Pages

Wednesday, May 30, 2012

NGUYỄN THIÊN THỤ * ĐẤU TRANH GIAI CẤP



  ĐẤU TRANH GIAI CẤP
NGUYỄN THIÊN THỤ

I. CHỦ THUYẾT MARX

Marx cho rằng giai cấp là nguyên nhân của mọi cuộc đấu tranh trong lịch sử, và cuộc đấu tranh này đưa đến một đổi thay tốt đẹp hoặc cả hai bị tiêu diệt. Ông cho rằng lịch sử có hai giai cấp là giai cấp áp bức và giai cấp bị áp bức, hai giai cấp này đấu tranh với nhau. Vào thời ông xuất hiện hai giai cấp đấu tranh với nhau là giai cấp tư bản và giai cấp vô sản.

Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp.
Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội là thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau (TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN * I.1). 

 II. GIAI CẤP LÀ GÌ?

Những ngôi nhà Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều ngôi nhà trên thế giới, thường có thềm, có từng bậc từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp. Hình ảnh cái thềm là ý nghĩa giai cấp. Giai cấp xã hội là những thứ bậc cao thấp trong xã hội. Theo Wikipedia, giai cấp xã hội đề cập đến các thứ bậc khác nhau phân biệt giữa các cá nhân hoặc các nhóm người trong các xã hội hoặc các nền văn hóa. Các sử gia và các nhà xã hội học coi giai cấp là phổ quát (là sự phổ biến), mặc dù những điều xác định giai cấp là rất khác nhau từ xã hội này đến xã hội khác. Thậm chí ngay cả trong một xã hội, các cá nhân khác nhau hoặc những nhóm người khác nhau cũng có rất nhiều ý tưởng khác nhau về những điều gì làm nên thứ bậc cao hay thấp trong trật tự xã hội.
Nhìn chung, những người cùng địa vị, cùng có  gia sản tương đương. . . là cùng một một giai cấp. Nhưng đó là cách nhìn đơn giản. Nếu như ta chấp nhận rằng xã hội cổ Á Đông chia ra bốn giai cấp sĩ, nông , công thương thì không phải các sĩ, các thương đều cùng một giai cấp. Cổ nhân nói:"Của ba loài, người ba đứng", nghĩa là xã hội rất khác biệt. Thật vậy. Ngay trong giai cấp sĩ phu, ta đã có thể thấy ba loại:
-Hiển nho : làm quan
-Hàn nho: nho sinh nghèo
-Ẩn nho: nho sĩ ẩn dật.
Trong hiển nho cũng có nhiều hạng. Hạng nhất phẩm cho đến hạng cửu phẩm có cả thảy 18 bậc. Nếu chia theo trung nịnh, tốt xấu, thiện ác. . . thì lại còn phức tạp hơn.

Theo Lênin, giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.
Sự khác biệt giai cấp là do nhiều yếu tố: giáo dục, gia đình, nghề nghiệp, địa vị, ngôn ngữ, tín ngưỡng, chủng tộc. . .Người ta thường chia xã hội ra ba giai cấp chính là giai cấp thương lưu, giai cấp trung lưu và giai cấp hạ lưu. Người ta còn chia ra nhiều giai cấp như giai cấp trung lưu bậc cao, trung lưu bậc trung và trung lưu bậc hạ. Tại Ấn Độ, thời đức Phật tại thế, xã hội Ấn Độ chia ra bốn giai cấp : giai cấp tăng lữ (Brahmins or priests ), giai cấp quý tộc (Kshatriyas or rulers and warriors ), giai cấp công thương (The Vaishyas or business people and originally farmers) và giai cấp nô lệ (The Shudras or common laborers).

