Pages

Sunday, May 13, 2012

SƠN TRUNG * XUNG ĐỘT GIỮA TRUNG CỘNG & PHILIPPINES

 

XUNG ĐỘT GIỮA  TRUNG CỘNG & PHILIPPINES SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Sơn Trung
Hiện nay tranh chấp giữa Trung Cộng và Philippines đang lên cao điểm. Các báo chí quốc tế và trong nước ngoài nước đua nhau bình luận, kẻ nói tài người hô xỉu, chưa biết ai đúng ai sai. Cờ ngoài bài trong, sự đời là thế. Xưa nay, các báo chỉ nói xung đột mà không giải thích đôi điều về lịch sử các hòn đảo.
Le Figaro nhắc lại những đòi hỏi về chủ quyền của các bên liên quan, ở bãi đá Scarborough và trong vùng Biển Đông.
Bãi đá Scarborough cách đảo chính của Philippines 140 hải lý (230 km) về phía tây, tức là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, được quốc tế công nhận theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Chính vì vậy, Manila luôn luôn khẳng định chủ quyền của mình đối với Bãi đá này.
Trong khi đó, Trung Quốc viện dẫn cái gọi là « thực tế lịch sử » để đòi có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, do đó, Bắc Kinh có tranh chấp về chủ quyền với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Như vậy, đứng về luật, Trung Quốc rõ ràng là sai, Cũng xin nói thêm,theo tin RFI,giới nghiên cứu Trung Quốc kết luận rằng Bắc Kinh đuối lý khi đòi chủ quyền ở Biển Đông.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120506-ban-than-gioi-nghien-cuu-trung-quoc-cung-thay-la-bac-kinh-duoi-ly-trong-viec-doi-chu 


Tóm lại, Trung Quốc  sau khi đã có đao kiếm, súng ống, họ bèn  đi cướp khắp thiên hạ. Họ là thực dân, đế quốc, là ăn cướp, bất chấp luật pháp và đạo lý.Bài bình luận này chỉ là tường thuật các ý kiến  trong báo giới hiện nay. Còn ai đúng ai sai, chờ mai sau sẽ rõ.

I. KHÔNG CÓ CHIẾN TRANH
Ngày 5-4-2012, Minh Anh trong bài Bắc Kinh và Washington chơi trò dọa dẫm nhau, ý cho rằng cả Trung Cộng và Mỹ đã tranh chấp nhau và gây ra  cuộc xung đột hiện tại. Đấy cũng là ý kiến của  ông Trầm Đinh Lập, viện trưởng Viện nghiên cứu quốc tế và là giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Hoa Kỳ, thuộc trường đại học Phục Đán tại thượng Hải có bài viết nhận định đề tựa « Bắc Kinh và Washington chơi trò hù dọa lẫn nhau », đăng trên nguyệt san Le Monde Diplomatique số ra tháng 5/2012. 
 RFI cho rằng :Sự phát triển như vũ bão của Trung Quốc đang thúc bách bộ máy chính quyền và làm cho mối quan hệ với Mỹ trở nên phức tạp nghiêm trọng. Washington phản ứng lại thông qua các biện pháp được cho trước hết là thế dự phòng nhưng cũng có thể được hiểu là trong thế tấn công. Các biện pháp này đang thúc đẩy Bắc Kinh lao vào cuộc đua.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120506-bac-kinh-va-washington-choi-tro-doa-dam-nhau 

 Theo Trầm Đinh Lập, do RFI thuật lại, một cách tổng quát, Trung Quốc sở hữu đầy đủ các yếu tố để có thể trở thành một siêu cường trong tương lai : tăng trưởng kinh tế cao (tăng gấp 10 lần trong vòng một thập niên), ngân sách quốc phòng đứng hàng thứ hai trên thế giới (cao hơn của Nhật Bản đến 80% và của Ấn Độ là 200%). Trong lãnh vực này, cách biệt với Mỹ đã được rút ngắn xuống từ tỷ lệ là 1:20 trong năm 2000 thì nay chỉ còn có 1/7.
Như vậy, trong bối cảnh này, quan hệ Mỹ - Trung đã có nhiều thay đổi kể từ năm 2000. Điển hình là kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008, Bắc Kinh không ngừng tự khẳng định mình trên trường quốc tế và ngay cả trong quan hệ với Mỹ. Nhiều vụ va chạm đã xảy ra từ việc phản đối nhau trên hồ sơ giảm khí thải carbon tại thượng đỉnh Copenhague, va chạm nhỏ giữa hải quân hai nước trên vùng Biển Đông, cho đến hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên và Iran..

