực tiếp nhắc lại những nguyên nhân làm cho giới lãnh đạo thời thập niên 1960 đã gửi quân sang Việt Nam. Nhưng trước mặt các cựu chiến binh, ông phê phán thái độ của nước Mỹ đón tiếp và đối xử tệ bạc với người lính từ Việt Nam trở về là một « điều sỉ nhục quốc gia ». Tổng thống Obama nhận định: « Quý vị thường xuyên bị chỉ trích vì tham gia vào một cuộc chiến không do quý vị phát động. Lẽ ra, quý vị phải được phải được tuyên dương vì đã phụng sự đất nước mình trong vinh dự ».
Tổng thống Mỹ cho rằng: « Điều sỉ nhục này lẽ ra không được xảy ra » và ông cam kết sẽ làm mọi cách « để không bao giờ tái diễn ».
Trong diễn văn, Tổng thống Obama nhắc lại là các « cố vấn » Hoa Kỳ đã có mặt tại Nam Việt Nam từ thập niên 1950, nhưng năm 1962 ghi dấu bước ngoặc leo thang chiến tranh, qua các cuộc hành quân chống lại du kích cộng sản. Chiến tranh này, theo lời Tổng thống Obama, đã trở thành tâm điểm của phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ trong thập niên 1960, gây « chia rẽ » trong nội bộ nước Mỹ.
Theo AFP, từ những yếu tố này, Tổng thống Mỹ đưa ra nhận định là phải rút tỉa bài học Việt Nam, trong bối cảnh nước Mỹ vừa « kết thúc » chiến tranh Irak, và chuẩn bị « chấm dứt » cuộc chiến 10 năm tại Afghanistan. Ông nói: « Nhân ngày tưởng niệm này, phải nhắc lại những yếu tố đoàn kết người dân Mỹ, trong đó có việc vinh danh cựu chiến binh phục vụ tại Việt Nam và không quên bài học này. Ông Obama cam kết « một khi Hoa Kỳ gửi con dân của mình đối đầu với nguy hiểm, chúng ta phải giao cho họ một nhiệm vụ rõ ràng, một chiến lược chắc chắn, những phương tiện cần thiết để hoàn thành sứ mệnh ».

Những lời tuyên bố trên hoàn toàn phù hợp với nhận định của ông cách nay 10 năm. Năm 2002, trong bối cảnh Tổng thống George Bush chuẩn bị đưa quân sang đánh nhà độc tài Saddam Hussein của Irak, bài diễn văn sắc bén lên án « chiến tranh do xúc động nhất thời » đã đưa chính khách Obama từ bóng tối lên vũ đài chính trị nước Mỹ. Trong bối cảnh tranh cử nhiệm kỳ hai, Tổng thống Obama bày tỏ nguyện vọng, từ nay về sau, lãnh đạo Hoa Kỳ phải nói thật về những hiểm nguy và những tiến triển, cũng như phải có một chiến lược đem quân trở về trong danh dự.
Thừa kế từ chính quyền đảng Cộng hòa hai cuộc chiến tranh Irak và Afghanistan, Tổng thống Obama đã có thể tuyên bố với quốc dân và cử tri là « sau hai thập niên khói lửa, Hoa Kỳ có thể thấy ánh sáng mới từ chân trời ». Người lính Mỹ cuối cùng đã rời Irak từ tháng 12 năm 2011, và lực lượng tác chiến tại Afghanistan sẽ hồi hương vào cuối năm 2014.
Tổng tư lệnh tối cao của quân đội hùng mạnh nhất địa cầu cũng không quên gián tiếp nhắc nhở công luận thế giới, bản thân mình cũng là khôi nguyên Nobel Hòa bình 2009.
Tuy vinh danh công lao và sự hy sinh của chiến binh, ông mượn lời tuyên bố của người tiền nhiệm xa xưa, Franklin Roosevelt: « Chúng ta căm ghét chiến tranh » để kết thúc thông điệp ngày « vị quốc vong thân ».

