Pages

Wednesday, May 30, 2012

NGUYỄN KHÔI * SƠN LA KÝ SỰ II

 







Bài 21:BẾN TẠ BÚ

(Tặng: Nguyễn Văn Huân)

                             Bến Tạ Bú một sớm mai mình đến
                             Nước sông sâu xanh biếc tự đáy lòng
                             Hòn cuội trắng soi hồn ta tỏa nắng
                             Theo ngựa thồ sang tận Ít Ong
                  
                             Ơi thác Chiến, có xuôi thuyền đuôi Én
                             Bản Pha Khinh ai đó hẹn ta về
                             Đêm nay “lẩu xiêu” vui cạn chén
                             Bếp nhà sàn tiếng “Pí” thổi say mê
                             Bến Ta Bú nào có ai ra tắm
                             Để vừng trăng đắm đuối giữa dòng
                             Mình là trai bản Phiêng Ngùa lạ lẫm
                             Đến bến thuyền xuống ngựa ngẩn ngơ trông.
                                                                                      Nguyễn Khôi
                        “Nước Sơn La ma Tạ Bú” (cũng có người nói ma Hòa Bình)
         
          Bài 22:  CÂY ĐÀO TÔ HIỆU - AI TRỒNG?
          Ở khu di tích bảo tàng “nhà tù Sơn La” trên đồi Khau Cả, áp sát dinh Công Sứ (thời Pháp thuộc) nay là trụ sở UBND khu tự trị Tây Bắc, rồi tiếp là trụ sở UBND tỉnh Sơn La.
          Ở cách cổng nhà tù xưa một quãng có một ô nhỏ “Izôlê” (Isolé – nơi cách ly)rộng khoảng 4m2, hình tam giác vuông - xưa có cửa là một phiến gỗ lim dày, vừa để 1 người lọt ra vào. “I đôlê” ở ngay bức tường sau khu thường phạm, bước chân ra là đường hành lang tròn (đường Rông - Ronde).
          Năm 1940, nơi đây nhốt 1 người tù Cộng Sản: Anh Tô Hiệu (30 tuổi) nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng Đảng Cộng sản Đông Dương - quê Xuân Cầu, Văn Giang, Bắc Ninh. Sau những trận đòn thù của thực dân Pháp ở các nhà tù như Côn Đảo, Hỏa Lò… anh Tô Hiệu đã bị “lao” nặng nên bị nhốt cách ly ở “I zôlê”- lúc này anh Tô Hiệu là Bí thư chi bộ nhà tù, tuy bị đau nặng, lại phải nằm bệ ci ment, nhưng anh vẫn làm việc hết mình… đến ngày 16/7/1944 thì anh trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay các đồng chí của anh.
          Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây để nhốt tù chính trị, tường cao, sàn sân láng ci ment, 1 ngọn cỏ không thể mọc được, tường và sân, kể cả đường “nông” đều dầm đá dăm + ci ment (bê tông) dày hàng nửa mét (để đề phòng tù nhân đào hầm tẩu thoát). Luật lệ canh gác nghiêm ngặt, thường có lính gác đi lại liên tục ngày đêm nên không ai có thể đào bới trồng cây trong sân nhà tù.
          Sau Cách mạng tháng 8, khoảng năm 1948 (do các  đ/c ở đây kể lại) khu di tích nhà tù bị bom Pháp đánh sập, bị bỏ hoang…
          Sau năm 1954 (hòa bình lập lại) thủ phủ khu tự trị Thái Mèo đặt ở Chiềng Ly (Thị trấn Thuận Châu), tỉnh lỵ Sơn La cũ (Chiềng Lê là một thành phố chết và đổ nát)… thuộc 2 xã Chiềng An, Chiềng Cơi, huyện Mường La (Châu Mường La)… mãi tới năm 1962 mới thành lập thị xã Sơn La: Các cơ quan của khu và tỉnh mới chuyển từ Thuận Châu về thị xã , nhà cửa mới được xây dựng, khu nhà tù vẫn là một phế tích, nay là Thành phố.
          Năm 1958, nhà văn Nguyễn Tuân đi thực tế ở Sơn La, trong tùy bút “Sông Đà” nổi tiếng, ở trang 129 - 134, ông có viết thiên “Đào cộng sản” nhân sau khi đến thăm khu phế tích nhà tù Sơn La xưa “tôi dạo hết sân ngoài sân trong, nhìn tường đá, nhìn xi măng cốt sắt, nhìn cây. Có những cây hao hao cây Xoan, và mấy gốc muỗm. Thế thôi. Tôi biết. Ở đây còn có cây đào, cây đào ông Tô Hiệu”… Rồi nhà văn xuống khu vườn ổi chân đồi Khau Cả viếng mộ anh Tô Hiệu:
          “Đứng trước mộ đ/c Tô Hiệu nơi rừng ổi, tôi bảo tôi “nơi nghĩa trang tiễn biệt này, cần có đào”…. Đối với bậc lãng mạn cách mạng, lấy hoa đào để thực hiện lên cái vui hoa quả XHCN của Sơn La - Thủ phủ Tây Bắc ngày nay, thấy cần có bóng hoa ấy trên chữ vàng bia đá”.
          Nhà văn Hoàng Công Khanh (1921 - 2010). Một bạn tù của anh Tô Hiệu, trong cuốn “Hoa nhạn lại hồng” NXB Văn Học 1992, trang 157 có viết “sau các trận bom Pháp, nhà tù Sơn La chỉ còn cái cổng và cái hầm sâu. Trên quảng đường “rông” gần “I đôlê” bỗng xuất hiện một cây đào rừng (đào phai không ăn quả được) nó lớn nhanh và hoa phớt hồng, sinh thời nhà văn Nguyễn Tuân nhân một dịp lên thăm qua thăm vết tích nhà tù thấy cây đào mọc bên cạnh phòng giam (xưa) anh Tô Hiệu đã vui miệng nói đó là cây đào Tô Hiệu”.
          Rồi truyền miệng, báo chí  đăng tải, rồi Bảo tàng Sơn La gắn biển “cây đào Tô Hiệu” một huyền thoại thành hiện thực ca ngợi một chiến sỹ cộng sản.
          Năm 1980 - 1981 tỉnh mới tu bổ lại thành khu di tích bảo tàng cách mạng.
          Nguyễn Khôi tôi lên công tác Sơn La 21 năm (1963 - 1984) có cái may mắn: Hồi 1966 - 1970 công tác ở Ban Nông nghiệp tỉnh ủy Sơn La, 1978 - 1984 làm thư ký ở văn phòng UBND tỉnh Sơn La, nơi ở và nơi làm việc cách 1 bức tường là sang khu di tích nhà tù, cách chỗ gọi là “cây đào Tô Hiệu” vài chục mét.
          Nguyễn Khôi tôi cũng có cái may mắn đã từng được đưa các bác Trần Huy Liệu, Văn Tân đi thăm lại nhà tù… và được nghe các bác kể chuyện đủ thứ về nhà tù. Năm 1984 tôi về công tác ở VPQH và HĐNN, có điều kiện cận kề bác Trường Chinh, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Thanh Nghị, Xuân Thủy… lại thường xuyên giúp việc bác Lê Thanh Nghị nên có điều kiện hỏi về chuyện nhà tù Sơn La (vì bác Nghị hồi trước 1945 cũng bị tù ở đây 5 năm cùng các bác Nguyễn Lương Bằng, Tô Hiệu, Trần Huy Liệu, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy… bác Xuân Thủy, hồi sau làm Phó chủ tịch Quốc Hội).
          Qua câu chuyện về cây đào “Tô Hiệu” thì bác Lê Thanh Nghị, Xuân Thủy đều bảo thời trước 1945, nhà tù chưa bị phá thì không thể trồng cây gì ở trong đó được. Sau này, đó là chuyện của Nhà Văn Nguyễn Tuân trong tùy bút Sông Đà với mấy câu lấp lửng “Cây đào ông Tô Hiệu”, rồi sau đó được báo chí “môđiphê”(modifier-làm thay đổi) như khẳng định… câu chuyện thực là thế, và có lẽ cũng chỉ nên nói là “cây đào bên buồng giam Tô Hiệu”. Cây đào này (bên cạnh còn nhiều cây đào khác) hiện nay  được Bảo tàng Sơn La gắn biển “cây đào Tô Hiệu”… vậy thực là do ai trồng? Đó là do chim rừng, gió núi đem những quả đào dại (đào rừng) mọc đầy trên đồi Khau Cả gieo vào các khe nứt trên sân nhà tù xưa đã vỡ nát, rồi nảy mầm mọc lên thành cây… tất cả đào Sơn La hầu hết là “trời trồng” (mọc tự nhiên) không phải ai tưới tắm gì cả. Hậu thế, do quá yêu tấm gương hy sinh của người chiến sỹ cộng sản Tô Hiệu nên đã gán cho anh thêm cái “tình”: Ho lao rũ rượi chết đến nơi rồi mà vẫn gieo hạt, trồng đào nở hoa cho các thế hệ mai sau. Từ văn học (tùy bút) rồi thành huyền thoại, âu cũng là một tấm lòng, không nên bàn cãi qúa nhiều. Vấn đề là cất cái biển đã ghi tên kia đi… (Rendez  César ce qui appartient à césar)./.
Bài 23:
NHÀ SÀN THÁI
Nhà sàn của người Thái - Sơn La - Tây Bắc “hướn hạn phủ táy” là một công trình kiến trúc tài hoa, hòa đồng với thiên nhiên, trời đất cùng vạn vật, có 2 loại:
- Nhà sàn khung cột: bộ khung được gá lắp từ các bộ phận rời, bắt đầu từ việc chôn cột (nhà cột chôn - nghèo) “hươn chim mạy”.
- Nhà sàn vì kèo “vì cột”: Kèo, cột, xà ngang đã được lắp ráp thành các đơn vị “vì kèo” dựng nối các vì bằng các xà dọc (tiến từ hườn khứ sang kẻ khứ (quá giang = khứ) có hai trụ để đỡ đòn tay (pe hản) là con cung. Đó là loại nhà “hườn kè khang” (nhà kê hạ).
Nhà sàn Thái bao giờ cũng làm số gian lẻ, 2 đầu hồi - “tụp cống” khum khum như mai Rùa, gắn với truyền thuyết thủa khai thiên lấp địa, thần Rùa “Pua tẩu”. Dạy người Thái làm nhà theo hình Rùa đứng.
“Khửn song phái/ cái song đay” - mở 2 cửa/ đi 2 cầu thang là  “tang chan” và “tang quản”. “Tang chan” ở cuối nhà bên trái dành cho phụ nữ. “Chan” là phần nhà sàn được nối dài ra ngoài trời. Đây là nơi đàn bà trong nhà ngồi nghỉ ngơi chơi lúc nhàn rỗi, thêu thùa, cầu thang phía này thường 9 bậc (9 vía).
Cầu thang đầu bên phải “tang quản” dùng cho nam giới; 7 bậc (7 vía).
Có 2 bếp lửa: “chik pháy” phía tang quản dành cho người già. Bếp chính phía tang chan dành cho nấu nướng, phụ nữ. Bếp lửa nhà sàn ở giữa nơi núi rừng âm u được coi như “trái tim bốc lửa” sưởi ấm nuôi dưỡng cả về vật chất, tinh thần cho cả nhà.
Gian “quản” có bàn thờ tổ tiên “hỏng hóng” và cột thiêng “sau hẹ”. Trên cột thiêng có treo hình Rùa bằng gỗ 3 bông lúa “sam huống khẩu” và 3 nhánh rau “thì là” “sam hóm chik” - đó là biểu tượng của tô tem giáo cùng bóng dáng thuyết thiên - địa - nhân.
Nhà sàn Thái vừa trang nhã vừa chắc chăn:
                      Hươn đi tẳng cang tèn
                      Hươn én tẳng cang vên
                      Lốm luông pặt bấu chại
                      Lốm hại pặt pấu pay.
                      (Nhà tốt dựng nơi cao ráo
Nhà đẹp dựng giữa mường
Gió to thổi không xiêu
Bão lớn không lay động).
          * Sự tích cái Khau cút (hoa nhà)
          Theo Quắm tố mướng (kề chuyện mường)
          Thì: Cuộc thiên đi/ đi đường thuyền sợ rơi/ phải chuồn theo đường con don, con dím…
          Người Thái từ xíp xoong păn na (Vân Nam) đi theo dọc sông Hồng (Nậm Tao - Sông Thao) ra đi vào cuối tuần trăng. Họ đi cứ đoán lũ nhìn vào mặt trăng khuyết ở cuối dãy núi, họ hẹn nhau, hễ ai đến được phương đất nào khi làm nhà thì dựng trên đầu hồi nhà (nóc) một cái dấu hình mặt trăng khuyết để nhận ra đồng tộc - và cái đó gọi là “khao cót” và gọi chệch là “khau cút” = sừng cuộn.
          Theo tiếng Thái “khao” là trắng, cót là ôm có ý nghĩa là mối hận ly hương. Cái mô típ trang trí nghệ thuật “mặt trăng khuyết” này còn có ở cửa sổ, khăn Piêu…
          Khau cút vẽ vân sen/ đầu kèo vẽ vân én/ mái nhà xén chân gianh bằng rui: Đó là tiêu chí nghệ thuật về nhà sàn Thái.
          Khau cút là 2 thanh gỗ đóng chéo hình chữ X trên đòn nóc “tiêu bôn” trước hết là để chắn gió “pảy lốm” nẹp 2 mái gianh 2 đầu hồi nhà. Những nhà tầng lớp trên xưa còn thêm bông sen cách điệu ở 2 giao điểm 2 tấm gỗ và 8 hình trăng khuyết hướng  vào nhau so le trên khau cút.
          Có nhiều cách hiểu về khau cút:
          Đó là cặp sừng trâu cách điệu (văn minh lúa nước); Đó là những búp cây Guột (rau dớn)… nhìn thấy nó là ta nhớ bản nhớ mường.
          Trên bậu cửa thường chạm hình đôi Thuồng luồng (tô ngựa) linh vật làm chủ trên sông suối, biểu tượng cho sức mạnh và gia đình hạnh phúc.
          * Các loại khau cút:
          - Khau cút mải: Là dạng đơn giản nhất chỉ là 2 thanh tre bắt chéo vào nhau, là dấu hiệu nhà của phụ nữ góa bụa (me mải).
          - Khau quai (sừng trâu), khau pẻ (sừng dê), cút chim may (trăng khuyết) cút nêm (cút lá tre) là dấu hiệu của nhà bình thường.
          - Khau của pụa (khau cút Vua) dấu hiệu nhà Quan lại, quý tộc gồm 2 miếng ván dài trên 1m, phần chót có đóng 2 miếng gỗ ngang, chia 5 nhánh, mỗi nhánh có gắn hình hoa thị theo số đếm của luật tục làm nhà.
          - Khau cút căm (khau cút vàng) dưới có thanh gươm, là dấu hiệu của Nhà quý tộc “quan võ”.
          - Khau cút hoa sen: Nhà quý tộc lớn.
          Bố trí nội thất: Tiếp liền vách gian buồng thờ tổ tiên (hóong) là buồng ngủ của chủ nhà, phía chân thường đặt thêm bếp lửa để gia đình sum họp, sưởi ấm… chăn đệm chất đống đặt ở phía đầu ngủ.
          Vị trí ngủ của các thành viên trong gia đình: Gian giữa “xáo hạch” và “hỏng ly” là gian khách đàn ông ngủ. Đối diện phía dưới là nơi con trai chưa vợ ngủ. Kề cột xáo hạch là vợ chông chủ nhà ngủ. Kế tiếp là vị trí Bố mẹ chủ nhà ngủ, tiếp là vợ chồng con trai ngủ, tiếp là nơi vợ chồng con gái ngủ, rồi đến con gái chưa chồng ngủ.
          Con rể không được vào khu vực bố mẹ vợ ngủ, con dâu, con rể không vào khu bố mẹ chồng ngủ. Bố mẹ chồng không vào khu con dâu ngủ.
          Sợi dây  “xảo lỏng luông” là ranh giới (sợi dây linh thiêng) nên người ta chỉ vắt khăn mặt, khăn Piêu lên sợi dây này.
          Tuyệt đối không vắt quần áo, tối kỵ là váy áo phụ nữ.
Con gái chưa chồng
Vợ chồng con rể
Vợ chồng con trai
Bố mẹ
(ông bà)
Vợ chồng chủ nhà
Khách đàn ông
          * Các vị trí khác:
          - Nơi để hạt giống (giàn 2 bếp)
          - Nơi để ống nước: Dựa vào vách bên phải (thường ngồi quay mặt vào bếp)
          - Nơi để khung dệt vải: Bên phải sàn xia phía trong nhà hoặc bên trái sàn xia  phía ngoài nhà.
          - Nhà kho: Ở dưới gầm sàn
Lễ lên nhà mới: mời Lúng ta (ngoại) châm lửa nhóm củi ở bếp mới, mời mo đọc bài xua đuổi tà ma
Bài 24:  GÁI THÁI