.Ông Trầm Đinh Lập cho rằng Mỹ muốn mở rộng chiến tranh, bắt buộc các nước châu Âu  tham gia cuộc chiến như tại Lybia. Và trong các cuộc họp quốc tế, các cố vấn của Nhà Trắng có ý định sẽ biến Thượng đỉnh Chicago lần này thành nơi trưng bày giới thiệu vũ khí của Hoa Kỳ.Tuy nhiên, ông cũng cho rằng Trung Quốc cũng có trách nhiệm trong vụ chạy đua này, và Trung Cộng có tội với dân họ vì chạy theo lợi nhuận, chạy đua vũ trang mà để dân đói khổ.  
Hù dọa hay dọa dẫm chỉ là một hành động có tính cách phô trương, là nói chơi, là khủng bố bằng miệng lưỡi chứ không đâm chém gì cả. Rất an toàn. Minh Anh, Trầm Đinh Lăp cho Trung Cộng và Mỹ hù dọa nghĩa là hai bên đang chơi xì phé, là  hư chiêu chứ không phải thực chiêu?  Nghĩa là Minh Anh và Trầm Đinh Lập cho rằng hai bên không muốn đánh nhau sao? Phải chăng hai vị dùng chữ sai và nhận định sai?  Tôi nghĩ rằng cả hai vị lạc quan, không lẽ người ta tốn hàng tỷ mỹ kim để chạy đua vũ khí, và Trung Cộng ra tuyên bố chủ quyền  hình lưỡi bò là nói chơi  cho vui? Và Mỹ nói Mỹ trở lại Á Châu, Mỹ đòi quyền lưu thông mặt biển là nói chơi sao? Hai bên tuyên bố đối nghịch như thế để rồi bỏ qua xem như chẳng có việc gì ư? It nhất trong khi đấu khẩu, hai bên sẽ hòa đàm. Nếu không chiến tranh sẽ đi tới vì hai bên có một bên muốn dùng vũ lực.

 
Khi nói hù dọa là Minh Anh và  Trầm Đinh Thăng cho rằng thế giới này bất ổn là do Trung Cộng và Mỹ hù dọa nhau. Hù dọa và đe dọa khác nhau. Hù là làm cho sợ chứ không có hành động cụ thể tiếp theo. Đe dọa là cảnh báo trước khi có hành động. Khi nói Trung Cộng và Mỹ hù dọa nhau là hai vị đã bỏ sót nhiều vấn đế rất to, rất rõ, và rất nghiêm trọng. Hai vị quên rằng Trung Cộng không những đe dọa Mỹ mà Trung Cộng cũng đe dọa Nhật, Đài Loan, Nam Hàn, trong có có Việt Nam của Mai Anh, không biết Mai Anh có phải là người Việt Nam không. Mỹ là kẻ bị Bắc Kinh đe dọa vai trò của họ trên Thái Bình Dương và thế giới. Nếu công bằng mà nói, với bản đồ hình lưỡi bò, Trung Cộng rõ ràng là kẻ gây chiến, và đe dọa  toàn bộ thế giới, nhất là các quốc gia Á châu là nạn nhân. Cách nói của hai vị là đánh bùn sang ao, không nhân rõ ai là thủ phạm ai là nạn nhân. 

