Pages

Thursday, May 3, 2012

TIN VIỆT NAM, MỸ & TRUNG CỘNG


Tàu TQ cập cảng Sài Gòn trong lúc thao dượt 

hải quân Việt-Mỹ tiếp diễn

Tàu huấn luyện Trịnh Hòa của hải quân Trung Quốc  
Tàu huấn luyện Trịnh Hòa của hải quân Trung Quốc
Tàu Trung Quốc ghé thăm Sài Gòn trong lúc Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục cuộc thao dượt hải quân hàng năm ở Đà Nẵng.

Theo tin của hãng thông tấn Pháp, truyền thông nhà nước Việt Nam hôm thứ tư loan tin chiếc tàu Trịnh Hòa của hải quân Trung Quốc đã ghé Việt Nam hôm thứ Hai để thực hiện chuyến viếng thăm trong 3 ngày với mục tiêu  chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn và tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Trong khi đó, các hoạt động giao lưu hải quân “phi tác chiến” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục diễn ra ở Đà Nẵng, trong đó có một khóa học về kiểm soát thảm họa trên Khu trục hạm USS Chafee của Đệ thất Hạm đội Mỹ.


Khu trục hạm USS Chafee của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ 

Khu trục hạm USS Chafee của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ
Một ngày trước đó, Việt Nam tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để đáp lại điều mà họ nói là một ý định mới của Trung Quốc nhằm thực thi bản “Qui hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc.”

Tại cuộc họp báo hôm thứ Ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói rằng kế hoạch do Cục Hải dương Trung Quốc công bố “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này”. Ông Nghị đòi “Trung Quốc phải hủy bỏ ngay bản qui hoạch” và “không có thêm hành động làm phức tạp tình hình Biển Đông.”

Ngoại trưởng Anh William Hague hôm thứ Tư đã lên tiếng hối thúc cho việc tìm kiếm giải pháp cho những vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei. Ông Hague nói với báo chí tại Hà Nội rằng “chúng tôi mong muốn có một giải pháp hòa bình…phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Cũng trong ngày thứ Tư, Việt Nam bày tỏ quan tâm về vụ đối đầu kéo dài gần 20 ngày giữa Trung Quốc với Philippines ở một vùng biển đôi bên cùng tuyên bố có chủ quyền. Phát ngôn viên Lương Thanh Nghị cho biết “Việt Nam hết sức quan tâm và lo ngại về tình hình tranh chấp bãi cạn Scarborough.”

Ông Nghị hối thúc Trung Quốc và Philippines kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.
 http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-host-us-china-navies-04-26-2012-149038095.html

Việt Nam hợp tác quân sự với TQ và Mỹ cùng lúc

Cục Tuyên huấn thuộc Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân VN hôm qua cho biết một tàu huấn luyện của TQ với trên 300 thuỷ thủ, do tướng Liêu Thế Ninh chỉ huy, đã ghé thăm TP HCM trong 3 ngày, bắt đầu từ thứ Hai ngày 23 tháng Tư vừa rồi.
Theo TTXVN thì nhân dịp này phía TQ sẽ thực hiện những trao đổi chuyên môn để chia sẻ kinh nghiệm và xúc tiến mối quan hệ hữu nghị.

Trong khi đó tại thành phố cảng Đà Nẵng, VN và Hoa Kỳ đang trong ngày thứ 3 thực hiện hoạt động hỗn hợp hải quân phi tác chiến.

Được biết từ hôm thứ Hai, soái hạm USS Blue Ridge thuộc đệ thất Hạm đội Mỹ cùng khu trục hạm USS Chafee, tàu cứu hộ USNS Safeguard với lực lượng thuỷ thủ đặc nhiệm, hậu cần, đội lặn, cứu hộ…đã cập cảng Tiên Sa để thực hiện hoạt động hải quân hỗn hợp phi tác chiến trong 5 ngày.
Hoạt động này diễn ra khi VN tái khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhằm phản ứng lại chiến dịch mới của TQ, qua đó, Bắc Kinh ra sức “thực hiện kế hoạch toàn quốc bảo vệ biển đảo”.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-hosts-us-cn-navies-04252012101916.html
  