Cảm tưởng đầu tiên khi gặp “gái Thái” là nõn nà, sạch sẽ, đẹp, hấp dẫn cả dáng lẫn da.
Trang phục đẹp “độc đáo” tạo dáng đi tha thướt, uyển chuyển, làm nổi bật các đường cong gợi cảm nhưng vẫn kín đáo, thắt đáy lưng ong. Tính tình dịu dàng, hiền thục, dễ gần gũi, thực thà, chất phác, nói năng vừa phải.
Tình cảm: chân thành, yêu tha thiết, hoạt động tình dục mạnh mẽ, đứng tuổi mà bộ ngực vẫn đầy đặn.
“Gái Thái tóc thơm, da trắng, thịt mềm
Đôi bầu nhật nguyệt như mộng ước
Ru hồn trai lên cõi trời tiên”
Thông minh, hoạt bát, ham học hỏi và nhanh tiếp thu cái mới.
Sinh hoạt cộng đồng: dám phát biểu chính kiến, hay hát và hát hay, múa (xòe) giỏi.
Chăm chỉ đảm đang, nuôi con khéo, dạy con ngoan. Không đánh con, ít xảy ra cãi nhau (to tiếng), không ăn cắp, không nói dối (ba vẹo).
Có tính bình đẳng bình quyền (không tự ti), có chí khí vươn lên (danh ca có nghệ sĩ ưu tú Vi Hoa; chính trị cấp cao có Tòng Thị Phóng - ủy viên bộ chính trị, phó chủ tịch Quốc hội…)
Nhận xét (đánh giá) về “gái Thái” của chính các chàng trai Thái qua “Tản chụ xiết xương” (tâm tình người yêu) với cái lối nói “xiết” (kiểu nói kháy, hơi cường điệu, phóng đại “quá” lên một chút) đã ca ngợi cô gái có vẻ đẹp thông qua lao động:
“Xai pánh nhịp lang chủm pên hún nộc dung / phung lang he pến hún luống bin xẻo/. Lả tắt kẻo pên chớp lao vi”
(Em khâu vó nên hình chim công /vá chài thành hình lượn con rồng) đưa nhát kéo thành Sao Tua Rua/.
Cô gái xinh xắn ở trên sàn khuống khiêm nhường đáp lại:
“Khuống phủ khuôn nhinh khuống nọi, khống ai khái
Khuống pai chán dú ngăm nga phả
Báu đáng nả chụ pươn má cha đău ná”
(Khuống của em, Khuống nhỏ lại xiêu vẹo ở bên sàn ngoài, cớm cành cớm nguội chẳng xứng mặt chàng yêu của người sang chơi).
Người Thái có câu “au mia bấng me nai” (lấy vợ thì xem bà mẹ cô ta) ý là “mẹ nào con ấy”…từ lên sáu, lên bảy, bé gái đã được mẹ dạy tập nhặt bông, cán bông, quay xa, kéo sợi, cầm kim chỉ để khi lớn là thông thạo dệt vải vá may, tự tay trồng bông, dệt vải, nhuộm màu, cắt may quần áo, làm chăn gối đệm màu…Phụ nữ Thái còn giỏi trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt thổ cẩm đẹp, thêu piêu…coi đây là các nghề phụ làm ngoài giờ ra ruộng, lên nương, nuôi dạy con cái. Đó là những bàn tay tài hoa, khéo léo:
“Sai pánh khuổn mư sại lẹo chum bok cai
Hai mư khoa chum bơk Mường Hỏ
Năng dóng dỏ nhịp lụa pên pik bin lá”
(Em úp tay trái nở hoa đào
Ngữa tay phải thành hoa Mường Hỏ
Khép ngồi khâu lụa thành (chim) vỗ cánh bay.
Sự chăm chỉ của các cô gái Thái thức khuya dậy sớm trên khung cửi từ canh ba, canh tư đến tang tảng sáng mới rời khung cửi đi nương, ra ruộng.
          “Tứn tắm húk kem bươn hai
Tứn tắm húk lai kem bươn hai póng hung”
(Dậy dệt thổ cẩm cùng trăng sáng
Dậy dệt vải hoa cùng trăng tỏ rạng đông).
          Người phụ nữ Thái quên ăn quên ngủ làm lụng tận tụy vì chồng con, xã hội… đã tạo ra các sản phẩm thiết thực quý giá… các chàng trai Thái luôn mơ ước kiếm được cô vợ đảm đang, qua lời hát “khắp” đã lý tưởng hóa về việc nàng thêu khăn đào tặng chàng:
                   “Lả tắm phải pên póc nong xe
Pánh tắm pé pên khoáng lái lủ
Chụ tắm khẳm pên khoáy lai lương
Cốn táng phương lướt le chăử hảy”.
(Em dệt sợi thành vóc hoa dâu
Em dệt tơ thành gấm hoa vân chéo
Dệt thổ cẩm rực rỡ hoa văn
Ước được em thêu dệt khăn đào).
          Như vậy: Gái Thái với vẻ đẹp hình thể (vào loại nhất ở nước ta) thì cái đẹp bên trong, vẻ đẹp nội tâm quả là các cô nàng xinh đẹp để cho ta chiêm ngưỡng và yêu thương hết dạ.
                                                                                      8/3/2012.
          Bài 25:     PÍ PẶP                 (1)
Chàng trai Thái tỏ tình với người yêu bằng tiếng sao trúc (pí pặp) được nhà thơ Lò Vũ Vân đặc tả bằng sáu câu thơ ngắn với 36 con chữ rơi thánh thót rót vào lòng cô gái:
                                      Tiếng Pí Pặp lảnh lót
                                      Rơi xuống nhà sàn em
                                      Nhà sàn em tỏa sáng vừng trăng
                                      Tiếng Pí Pặp nỉ non đêm ngày
                                      Trải thảm lên thang gỗ chín bậc
                                      Rơi vào đáy tim em.
                                                                                       Lò Vũ Vân
 _________
                   (1) Pí Pặp: Sáo trúc nhỏ
                   Pí = sáo “páu pí xáư hu quai” thổi sáo vào tai trâu (đàn gãy tai trâu)
                   Pí láo = sáo trúc dài
                   * Nhà thơ Lò Vũ Vân (19 - 8 - 1943) quê bản Noong Đa, Bắc Yên. Ở tổ 8. phường Tô Hiệu. TP Sơn La.
BÌNH: Một tứ thơ lạ, ý rất xưa mà đủ cả tình, cảnh, sự - đủ cả nhạc, họa… thật là độc đáo đến lịm người.
          Bài 26: TÊN MỘT SỐ MÓN ĂN THÁI