Trung Cộng sau 1975 đã đánh chiếm Trường Sa và Hoàng Sa cùng biên giới miền Bắc chứ không phải hù dọa. Nếu ông / bà Minh Anh là người Việt Nam thật sự yêu nước, không như bọn Phạm Văn Đồng hân hoan chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, thì ông/ bà  cũng đã đau đớn, lo lắng chứ không coi đó chỉ là hù dọa, không đáng quan tâm! 

Đó cũng là lý luận của Nga cho rằng căng thẳng hiện nay ở Scaborough là do Mỹ đạo diễn.
http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/201205/Bao-Nga-My-dao-dien-cac-cuoc-xung-dot-o-Bien-dong-2154537/

Người Nga có quyển theo Trung Quốc, chống Mỹ nhưng không  nên bẻ cong sự thật. Họ ủng hộ Trung Quốc, coi như Trung Quốc vô tội! Họ quên  Trung Quốc cũng đã gây chiến với Nga về lãnh thổ, về địa vị lãnh đạo trong Cộng đảng thế giới, nào có hiền lương gì cho cam! Họ không thấy Trung Quốc đã chiếm biên giới Việt Bắc và các đảo Trường Sa, Hoàng Sa? Họ không nghe Trung Quốc gào thét biển Đông là nhà của họ? Trung Quốc gào thét và đưa tàu bè ra các hải đảo xa cũng là do Mỹ giật dây ư? Và họ cũng biết Trung Quốc yêu cầu Nga tránh xa biển Đông!Đó cũng do Mỹ đạo diễn ư?


 

 Cũng trong chiều hướng lạc quan, một số bình luận gia cho rằng Trung Quốc không dám đánh Philippines. Tờ Xã Luận của Việt Nam viết:
Các chuyên gia phân tích của Philippines cho rằng Trung Quốc sẽ không làm hại đến “một sợi tóc” của Philippines. Dự luận muốn sử dụng vũ lực tại Trung Quốc trong giải quyết vấn đề bãi cạn Hoàng Nham đang lên cao, nhưng các chuyên gia phân tích của Philippines cho rằng Trung Quốc sẽ không làm hại đến “một sợi tóc” của Philippines.
 Ngược lại, Trung Quốc đang cân nhắc đến những tình huống khó xử, bởi vì Trung Quốc đang muốn phát triển kinh tế và ổn định chính trị. Trung Quốc không thể áp dụng các biện pháp quân sự tại Biển Đông.

Tờ Philippines Daily Inquirer dẫn lời bình luận của chuyên gia quân sự Philippines Santa Villa cho hay, bản chất khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh hải,

Cùng với giai đoạn nhạy cảm hiện nay khi Trung Quốc chuẩn bị thay đổi lãnh đạo là những yếu tố hạn chế việc Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực trong vấn đề bãi cạn Hoàng Nham hiện nay.

Mặt khác, Trung Quốc muốn điều quân đội tới vùng biển tranh chấp sẽ lại gặp bất lợi về địa lý hơn so với Philippines.

Hiện quần đảo Kalayaan mà Philippines đang kiểm soát cách căn cứ hải quân Trạm Giang của Trung Quốc đến 1000 hải lý, bởi vậy nhanh nhất phải trong 2 ngày tàu chiến của Trung Quốc mới có thể di chuyển được đến vị trí này.

Đến khi đó, quân đội Philippines và đồng minh đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để chờ tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.

Bài viết còn phân tích, khi Trung Quốc đã xuất binh thì nhất định cần phải giành được chiến thắng, nếu không Trung Quốc sẽ “tự làm mất mặt” trước cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa chuẩn bị gì cho việc sẽ xuất binh để giải quyết tranh chấp với Philippines, bởi vấn đề chính đối với Trung Quốc lúc này vẫn là Mỹ.

Trước việc Mỹ có thể tham gia bảo vệ Philippines nếu xung đột với Trung Quốc nổ ra thì Trung Quốc đang cảm thấy không chắc chắn về chiến thắng của mình.