Bốn giai cấp này chỉ là quan niệm theo tôn giáo. Có kẻ thuộc giai cấp quý tộc mà rất nghèo khổ cũng như tại Việt Nam ta, một số các ông tôn thất rất nghèo.".
Ra đường cậu ấm, ông Chiêu,
Về nhà móng tay mỏ sẻ cạy niêu đã mòn.
Nhà văn bị cộng sản xem là trọng tội đứng đầu (Trí phú địa hào) nhưng nhà văn Việt Nam đa số là khốn khổ. Hàn Mặc Tử kêu:
"Trời hỡi làm sao cho khỏi đói"
Còn Nguyễn Vỹ than:"Nhà văn An Nam khổ như chó"
Ấy mà cộng sản lại bạc đãi, hành hạ trí thức và  Mao bảo "Trí thức không bằng cục phân."
Điều này cho thấy quan niệm giai cấp của cộng sản là hồ đồ!
Người ta chia xã hội Anh, Mỹ ra ba giai cấp, là thượng lưu, trung lưu và hạ lưu:
+thượng lưu: gồm các nhà tư bản, có tài sản lớn, hoặc được hưởng tài sàn, có đặc quyền, đặc lợi và không cần phải làm việc.
+ trung lưu:chiếm đa số, gồm những người chuyên nghiệp, kỹ nghệ gia, thương gia, chủ tiệm. . .
+ hạ lưu: nông dân và thợ thuyền các loại.
Nhưng đó là cách chia đơn giản.

Tại Anh quốc, sau đệ nhị thế chiến nảy sinh nhiều giai cấp như là giai cấp thượng lưu, trung lưu và và hạ lưu, giai cấp thợ thuyền có kỹ xão, thợ thuyền không kỹ xão cùng giai cấp nông dân. Rồi còn hạng trẻ con lao động khoảng 14 tuổi, rời ghế nhà trường để mưu sinh, và trẻ con thượng lưu, được đi học, và vào đại học. Xe cộ, trường học, các rạp hát đều có những phân biệt giai cấp. Nhưng chính phủ Anh đã có những biện pháp làm giảm hố ngăn cách trong xã hội như là công bằng về y tế, giáo dục, thuế má. . .

Theo Wikipedia, ngày nay, người ta chia ra tám giai cấp trong xã hội Anh Quốc:
1. Thượng lưu: Những gia đình quý phái, nói với giọng đặc biệt, học các trường danh tiếng như Eton, Harrow, Winchester.
2. Trung lưu bậc cao: các chuyên gia, kỹ nghệ gia, thương gia, tốt nghiệp đại học.
3. Trung lưu bậc trung: những người chuyên môn, thương gia tốt nghiệp đại học nhưng gốc gác kém hơn nhưng lợi tức cao hơn trung bình.
4.Trung lưu bậc hạ: Có thể không tốt nghiệp đai học nhưng làm văn phòng.
5. Lao động bậc cao: Không tốt nghiệp đại học, nhưng có tay nghề và kinh nghiệm như đốc công, thợ mộc, thợ nề, thợ điện, lái tàu. . .
6. Lao động: Học thức it, có chút tay nghề, làm việc như xây cất, kỹ nghệ, khoan, ráp máy móc..
7. Lao động bậc hạ: như nghề quét dọn, bán hàng quán. . .
8. Bậc cuối: ăn trợ cấp xã hội.

Tuy nhiên có nhiều cách phân chia giai cấp do nhiều nhà xã hội có quan điểm khác nhau. Nhìn chung, giai cấp thường là chỉ một số người có địa vị và tài sản giống nhau, và trong xã hội có nhiều giai cấp. Lại nữa, sự phân chia nào cũng chỉ là tương đối. Ông kỹ sư, sinh viên tốt nghiệp đại học là trung lưu nhưng có khi thất nghiệp phải xin trợ cấp xã hội, thành ra đứng bậc cuối nấc thang xã hội.
Nếu nói chơi hay viết văn làm báo viết sao cũng được, còn khi đưa vào pháp luật thì phải rõ ràng, chứ không phải  lập tòa án nhân dân, kết tội không cần chứng cớ cụ thể,  và do bà Sáu, ông Năm là dân i tờ  ngồi ghế chánh án  như kiểu  cộng sản.
Một số triết gia và nhà xã hội học cho rằng chủ nghĩa Marx chia xã hội thành ba giai cấp chính:
-Tiểu tư sản: làm chủ phương tiện sản xuất, họ làm cho họ, không thuê nhân công.
-Vô sản hay lao động: không có phương tiện sản xuất, bán sức lao động để sống.
-Tư sản hay tư bản: làm chủ phương tiện sản xuất, mua sức lao động của công nhân.
III. PHẢI CHĂNG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI LÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP? 