          Người Thái có câu “dệt kin xấư xốp nhăng báu hụ” - làm ăn vào miệng còn không biết thì mọi lời nói chữ nghĩa cũng chỉ là “tô xư tai” (con chữ chết) mà thôi. Theo Vi Liên:
          1. Căm khảu (Phần về cơm):
          Khảu nửng (cơm xôi), khảu lam (cơm lam), khảu tổm (bánh chưng), khảu chảo (cơm thổi), khảu canh (cháo), khẩu chí (cơm nướng)…
          Khảu bái pa (cơm cá), khảu bái sáy (cơm độn trứng), khảu bái bay (cơm độn trám đen), khảu bái cưởm (với trám xanh), khẩu bái nậm ỏi (với mật), khẩu nhọm (nhuộm các màu), khảu qua mắn có (độn sắn), khảu qua khảu phảng (độn kê), khẩu qua li tổm (với ý dĩ), khảu qua phứa hom (khoai thơm)…
          2. Căm chảm (các loại chấm).
          * Le cưa khao (muối trắng), le ướt cưa (muối ớt).
          * Các loại “chéo”: Chéo khinh hom (gừng), chéo ướt cưa (ớt tỏi), chéo báư líu (lá chanh), chéo hom chi lang (húng chó), chéo inh ki (húng) chéo hom kíp (tỏi), chéo hom pẻn (mùi tàu), chéo phắc chậu (sả), chéo thúa nau (đỗ tương), chéo pa (cá), chéo pu (cua), chéo mẹ (sâu măng), chéo non tó – chéo manh i (nhộng, ve), chéo đẻ mọn (nhộng tăm).
          * Các loại mắm: Mẳm ca (cá), mẳm nước, mẳm khụa (nòng nọc), mẳm mẹ (sâu măng), mẳm co đường Pừng (nhộng cây móc), mẳm manh ti (nhộng ve), mẳm manh po (nhộng cánh cam), mẳm tắc ten (châu chấu), mẳm pu (cua), mẳm non tó (nhộng ong), mẳm manh đa (cà cuống), mẳm tô niểng (niềng niểng).
          * Các loại nước chấm:
          Nặm xổm đanh (măng chua), nặm xổm má xim (quả xím), nặm xổm mák (quả bứa), nặm xổm má liu (chanh)… kham bong (quả me), nặm mắm (nước mắm), nặm tôm (mắm tôm), pảnh van (mì chính).
          3. Căm kin (phần về các món ăn):
          * Phau (đốt) – chí (nướng)
          Các món nướng (pỉnh): Pỉnh họn, pỉnh tộp (cá), pỉnh ho (gói), pỉnh mịnh (hơ), pỉnh mản (xiên), pỉnh mản xót (xiên miếng to).
          * Các loại lam: Lam nhứa phặc (thịt nạc), lam nhứa hạp hạ (thịt bạc nhạc), lam phắc (rau), lam nó (măng), lam tô họk (con sóc), lam tô ổn (con dúi).
          * Các loại “mốc” cá:
          Gói lá vùi tro nóng: Móc tong (lá), mốc ố (ủ), mốc nhứa đảng (thịt khô), mốc cay (rêu đá), mốc pho, mốc ốt, …
          * Các loại Ók gồm:
          Hầm cách thủy: ók năng min, ók nhứa đảng (thịt chó), ók cay (rêu đá), ók tau (tảo), ók bon, ók ốt…
          * Các loại nhọk (nghiền nhuyễn): Nhọk mák khừa (cà), nhọk mák thú (đỗ), nhọk năng (da), nhọk nhứa (thịt).
          * Các loại mọk (tẩm bột hầm cách thủy):
          Mọk cáy (gà), mọk pa (cá), mọk nhứa (thịt), mọk tô pụng (diều hâu), mọk tô hơn (don), mọk tô mển (dím), mọk cay (rêu đá), mọk hết (nấm), mọk mắk mư (quả chua ngọt).
          * Các loại pho (đùm lá vùi nướng):
          Pho hết côn (nấm rơm), pho cốp (ếch), pho hết hẹk (nấm hương), pho hết khôn cày (nấm da), pho chương tọng (lòng), pho pa (cá).
          * Các loại nửng (xôi) “đồ”:
          Nửng táo, nửng xá - đíp (chín tới), nửng pa (cá), nửng phắc kén (rau khúc), nửng man ca (búp sự), nửng pưới (nhừ), nửng nhứa (thịt), nửng mák buốp (mướp), nửng mák pi (hoa chuối), nửng dúak pi (nõn cây chuối rừng)…
          * Các loại quả:…
          * Các loại rau: Đều đem “đồ” mới ăn, phắc cát úp (bắp cải), phắc cát mong (cải xanh), mướk (bồ công anh), khỉ táu (diếp cá), noók (rau má), ngỗm (xương sông), cát đon (cải bẹ), cát choong (cải xoong), ót (rau ngót), xô-ók (dọc mùng), cút nặm (dớn), phắc ở lợt (lá lốt), phắc ven.
          4. Các loại lá (lá non và ngon):
          Bâư mắn co (ngọn sắn), bâư ổi, bâư ngoa, bâư đứa.
          5. Các loại măng ăn ghém sống:
          Nó khá, nó van, nó bới, nó thúa ngọk (đá), nó pửng, nó lau, nó man ca, nó tao, nó vai…
          6. Các loại nấm: Hết bỉ, hết thu nún nặm.
          7. Các loại quả thơm:
          Măk khén (hạt tiêu rừng), măk he (tiêu), măk ớt (ớt).
          8. Các loại vỏ:
          Năng co hăm (vỏ cây hạt dổi)
          Năng chưa bi mi
          9. Các loại quả ăn sau bữa cơm (đét xe):
          Măk teng (dưa), kiểng (cam), hảu (bứa ngọt), phong mạt (dứa), mắk muông (muỗm), hăm (hạt dổi), liu (chanh), cuổi (chuối), nghe (quýt), na (na), pục van (bưởi ngọt)…
          10. Các loại bánh kẹo:…
          11. Các loại chụp (nộm):
          Chụp phắc chiệu (rau bướm), nó (măng)…
          12. Nó xổm (măng chua)
          Nó héo (măng khô chua)
          Nó hang (măng khô)
          13. Các loại củ quả:
          Mắk ứk (bí đỏ), mắk phặc (bí xanh).
          14. Các loại hoa “đồ” chín ăn được:
          Bók ban (hoa ban), ít ương, thúa (đỗ), tong tay, hởng, nôm nẹ, pip, ứk, khạnh…
          15. Các loại gỏi: Cỏi năng (da) cỏi pa (cá), cỏi nhứa (thịt), cỏi xổm (chua), cỏi khôm (đắng)…
          16. Năm pịa, nặm bi (mật).
          17. Kăm cắp (ghém):
          * Các loại ghém rau thơm:
          Hom kim (húng), hon xa au, hon pẻn, hon chỉ, hon kip (tỏi).
          18. Căm nặm (phần để các món uống):
          : Lảu xá chúp (rượu cần mút)
          : Lẩu xiêu (rượu cất).
          : Lẩu vạng (rượu cái).
          Nặm ta (nước lã), lẩu xá nóng (rượu đóng chai), lẩu xong xiêu (cất 2 lần), nặm che (nước chè)…
          Cơ cấu một bữa ăn (mâm cơm) thường phải có đủ 5 thứ (năm miếng) xếp thứ tự.
          1. Căm khảu (về cơm)
          2. Căm chảm (về chấm)
          3. Căm kin (về món ăn)
          4. Căm cắp (về món ghém)
          5. Căm nặm (về món uống)
          Khi sắp xếp mâm cơm: Đặt trước tiên là “đĩa muối ớt” coi như đã có chủ nhà  (mi chản hươn) tiếp theo là các món khác.
          Do thích ăn “xôi nếp thơm” nên cả hệ thống tiếp theo sau cơm (xôi) là các món thức ăn khô (trừ rượu) mùa nào thức ấy.
          Các món ăn “đồ” (không luộc) nên ăn ngọt đậm (không nhạt)…
          Bữa cơm Thái quả thật là độc đáo, hấp dẫn, ngon mà như đủ các vị thuốc thu lượm từ rừng núi rất bổ dưỡng cho cơ thể con người./.
          Bài 27:                      LẨU XÁ

