Các bài cũ của Sơn Trung Thư Trang - http://vanhoavn.blogspot.com
Pages
▼
Saturday, May 26, 2012
THƠ QUỐC HẬN THÁNG TƯ
NỖI HẬN THÁNG TƯ ĐEN
Trường Kim
Tháng Tư về ghi thêm nỗi nhục
Ngay ba mươi, năm bảy mươi lăm
Cộng vào bức tử miền nam
Sài Gòn quấn giải khăn tang hãi hùng
Giặc cộng vào người thành khỉ vượn
Dân phải lên núi hiểm rừng sâu
Cửa nhà, đảng cướp làm giàu
Người dân cơ cực, cháo rau qua ngày
Bầy cán ngố không mời mà đến
Từ bắc phần, rừng rú từng bầy
Chúng vào cướp, cướp thẳng tay
Đứa khuân, đứa chở cướp ngày cướp đêm
Ai kêu chúng vào đây "giãi phóng"
Một Sài gòn hòn ngọc viễn đông
Biến thành nghèo đói tận cùng
Người dân cả nước gông cùm đảo điên
Giặc cộng vào chùa chiền đổ nát
Cướp giáo đường, thánh thất, đền thờ
Áp đặt chính sách dân ngu
Gieo cho dân chúng nghi ngờ lẫn nhau
Bầy ác quỉ xới cày mồ mã
Sống không nhà, chết chẳng yên mồ
Cũng vì cái thuyết tam vô
Luân thường, đạo lý, cơ đồ còn đâu?
Chúng bày ra quá nhiều thủ đoạn
Trả thù quân, cán, chính miền nam
Tập trung bắt nhốt trại giam
Rừng thiêng, gió chướng biệt giam mút mùa
Kể từ đó đâu đâu cũng thấy
Cảnh nhà tù đầy dẫy khắp nơi
Hỏa Lò, Thanh Cẫm, Cỗng Trời
Đường về âm phủ, nhìn người tưởng ma
Còn cộng đảng trần gian u ám
Chỉ con đường địa ngục âm u
Đảng"giãi phóng" để dân ngu
Để cho đảng giở trò ma, bịp lừa
Ghi nhớ mãi Tháng Tư Đen ấy
Giặc cướp vào dân chạy tứ phương
Triệu người rời bỏ quê hương
Ba miền dân chúng tìm đường vượt biên
Chúng đàn áp người dân liều chết
Quyết đi tìm bờ bến tự do
Trùng dương bão lớn, sóng to
Thiên tai, hải tặc chực chờ sinh ly
Loài ác thú, trùng trùng tội ác
Triệu xác người với giá tự do
Đại dương, rừng núi nhà mồ
Xác trôi đầy biển, xương khô trắng rừng
Miệng la "giãi phóng" nhưng ăn cướp
Quân giặc Hồ bán nước hại dân
Mấy mươi năm cướp chẳng ngừng
Tháng ngày khiếu kiện người dân ba miền
Giang san một giải ngàn năm trước
Nay đâu còn Bản Giốc, Nam Quan
Càng khóc quần đảo Hoàng, Trường
Nay phường cộng đảng dâng lên kẻ thù
Tháng Tư về, đau lòng nhục quốc
Còn cộng nô, nước mất nhà tan
Toàn dân ơi hãy kết đoàn
Đồng tâm diệt cọng khải hoàn dân ca.
Chiều Mưa Hải Ngoại
Nguyễn Văn Tài
Chiều mưa đi dạo phố phường
Bổng dưng cảm thấy nhớ thương quê nhà
Từ khi rời nước đi xa
Năm canh thao thức lệ nhoà ướt mi
Đau lòng kẻ ở người đi
Đoạn trường chia cắt biệt ly gia đình
Cuộc đời như thiếu bình minh
Cộng Sản giết hại sinh linh bao người
Dân Việt thiếu hẳn tiếng cười
Lao động quần quật cuộc đời khổ đau
Đời người như cơn mưa rào
Lạnh căm ướt át khổ đau đêm ngày
Việt Cộng áp bức đọa đày
Tương lai đen tối đêm dài buồn đau
Mưa chiều hải ngoại thêm sầu
Giận loài Cộng phỉ làm tiêu nước nhà ./-
TÂM NGUYỆN
MỘT NGÀY ĐAU THƯƠNG rơi xuống
Đàn chim hiền hoà đang sống an bình bị chụp lưới, thảm thương !
Có một số may mắn đã vụt thoát cảnh đoạn trường !
Đổ trút xuống phủ đầu các cánh chim khác
Những chuỗi ngày an lành đã trở thành bi đát !
Khổ đau tủi nhục lan tràn
Biết bao tổ ấm ly tan
Thiệt đúng là Trời sầu, Đất thảm !!!
May mắn có những cánh chim được thoát
Bay đến tận miền giá rét xa xăm
Tuy thời tiết khắc nghiệt hằng năm
Nhưng tình đồng loại sưởi ấm cõi lòng cánh chim biệt xứ
Nơi đất lạ muà đông tuyết phủ
Nhưng có lò sưởi ấm con tim
Cũng tạm vơi đi đôi chút nỗi niềm
Tuy lưu vong mà tràn đầy hy vọng
Tạo dựng lại mái ấm gia đình
Đắp xây cuộc đời thêm đẹp, thêm xinh
Dạy dỗ thế hệ sau tiếp nối
Giờ đây đã hơn ba thập niên trôi nổi
Cánh chim xưa nay đã có tuổi rồi
Tâm nguyện cuối đời mong được một lần thôi
Bay trở về thăm lại QUÊ CHA, ĐẤT TỔ
Trong thể chế TỰ DO, DÂN CHỦ thắm đượm tình người
Và ngọn cờ VÀNG cuả Dân Tộc bay phất phới muôn nơi
TRÊN MẢNH ĐẤT QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU NGÀN ĐỜI BẤT DIỆT !
KIỀU PHONG ( Toronto)
MỘT THÔI
Một bóng mát, một vườn cây
Một người nằm võng hây hây trưa hè,
Đong đưa theo tiếng sầu ve
Lâng lâng theo bóng cành tre mơ-màng
* * *
Bốn câu lục bát của nàng
Mộng mơ cho thỏa trăm ngàn nhớ thương
Một bài thơ, viết giữa đường
Thương về khởi điểm, một phương rất nghèo
Một thôi mà cứ mang theo
Một thôi mà cứ vai đeo nặng đời
Một thôi mà nhớ anh ơi!
Ðất dù Âu, Mỹ vẫn trời Việt Nam
Một em anh, rất tham-lam
Viết hoài vẫn thấy vết bầm quê-hương.
Ý Nga
10.12.2003
No comments:
Post a Comment