 Từ khi khai thiên lập địa con người chưa có giai cấp . Chúng ta có thể nói ban sơ, xã hội con người cũng giống xã hội loài vật không có giai cấp.

Nếu có sự phân chia là phân chia giới tính, già trẻ và mạnh yếu. Ở đây có sự tranh đấu giữa mạnh và yếu là chính. Cọng thêm nữa là đấu tranh giữa thiện và ác. Phải sau khi thành lập cộng đồng, tạo lập xã hội, lúc đó mới có giai cấp trên dưới, kẻ cai trị, người bị trị. Nhưng sau giai đoạn này, tất cả cuộc chiến đều không chỉ là đấu tranh giai cấp. Anh em tranh đấu nhau, cha con xâu xé nhau, bộ lạc mạnh ức hiếp bộ lạc yếu, nước lớn chiếm nước nhỏ không phải là đấu tranh giai cấp. Cuộc thánh chiến thời trung cổ không phải là đấu tranh giai cấp.

Napoléon và Hitler chiếm các nước, là cuộc chiến tranh giữa nước mạnh và nước yếu, không phải là đấu tranh giai cấp. Hai họ Trịnh Nguyễn đánh nhau là cuộc đấu tranh của hai vị chúa, của hai giòng họ, không phải đấu tranh giai cấp. Cuộc chiến giữa Liên Xô và Trung Quốc trước đây về biên giới , và cuộc chiến Việt Trung năm 1979 , và việc Việt Nam đánh Cao Miên không có phải là cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư bản và vô sản mà là cuộc chiến tranh giữa hai đồng chí anh em cùng thuộc giai cấp vô sản. Nguỳễn Duy có câu thơ châm biếm về cuộc chiến Việt Trung:
A. Q. túm tóc Chí Phèo
Để hai bác lính nhà nghèo cùng thua (Lạng sơn 1989)
 Như vậy lịch sử nhân loại có nhiều cuộc  đấu tranh không phải chỉ là đấu tranh giai cấp.

IV. TẠI VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC CÓ GIAI CẤP TƯ BẢN VÀ VÔ SẢN KHÔNG?

Trong thời Pháp đô hộ, giai cấp tư sản Việt Nam rất hiếm hoi. Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa, tư bản Pháp đầu tư kiếm lợi nhuận vì nhân công Việt Nam rẻ. Pháp chỉ coi Việt Nam là nơi tiêu thụ hàng hóa cho nên công nghiệp không phát triển. Bên cạnh Pháp, có người Trung Quốc chiếm giữ vai trò quan trọng trong lãnh vực thương mãi hơn là công nghệ. Tại Bắc Kỳ có Bạch Thái Bưởi nhưng rồi cũng thất bại. Tại Nam Kỳ có bốn cự phú "Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Định" nhưng chúng ta không rõ có mấy ông là tư bản.