          Rượu cần (lẩu xá - rượu của người Xá “Khơ Mú”) là thứ rượu ủ men (không cất = lẩu xiêu).
          * Men lá gồm các thứ quả bơ, mắk cái, củ riềng, lá trầu không, quả ớt…giã nhuyễn với gạo tấm, sau đó nắm thành từng miếng tròn dẹt như bánh rán, đem ủ trong đống rơm, xếp từng lớp đều nhau từ 15 - 20 ngày có mùi men bốc lên đem phơi, để gác bếp khô. Khi dùng giã nhỏ rắc vào cơm rượu. Mỗi mẻ rượu cần 7 - 9 bánh.
          * Cái rượu: Vỏ sắn khô gọt ra ngâm suối 3 ngày đêm cho hết mùi bồ hóng và độc tố ở sắn, vớt lên phơi khô trộn với trấu lẫn tấm đưa lên “chõ” (dụng cụ đồ hấp, đồ cho chín, đổ ra mẹt để nguội đem men rắc trộn đều, tiếp tục ủ bằng lá chuối hoặc lá rừng (bó nhum, bỏ cá) để rượu bốc men rổi bỏ vào chum (ché) lấy lá chuối hoặc mảnh ny long bịt kín (để hở thì rượu sẽ bị chua) - sau 25 - 30 ngày thì có thể dùng được, để càng lâu thì rượu càng đặc, càng ngọt.
          Ngoài sắn khô, còn làm bằng ngô, ý dĩ, củ dong riềng, chuối, dừa, củ mài…
            *VĂN HÓA RƯỢU CẦN:
          Rượu cần (lẩu xá) còn có tên là lẩu kép (rượu trấu), lẩu pẳng (rượu ống), lẩu co (rượu cây) rất đậm ngọt.
          Rượu Thái Sơn La: 1kg gạo + 2kg trấu + ½ lạng men. Ủ 5 - 7 ngày.
          Khi uống: Mở nắp, đổ nước lã sạch vào ngâm 1 phút cho ngấm, cắm cần vào và đổ nước (sừng trâu) liên tục khi ta hút… uống đông vui: 1 hũ từ 10 - 12 bạn bè coi như là anh em “lẩu khay cáy khả” (rượu mở là thịt gà…).
          Khi chum rượu lẩu xá đã mở là trống, khèn, cồng chiêng hòa theo các điệu “khắp”, múa xòe dập dìu say sưa tới sáng.
          Bên hũ rượu cần là nơi hội tụ mọi cộng đồng mường bản, chân thành, đoàn kết, bình đẳng, không phân biệt ai với ai.
          * Lẩu Xá chính hiệu:
          Tháng 11/1993, Nguyễn Khôi tôi tháp tùng đoàn đại biểu Hội đồng dân tộc của Quốc hội do B.S Y Ngông Niêk đăm (chủ tịch) làm trưởng đoàn sang thăm hữu nghị nước CHDCND Lào. Ngày 25/2/1993 Đoàn Việt Nam lên vùng Lào Thâng, Lào Sủng ở tỉnh Luông Phạ Bang giáp với Sơn La.
          Ở bên Lào: Người Lào Lùm (Thái) là ở vùng thấp, đông nhất. Thứ nhì là Lào Thâng (rẻo giữa) chủ yếu là người Khơ Mú. Thứ 3 là Lào Sủng (Mèo, Hmông) ở vùng cao.
          “Xá” là tên gọi miệt thị với người Khơ Mú của giới quý tộc Thái Sơn La xưa.
          Thật là dân dã: Trên một bãi đất rộng, các chum “lẩu xá” được bày ra, khèn Hmông (khèn lên man điệu) cất lên các điệu múa Khơ Mú rất phong phú và đặc sắc đan xen với các đợt hút rượu cần với kiểu uống 2 người đủ đầy 2 sừng trâu (ống  rót nước lã pha thêm vào chum rượu) - nước rượu râm ran cay ngọt chảy từ cổ họng vào tới dạ dày làm bừng tỉnh cả người (đúng là một liều thuốc tăng lực mạnh hơn  cả “bò húc” của Thái Lan). Thật là vui  như tết, trong cuộc vui say đoàn kết, người người hòa đồng với nhau tưởng như không còn phân biệt dân tộc, không còn Quốc gia, người với người là bạn, là đồng chí anh em cùng chung cuộc sống thanh bình./.
         
Bài 28:                                                ĐƯỜNG LÊN TÂY BẮC

                                      *Đường lên Tây Bắc xa xôi
                                      Nếp nhà sàn thấp thoáng
                                      * Đường lên Tây Bắc quanh co
                                      Tiếng chim rừng đây đó…
                                                          (Nhạc sỹ Văn An)
           Có 3 đường lên Tây Bắc theo 3 nẻo:
          - Nẻo thông thường (năm 1963) đi từ bến Kim Liên (liền công viên Thống Nhất và hồ Bảy mẫu) qua thị xã Hà Đông theo Quốc lộ 6…
          - Đường đi chiến dịch Điện Biên Phủ (1953 - 1954) đi từ Yên Bái - Nghĩa Lộ qua đèo Lũng Lô sang Phù Yên…
          - Đường nhánh đi từ Hà Nội qua Hưng Hóa - Thanh Sơn (Phú Thọ) vượt đèo Cón vào Phù Yên theo đường 13 qua Sông Đà.
          * Sau khi qua bản Song Pe (xem vợ chồng A Phủ) sang đò bến Ta Khoa, lên đèo Chẹn, tới chân đèo Chiềng Đông tụt xuống Cò Nòi (đường 6) lên TX Sơn La.
          1. NẺO QUỐC LỘ 6:
          Quốc lộ 6 đi từ Hà Nội - Sơn La - Điện Biên dài 504km, điểm đầu là cầu sông Nhuệ (TX Hà Đông) là km số 0, điểm cuối là TX Mường Lay.
          *Cầu sông Nhuệ - TX Hòa Bình 63km (đêm ngủ ở Hòa Bình hay chợ Bờ) - ở đoạn quốc lộ 6 này có đài kỷ niệm anh hùng Cù Chính Lan đánh xe tăng Pháp năm (1953).
          - Từ cây số 65 TX Hòa Bình đến TX Sơn La 256Km
          - Sơn La - Tuần Giáo 56km
          - Tuần Giáo - Mường Lay 100km
          Thời Pháp (trước 1945) Quốc lộ 6 chỉ hết địa phận tỉnh Hòa Bình, sang tới địa phận Sơn La là đường 41 (xã Chiềng Yên): Khởi đầu cây số 0 là chỗ suối Rút đổ vào sông Đà, đi một chặng tới cây số 22 (năm 1963) ô tô sáng đi từ Hòa Bình hay chợ Bờ lên tới cây số 22 (Sơn La) là trạm Công an kiểm tra giấy tờ và nghỉ ăn trưa, có cửa hàng mậu dịch Quốc doanh. Ăn trưa xong đi lên ngược dốc tới đỉnh Đèo 46 (cây số 46) cao khoảng 1500m ngang núi Tam Đảo - Đây là bản Mèo (Hmông) đỉnh núi sương mù, nước suối giữa tháng 4 dương lịch nhúng lạnh buốt tay; tại đây cũng có 1 cửa hàng Mậu dịch Quốc doanh (vùng cao) nơi hội tụ dân bản đến mua hàng gặp gỡ khá đông vui. Xe ô tô ca (giá 12đồng/ từ bến Kim Liên Hà Nội lên tới Sơn La, cây số 302 km đầu cầu Trắng bắc trên suối Nậm La qua thị xã tới bản Xẳng (xã Chiềng Xôm) chui qua gầm đèo Cao Pha đổ xuống Nậm Bú (xã Mường Bú rồi tới Sông Đà chỗ bến Tạ Bú).
          Từ đỉnh đèo 46, xe ô tô xuống dốc một mạch suốt xã Lõng Luông (Mèo) tới chân đèo là bản Hang Trùng (mường) cây số 58, rồi tới vườn Đào - cây số 64 có cửa hàng Bưu điện, trụ sở Sư đoàn 335, 1 đội của nông trường Mộc Châu (sau này thêm nông trường bò sữa Sao Đỏ ở cạnh đấy). Chợ Thảo Nguyên cùng Phố Thảo Nguyên đông vui, thấy máy cày, máy kéo biểu tượng của Chủ nghĩa xã hội hồi những năm 60 của thế kỷ 20 “anh đi khai phá miền Tây”, 4 giờ chiều xe tới thị trấn huyện lỵ Mộc Châu đông vui. 1 bàn ăn thịnh soạn, mất độ 1đồng (0,3đồng/1kg gạo) đủ bia rượu, thịt bò xào. Nhà trọ Quốc doanh đủ chăn đệm (đêm Mộc Châu mùa hè cũng dưới 20oC).
          Sáng hôm sau, ăn phở 5 hào, xe ngược đi Yên Châu, tới cây số 82 là hết địa phận nông trường Mộc Châu, xuống 1 cái đèo nhỏ vào đất Tú Nang, cứ thế xe đi 1 bên núi, 1 bên suối Sập, 11 giờ tới thị trấn Yên Châu nóng bức như mùa hè dưới xuôi, chuối, muỗm, đường phên… bày đầy các “Quán” tự giác bên đường. Đến đoạn suối có cầu đi vào thị trấn là thấy chị em tắm truồng ngập sâu dưới suối…
          Cơm trưa ở Yên Châu, xong vượt đèo Chiềng Đông xuống Cò Nòi, Hát lót vượt dốc Mường Hồng vào khu sân bay Na Sản… khoảng 2 - 3 giờ chiều là tới thị xã.
          Thị xã Sơn La hồi 1963 - 1965 các tòa nhà đang xây, lô nhà 2 tầng chân đồi Khau cả là dành cho cơ quan, phía dưới đường Tô Hiệu là các dãy nhà cấp 4 cho cán bộ công nhân viên. Thời đó cơ quan biên chế còn ít người (Ty Nông nghiệp tất cả có 21 người).
          Thời đó Quốc lộ 6 đi 1 xe/ 1 luồng, rải đá dăm, cấp phối - đi từ Hà Nội - Sơn La mất 2 ngày rưỡi (qua nẻo Suối Rút - chợ Bờ, nay đã là lòng hồ sông Đà), nay đi mất có 6 tiếng đồng hồ.
            2. NẺO QUA ĐÈO LỦNG LÔ
          “Cho tới đầu năm 1953, Quốc lộ 13A (tức Quốc lộ 37 ngay nay) mới được khởi công để cho Tướng Giáp đưa quân lên đánh Pháp, ở Nà Sản…, con đường nối từ ngã 3 Vực Tuần qua Thượng Bằng La (Văn Chấn, Yên Bái) lên đèo Lũng Lô”.
                   “Đèo Lũng Lô anh hò chị hát”
                                                (Thơ Tố Hữu)
          Từ đèo Lũng Lô qua Phù Yên, qua Sông Đà vượt đèo Chẹn ra Cò Noi (Sơn La). Từ ấy mới thực sự có con đường nối từ chiến khu Việt Bắc sang Tây Bắc và cũng là con đường huyết mạch của từng đoàn từng đoàn bộ đội - dân công lên đánh Pháp giải phóng Lai Châu - Điện Biên Phủ (1953 - 1954) làm chấn động địa cầu. “Đường lên Tây Bắc quanh co” chính là đi lối này.
          “Lũng Lô”, tên bản địa là “Trảng nương hoang giữa rừng cây cổ thụ”. Đèo Lũng Lô ngăn cách hai tỉnh Yên Bái - Sơn La, đỉnh đèo ngợp trong sương mù bao phủ, bốn mùa ẩm ướt, nước chảy qua đường đá gồ ghề. Trước ngày hình thành đường 13A, Lũng Lô chỉ là một con đường mòn men theo triền núi, rất ít người qua lại. Thi thoảng mới có dân bản Cơi (Phù Yên) và bản Dạ (Văn Chấn) qua lại thăm nhau hoặc đi săn muông thú, vào rừng đèo lấy song mây, đào củ mài trong những ngày giáp hạt. Người Mường ở vùng này gọi là đèo Lũng Lỗ (lỗ thủng) với hình tượng là trên đỉnh đèo mây mù trắng, nhìn từ chân đèo lên đỉnh xuyên qua một lối mòn dưới tán cây cổ thụ thì thấy như một cái lỗ thủng trên trời cao? Cũng có ý kiến giải thích “lũng” là thung lũng, “lô” là cây lau? Trước ngày giải phóng Tây Bắc (1953) Lũng Lô thuộc khu du kích Mường Thải (Phù Yên) đánh quân Pháp rất  kiên cường. Giặc Pháp và tay sai ở Phù Yên sợ không dám bén mảng đến. (theo Đinh Chanh - văn nghệ Sơn La “suối reo” số 6/2004).
          3. Nẻo qua đèo Cón giữa Thanh Sơn (Phú Thọ) và Phù Yên (Sơn La) là thêm 1 đường chính phụ trợ cho Quốc lộ 6.
Quốc lộ 6 tới địa điểm Cò Nòi (co là cây, Noi, có lẽ đọc chệch “loi” là mậy loi, một loại nứa nhỏ bằng ngón tay dùng đan phên liếp thưng nhà)…đây là “rốn bom” do tàu bay B26 của Pháp dội bom chặn đường quân ta lên Điện Biên, ở đấy có tượng đài TNXP.
Con đường 13A (nay là đường 37) từ đèo Lũng Lô qua rừng ông Giáp ra Cò Nòi xưa qua đoạn núi Pu chạng hảy (dốc voi khóc) vượt hẻm dốc đá Suối Cao (Bắc Yên) ra bến Tạ Khoa (nay đã có cầu) qua pha Sông Đà lên đèo chẹn.
4, Đường lên Tây Bắc thời Lê Trịnh : Theo Lê Qúy Đôn trong “Kiến văn tiểu lục” thì một dải sông Đà có 8 châu (huyện).
8 châu thuộc Phủ Gia Hưng là Phù Yên, Mộc Châu, Đà Bắc, Thuận Châu, Mai Sơn, Mai Châu, Sơn La và An Châu.
3 châu thuộc phủ Điện Biên là Ninh Biên, Lai Châu và Tuần Giáo.
3 châu thuộc phủ An Tây là Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai và Luân Châu. Đường đi từ Thăng Long lên thì Châu Phù Hoa (nay là Phù Yên) đi mất 6 ngày; Châu Mộc; 8 ngày; châu Mai Sơn; 10 ngày; châu Mai Sơn có các động (Mường Bản) là Trình ban (Chiềng Ban), Trình chanh (Mường chanh).
- Châu Sơn La đi mất 12 ngày, có một xứ gọi là “hang cá” (chính là bản Bó Cá có cầu đá ở TX Sơn La), có mỏ yết Ong (Hiếu Chai - Mường Chai).
-  Lên Châu Thuận (Mường Muổi) hết 12 ngày.
- Châu Quỳnh Nhai, thổ âm gọi là Mường Chăn (Mường Chiên) đi lên mất 20 ngày có mỏ đồng Vạn Bằng, Vạn Ma.
- Lai Châu, thồ âm là Mường Lễ (Mường Lay) đi đường 22 ngày phong tục sân vật giống như Quỳnh Nhai (cũng là người Thái trắng).
- Châu Tuần Giáo: Thổ âm là Mường Quay (Mường Quài = con trâu) đi mất 18 ngày.
- Chây Tuy Phụ: Thổ âm là Mường Tè
Hồ Chí Minh viết:
                   Đi đường mới thấy gian lao
                   Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
          “Đường lên Tây Bắc” quả thật là như vậy.
                                                         7/3/2012 - NK

