Pages

Thursday, May 3, 2012

NGƯỜI RỤC Ở QUẢNG BÌNH

Người Rục vẫn đặt bẫy và thường bắt được loài chuột đá được cho là tuyệt chủng

Chuyện về người Rục

2012-04-30
Người Rục, một nhóm dân tộc ít người còn sót lại hiếm hoi trên thế giới, luôn còn những điều bí ẩn. Hiện tại, người Rục ở nước ta chỉ còn khoảng vài trăm hộ và đang sinh sống tại xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình.

Photo courtesy of danlambao
Một gia đình người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, ảnh chụp năm 2011.

Đời sống săn bắn hái lượm

Có những đồn đoán cho rằng họ thường xuyên ăn cả lá cây và chuột để sống. Mời quý vị theo dõi cuộc trò chuyện giữa Quỳnh Chi và anh Trần Nam Trung, một người thuộc một tổ chức thiện nguyện vừa đến thăm người Rục tại xã Thượng Hóa. Câu chuyện được chia sẻ với quý vị sau khi Quỳnh Chi đã tìm hiểu tính hư thực qua trao đổi với vị phó chủ tịch xã  cùng ba vị trưởng bản Ón, Yên Hợp và Mò O Ồ Ồ - là nơi mà người Rục đang sinh sống.
Sắn, ngô cũng giống như thức ăn chính của họ. Còn cơm thì cũng giống như xôi của người Kinh vậy. Nhưng mà tôi vào nhà nào cũng không thấy một  hạt gạo nào cả.
Ô. Trần Nam Trung

Những đứa trẻ Rục ăn bồi độn không có cơm.
Trần Nam Trung: "Họ nghèo quá. Tôi có phỏng vấn một vài người Rục, trong đó có một bác tên Hồ Kiếu. Ông cho biết về đời sống ở đó. Chủ yếu họ trồng sắn, ngô. Họ cũng trồng lúa nhưng diện tích trồng lúa ít quá nên họ không đủ gạo để ăn. Họ chỉ có thể ăn sắn và ngô. Mùa mưa thì có thể đi đặt bẫy để có thêm thức ăn nhưng tôi đi quanh các bản thì tôi thấy nhà nào cũng ăn sắn với ngô thôi."
Quỳnh Chi: Qua một số bài báo tôi tìm hiểu thì người Rục rất thèm cơm bởi vì họ không có cơm ăn. Anh đã quan sát thì thấy như thế nào?
Trần Nam Trung: "Nhu cầu con người là ăn ngon mặc đẹp. Họ cũng có ăn cơm nhưng vì cá nghèo đã làm họ làm cho họ quen với sắn, ngô. Sắn, ngô cũng giống như thức ăn chính của họ. Còn cơm thì cũng giống như xôi của người Kinh vậy. Nhưng mà tôi vào nhà nào cũng không thấy một  hạt gạo nào cả."
Quỳnh Chi: Một số người đã đến với người Rục và cho biết là một số thứ của người Kinh rất xa lạ đối với họ. Chẳng hạn như nhiều người Rục rất hiếm nếu không muốn nói là không biết đến sữa bò. Anh thấy như thế nào?
Trần Nam Trung: "Trẻ con không được uống sữa là một điều thôi thúc làm tôi phải vào thăm người Rục. Tôi muốn xem họ lạc hậu đến cỡ nào. Khi tôi vào thì nói chuyện với người Rục, mới thấy là họ không đến nỗi lạc hậu lắm. Họ nói là 'Sữa thì rất ngon, nhưng không có để uống'."
Quỳnh Chi: Vấn đề nước sạch tại đây ra sao?
Trần Nam Trung: "Bản Mò O Ồ Ồ là bản sâu nhất tính từ ủy ba xã. Đó là bản duy nhất có nguồn nước tương đối sạch để dùng. Bởi vì bản này gần với đồn công an biên phòng tại biên giới cho nên họ có một dự án hỗ trợ dẫn nước từ trên núi về.
DSCN2253-250.jpg
Một gia đình người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Photo courtesy of danlambao. 
Hai bản người Rục còn lại là Ón và Yên Hợp thì không có nước để dùng. Họ chỉ ra khe lấy nước. Họ phải đi rất xa, khoảng mấy cây số. Mùa nắng thì khe cũng cạn nước và một số công trình xây dựng cũng làm cho nguồn nước bẩn nên không sử dụng được. Tôi đã nói chuyện trực tiếp qua điện thoại với thầy hiệu trưởng trường tiểu học Yên Hợp và được cho biết là nguồn nước là cái cần thiết nhất ở đây. Mùa nắng thì không có nước để xài, kể cả giáo viên tại đó cũng không có nước sử dụng."
Quỳnh Chi: Đường đi vào bản có khó khăn hay không?