Nói chung, tư bản nước ta chưa phát triển. Còn về giai cấp công nhân, lực lương cũng non yếu. Theo Đào Duy Anh, lực lượng thợ thuyền Việt Nam thời Pháp có khoảng 150 ngàn (Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, 68). Theo Nguyễn Thế Anh , lực lượng thợ thuyền có khoảng 200 ngàn kể cả trẻ con. Ông cho ta số liệu như sau:

1905
1930
1938
Công nhân mỏ
5.000
53.240
54.950
Công nhân kỹ nghệ và thương mãi
12.000
86.624
61.025
Công nhân nông nghiệp

81.188
70.000
Tổng số

221. 052
185.975

Nguyễn Thế Anh cho rằng những con số trên chỉ có một giá trị tương đối: chúng chỉ bao gồm số công nhân được dùng trong các xí nghiệp tư bản Pháp chứ không kể đến số người làm việc trong những xí nghiệp kỹ nghệ, thương mãi hay nông nghệ Hoa kiều hay của người Việt, chúng lại không bao gồm các công nhân giao thông. hầu hết là phu bắt ở các đia phương, trả theo công nhật. Mặt khác, đa số công nhân không phải là thợ chuyên nghiệp, mà chỉ làm phu, làm thợ theo từng giai đoạn mà thôi. ( Việt Nam Dưới Thời Pháp Thuộc, Lủa Thiêng, 1970, 256).


Lúc bấy giờ dân số Việt Nam là 20 triệu. Theo như tài liệu Nguyễn Thế Anh, giai cấp công nhân Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Nếu tính theo Marx và Engels, nghĩa là loại bỏ công nhân nông nghiệp, công nhân thương mại, giai cấp công nhân Việt Nam chỉ có khoảng 100 ngàn mà thôi, tức là chiếm tỷ lệ 0,5% dân số . Giai cấp công nhân Nga và Trung Quốc có lẽ cũng tương tự.Ngay tại Nga và Trung Quốc đều chưa có giai cấp tư sản và vô sản như Marx quan niệm. Và cuộc khởi nghĩa tháng 10 Nga là do toàn dân, lực lượng chủ yếu là trí thức và nông dân nổi dậy lật đổ Nga hoàng chứ không phải là cách mạng vô sản vùng lên tiêu diệt tư sản như Marx mong muốn.

Về con số thì quá ít mà về ý chí tranh đấu cũng không có. Chính giai cấp tiểu tư sản, hay nói đúng hơn giai cấp trí thức đã kích thích, xúi dục thợ thuyền đứng lên tranh đấu. Bọn trí thức và con quan lại đã dùng công nông làm lực lượng quân sự mà chiếm quyền. Họ cũng dùng chiêu bài dân tộc để kêu gọi quần chúng. Cộng sản chỉ thành công tại các nước nghèo đói và bị thực dân cai trị. Còn tại các nước văn minh , giàu mạnh, công nhân thờ ơ với chủ thuyết cộng sản.
 Ấy thế mà trong cải cách, Việt Cộng theo lời cố vấn Trung cộng, quy kết  5% dân chúng là địa chủ (Wikipedia). Cả nước ta thời Pháp thuộc  dân số  có 20 triệu, như vậy là ta có 1 triệu địa chủ  hay sao?

Trung Quốc là một nước lạc hậu như Việt Nam, nông dân tuyệt đại đa số còn công nhân thiểu số. Bởi vậy mà Mao chống lại Marx, chủ  trương công nông đều là giai cấp tiên phong, chứ không phải chỉ có công nhân là giai cấp tiên tiến. Thực tế là đúng như vậy nhưng lý thuyết của Marx coi nông dân, trí thức, thương gia, thợ thủ công là loại lưng chừng, có thể là bạn mà cũng có thể là kẻ thù của giai cấp vô sản.. Nga cũng là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa có giai cấp tư bản mà cũng chẳng có giai cấp vô sản, cho nên Lenin cưỡng lại Marx chủ trương tiến lên cộng sản chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Không có tư bản, cũng không có vô sản, vậy thì lập đảng cộng sản làm gì? Đấu tranh giai cấp với ai? Rõ ràng là Lenin, Stalin, Mao, Hồ làm chuyện vô nghĩa mà thiên hạ chạy theo rầm rầm!Đảng Cộng sản là đảng của một bọn nhiều tham vọng, hiếu sát, hiếu chiến, gồm đa số là trí thức, con nhà tư bản, ( Karl Mărx, Engels) ,phong kiến (Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp) mượn danh đấu tranh cho giai cấp vô sản để nắm quyền bính. Giai cấp vô sản lúc bấy giờ là hữu danh vô thực, nếu có thì rất it, đã được người ta tuyên truyền, thổi phồng . Giai cấp vô sản thật ra là một sự phóng đại, một bóng ma, một danh từ được đánh bóng để dối lừa thiên hạ. Ấy thê những trí thức như Trần Đức Thảo, Albert Camus, J.Paul Sartre bái phục như thần, như thánh.