Bài 29:                                                            CÂY MẮC CHAI
          Ở Tây Nguyên, bên Lào có cây Kơnia đặc thù, đã đi vào lời ca tiếng hát, như một biểu tượng của quê hương xứ sở… thì ở vùng Yên Châu - Mường La (Sơn La) có cây Mắc Chai, mà hầu như khắp nước Việt Nam này không đầu có? Đó là một loại cây thuộc họ nhà Muỗm - Xoài, nhưng cao to vượt tầm: Cao vài ba chục mét, gốc hai ba người ôm không xuể, đặc biệt là tán tròn như một quả cầu xanh (lá nhỏ như lá cây Quéo), thường là cao vượt lên trên mọi cây cổ thụ khác, nên trên đường đi Quốc lộ 6 hay bề Bản, từ xa hàng cây số, ta đã trông thấy cái tán quả cầu xanh Mắc Chai in lừng lững trên nền trời xanh cùng bóng núi tím thẫm cao vời vợi như đang chờ đón đợi ta về…
          Ở cây Mắc Chai như một điềm nghịch lý của tạo hóa: Cây thì cao to vật vã nhưng quả thì lại bé như quả trứng gà (có khác gì một bà mẹ to béo đẫy đà hết cỡ lại đẻ ra một chú bé tí hon?) - Quả Mắc Chai bé, hạt to chiếm tới 4/5 thể tích quả (thật là vô duyên, ăn chẳng bỏ) nhưng bù lại: Khi quả chín, chỉ một làn gió là nghe tiếng “lộp bộp”, một loạt quả tự rụng, ta nhặt lên bóp vân vê (như trước khi ăn quả vú sữa Miền Nam) rồi cắn đủ có một lỗ, rồi hút lấy nước cùi (bột vàng óng) thì ôi thôi rồi: Thơm ngon vượt cả nước quả xoài đóng hộp ở sân bay Mun Bai (bên Ấn Độ) mà Nguyễn Khôi tôi có lần Transis (ghé qua) được thưởng thức thơm mát đến lịm người dưới cái nắng 45oc cùng những người dân bản địa da đen như bồ hóng.
          Thời chiến tranh, ai từ Thuận Châu về thị xã, lên tới đỉnh đèo Sơn La, dựng xe đạp vào gốc Mắc Chai, trải tấm Nylông, giở cơm nắm ra ăn, tu một hơi nước bi đông rồi ngả lưng đánh giấc. Vòm cây Mắc Chai như một cái lọng xanh vừa che mát, vừa che kín mắt bọn giặc trời Mỹ… thế là cứ yên chí nằm nghe chim hót, lũ sóc chuyền cành kiếm quả rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết nữa… và cây Mắc Chai như Mẹ hiền che chở ru cho ta một giấc ngủ bình yên để rồi (lấy sức) lại lên đường ra trận…
                             Cây Mắc Chai như ai đứng đợi
                             Đón ta về ngọt lịm giấc trưa.
Bài 30: HOA BAN


                    * Chua chụ xướng chua bók ban
                   Pan Péng xướng pan bók khẳm
                   (Đời son trẻ như hoa ban
Đời thương như hoa khẳm).
          Hoa Ban Tây Bắc là biểu tượng, là tín hiệu nghệ thuật đặc thù biểu hiện bản sắc văn hóa của thiên nhiên và con người Sơn La - Tây Bắc.
          Nó là loài hòa kỳ diệu gắn bó mật thiết giữa thiên nhiên với đời sống con người… Nó là món ăn ngon (hoa ngọt), là hình tượng thơ tượng trưng cho những ước mơ, tâm hồn trẻ trung (mùa xuân) tính cách cao đẹp, mối tình thủy chung của con người.
          Tết xong: Hoa đào đỏ, hoa mơ, hoa mận nở trắng các lối đi khắp các bản mường, và gió lào ù ù bốc lửa, trời hanh khô đến khó chịu - ngày 4 mùa: Sớm xuân, trưa hè, chiều thu, đêm đông, đang mùa đốt nương, khát khao cháy bỏng trời đất và lòng người thì đột nhiên qua một đêm tất cả các cánh rừng đều trắng ngát hoa Ban - Toàn bộ cây là hoa (lá mới nhú) cây đơm hoa, mát thơm dịu ngọt…
          Thật là cái đẹp, cái ngọt, cái mát trời cho giữa ngày tháng 3 nắng nóng ngột ngạt.
                             “Mùa hoa
Người đàn bà
Mặt đỏ phừng
Đủ sức vác ông chồng
Chạy phăm phăm lên núi.
Mùa hoa
Người đàn ông
Mệt như chiếc áo rũ
Vừa vịn rào vừa ngái ngủ”
                                       - Y Phương.
          Đó là mùa động tình (tìm bạn) của con Nai, con hoẵng, mùa của ân ái lứa đôi.
          Cây Ban thuộc họ Mưồng, thân gỗ “bộp” cao 5 - 6 mét, hoa trắng hay tím 5 cánh bướm. Trong 5 cánh có 1 cách chủ (cánh chúa): Tựa như 4 cách kia nhưng trên cái nền trắng hồng hoặc tím phớt của cả bông hoa, cánh chúa có thêm những kẻ xanh, tím, hồng (màu sắc cầu vồng) mềm mại trải dọc theo cánh hoa tạo thành những đường nét hình khối rất lạ mắt. Nếu nhìn xa thì mỗi bông hoa Ban giống như một nàng Bướm mà cánh chúa và nhị hoa là thân và vòi bướm, 4 cánh còn lại là 4 cánh bướm, cả chùm hoa Ban là cả một đàn bướm bay rập rờn trong gió xuân nhẹ nhàng - cánh Ban chúa tạo hồn cho sắc hoa là vậy.
          Cây Ban ở Sơn La thường mọc trong các phiêng đá lồi đầu, những triền núi khô cằn mà cây vẫn phát triển xanh tốt.
          Ở nhiều nơi như Lào, Malaysia, Nam Ninh (Quảng Tây - Trung Quốc) không thiếu cây Ban nhưng khi nở hoa thì cây vẫn xanh, hoa thưa nên không độc đáo như rừng Ban Tây Bắc Việt Nam. Tất cả cành trơ khẳng khiu qua một mùa đông sương muối (dưới 0oc về đêm), sang xuân là “Ban pún” lấm tấm mầm non của nụ và lộc. Chúng đang chờ những cơn mưa đầu mùa (để gieo ngô, trồng sắn) để hút lấy cái hơi ẩm của trời đất, hút lấy hơi Xuân ấm nóng (của gió Lào) mà nở bung.
                   “Và em ơi, một đêm xuân
Hoa Ban bừng nở
tần ngần
chào em ”.
          “Nghĩ đến em đi đường sông chỉ thấy đá vồng chỉ thấy hoa Đào, hoa Ban, hoa Vông rụng đầy dòng trôi…”
          Lúc hoa Ban tàn để lại quả non trong đám lá xanh mới nảy mầm lúc cuối mùa xuân, báo hiệu mùa làm nương rẫy mới.
                   Hoa Ban tàn anh hãy tra ngô
                   Hoa Ban làm quả anh hãy dọn nương tra lúa.
          Cây Ban là cây “chỉ thị”: Đất nào cằn, cạn kiệt màu mỡ là xuất hiện cây Ban.
          Kinh nghiệm dân gian Thái: Nhìn Ban nở để dự đoán thời tiết mùa màng trong năm “năm nào vào đúng tuần cữ Ban nở rộ đều một lượt trắng ngát cả rừng, hai bên bờ suối là năm ấy mưa không dai quá, nắng không dữ, ít lũ lụt, ít hạn hán (mưa thuận gió hòa) mùa màng tươi tốt thu hoạch lúa ngô đầy bồ.
          Về món rau mùa khô (cuối xuân) thì hoa Ban cả một rừng, dân bản tha hồ đi hái về “đồ” lên thay rau, phơi khô trữ ăn dần, hoa Ban làm nộm. Ăn hoa Ban như ăn 1 vị thuốc (trị kiết lỵ), giải nhiệt, lợi sữa, giải độc.
          Hạt Ban già rang lên ăn thơm ngậy.
          Rễ Ban đỏ chữa dạ dày, gan. Lá ban nấu để rửa vết thương, sát trùng.
                   Song hau hặc căn báu mau Ban bók
                   Báu hên mua bók Ban xia
                   Báu tính bươn tính pi
                   Sướng pi cánh nọng hau hặc nhám lằng
                   (Đôi ta yêu nhau không tính mùa Ban nở
Không thấy ngày Ban tàn
Không tính tháng, không tính năm
Mãi mãi như mùa ban đầu đôi ta yêu nhau).
          Ngoài hoa Ban, ở Sơn La - Tây Bắc dọc theo các khe suối còn có cây hoa Mạ (hoa ngựa) gắn với sự tích “bó mạ khun chương”: Kể về con ngựa của anh hùng Lạn Chượng khi chết hóa thành bông hoa Mạ, xuân đến nở rực vàng bên bờ suối, đón các cô gái chàng trai đến gặp gỡ tự tình nơi bến tắm bản quê./.
                                                                                      8/3/2012 -  NK
         