Mỹ "đề cao cảnh giác" trước đà vươn lên về quân sự của Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (AFP)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (AFP)

Trọng Nghĩa
Một hôm trước khi lên đường công du ba nước Singapore, Việt Nam và Ấn Độ, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự hiện diện hải quân hùng hậu của Mỹ tại châu Á. Hôm qua 29/05/2012 tại Học viện Hải quân Mỹ, ông nhắc lại quyết tâm của Hoa Kỳ là duy trì tiềm lực hùng mạnh ở  Thái Bình Dương và “đề cao cảnh giác” trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Phát biểu nhân buổi lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên Học viện Hải quân Mỹ tại Annapolis, gần Washington, ông Leon Panetta xác định : “Hoa Kỳ là một cường quốc hàng hải, và ngày nay, chúng ta đang quay về cội nguồn hàng hải của chúng ta”. Vì vậy, theo bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Hoa Kỳ cần phải duy trì và tăng cường uy lực của mình trên toàn bộ các vùng biển Châu Á Thái Bình Dương rộng lớn.

Phản ánh mối quan ngại hiện nay của nước Mỹ trước đà vươn lên về quân sự của Trung Quốc, cũng như thái độ ngày càng quyết đoán, hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông, Tổng thống Barack Obama gần đây đã thay đổi chiến lược, chuyển trọng tâm về châu Á sau khi kết thúc sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Irak và chuẩn bị rút quân khỏi Afghanistan.

Về đối sách với Trung Quốc, ông Panetta vào hôm qua đã khuyến khích các tân sĩ quan hải quân Mỹ thắt chặt thêm quan hệ an ninh với Trung Quốc, nhưng ông đồng thời kêu gọi mọi người đừng nên lơ là cảnh giác.

“Chúng tôi cần tới các bạn để tăng cường quan hệ quốc phòng với Trung Quốc. Quân đội của Trung Quốc đang phát triển và hiện đại hóa. (Nhưng) chúng ta phải cảnh giác. Chúng ta phải hùng mạnh. Chúng ta phải được chuẩn bị để đối đầu với mọi thách thức”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn kêu gọi các tân sĩ quan củng cố liên minh có từ lâu với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Philippines, đồng thời cũng xây dựng “quan hệ đối tác mạnh mẽ” với các nước như Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Singapore và Ấn Độ.

 

VN lo 'xung đột quân sự' ở Biển Đông

Cập nhật: 06:36 GMT - thứ tư, 30 tháng 5, 2012
Đại tướng Phùng Quang Thanh
Việt Nam là một trong các quốc gia chủ chốt trong việc thúc đẩy diễn đàn ADMM
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Asean (ADMM-6) ở Phnom Penh, Đại tướng Phùng Quang Thanh cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông nếu các bên không kiềm chế.
Hội nghị lần 6 của các bộ trưởng quốc phòng trong khối diễn ra hôm thứ Ba 29/5 ở thủ đô Campuchia, nước chủ tịch Asean năm 2012.
Phản ánh quan ngại của các nước trực tiếp liên quan tranh chấp ở Biển Đông, ông Phùng Quang Thanh nói trong bài phát biểu được báo Quân đội Nhân dân thuật lại, rằng "tình hình tranh chấp biên giới lãnh thổ ở khu vực và chủ quyền trên Biển Đông đang diễn biến khá phức tạp và có thể gây ra xung đột quân sự nếu các bên không nỗ lực kiềm chế"
“Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là một thực tế mà chúng ta không cần né tránh vì nó xảy ra trong khu vực Đông Nam Á, tranh chấp giữa các nước Asean với nhau và giữa một số nước Asean với quốc gia ở ngoài Asean”.