Người Trung Quốc và Việt Nam nghĩ giai cấp vô sản là giai cấp nghèo (ai mà chẳng nghèo). Người cộng sản còn lợi dụng danh từ giai cấp lao động  ( ai mà chẳng lao động). Người cộng sản còn gọi vô sản là giai cấp thợ thuyền cho nên thợ mộc, thơ nề, thợ hoạn lợn...) đều cho mình là giai cấp tiên phong lãnh đạo cách mạng. Trong kháng chiến, đa số người Việt tin rằng mình là giai cấp vô sản được đảng chiếu cố, nhưng sau 1954, mâm cỗ bày ra, họ bị gạt ra ngoài, vì họ không được đảng cho là giai cấp vô sản. Đảng Cộng sản bây giờ mới đem định nghĩa của Engels, giai cấp vô sản là giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân là giai cấp vô sản có trình độ lao động công nghiệp cao, là đứa con của nền đại công nghiệp hiện đại. (C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1995, tập 2, trang 393).

Nói rõ ra giai cấp vô sản là một số người phải có nhiều kiện, chứ không phải ai cũng là thợ, ai cũng là vô sản, ai cũng là giai cấp công nhân. 
 Họ phải là:
(1). Làm việc cho tư bản trong lãnh vực công nghiệp là giai cấp công nhân công nghiệp. Như vậy, thợ thiến heo ( như bác Đỗ Mười) , thợ quét vôi ( như cụ Võ Chí Công)  , thợ mộc, thợ nề là thợ cá thể, làm việc trong các xóm làng, không phải trong các hãng ,các công xưởng  như làm trong nhà máy dệt Nam Định hay hãng Bason. Cụ Tôn Đức Thắng đi lính cho Pháp là tay sai của thực dân, cụ làm công nhân xưởng  Bason có tay nghề cao không hay chỉ quét dọn? Bác Hồ con nhà phong kiến, làm bồi tàu, không phải là công nhân. Trần Quốc Hoàn nguồn gốc là vô sản lưu manh!
(2). Phải có tay nghề cao. Như vậy đàn bà, trẻ con phụ việc, không phải là công nhân.



Về thành phần giai cấp, ta thấy có nhiều điều trớ trêu:
(1). Như đã nói, bọn trí thức, con nhà tư sản, địa chủ, phong kiến thành lập đảng cộng sản chứ đảng cộng sản lúc đầu  không do công nhân đích thực lãnh đạo. Đa số lãnh tụ đảng đều không thuộc giai cấp vô sản. Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng con nhà quan lại, không phải là công nhân...Một số đảng viên con nhà bình dân như Tôn Đức Thắng, Đỗ Mười, Võ Chí Công, Trần Quốc Hoàn...là về sau mới được kết nạp cho có mùi vô sản, và cũng vì bọn này có thành tích giết người hơn tất cả!
(2).Đảng cộng sản do trí thức con nhà tư sản, phong kiến mà lại kết tội tư sản,  phong kiến và trí thức như Marx, Engels, Lenin, Hồ, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng , Pol Pot..Họ cũng trí thức, con nhà tư sản, phong kiến thì họ có quyền gì giết, bỏ tù các trí thức, các gia đình quan lại, các nhà tư sản,và  địa chủ ?