Do lúc này Trung Quốc vẫn chưa dám “động thủ” với Philippines tại khu vực Biển Đông nên tác giả đã kiến nghị Philippines cần giữ một thái độ cứng rắn và phát động một phong trào phản đối Trung Quốc qua các phương tiện truyền thông để công đồng quốc tế lên án hành vi cuả Trung Quốc.
Từ đó thế chủ động của Trung Quốc tự nhiên sẽ bị thu hẹp lại.


 Tờ Vibay viết rằng theo tác giả Comparativist, tình hình đang diễn ra như hiện nay là bởi vì Philippines quá yếu. Chính phủ Trung Quốc có thể đe dọa chiến tranh bằng bất kỳ hình thức nào, bằng giọng lưỡi lớn tiếng ra sao hoàn toàn tùy theo ý muốn của họ nhưng họ sẽ không mở màn cho một cuộc chiến tranh nào cả. Điều đó giống như bắt nạt một người ngồi trên xe lăn mà bạn biết rằng họ không thể nào đấm trả được bạn vậy. 
 Tờ báo Vibay  cũng cho biết Trung Quốc không dám đánh Phi Luật Tân vì e ngại  Mỹ sẽ nhảy vào. http://vibay.blogspot.ca/2012/05/tai-sao-trung-quoc-khong-anh.html 

Thiết tưởng ý kiến này không đúng vì Trung Quốc động nơi nào mà Mỹ chẳng nhảy vào? Nếu Trung Cộng đánh Đài Loan, Nam Hàn, Nhật bản, Philippines, Indonesia, Singapore, Úc, và ngay cả Việt Nam, Mỹ cũng có thể nhảy vào dù không có hiệp ước quân sự, vì ở đời muốn đánh nhau là đánh cần gì phải cớ nọ, cớ kia!  Nếu sợ Mỹ như vậy thì trọn đời Trung Cộng không dám xuất binh ư? .  ..Trung Cộng cam tâm làm nhược tiểu ư?Nên nhớ rằng dù là một nước lạc hậu, Mao vẫn coi khinh Mỹ là cọp giấy, và Marx từ lâu vẫn huyênh hoang "tư bản dẫy chết!"
 
 
 Phỏng vấn cựu đại tá hải quân Quách Hải Lượng của quân đội Việt Nam xã hội chủ nghĩa, từng là tuỳ viên quân sự của sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên gia về bang giao Việt Trung này cũng cho là các bên đều tỏ ra cứng rắn nhưng thực ra không bên nào muốn gây chiến, và sẽ tìm ra cách giải quyết hoà bình.
Theo thiển kiến, ông đại tá này rõ là miệng lưỡi cộng sản ngoắt ngoéo, gian manh, nịnh bợ cốt để lấy lòng bọn Trung Cộng và bọn lãnh đạo trung ương Việt Cộng. Cộng sản không bao giờ nói thật. Sợ xanh mặt nhưng  miệng lắp bắp  tuyên bố "không có gì thay đổi", Tình hữu nghị Việt Hoa luôn luôn thắm thiết! Nếu Trung cộng chỉ hù dọa, còn bản tâm  Trung Cộng không muốn chiến tranh thế sao Việt Cộng cúi đầu hết ký hiệp định này đến hiệp định khác, hết nhường đất nọ đến đất kia?Nếu không sợ Trung Quốc đánh, sao  bọn Tổng bí thư, thủ tướng đại tướng Việt cộng đua nhau sang lạy Hồ Cẩm Đào một cách hèn hạ lộ liễu? Và không sợ Trung Cộng đánh sao Việt Cộng đánh dân biểu tình chống Trung Cộng?. Chỉ có ông Dương Danh Di là nói thật it nhiều, ông đã nhiều lần tố cáo âm mưu xâm lược và gây chiến của Trung Cộng.
 
 Trong bài Liệu có xảy ra chiến tranh tại Biển Đông?, Đức Vũ của tờ Dân Trí viết:

Vì rằng chiến tranh sẽ đưa nước Mỹ can dự sâu hơn vào khu vực (điều Trung Quốc không bao giờ mong muốn); chiến tranh cũng sẽ khiến Trung Quốc để tuột mất tham vọng trở thành cường quốc thực sự trong tương lai không xa và cuối cùng, chiến tranh sẽ chỉ càng làm tình hình tại Biển Đông vốn đã nóng càng thêm phức tạp. 