Người Rục từng sống trong hang đá

Trần Nam Trung: "Đường vào với người Rục rất khó khăn. Xe tải vào không được. Dốc thì đứng, cao mà đường thì nhỏ và xấu, chỉ loại xa chạy địa hình thì mới có thể vào được."
Quỳnh Chi: Tôi đã trao đổi với ba vị trưởng bản Ón, Yên Hợp và Mò O Ồ Ồ thì được cho biết là đời sống y tế người Rục rất kém. Thậm chí có thể nói rằng nhiều người Rục cả đời không biết đến viên thuốc. Anh thấy thế nào?













Những người mẹ Rục ngày đêm mong tin con. 
 
Trần Nam Trung: "Chắn chắn thuốc men là điều họ không bao giờ được biết đến. Nếu có bệnh thì họ chữa theo kiểu dân gian. Chẳng hạn như bệnh thì họ uống nước lá, đắp lá cây. Họ còn rất nhiều hủ tục. Ví dụ người phụ nữ đến ngày sinh nở thì phải tự vào trong rừng sinh. Ba ngày sau khi sinh mới được về nhà. Người phụ nữ đó phải tự sinh con, tự cắt rốn cho con, sau đó mới trở về làng. Họ đã quen sống như thế."
Quỳnh Chi: Tập quán của người Rục là săn bắn hái lượm hay chủ yếu lao động sản xuất?
Ánh mắt của họ cho thấy họ cần một điều gì đó cho thấy họ lúc nào họ cũng thiếu, lúc nào cũng đói. Nhìn ánh mắt họ thê thảm lắm.
Ô. Trần Nam Trung

Trần Nam Trung: "Họ săn bắn hái lượm là chủ yếu. Nói về trồng trọt thì họ không có đủ công cụ để sản xuất, họ cũng không có đất đai để làm."
Quỳnh Chi: Người Rục có bỏ chạy khi thấy người Kinh?
Trần Nam Trung: "Một vài năm trước, nếu thấy người Kinh là người Rục từ người lớn đến trẻ con đều  bỏ chạy. Vừa rồi lên Rục thì tôi có gặp một người Hà Tĩnh đi buôn trong khắp các làng của người dân tộc. Người này nói rằng cách đây mấy năm, nếu thấy người Kinh là  người Rục chạy như thú hoang. Sau này thì đỡ hơn nhưng họ còn nghèo lắm."