V. ĐẤU TRANH GIAI CẤP, TIÊU DIỆT TƯ BẢN, BÃI BỎ TƯ HỮU CÓ DIỆT ĐƯỢC GIAI CẤP BÓC LỘT, GIAI CẤP THỐNG TRỊ KHÔNG?
 Trong Tuyên ngôn của đảng Cộng Sản, Marx viết:

Muốn giữ vững chính quyền và xây dựng một xã hội mới không có bóc lột, giai cấp công nhân phải lập lên nhà nước của mình, đó là Nhà nước chuyên chính vô sản. 

Nhà nước vô sản dùng vũ lực đập tan sự phản kháng của giai cấp tư sản đã bị đánh đổ nhưng vẫn mưu toan cướp lại chính quyền, chuyên chính vô sản chủ trương đàn áp thiểu số bóc lột để phục vụ lợi ích của đại đa số cần lao. “Dựa vào nhà nước của mình, giai cấp công nhân tập hợp xung quanh mình tất cả tất cả những người lao động và xây dựng một xã hội mới không còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Không còn bóc lột, không còn các giai cấp đối địch nhau, một xã hội thực hiện được sự tiến triển mạnh mẽ của nền sản xuất xã hội và kết quả lao động dồi dào. Do đó, chuyên chính vô sản là cần thiết để đưa cuộc cách mạng vô sản đến đích, đưa cách mạng thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội”.

Làm sao mà có được xã hội không giai cấp, không còn bóc lột? Như Cộng sản lý luận, xã hội có hai giai cấp chính là giai cấp tư bản và giai cấp vô sản, giai cấp thống trị và giai cấp bị tri. Nhưng khi giai cấp vô sản cướp chính quyền, tiêu diệt giai cấp tư bản thì giai cấp vô sản đã thành giai cấp thống trị, còn giai cấp tư sản tụt xuống thành giai cấp bị trị, giai cấp nô lệ. Như vậy, sau cuộc " cách mạng", xã hội vẫn có hai giai cấp, không bao giờ san bằng được bất công. Tất cả chỉ là " dịch nô tái chủ". Cái việc  xây dựng một xã hội mới không có bóc lột là một hoang tưởng, một sai lầm nếu không là dối trá! Sau chính biến tháng 10 Nga, Lenin và đồng bọn trở thành giai cấp mới, tàn ác, xảo quyệt hơn thời Nga hoàng. Tài sản quốc gia lọt vào tay một thiểu số, dân chúng phải làm nô lệ trong cảnh đói rét và phải chết trong các nông trường, công trường và trại tập trung. Con số nạn nhân là hàng chục triệu!
Sau khi Đông Âu và Liên Xô tan vỡ, người ta thấy rõ các cung điện của các vua chúa cộng sản. Nay tại Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, dân chúng đói khổ, trong khi bọn cộng sản trở thành tư sản đỏ, có hàng tỷ mỹ kim trong các ngân hàng Việt Nam và ngân hàng Âu M; chúng , mua xe hơi triệu Mỹ kim, có cơ ngơi hàng triệu Mỹ kim tại Việt Nam và ngoại quốc. Cha con, vợ chồng, anh em cộng sản gộc nắm độc quyền kinh tế, chính trị trong nước.  Cộng sản hô hào diệt trừ tư hữu và xoá bất công xã hội nhưng chính cộng sản ngày nay công khai cướp tài sản nhân dân và quốc gia, bán nước,hại dân. Tài sản quốc gia trở thành quốc doanh là mồi béo bỡ cho gian tham, trộm cướp. Đảng cộng sản ngày nay với chính sách độc quyền kinh tế, chính trị, và chính sách khủng bố cướp bóc chính là đại họa của dân tộc Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn...
 