Lý do thứ nhất, Mỹ có thể sẽ can dự sâu hơn vào khu vực: Đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra nếu như Bắc Kinh chọn giải pháp khai hỏa. Sau khi công bố chiến lược tái can dự trở lại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương hồi đầu năm nay, Washington đã liên tục tăng cường các hoạt động hợp tác quân sự cũng như ngoại giao với các nước trong khu vực, đặc biệt là Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Tuy không tuyên bố thẳng, song Mỹ không ít lần úp mở sẽ không bao giờ bỏ rơi các đồng minh trong hoạn nạn.
 Vì vậy, trong tuyên bố mới đây nhất hôm 10/5, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin khẳng định đã nhận được đảm bảo từ phía Mỹ trong trường hợp xảy ra đối đầu quân sự với Trung Quốc ở Biển Đông.  

 “Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhấn mạnh rằng họ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp, nhưng Mỹ sẽ tôn trọng Hiệp ước phòng thủ tương trợ mà hai nước ký năm 1951”, Bộ trưởng Gazmin cho biết.
 Theo ông Gazmin, Hiệp ước phòng thủ tương trợ Mỹ – Philippines có điều khoản quy định rõ Washington sẽ hỗ trợ Manila “trong trường hợp xảy ra tấn công vũ trang… trên vùng lãnh hải biển đảo ở Thái Bình Dương”. Đây chính là sự bảo đảm chắc chắn cho việc Mỹ sẽ không “khoanh tay đứng nhìn” khi có đụng độ quân sự ở Biển Đông. 
Tất nhiên, không ai có thể phủ nhận sức mạnh của Trung Quốc ở châu Á đang gia tăng cả về mặt kinh tế, quân sự và ngoại giao. Nhưng mặt trái của tấm huy chương là, khi sức mạnh của Trung Quốc càng tăng, sự can dự của Mỹ vào khu vực càng lớn và càng trở nên quan trọng.
 Giới lãnh đạo Trung Quốc không thể không tính đến điều này
Lý do thứ hai, chiến tranh sẽ khiến Trung Quốc rời xa hơn mục tiêu trở thành cường quốc lớn. Mặc dù Trung Quốc đang có khoản dự trữ ngoại hối khổng lồ (gần 3.000 tỷ USD), song phần lớn số tiền này là tiền trái phiếu chính phủ châu Âu và Mỹ. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc tuy tăng trưởng nhanh song lại không bền vững, phụ thuộc phần lớn vào các thị trường tiêu thụ ở phương Tây. Vì thế, khi chiến tranh xảy ra, kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do phải đối mặt với làn sóng tẩy chay của Mỹ và châu Âu. 

Đó là chưa kể tới hậu quả của việc “kiếm củi 3 năm, đốt 1 giờ” nếu như Trung Quốc quyết định chi ngân sách cho cuộc chiến đã được nhìn thấy trước đã rất “hao người, tốn của”. 
Lý do thứ ba không cần nói ai cũng biết là, chiến tranh chỉ càng làm tình hình Biển Đông vốn đã phức tạp càng thêm rắc rối. Hiện tại, Trung Quốc yêu sách sở hữu đối với gần 90% diện tích ở vùng biển này, trong khi thực chất chỉ kiểm soát chưa tới 10%. Điều này vốn đã và đang gây bất bình rất lớn với các nước trong khu vực. Vì vậy, việc Bắc Kinh tìm cách “giễu võ, giương oai” hơn nữa tại Biển Đông sẽ chỉ càng làm gia tăng tâm lý chống Trung Quốc và không muốn Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy. 
 http://dantri.com.vn/c36/s36-594839/lieu-co-xay-ra-chien-tranh-tai-bien-dong.htm


Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cho rằng Trung Cộng không dám đánh Philippines và Việt Nam vì sợ Mỹ nhảy vào.
Philippines tuyên bố: Mỹ sẽ nhập cuộc nếu có xung đột ở Biển Đông.
Tờ Dân trí của Việt Nam cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Philippines  đã nhận được đảm bảo từ phía Mỹ trong trường hợp xảy ra đối đầu quân sự với Trung Quốc ở Biển Đông.Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng tại Scarborough/Hoàng Nham có dấu hiệu leo thang mới.
http://dantri.com.vn/c728/s728-594198/philippines-my-se-nhap-cuoc-neu-co-xung-dot-o-bien-dong.htm
"Mỹ nhảy vào"  cũng là luận cứ cho rằng chiến tranh sẽ xảy ra.

 
II.NƯỚC ĐÔI

Một số bình luận gia không dám khẳng định chiến hay hòa. Họ nói Trung Quốc hăm he đe dọa làm cho không khí căng thẳng, đem nguy cơ chiến tranh lại gần kề. Một số bảo rằng Mỹ và các nước tập trận ở biển đông làm tăng cơ nguy chiến tranh. Một số khác nói rằng Trung Cộng và Mỹ tăng cường binh bị, các nước khác chạy  đua vũ trang gây nên bất ổn trong vùng. Có kẻ nói chiến tranh có thể xảy ra nhưng khả năng nổ ra chiến tranh trong tương lai gần là không lớn.Đó là lý luận của những bình luận gia nước đôi.
 Comparativist cho rằng Trung quốc không dám gây chiến tranh nếu Trung Quốc đe dọa chiến tranh quá lớn tiếng với những nước như Việt Nam hay Nhật Bản, thì tình hình có thể sẽ trở nên nguy hiểm và vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Ông cho rằng hai bên có thể đi đến chiến tranh và nếu Trung Quốc có hành động quân sự với Philippines, nước này sẽ tự tay phá bỏ thành quả 30 năm ngoại giao đầy thận trọng của mình.
Có thể Trung Quốc đã bắn súng, hoặc tên lửa để ngăn chặn một chiếc tàu tuần tra của Philippines do sau đó chính phủ Philippines bày tỏ sẽ rút tàu trong tranh chấp trên bãi cạn Scarborough.


Nhưng đó sẽ không phải là một “cuộc chiến tranh” hay “chiến đấu”. Nếu tình hình leo thang đến mức "chiến tranh" thì nó sẽ là sự “nhấn chìm” và toàn bộ biến cố đó sẽ chỉ kéo dài chưa đầy 5 phút. Một động thái như vậy có thể sẽ giống một vụ giết người máu lạnh và sẽ là biến cố quốc tế ngang hàng với vụ Triều Tiên bắn chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc năm 2010.  
http://vibay.blogspot.ca/2012/05/tai-sao-trung-quoc-khong-anh.html 

Lê Dung trên tờ Infonet viết:
 Cũng theo nhà báo Grammaticas, mặc dù về cơ bản nguy cơ xảy ra chiến tranh trên Biển Đông là rất thấp, nhưng cũng có rất nhiều mối nguy tại khu vực này khi tổng thống Philippines tuyên bố rằng Philippines tin Hoa Kỳ sẽ giúp nước này tự vệ trước bất kỳ hành động khiêu chiến nào của Trung Quốc. Vì thế, một cuộc tranh chấp có thể phát triển thành tình hình hết sức nghiêm trọng.
http://infonet.vn/the-gioi/tai-sao-trung-quoc-khong-the-danh-philippines-tren-bien-dong/a21094.html