Lúc nào cũng thiếu, cũng đói

Quỳnh Chi: Một số bài báo tìm hiểu về đời sống người Rục cho biết là người Rục phải ăn lá cây, ăn chuột để sống. Anh đã tìm hiểu, anh thấy việc này thực hư thế nào?
Trần Nam Trung: "Đó là việc bình thường. Đó là một vùng trũng trong một vùng núi. Nếu mùa lũ về thì đó là một trong những vùng bị cô lập. Chuyện ăn lá cây, ăn cả gỗ là chuyện bình thường của người Rục."
Quỳnh Chi: Trong năm thì mùa nào người Rục đói nhiều nhất?
Trần Nam Trung: "Vào mưa mưa, mùa lũ thì họ rất khó kiếm thức ăn, cho nên rất đói. Mùa giáp hạt cũng vậy. Họ đói vì không trồng trọt được nhiều."
Quỳnh Chi: Tập quán của người Rục là kiếm ăn trong ngày và không dự trữ. Vậy họ tồn tại như thế nào trong mùa lũ và mùa giáp hạt?
Trần Nam Trung: "Họ phải đi đào củ sắn, củ mài, hái lượm, bắt tất cả con gì họ có thể ăn được.
CIMG0117-250.jpg
Người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, ảnh chụp năm 2011. Courtesy Danlambao. 
Tôi nhìn cảnh của họ là tôi biết đương nhiên họ kiếm ăn rất vất vả. Người Rục không có bất cứ một thứ gì trong nhà. Họ chỉ có một cái chăn, màn và giường thôi. Nhưng người dân tộc có điều  là họ nhận thức thấp, dân trí thấp quá.
Nên nếu mà cho họ 10 kg gạo thì chưa chắn là họ để ăn mà có thể họ nấu rượu uống. Họ chỉ có thể làm những điều họ thấy trước mắt thôi, họ không nghĩ xa hơn được."
Quỳnh Chi: Qua chuyến đi thực tế này, anh có thể chia sẻ cảm xúc của mình sau khi tiếp xúc và tìm hiểu người Rục?
Trần Nam Trung: "Cái ánh mắt của người dân tộc luôn làm tôi thấy xót xa và luôn làm cho tôi muốn trở lại với người dân tộc. Ánh mắt của họ cho thấy họ cần một điều gì đó cho thấy họ lúc nào họ cũng thiếu, lúc nào cũng đói. Nhìn ánh mắt họ thê thảm lắm.
Ánh mắt trẻ con của người dân tộc khác ánh mắt trẻ con thành thị. Trẻ con thành thị luôn có vẻ trong sáng, thơ ngây. Nhưng ánh mắt của trẻ em dân tộc là một ánh mắt rất bản năng. Khi tôi chụp ảnh, hai đứa trẻ người Rục trần truồng chạy băng qua rào. Lúc đó tôi nghĩ là nếu trẻ con thành phố thì nó không thể làm như thế. Người Rục sống rất bản năng. Người Rục quá già, họ có thể nhìn già gấp đôi số tuổi họ đang có vì họ khổ quá. Có những thứ rác rưỡi, cũ kỹ. Có những thứ mà tôi không thể nghĩ là có thể mặc nhưng họ lại mặc trên người."
Quỳnh Chi: Anh và nhóm của mình đã đến với nhiều đồng bào dân tộc và nhiều vùng trên cả nước. Anh có nghĩ người Rục là một trong những đồng bào khổ nhất?
Trần Nam Trung: "Cái khổ thì nó muôn màu muôn vẻ. Ở Việt Nam thì không có cái khổ nhất. Bởi vì tất cả đều khổ nhất. Những người khổ là khổ giống nhau, chỉ sướng là sướng không giống nhau mà thôi."
Người Rục không nằm trong 54 dân tộc của Việt Nam. Nhóm người này chỉ là một nhóm thuộc dân tộc Chút. Trong  nhóm này thì người Rục và người A Rem là hai nhóm ít người nhất và cũng lạc hậu, nghèo khổ nhất. Tập quán của người Rục là sống theo bản năng, sống trong hang núi và rừng sâu cách ly với thế giới. Đã có lúc người ta cho rằng người Rục có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hiện tại, tại Việt Nam người Rục chỉ được tìm thấy ở Quảng Bình. Người Rục được phát hiện đầu tiên tại Việt Nam năm 1960 nhưng còn rất nhút nhát. Cuộc sống của họ cho đến bây giờ vẫn còn đói khổ, thiếu thốn và lạc hậu. Và có lẽ cho đến bây giờ câu chuyện về nhóm người này vẫn chưa hết bí ẩn. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, họ cũng là những con người cần được sống đầy đủ.

Hạt lúa của người Rục

(Dân Việt) - Sau gần 50 năm rời hang đá, người Rục (Quảng Bình) đã tự tay làm nên những hạt lúa.