          Bài 31:           ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGUỒN GỐC THÁI SƠN LA
          * Người Thái - mơ hồ trong tên gọi? Gốc gác ở Trung Quốc (trong số 56 dân tộc; với 1,16 triệu người), tên xưa gọi “Thái Lặc” (Tai Lue) - “Dai” (Thái tây song bản nạp) 2 ngôn ngữ là Tày Pong và Thái Đam (Tày đăm). Ngoài ra là tiếng Tráng (choang).
          Thư tịch cổ gọi Điền Việt, Kim Xì, Hắc Xỉ, Hoa Man, Bạch Y, Bạch Di, Bách Si, Bá Di…
          Thời Hán quận Ích Châu là của người Thái (xem thất cầm Mạnh Hoạch - Tam Quốc Chí)? Rồi di cư theo dọc sông Lan Thương (Mê Kông) tới Myanma, Lào, Thái Lan, theo sông Hồng xuống Việt Nam.
          * Người Thái ở Việt Nam:
          Còn được gọi là Tày Khao (trắng) đăm (đen) Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc.
          Nguồn gốc: Bách Việt, gồm với nhóm Choang (tráng), Tày, Nùng.
          Di cư sang Việt Nam từ thế kỷ 7 - 13, trung tâm là Mường Theng (Điện Biên), từ đây họ tỏa đi Lào, Thái Lan, bang Shan (Myanma), đông bắc Ấn Độ cũng như ở Nam Việt Nam? (gốc đi từ - xíp xoong păn na).
          Ở Việt Nam: Đời Lý 1067 có Ngưu Hống (rắn hổ mang - tô tem), chỉ người Thái vào triều Cống, sau 1280 dưới sự cai quản của triều Trần.
          Các thủ lĩnh Thái được gọi là “Phụ đạo”.
          - Họ Đèo cai quản các Châu Lai (lay), chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nhan.
          - Họ Cầm cai trị Châu Phù Hoa (Phù Yên), Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Châu Luân, Châu Ninh Biên.
          - Họ Xa cai quản Châu Mộc
          - Họ Hà cai quản Châu Mai
          - Họ Bạc ở Châu Thuận
          - Họ Hoàng ở Châu Việt (Mường Vạt - Yên Châu).
          Dân số: 2009 có 1.550.423 người Thái (thứ 3 ở Việt Nam) có mặt khắp cả nước. (Sơn La có 572.441 người chiếm 53,2% toàn tỉnh); Nghệ An 295,132 người, Thanh Hóa có 225,336 người; Điện Biên 186,270 người, Lai Châu 119,803 người, Yên Bái 53,104 người, Hòa Bình 31,386 người, Đắc Lắk 17,135 người, Đắk Nông 10,311 người.
          * Họ của người Thái: Bạc, Bế, Bua, Bum, Cà (Hà, Kha, Mài, Sa), Cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo,  Điều, Điêu, Hà, Hoàng, Khằm, Leo, Lèo, Lềm, (Lâm, Lịm) Lý, Lò, (Lô, La), Lộc (Lục), Lự, Lường, (Lương), Manh, Mè, Nam, Nông, Ngần, Ngưu, Nho, Nhật, Panh, Pha, Phia, phìa, Quàng (Hoàng, Vàng), Quảng, Sầm, Tạ, Tày, Tao (Đào), Tạo, Tòng (Toòng), Vang, Vi (Vì) Xa (Sa), Xin.
          - Ngôn ngữ: Nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ ngôn ngữ Thái - Kađai.
          - Kinh tế: Nông nghiệp (lúa nước, lúa nếp), các thứ hoa màu, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, dê, cá… đan lát, dệt thổ cẩm, số nơi làm đồ gồm.
          - Gia đình: Phụ hệ, vợ theo họ chồng, có tục ở rể.
          Hôn nhân một vợ một chồng.
          - Tục lệ ma chay: Chết là về Mường trời tiếp tục sống ở thế giới đó.
          - Văn hóa: Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết khá phong phú, có chữ viết riêng, có nhiều truyện thơ (sống chụ son sao, khum lú - Nàng ủa, tản chụ xiết xướng…).
          - Nhà cửa: Người Thái đen có nhà nóc hình mai rùa, chỏm đẩu đốc có khau cút (hoa nhà) rất độc đáo.
          - Trang phục: Đẹp, nhiều kiểu.
Nam giống với người Tày, Nùng, Kinh.
Nữ: Thái đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm, đen) cổ áo khác Thái trắng là loại cổ tròn đứng.
Đầu đội khăn Piêu thêu hoa văn theo môtyp từng mường. Váy ống (kín) giống Thái trắng, màu đen, cạp gấu váy phía trong nẹp đỏ.
Khi lấy chồng tóc búi ngược lên đỉnh đầu “tằng cẩu” (Thái trắng vẫn búi tóc sau gáy).
CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
Người thái sang ở Sơn La đến nay đã trên 10 thế kỷ nhưng không thấy có dấu vết gì về các công trình kiến trúc gạch, đá…? Có lẽ chỉ có một cầu đá bản Cá bắc qua suối Nậm Cá chảy ra Nậm La ở đầu thị xã ra phía Chiềng Xôm? Và một số khu nhà xây của tỉnh trưởng Sơn La Bạc Cầm Qúy, (sau này trụ sở huyện ủy Thuận Châu, rồi bị bom Mỹ phá hủy hồi 1966 - 1973)… còn không hề thấy Đình, Chùa, đến Miếu gì ở Sơn La đất cũ?
Người Thái ở Sơn La không theo Tôn Giáo nào, chỉ thờ “Phi” (ma tưởng tượng) người chết làm lễ chia của “bỏ mả” là xong, không có giỗ chạp hàng năm, Tang ma có lễ gọi hồn, dẫn hồn về mường trời, xong coi là xong.
Nhà ở người Thái: hầu hết là gianh, tre, gỗ, nứa - đục đẽo đơn giản, đa số là không ngăn buồng (2 loài: cột chôn và cột kê) hoàn toàn là vật liệu tự nhiên sẵn có ở rừng núi bản địa.
.Người Thái ở Sơn La: Có 4 ngành (chi): tới 2009 có 58 vạn người.
-Thái trắng (Tày đón) cư trú ở Mường Chiên (Quỳnh Nhai), Ngọc Chiến (Mường La).
-Thái đen (Tày đăm) ở Thuận Châu, Mường La, Vai Sơn, Yên Châu, Sông Mã. Đặc biệt Thái đen ở Yên Châu lại khác hẳn so với ở vùng  trên cả về tiếng nói, ăn mặc, phong cách, tập tuc.
 Chi (ngành) ở Mộc Châu, họ tự gọi là Thái đỏ (Tay đeng); cũng một chi ấy. Ở Bắc Yên, Phù Yên lại tự xưng là Tay đón (Thái trắng) ở xã Huy Bắc tự gọi là Tay khoong (người khoong) - “khoong” là một địa danh miền Tây Thanh Hóa (nơi họ từng ở ngày xưa). Nhóm Thái ở Pác Ngà (Bắc  Yên) tự gọi là Tay Eng (người Eng) “Eng” cũng là địa danh ở Thanh Hóa.
Tay đeng (Thái đỏ Mộc Châu) gốc gác từ Vân Nam qua Lào: từ Luông Pha Bang qua Mường Xáng; Mường Xăm, qua rừng Mường Xén vào đất giao chỉ (đời Lý) thuộc Nghệ An. Từ Mường xén họ tỏa ra Thanh Hóa qua Hồi Xuân, La Hán vào Mường Mun (Nai Châu) rồi lên Mộc Châu Sơn La.
Cuộc di cư này do chúa đất họ Vi Khăm (Vi Vàng dẫn đầu vùng em trai là Vi Ngân (vi bạc): Vi Ngân ở lại M ai Châu, người anh Vi Khăm ngược lên Mường  Moóc (Mường Xang - Mộc Châu).
Do đi tới nơi đất mới nên: Ở Mai Châu có bản Lác (bản lạ). Tòng Đậu nguyên âm là Toong Táu (Toong = lá, táu là cây gỗ Táu - cây to, lá to dùng để gói muối, lót xôi khi cúng lễ. Đồng Bảng nguyên âm là “Động Páng” (động:  rừng già, rừng cây cổ thụ, Páng là cây chuối rừng, nay ta qua Đồng Bảng vẫn thấy nhiều cây chuối rừng vì đất quanh năm ẩm ướt.
Họ “Vi Khăm” sau đổi thành họ Xa (Sa) có 2 truyền thuyết:
- Chúa Vi Khăm vào triều đình (nhà Lê Trịnh) qua cổng thành thì Quan coi cổng thành Thăng Long  vấn danh, hỏi họ tên gì ở đàu tới? Do ngôn ngữ bất đồng nên Chúa Vi Khăm trả lời sai ý đi “Tôi là ở xa đến” - Quan nghe ú ớ ghi “Chúa đất họ Xa - nay do chữ nghĩa chính tả lung tung ghi xa = Sa”?
Thuyết 2: Sau khi Chúa đất Vi Khăm qua đời - anh em trong nội tộc tranh giành… người anh thắng thế làm chúa, em phải xuống làm thường dân lấy họ “Vi Văn…” Người anh vì đã thề độc “cụ chí pái sá xịa mưng, mưng nha Pay năm hó phụ” (Tao sẽ từ mày, cạch từ đây không chung Họ nữa).
Từ đấy từ (Xá = Sa) thành họ chính của dòng Vi Khăm. Mãi về sau gọi chệch cho nhẹ đi Sá thành Sa… nhưng khi khấn cúng bái vẫn phải xưng là “Chúm mú Vi Khăm ” - (dòng họ Vi Khăm) cho đến ngày nay.
* Quan hệ xã hội Thái:
Cơ cấu xã hội cổ truyền là Bản mường hay chế độ Phìa Tạo Tông Tộc gọi là “Đằm”. Mỗi người có 3 quan hệ trọng yếu:
- Ải noọng: Nam giới 4 đời trong gia tộc (bên nội):
- Nhinh Sao: Tất cả thành viên nữ…
- Lúng ta: Tất cả thành viên Nam thuộc họ vợ (bên ngoại).
Bài 32:                                                MƯỜNG TRỜI
Với người Thái: chia vũ trụ thành 3 tầng theo một trục dọc. Trên cùng là Mường Phạ (Mường Trời), ở giữa là Mường Lùm (mường người thấp) và dưới cùng nữa là lòng đất là Mường bọoc đai (Mường của những người lùn sống trong lòng đất). Còn gọi Mường Pha là Mường Bôn nhằm chỉ thế giới ở trên đỉnh đầu - ngoài ra còn gọi là Mường Then (Mường của các Then = thượng đế, thần linh). Người Thái ở Qùy Châu: “theo quan niệm hữu thức của người Thái thì Mường Phạ là nơi cao nhất của vũ trụ, đó là một khoảng rộng màu xanh, hình tròn úp lên mặt đất. Còn đất là một tấm rộng vô hạn mà trời chỉ úp được một phần. Tầng trên cùng là tầng riêng của các thế lực siêu nhiên, đó là một thế giới hỗn mang, chưa định hình, không rõ ràng, rất ít ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.