III. CHIẾN TRANH

 Trái với quan điểm trên, một số tạp chí nghĩ rằng sẽ có chiến tranh.  Từ 1974, chiến tranh trên Hoàng Sa, Trường Sa đã cho các nhà nghiên cứu bình luận. Đa số đã nhận thấy dã tâm của Trung Cộng thực dân với Châu Phi, Miến Điện, Việt Nam. Họ cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến Trung Cộng cần chiếm đất đai và tài nguyên các nước.Tài liệu thì nhiều, tôi chỉ tóm tắt lại các điểm sau đây:
+TrungCộng phải giải quyết nạn nhân mãn
+Trung Cộng phải giải quyết công ăn việc làm, thực phẩm, nhà cửa, đất đai...
+Trung Cộng nay có vũ khí, tiền bạc, việc này củng cố cho tham vọng bá quyền truyền thống của Tần, Hán, Mông và Mao.
+Trung Cộng nay là một quốc gia phát triển công nghiệp, cần xăng dầu. Biển Đông là mỏ dầu cạnh nhà Trung Cộng.
Trong tháng ba năm 2012, ông Yamaguchi, một nhà nghiên cứu Nhật Bản đã nhấn mạnh nhu cầu xăng dầu là một trong ba nhu cầu chiến lược của Trung Cộng.Ông Yamaguchi cho rằng Trung Quốc có ít nhất ba mục tiêu chiến lược từ trung đến dài hạn ở Biển Đông.
Mục tiêu thứ nhất - giúp giải thích sự cứng rắn hơn của Bắc Kinh – là bảo đảm các lợi ích, đặc biệt là kinh tế, trên Biển Đông. Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc ngày càng lớn, khi mà phụ thuộc vào dầu thô nhập khẩu đã lên đến 55.2% năm ngoái, cao hơn cả Mỹ (53.5%). Bắc Kinh ngày càng tin rằng sẽ tuyệt vời nếu khai thác được tài nguyên dưới lòng Biển Đông....Mục tiêu thứ hai là bảo đảm tuyến đường vận tải trên Biển Đông, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc ngày càng gắn chặt với kinh tế toàn cầu. Trung Quốc đặc biệt phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển đi qua eo biển Malacca - khoảng 60% tàu bè đi qua nút thắt cổ chai này treo cờ Trung Quốc hoặc là đang vận chuyển hàng cho Trung Quốc...
 ...Mục tiêu thứ ba xa hơn là đối chọi với quân lực Mỹ mà một dẫn chứng là căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/03/120328_japan_security_scs.shtml
 Nhạn Thạch của Petro Times nhân định chíến tranh có thể xảy ra do:
-Cuộc tập trận Mỹ Phi làm cho Trung Quốc tức giận. Để dằn mặt Mỹ Phi  và cũng để nắn gân Mỹ! (Chơi kiểu này nguy hiểm quá, nếu Mỹ đánh tới thì làm sao nếu Trung Quốc yếu hơn?)
-Do sự đấu đá trong hậu trường chính trị Trung Quốc nhất là gần đây nổ ra vụ Bạc Hy Lai. Các nước độc tài và bất ổn thường gây chiến để che lấp nội loạn.Nhạn Thạch nhận định:
Nhưng theo nhiều nhà phân tích thì có lẽ nguyên nhân thật sự dẫn đến leo thang căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc (vốn xuất phát điểm chỉ là những xô sát nhỏ ở bãi đá ngầm tranh chấp mà Manila gọi là Scarborough, còn Trung Quốc kêu là Hoàng Nham đảo) lại đến từ tình hình nội bộ của Trung Quốc, mà nói trắng ra là do sự đấu đá giữa các phe cánh trong bộ máy chính quyền Bắc Kinh trước thềm Đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc.

 Ngày 23-4, Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế (ICG) – một viện nghiên cứu chính sách có uy tín – cảnh báo rằng trong bối cảnh Philippines tăng cường tuần tra tại các vùng lãnh hải nhằm bảo vệ chủ quyền trước thái độ độc đoán của Trung Quốc, sự “đấu đá” trong nội bộ chính quyền Trung Quốc liên quan đến các chính sách lãnh thổ và ngân sách có khả năng làm leo thang căng thẳng ở biển Đông.


Trong một báo cáo được công bố cùng ngày, ICG cho rằng sự phối hợp “lỏng lẻo” trong nội bộ các cơ quan chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm về chính sách biển Đông đã cản trở các nỗ lực trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. 