Ông Thanh không nói rõ 'quốc gia ở ngoài Asean' là nước nào, nhưng trong tranh chấp Biển Đông ngoại trừ Đài Loan mà đa số các nước Asean không công nhận là quốc gia độc lậ̣p, chỉ có Trung Quốc là không nằm trong khối Asean.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt hiện cũng đang có chuyến thăm đầu tiên tới Campuchia. Ông Lương đã có cuộc gặp tham vấn kéo dài 45 phút với các bộ trưởng quốc phòng Asean vào tối thứ Ba.

Asean phải giữ vai trò chủ đạo

"Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là một thực tế mà chúng ta không cần né tránh vì nó xảy ra trong khu vực Đông Nam Á, tranh chấp giữa các nước Asean với nhau và giữa một số nước Asean với quốc gia ở ngoài Asean."
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh
Phát biểu tại hội nghị vài tiếng trước đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam kêu gọi khối Asean thể hiện rõ quyết tâm "duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, để xây dựng Cộng đồng chính trị -an ninh vào năm 2015"
Ông Thanh cũng nhấn mạnh, "khi tăng cường hợp tác với các đối tác ngoài khu vực, Asean phải giữ được vai trò chủ đạo".
Gần đây, Biển Đông đang dần dần trở thành một trong các vấn đề gây chia rẽ lớn trong khối Asean, một phần bị cho là vì một số quốc gia không liên quan trực tiếp đã không tích cực trong việc đi tìm giải pháp.

Bắc Kinh cũng nhiều lần cáo buộc một số nước Asean vì quyền lợi của mình mà "lôi kéo" các nước khác để đối chọi với Trung Quốc.
Trung Quốc và Asean đang tìm kiếm một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) thay cho Tuyên bố chung về Ứng xử của các nước ở Biển Đông (DOC) mà hai bên đã ký từ 2002 nhưng không có hiệu quả trong kiềm chế tranh chấp.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh kêu gọi các bên bình tĩnh, "hết sức kiềm chế, tiến hành đàm phán hòa bình để giải quyết các tranh chấp trên biển bằng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982)".
Ônh nhắc lại chủ trương của Việt Nam: “Trong quá trình đàm phán hòa bình, tranh chấp song phương thì hai nước đàm phán với nhau để giải quyết".
"Còn những tranh chấp đa phương, giữa nhiều nước, nhiều bên, phải giải quyết đa phương, nỗ lực tìm kiếm giải pháp mà các bên có thể chấp nhận được”.

Chỉ còn vấn đề Biển Đông

Bộ trưởng Thanh thừa nhận: "Tranh chấp trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại trong quan hệ Việt - Trung hiện nay".
"Tranh chấp trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại trong quan hệ Việt - Trung hiện nay."
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh
Ông cũng nói giữa Việt Nam và Trung Quốc đã "có những lúc có tranh chấp trên biển khá phức tạp", nhưng chủ trương của Việt Nam là giữ quan hệ hợp tác-giao lưu về quốc phòng và quân sự.
"Lãnh đạo Quân đội hai nước gặp nhau trao đổi thẳng thắn, chân tình và thống nhất quân đội hai nước phải kiềm chế không để xảy ra xung đột quân sự trên biển."
Ông bộ trưởng kêu gọi chính phủ hai bên chú ý quản lý các phương tiện truyền thông, "không để các cơ quan báo chí đăng tải những bài viết có tính chất kích động, chia rẽ quan hệ hai nước, làm phức tạp thêm tình hình".
Kết thúc hội nghị ADMM-6, các bộ trưởng quốc phòng Asean đã ký kết Tuyên bố chung, trong đó tái khẳng định cam kết của Asean về việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, hướng tới việc thông qua COC.
Tuyên bố này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông "theo đúng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế".
Cuối tuần này, ông Phùng Quang Thanh sẽ tới Singapore để tham dự Diễn đàn an ninh Shangri-La (1/6-3/6).
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120530_phungquangthanh_admm.shtml

No comments:

Post a Comment