Xuống thấp hơn là Mường Then của các vị thần linh, còn tổ tiên của người Thái thì ở một cỏi riêng khác: Nhóm Tày Thanh gọi là “đẳm chảo”, còn nhóm Tày Dọ (đều ở Nghệ An) thì gọi là “Đẳm Pang”. “Đẳm Chảo”là nơi trú ngụ của người  chết theo các dòng họ khác nhau, rồi lại còn phân đẳng cấp:Tầng lớp trên là cho các họ Lò Căm, Hủn Vi, Mừn Quang. Tầng lớp mới là các họ bình dân như Quản Quang, Quản Lự… (có 2 “đăm”:bậc giữa và bậc cuối).
Theo Cầm Trọng thì người Thái đen Sơn La cũng na ná là “đẳm hướn luông” (quý tộc) và “đẳm hướn nọi”cho thường dân.
Mường Then là hình ảnh thu nhỏ của thế giới trần gian: Cùng lao động sản xuất, đó là một xã hội giàu có trù phú, ruộng đồng quanh năm tươi tốt, dưới ao cá lội từng đàn, đèn thắp sáng quanh năm. (như thiên đường), vị thần chủ là “Then Luông” (Then lớn) - thường gọi là Pò Then: Cai quản cả thế giới.
Dưới Pò Then là một hệ thống các vị thần giúp việc như Then Ná, Then Ảo, Then Thao Ai, Then Thư ai, quản lý các dòng họ Quý tộc, thấp hơn là Châu Cuống Cảng (họ ở bậc trung) do các Then Thư Noọng cai quản  trông coi các họ bình dân… tuy vậy có những dòng họ khác nhau nhưng lại chung 1 Then Ná.
Ở Then Ná còn có các Mẹ Náng (bà mụ) là vợ các Then, làm nhiệm vụ Me bẩu (đúc nặn người cho đầu thai xuống trần gian), Me Náng nặn rồi chỉ sang Then Bẩu (khuôn), rồi qua Then Chằng để cân đo số mệnh rồi rơi xuống Then Chẳng cân đo xong rồi tiếp xuống Then Bắc để đi đầu thai…
Trên Then Ná còn có Mẹ Xuổn Ném và Pù Noọng Pả trông coi vườn mệnh và ao cá vía để giữ cho mệnh luôn được bình yên, trên Then Ná có một vườn mệnh trong đó có một máng nước chảy vào ao nuôi cá mệnh (Pa Vẳn) mỗi con tượng trưng cho một mệnh người dưới trần. Nếu nước chảy đều thì hồn khỏe mạnh, con người được bình an, nước không chảy thì cá chết, mệnh người cũng hết.
Chính vì vậy: Khi con người lên cao tuổi  thường tổ chức lễ “Tum bẩư nho bủn” (lau chài sửa lại vườn mệnh, đặt lại máng nước), để tăng tinh lực và sức sống cho con người.
Ở Mường Then còn có nhiều vị thần linh khác: “Then Khúm” trông coi việc  thiện, Then Tàng lo làm ra con người và loài vật, Then Bấu lo đúc người, Then Khạt (Then Chằng) đo số mệnh,… Then Bắc theo dõi sổ số mệnh, Then Kôm quan sát bốn phương trời, Then Cáo quản lý phạm nhân, Then Thùm coi lũ lụt, Then Lốm tạo mưa gió, Then Ú, Then Đá lo xử phạt sát sinh. Tầng cuối cùng của Mường Phạ là nơi ở của các hồn người chết (chết không bình thường) thì phải vào “Mường phi tai sút đuôn” ở gần Mường Lùm - Còn bình thường thì vào Đẳm Chào.
Trạm dừng chân đầu tiên do Mo dẫn hồn là Pặc Phắng Kén, nơi trời và trần gian gặp nhau là Táng Cộp “Táng cộp nừng hả phiền” - Chỗ gặp nhau (như kiểu chợ âm phủ) đan xen như cái nan xe kéo sợi, ở đây là trạm tiếp đón nên có nhiều xôi thịt do người trần cúng lễ. Do đó những hồn nghèo đói, chết không bình thường kéo tới đây kiếm ăn - vì thế người Thái rất sợ phải qua nơi này; khi đói loại ma này còn xuống cả Mường Lùm quấy nhiễu.
MƯỜNG NGƯỜI
Mường Lùm: Qua tụt  khỏi Mường Phạ, xuống dưới là Mường Lùm (cõi người) là mường ở dưới sàn trời “mường tớ cọng lùm phạ”.
Lùm là thấp, thung lũng - Còn gọi Mường Piếng (bằng phẳng) = mường bằng phẳng ở dưới gầm mường trời là mường có thật trong vũ trụ luận Thái, đây là thế giới của con người khác biệt về bản chất so với Mường Phạ - Mường Phạ là cõi hư, tâm linh, còn Mường Lùm là cõi thực của con người và các loài vật, là các bản mường của nhiều tộc người (kể cả Kinh, Lào…) và “dân số” của các loại Mường (Phạ, Lùm) bao gồm cả các thế lực siêu nhiên khác, kể cả ma quỷ. Ma quỷ đi lang thang ở các Mường Phi, người thì ở các Mường Côn (có phi pú ở núi cao, phi pá ở mường sâu, phi ngược ở vùng nước xoáy cùng cõi Mường Lùm do con người làm chủ thể).
MƯỜNG BOỌC ĐAI
Là “Mường trong lòng đất” của loại người tí hon “Táy boọc đai” đây là ở Quỳ Châu (Nghệ An), còn phía Sơn La - Tây Bắc không có khái niệm này. Đó là thứ “phi đóng kín” hay “phi dóc dách”.
“Cờ boọc đai” là cái ống nhỏ cuốn dùng tơ lấy ra từ kén tằm (cái suốt) - Boọc còn có nghĩa là “hoa”, đó là nụ tơ hoa biểu tượng của lũ người tí hon sống dưới lòng đất, đứng đầu là “vua hoa tơ” (Pủa boọc đai).
“Phi” với người Thái là gồm cả thần thánh, hồn người chết và cả hồn, vía người đang sống - “Phi” là tín ngưỡng thờ vật hinh, một thứ sơ khai của Tôn giáo.
Linh hồn người sống là “phi vẳn”, ở người chết là “phi bướn”, với các thần linh là “phi then”, các tổ sư nghề Mo (phi môn, phi một) rồi phi bản, phi mường, phi pú, phi huổi, phi pá…
Thế giới của Phi có ảnh hưởng rất lớn tới thế giới thực của con người (can thiệp, phù hộ) - do đó phải cúng bái cầu khẩn…
                                   *
                             *        *
Theo Hoàng Nó (Sơn La) thì:
Quan niệm về trời đó là Mường Phạ, Mường Bôn hay Mường Then. Có 11 Then gốc gọi là “Then ngồi chõng” (Then năng chóng) và 22 Then anh em (Then Pi Noong), mỗi vị Then là một đấng “sáng tạo” tạo mưa, gió, nắng hạn, lụt…
11 Then gốc, đáng kể là Then Luông (cụ Then già Pú Then Thẩu) hay chủ Tum Vang (như Ngọc Hoàng).
Hai là “Then chăng tê ba” - chữ “tê ba” gốc chữ Pali  - Sancrít thì Têbra nghiã là “cõi trời” - hư vô ngự trên đỉnh Pha Bôn điều khiển đúc ra người… Ba là “Then Ban” tạo ra họa phúc, duyên phận, sang giàu…
* Tục lệ cúng Then: Có 3 lễ chính:
1. Căm xeng: Báo ngày kiêng cấm
2. Xên kẻ: Cúng giải hạn
3. Xên hươn: Cúng nhà tức tổ tiên
                   Tháng giêng Tạo kiêng kỹ
                   Tháng hai Tạo căm xeng
* Đêm của ngày kiêng cấm: Mỗi nhà lấy một bó cỏ gianh, bó lạt, một con dao buộc vào đòn gánh - tượng trưng để phi tổ tiên đem lên sửa chữa nhà cho Then. Đầu đòn gánh treo một túi xôi, gói thịt gà luộc để cho tổ tiên ăn - Đặc biệt bắt 1 con dế mèn đực bỏ vào giỏ để đêm chúng gáy - Dế Mèn sinh nở vào tháng 7, nó tượng trưng 1 con trâu để tổ tiên dắt lên cày bừa ruộng nhà Then. Còn có việc: Lấy 1 tổ hoang rỗng của ong bò vẽ treo lên mái nhà để báo hiệu nhà tôi đã thực hiện đầy đủ cúng căm xeng.
* Xên kẻ: Cúng đầu tháng 2, cụ tổ phải lên chầu Then phục dịch. Làm ở gian giữa nhà có đầu trâu hay đầu gà, phía sau bà Một ngồi, phía trước lót vải trắng đổ gạo nếp thành một đống con, trên đặt 1 quả trứng gà luồn trong 1 vòng tay bạc, xung quanh mâm có đốt nến (sáp ong).
Đọc hát bài Xên do bà Một gòi là “Á ní” mất 1 ngày đêm “lời thỉnh cầu Then xá tội cho tổ tiên, cầu xin phúc lộc”.
* Xên hươn còn gọi Ló Liêng tổ chức cúng nhà trong 3 tháng (giêng, hai, ba) vào các ngày 7, 8, 9, âm lịch thành một chuỗi lễ hội đan xen căm xeng - xên kẻ và xên hươn.
Xiên hươn là mời tổ tiên về ăn cỗ cuối buổi cúng, ông mo phải cúng cơm rượu để đưa tiễn đưa đi đưa lại để các vị về nơi Mường phi của các hồn.
Bài 32:                        XỬA CỎM
            ÁO NGẮN PHỤ NỮ THÁI
Trong trang phục Thái thì cái áo ngắn (Xửa cỏm, xửa cóm) là độc đáo và đặc sắc nổi bật ít dân tộc tạo hình được đẹp như thế.
Áo phụ nữ Thái có nhiều kiểu dáng: Áo dài (xửa hí), áo ngắn dài tay có cúc bướm bạc (mắc pém) gọi là xửa cỏm, áo ngắn hở nách là “xửa khép”…
“Xửa cỏm” cổ truyền vừa là lễ phục vừa là thường phục, chỉ khác là về chất liệu vải (vải thường hay tơ lụa, cát bá, sa tanh) khi đi lễ thì quàng thêm tấm thổ cẩm rộng chừng ba bốn mươi phân hơi lệch chéo sang một bên, cách điệu một chút nghệ thuật ở phần hạ bán thân, chỗ ngay thắt lưng “xửa eo” xuống.
Màu sắc xửa cỏm tùy thị hiếu từng người có thể giữ nguyên màu vàng óng của tơ tằm hay nhuộm hồng nhạt hoa đào, xanh thanh thiên, màu tím hay màu nõn chuối… đó là những màu sắc được ưa chuộng (vải tự dệt) mua của người Kinh, người Hán…, còn Váy thì màu đen, đen nhánh, váy lụa thì nhuộm chàm, tím thẫm rồi nhúng bùn ao cho thật đen, thật mượt.