“Cõng lúa nước” lên rừng
Cách đây chưa lâu, với đồng bào Rục, lúa nước vẫn là một loại cây xa lạ, chỉ có miền xuôi và người Kinh mới trồng được. Ngày đó, bản làng của người Rục hoang vắng, chìm trong cảnh đói cơm rách áo, tất cả nguồn sống của đồng bào đều dựa vào rừng, sự trợ cấp của Nhà nước...
Người Rục cùng bộ đội biên phòng gặt lúa vụ 3 trên cánh đồng Rục Làn.
Trăn trở nhiều với cái đói, cái nghèo của người Rục, những người lính biên phòng ở Đồn biên phòng 585 Cà Xèng đã hết lòng, hết sức cưu mang, giúp đỡ, nhưng rồi những cơn đói lúc giáp hạt vẫn cứ đến với đồng bào không dứt ra được.
Năm 2009, sau một chuyến khảo sát để tìm nguồn nước để lập dự án nước sạch phục vụ sinh hoạt cho cụm dân cư và Đồn biên phòng Cà Xèng vừa mới chuyển vào (trước đây Đồn đóng ở ngoài đường Hồ Chí Minh – PV), nhìn thấy một vùng đất chạy dọc theo con suối Rục Làn, đại tá Nguyễn Văn Phúc – Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã nghĩ ngay đến việc trồng cây lúa nước trên vùng đất này.
Nghĩ là làm, bước đầu Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã chỉ đạo cán bộ chiến sĩ Đồn Cà Xèng khai hoang, cùng dân bản trồng thử nghiệm trên 2,5ha.
Đã hơn 3 năm trôi qua nhưng câu chuyện về mùa lúa nước đầu tiên của người Rục do bộ đội biên phòng bày cho họ làm được vẫn còn nóng hổi. Người vui và tự hào nhất có lẽ là ông Trần Trung Trực ở bản Yên Hợp, bởi ông là người Rục đầu tiên được bộ đội biên phòng mời làm thử nghiệm vụ lúa nước đầu tiên sau 50 năm ông cùng những người đồng bào của mình rời hang đá. Hôm đó, gặp chúng tôi, ông Trực cười tít con mắt: “Mừng lắm! Nhờ bộ đội biên phòng dạy cách làm mà lần đầu tiên miềng đã trồng được lúa nước.”
Rồi đến vụ thứ 2, mô hình được nhân rộng diện tích lúa nước đã được mở rộng thêm với 3 hộ ở 3 bản Ón, Yên Hợp, Mò o ồ ồ cùng tham gia.
Cánh đồng lúa giữa rừng sâu
Sau 2 vụ lúa “thử nghiệm” thành công, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã quyết định lập dự án đầu tư hệ thống thuỷ lợi và khai hoang vùng Rục Làn thành một cách đồng lúa cho đồng bào Rục sản xuất với nguồn kinh phí gần 5,2 tỷ đồng.
Tính đến nay, đồng bào Rục với sự giúp đỡ của bộ đội biên phòng đã sản xuất được 3 vụ lúa với năng suất đạt 4 tấn/ha.
Hôm chúng tôi trở lại bản Rục, dẫn chúng tôi thăm cánh đồng lúa vàng ươm đang chín tới, trung tá Trịnh Thanh Bình – Đồn trưởng Đồn biên phòng 585 Cà Xèng không giấu được niềm tự hào: “Đồng bào Rục ở đây rất khó khăn, với gần 100% hộ nghèo, chủ yếu sống nhờ nguồn hỗ trợ của Nhà nước nên chuyện đưa được cây lúa nước đến với đồng bào được xem là một dấu mốc quan trọng làm đổi thay một bước trong hành trình đi lên của đồng bào. Chúng tôi đang từ từ chuyển giao công nghệ sản xuất cho đồng bào và tiến đến lộ trình trong tương lai gần là để đồng bào tự chủ động sản xuất lúa, không cần đến sự giúp đỡ của bộ đội nữa”.
Đã là vụ lúa thứ 3 người Rục tự tay mình làm được hạt lúa nước nên ai nấy đều vui cái bụng. Bà Hồ Thị Khun (60 tuổi), ở bản Mò o ồ ồ không giấu được niềm vui: “Mệ sống gần trọn cuộc đời, chừ mới chộ (thấy) ruộng lúa nước, cái tay mệ lần đầu tiên biết trồng lúa nước. Từ trước đến nay, nhà mệ, nhà của nhiều người trong bản chỉ có rẫy sắn, rẫy ngô thôi! Người Rục sắp tới rứa là không lo đói nữa rồi!”.

No comments:

Post a Comment