VI. MỤC ĐÍCH CỦA CHỦ TRƯƠNG GIAI CẤP ĐẤU TRANH

Mục đích chính là lợi dụng giai cấp công nông để cướp chính quyền và nắm chính quyền. Vì đường lối này, cộng sản Việt Nam, Trung Quốc đã  đánh đuổi, đấu tố "trí phú địa hào" và đưa nông dân lên nắm chính quyền các cấp xã thôn, bộ viện và trung ương mặc dầu tuyệt đại đa số là ngu dốt và tàn ác.


Mục đích thứ hai với danh nghĩa diệt trừ giai cấp tư sản, cộng sản giết người cướp của. đuổi không có quy định rõ rệt ai là tư sản, là địa chủ, chúng rất vô lý khi đặt ra tiêu chuẩn là xã thôn có bao nhiều bần cố là có bấy nhiêu địa chủ (Nguyễn Văn Trấn, 167) ...Chúng đã bắt nông dân nghèo mang tội địa chủ, tư sản...Cuộc chém giết, bỏ tù, trừng phạt là một cuộc khủng bố làm cho toàn dân sợ hãi mà cúi đầu làm nô lệ.

Mục đich thứ ba là cướp tài sản nhân dân. Ban đầu chúng chia ruộng đất cho nông dân nhưng sau chúng tịch thu tất cả ruộng đất và bắt mọi người vào tập đoàn, nghĩa là làm nô lệ cho cộng sản. Tại Liên Xô, Trung Quốc, CCRĐ, cải tạo công thương nghiệp, bài trừ văn hóa đồi trụy là cướp vàng bạc, tiền của, ruộng đất, cơ xưởng, xí nghiệp của nhân dân để làm giàu cho các ông vua cộng sản. Tài sản toàn quốc bấy giờ tập trung vào tay các cộng sản gộc, họ tha hồ bỏ túi, tha hồ chi tiêu, không sợ  cơ quan nào kiểm tra, báo chí phê bình, đảng phái khác chống đối. Cộng sản độc tài một mình một chợ tha hồ bóc lột, cướp bóc. Cộng sản trở thành một đại tư bản không một tư bản nào ở Âu Mỹ địch kịp.
Mục đích thứ tư là phá vỡ truyền thống tương thân tương trợ, nhân nghĩa, bác ái của nhân dân ta,  tạo ra cảnh chia rẽ hận thù trong chính sách gây căm thù và chia để trị của cộng sản. 


Tóm lại, đấu tranh giai cấp là một chính sách lừa bịp công nông và toàn dân, rốt cuộc  cộng sản nắm quyền bính, bắt toàn dân làm nô lệ, giai cấp công nông đã nghèo lại nghèo hơn, tài sản quốc gia   lọt vào tay bọn độc tài gian tham tàn ác mệnh danh là đảng cộng sản .Thảm kịch này còn ghi dấu ấn mạnh mẽ trong các tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Chí Thiện, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương, Tô Hoài, Nguyễn Văn Trấn , Lê  Lựu,  Nguyễn Khoa Đăng.. .

Theo NguyÍn Væn TrÃn  trong "Viết Cho Mẹ và Quốc Hội", NguyÍn Væn Châu, cán b¶ khu 5 Çã Çi h†c B¡c Kinh vŠ nói: ñÃu tÓ nhÜ vÆy rÓt cu¶c ÇÜ®c cái gì! ñÜ®c cái nát tan tình nghïa làng xóm (169).  Bùi Công TrØng nhÆn ÇÎnh vŠ cäi cách ru¶ng ÇÃt nhÜ sau:
Cäi cách ru¶ng ÇÃt Çem låi cho ngÜ©i nông dân B¡c B¶ m¶t khoänh ÇÃt con chó n¢m còn ló Çuôi ra ngoài ( 229).


Nói tóm lại, chủ trương đấu tranh giai cấp là một sự dối trá vĩ đại, một tội ác kinh hoàng và ghê tởm của bọn cộng sản mà khởi đầu từ Karl Marx.


No comments:

Post a Comment