Xửa cỏm may thân áo bó sát người, tay áo rộng, từ nách khâu hẹp dần xuống. Gấu áo khâu lót thêm 2 lần vải, rộng chừng ba phân, khâu đột nịt chặt ôm lấy vòng eo thắt đúng lưng long, phần trên đủ ôm lấy bộ ngực nở nang khít khao gây ấn tượng. Mép gấu áo chỉ đủ chấm tới mép cạp váy, ngang thắt lưng nên khi cử động (cúi xuống hở tí eo lưng, dướn mình hay ngã về phía sau thì hơi hở nude (nuy) chỗ rốn khá gợi cảm. Trước ngực từ tới Rốn là 2 hàng cúc bạc “mắc pém” như một đàn bướm bay dọc trên 2 nẹp tà áo.
Về số cúc bướm (mắc pém) có 2 ý kiến:
1. Hàng mắc pém với số lẻ 11 cặp được bố trí khéo léo dày đặc lấp lánh trên ngực phụ nữ Thái - Số lẻ ở đây tượng trưng cho sự vận động, phát triển đi lên (số chẵn tượng trưng cho sự yên tĩnh, không động, không phát triển - những sản phẩm dùng cho phụ nữ đang sống thường  thiết kế với số lẻ, còn để cho thế giới hư vô “phi” là số chẵn).
Bậc cầu thang để lên xuống nhà này hàng ngày có số lẻ, chỉ làm chẵn khi đưa ma.
2. Hai là: Màu nền tà áo không trùng với màu áo và cúc bạc. Số cúc bao giờ cũng “số chẵn” với ý nghĩa đầy đặn, trọn vẹn dành cho chồng con - khác với những số lẻ trong kiến trúc nhà ở, “lẻ” là sự sinh sôi phát triển.
Hai ý kiến trên đều có lý lẻ… Thực tế ở mỗi vùng, mỗi chi (ngành) Thái có quan niệm khác nhau đôi chút - có lẽ là:
* Với con gái chưa chồng thì Xửa Cỏm có số hàng Mắc phém số lẻ.
* Khi có chồng con rồi thì xửa cỏm có số hàng cúc bướm số chẵn.
Cũng có thể số hàng chẵn hay lẻ phụ thuộc vào chiều dài của áo (áo người cao hay thấp) miễn sao cho nó cân đối hợp lý là đẹp.
Xửa cỏm của  phụ nữ Thái đen: Cổ áo cạp hai lần vải, khâu đột, cổ đứng có phần gò bó cứng nhắc thì xửa cỏm của chị em Thái trắng lại bẻ tai, chiết giấu mép, vòng cổ rộng hình trái tim mở dài hở đến trước ngực rất mềm mại duyên dáng.
Các cô gái rất ưa kiểu xửa cỏm này, còn các “bà xã” khi vẻ đẹp lý tưởng “eo kíu meng nhay” lưng eo con tò vò không còn nữa, thì các chị rất ý tứ khi mặc xửa cỏm đã khéo léo dùng các móng tay ém đẩy lớp mỡ bụng lên (đã qua nhiều lần sinh đẻ) rồi vừa cài cúc bướm nên vẫn tạo được hình dáng thon thả gọn gang.
VÁY THÁI:
Có nhà thơ đã cảm:
                             “Váy em sắm lệch, nhiều khi cũng tình”
Váy (xỉn) của phụ nữ Thái màu đen, khâu kín mép kiểu váy ống, vòng ống rộng gấp đôi vòng eo, cạp váy màu trắng, còn độ dài tùy theo cao thấp của người mặc và thường là chùng quá bắp chân. Ở trong gấu váy, chị em cạp thêm một đường viền vải màu đỏ thắm rất cách điệu gợi cảm:
          Ai đó hát ngất ngư Phố Bản
          Lũ nghé tơ nhảy giỡn rộn bờ khe
          Ngọn gió quẩn thổi tung viền váy đỏ
          Làm ngả nghiêng lơi lả cánh rừng tre.
Váy mặc bó sát vào mông, tạo 1 đường cong thật đúng như một nhà Văn Trung Hoa đã khắc họa cái đẹp “phong nhũ phi đồn” (vú nở, mông to) của người phụ nữ đang thì của thời hoạt động tình dục mạnh mẽ, sinh con đẻ cái để nòi giống phát triển và trường tồn.
Khi mặc váy nếp phần thừa quấn vào một bên hông rồi gấp bẻ trở lại đằng trước thành một đường chiết ly thẳng từ eo xuống gấu váy. Tuy thế, nếp gấp này không làm mất đi nét uốn lượn ở phần hạ bán thân của người phụ nữ Thái.
Thắt lưng được làm bằng lụa tơ tằm dài gấp 2 lần rưỡi vòng eo, rộng chừng bốn năm phân, màu hoa lý hoặc màu xanh nõn chuối. Hai đầu chính nối thêm 2 mẩu vải màu đỏ chói gây chú ý.
Từ nhỏ các bà, các mẹ đã dạy con cách thắt khăn nơi thắt lưng (xài yêu) để sao “Eo kíu manh po” (thắt đáy lưng con tò vò).
Khi thắt lưng thì thắt ngay dưới cạp váy trên hông, mối đằng trước hơi chếch về phía bên hông một chút. Ngày nay, nhiều cô gái đã “cải tiến” dùng dây thắt lưng hoa nhiều màu gấp nếp - không thắt mà quấn giấu mối, trông khá điệu đàng, mảnh dẻ, kiêu sa. (Theo Phan Kiến Giang)
Khách quan mà chiêm ngường: Ngắm phụ nữ Thái với trang phục xửa cỏm ta ngỡ đó là một nàng vệ nữ rất cổ điển mà vẫn hiện đại, bó sát tạo eo, nổi bật các đường cong lý tưởng (như thi hoa hậu)… chị em Thái đã rất táo bạo trong sắp xếp đường nét (gây gợi cảm). Cái váy dài tha thướt xúng xính như muốn kéo dài thêm cho phận hạ bán thân, làm sao chân dài thêm; còn cái xửa cỏm thì cứ như hơi quá ngắn lại ôm xít thân thể vùng trên như dồn nén chật chội, căng phồng như muốn bung ra “bong ra” hiến dâng cho người tình “của em của anh đây mà” rất gần gũi thân thương đầy chất nhục cảm.
Khi may mặc bộ “xửa cỏm”, chị em rất chú ý bố trí phối hợp màu sắc (các tông màu) không diêm dúa, lộng lẫy mà vẫn giản dị, ấm cúng.
Váy đen nhánh thêm viền phía trong đỏ ở gấu váy, khi bước đi xao động cùng khăn piêu trên đầu, bộ xà tích bạc ở thắt lưng thật là vừa tạo hình, vừa tạo sắc (hai cái màu nóng tương phản): Màu đỏ ẩn hiện làm cho màu đen thăm thẳm, sâu hơn như ẩn sau đó là vùng “âm” của tình ái…
Sự tương phản lung linh sống động ấy trong một tồn tại ở một chỉnh thể thấp nhất, sự hài hòa cân bằng âm dương như “ải cắp êm” (bố với mẹ) đời đời bền vững hội nhập với áo sơ mi, quần Jin hiện đại vẫn không lạc mốt.
KHĂN PIÊU
“Piêu” tiếng Thái nghĩa là “khăn”. Đó là một tấm vải thổ cẩm tự dệt rộng chừng hai gang tay và dài một sải tay, mặt vải sợi dệt thô nhuộm chàm kỹ ngả màu xanh đen, còn nhấn thêm nước vỏ cây Ban cho đen nhánh bóng.
Khăn tuy dài nhưng khi đội thì chỉ một đầu khăn vắt trên đỉnh đầu rủ xuống trán và một đầu thả xuống sau lưng dưới gáy, chỉ những phần hở ngoài mới thêu trang trí hai đầu khăn, còn đoạn giữa để nguyên vải chàm thô.
Hai mép đầu Piêu được viền một diềm vải đỏ (hay vải ngũ sắc) kéo sang 2 bên mép cạnh bên bằng một đoạn bằng một nửa chiều rộng khăn, các góc khăn trên mép vải viền được tết chỉ màu thành các “cút Piêu” bằng chỉ nhiều màu thành các vòng tròn nhỏ mỗi đoạn vòng một màu. Tùy loại Piêu mà tết thành từng nhóm 3 hay 5 hay 7 cút.
“Cút Piêu”; hình tượng cây guột ở đoạn chồi là non xoắn hình trôn ốc nó cũng như 2 cái khău cút trên đỉnh đầu hồi nhà.
Ô vải vuông ở hai đầu khăn là gương mặt của Piêu, là nơi trổ tài thêu thùa của chị em… Bố cục vuông gấm, vải đỏ thành những ô vuông đồng tâm hay lệch 45o so với ô bao ngoài gần mép đầu khăn gây cảm giác chuyển động như bánh xe quay. Cũng có khi bao quanh vuông gấm là các ô vuông nhỡ xếp cạnh nhau thành 4 băng dọc theo các cạnh hình vuông, mảng vuông bên trong mới bố cục thành các ô vuông đồng tâm. Ở lối bố cục tất cả đều là những hình vuông được thêu thành các dải hồi văn các hình móc câu hay tam giác đồi đỉnh, hình răng cưa, hình ô trám, hình đàn khỉ, đàn ngựa đuổi nhau chạy vòng quanh các hình vuông, còn mặt hình vuông trong cùng thì thường thêu những ngôi sao ở cánh hay nhiều cách biến thể. Những hoa văn ấy đều phản ánh hiện thực, song không sao chép tự nhiên mà đã được cách điệu thật khái quát và hình học hóa, số kiểu hoa văn tuy không nhiều, song nhờ kết hợp khéo léo ở từng bàn tay vàng và theo tập quán từng vùng mà vừa mới lạ vừa quen thuộc lại như mở ra vô hạn (theo TS Chu Quang Trứ).
Về  màu sắc chỉ thêu thường là màu tươi cơ bản. Piêu Yên Châu sặc sỡ, ưa dùng các màu gốc đối chọi mạnh: Trên nền khăn xanh chàm đen, nổi bật lên là những màu sáng mạnh như đỏ rực, vàng nghệ, vàng chanh, trắng, xanh lá cây, xanh lơ tạo thành sự phối hợp màu khá mạnh bạo. Piêu Điện Biên ít màu hơn thiên về đằm thắm.
Khăn Piêu do các cô gái Thái làm ra để dùng, để tặng bạn tình làm quà kỷ niệm, tặng cha mẹ, cô bác, anh chị bên nhà chồng. Khăn Piêu rất tiện dụng: Dùng đội đầu, quấn cổ và khi cần thì buộc làm “địu” để địu con nhỏ.  Nó đẹp như câu hát:
                             “Chiếc khăn Piêu
Thêu chỉ hồng
Theo gió cuốn
Bay về đây
Dâng trên tay…”
          Nó chính là nơi lắng đọng tâm hồn (tình yêu) và phẩm chất cao đẹp của người con gái Thái.
                                                                                    8/3/2012 – NK

No comments:

Post a Comment