Báo cáo của ICG viết: “Căng thẳng bắt đầu leo thang từ năm 2009 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các láng giềng Đông Nam Á khác, đồng thời hủy hoại nghiêm trọng hình ảnh của Trung Quốc trong con mắt của khu vực và quốc tế. Mặc dù Bắc Kinh đã có một số nỗ lực nhằm sửa chữa các mối quan hệ ngoại giao từ khoảng giữa năm 2011, song tình hình biển Đông trong dài hạn vẫn đầy biến động do các vấn đề liên quan đến sự phối hợp trong nội bộ Trung Quốc”.

 Theo ICG, có ít nhất 11 cơ quan chính phủ cấp bộ và 5 cơ quan hành pháp trực thuộc tham gia vào việc xử lý các vấn đề biển Đông. Cũng theo ICG, Hải quân Trung Quốc thường viện cớ tranh chấp lãnh hãi để tiến hành các kế hoạch hiện đại hóa lực lượng.
Báo cáo viết: “Trong khi một số cơ quan tranh giành ‘miếng bánh’ ngân sách thì một số khác lại mở rộng các hoạt động kinh tế trên các khu vực tranh chấp, do chỉ ‘chăm chăm’ nghĩ tới tăng trưởng kinh tế. Ngay cả khi chưa tính đến sự cồng kềnh của bộ máy chính quyền thì vấn đề lớn nhất trong việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan này chính là ở chỗ họ vốn chỉ được thành lập để thực thi các chính sách đối nội, song nay lại phải ‘cáng đáng’ vai trò đối ngoại”.
 http://www.petrotimes.vn/home-sticky/2012/05/quan-he-trung-quoc-philippines-ngay-cang-cang-vi-sao

 Lý do chiến tranh là cuộc tranh chấp đã lên cao điểm.
 Theo Hoàn cầu thời báo thì lý do Trung Quốc cần có hành động chiến tranh với Philippines là vì đối với Trung Quốc thế đối đầu ở Đảo Hoàng Nham ‘là vấn đề chủ quyền’ và đã đến lúc ‘Philippines cần bị đánh bại’.
“Nếu không thì sự quấy nhiễu của các tàu Philippines sẽ không bao giờ chấm dứt vì họ nghĩ rằng sẽ không mất mát gì cả để làm nhục Trung Quốc chỉ để phục vụ ý đồ đoàn kết người dân của họ,” bài xã luận viết.
"Philippines cần được dạy một bài học về tinh thần dân tộc quá hung hăng."
Hoàn cầu thời báo
Tờ báo này nhận định “tình hình đã leo thang đến giai đoạn mà Trung Quốc cần phải giành được chiến thắng”.
Thậm chí, ngay cả khi “cái giá mà Trung Quốc phải trả vượt quá sự mường tượng” thì hành động chiến tranh vẫn cần thiết vì, theo Hoàn cầu thời báo, “kéo dài cuộc khủng hoảng (ở Scarborough/Hoàng Nham) chỉ làm tổn thương đến sự đoàn kết của Trung Quốc”.
“Hòa bình là xa xỉ nếu căng thẳng tiếp tục gia tăng.”
“Ngay bây giờ, Manila rất muốn khuấy động tình hình với việc dư luận người dân nước này đang thể hiện một tinh thần dân tộc quá khích và nhà cầm quyền (Philippines) hiện nay đang lợi dụng tình cảm này để củng cố quyền lực,” bài báo viết.
“Trong tình hình đó, Philippines cần được dạy một bài học về tinh thần dân tộc quá hung hăng.”
IV. CHIẾN TRANH TO HAY NHỎ? 
Về chiến tranh sẽ xảy ra làm sao thì đa số nhà bình luận cho rằng sẽ xảy ra cấp tốc ở quy mô nhỏ.
BBC Hoa ngữ cũng đã hỏi ý kiến một nhà bình luận chính trị ở Singapore và người này trả lời rằng vào lúc này không thể loại trừ một cuộc xung đột quy mô nhỏ kiểu như cuộc chiến ngắn ở Quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974.

No comments:

Post a Comment