                 Mỹ sắp tái bố trí lực lượng 
phản ứng nhanh tại Châu Á 
  Quân đội Mỹ biểu dương lực lượng ở khu vực châu Á Quân đội Mỹ biểu dương lực lượng ở khu vực châu Á REUTERS Trọng Nghĩa Vào thứ Hai 30/04/2012 tới đây, Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu công du Hoa Kỳ. Một chủ đề quan trọng sẽ nổi bật là kế hoạch tái bố trí lực lượng Mỹ đang đồn trú ở Okinawa mà cả Tokyo lẫn Washington đều muốn nhanh chóng thông qua để kịp thời loan báo khi hai lãnh đạo gặp nhau. Dù chưa được công bố, nhưng báo chí Nhật vào hôm nay đã tiết lộ một số nội dung trong kế hoạch, theo đó một phần lực lượng phản ứng nhanh của Mỹ sẽ rời Nhật Bản qua đồn trú tại những căn cứ ở Guam, Úc và Hawaii. 
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, một tài liệu chung sắp được Mỹ và Nhật công bố sẽ xác định rằng một phần của lực lượng Đặc nhiệm Không-địa chiến của Thủy quân lục chiến Mỹ (Marine Air-Ground Task Force – gọi tắt là MAGTF) hiện đồn trú tại Okinawa, sẽ được thuyên chuyển qua đảo Guam, Úc và Hawaii. Theo các nguồn tin được Kyodo trích dẫn, việc bố trí lại lực luợng phản ứng nhanh tinh nhuệ của Thủy quân lục chiến Mỹ đến các căn cứ mới đó nhằm đối phó với tiềm lực quân sự không ngừng gia tăng của Trung Quốc. 
Một cách cụ thể, đó là để bố trí các đơn vị quân đội thiết yếu tại những nơi nằm ngoài tầm bắn của các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung của Trung Quốc. Việc bố trí lại lực lượng đó được coi là phương án hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng tiến công của Thủy quân Lục chiến Mỹ trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương, phù hợp với chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ tập trung nhiều hơn vào khu vực châu Á. Theo kế hoạch đã được hai chính phủ Mỹ và Nhật đồng ý, khoảng 9.000 lính Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong tổng số 19.000 người đang đóng tại Okinawa sẽ được chuyển đến Guam và những nơi khác, mỗi nơi chịu trách nhiệm một vùng địa dư cụ thể. 
Theo kế hoạch dự kiến, các đơn vị Thủy quân lục chiến đồn trú tại Okinawa sẽ phụ trách khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông, lực lượng ở Guam sẽ có trách nhiệm vùng Tây Thái Bình Dương. Còn những người đồn trú ở Darwin, miền Bắc Úc sẽ tập trung vào khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương. Riêng số Thủy quân lục chiến đặt căn cứ ở Hawaii được giao phó nhiệm vụ tiếp ứng. Hai chính quyền Mỹ và Nhật đã từng dự trù công bố một bản phúc trình tạm thời về kế hoạch tổ chức lại lực lượng Mỹ tại Nhật Bản vào hôm qua, 25/04, nhưng vào giờ chót đã phải hoãn lại sau khi một số Thượng Nghị Sĩ Mỹ có thế lực – trong đó có hai ông John McCain và Jim Webb đã lưu ý chính quyền là kế hoạch cần phải được sự đồng ý của bên lập pháp. tags: Châu Á - Hoa Kỳ - Quân sự - Trung Quốc
 QĐ Trung Quốc nêu quyết tâm bảo vệ biển đảo 
RFA 2012-04-26 
Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh được Tân Hoa Xã trích lời nói rằng lực lượng quân đội mang nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ quyền lợi và lợi ích biển đảo. Người phát ngôn này còn nói thêm rằng quân đội sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng Trung Quốc giải quyết các vấn đề ngư chính và hàng hải để bảo vệ chủ quyền. Trung Quốc khẳng định chủ quyền gần hết vùng biển Đông, trong khi các vùng biển bị tranh chấp nằm gần với bờ biển các nước khác hơn. Trước đó cùng ngày, Philippines cho biết sẽ tìm kiếm thêm sự ủng hộ từ Hoa Kỳ. 
 
 
 Trung Quốc xây bến tàu tại Hoàng Sa 
RFA 2012-04-26
 Trung Quốc hôm thứ năm cho biết đã thông qua đề nghị xây dựng một bến tàu tại đảo Duy Mộng mà Trung Quốc gọi là Tấn Khanh đảo, thuộc Hoàng Sa, Biển Đông. Hành động này có thể làm căng thẳng thêm tình hình tranh chấp với Việt Nam. Một thông báo của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết cơ quan này về nguyên tắc đã thông qua lời đề nghị trên của tỉnh Hải Nam. 
 Theo dự kiến, bến tàu này sẽ rộng khoảng 3,3 km vuông, nhằm phục vụ cho du lịch và ngư dânTrung Quốc. Thông báo còn cho biết đang xem xét khả năng xây dựng một bến tàu khác, nhưng không nói thêm chi tiết. Phó tỉnh trưởng tỉnh đảo Hải Nam Đàm Lực hồi đầu tuần cho biết Trung Quốc quyết tâm bắt đầu khai thác du lịch tại Hoàng Sa vào năm nay. Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa vào năm 1974. Hồi đầu tháng này, Việt Nam đã lên tiếng phản đối dự án khai thác du lịch của Trung Quốc. Cách đây hai ngày, Việt nam cũng phản đối việc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố thực thi bản “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” trong đó Biển Đông được Trung Quốc chia ra làm bảy khu vực bao gồm có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa . 
 Trung Quốc hoàn tất
 khảo sát du lịch Hoàng Sa 
RFA 10.04.2012 Trung Quốc hôm nay loan tin du thuyền Scent of Pricess Coconut của họ mới hoàn tất hành trình nhiều ngày trong chương trình khảo sát dự án du lịch sẽ mở ra ở vùng đảo Hoàng Sa. Theo các quan chức của Bắc Kinh thì việc phát triển ngành du lịch tại Hoàng Sa rất quan trọng, trong giai đoạn tiếp theo, Trung Quốc sẽ cho đóng du thuyền lớn hơn song song với kế hoạch xây dựng hệ thống khách sạn hạng sang. Trong cuộc họp báo mới đây ở Hà Nội, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố, việc Trung Quốc cho mở du lịch tới Hoàng Sa là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, gây thêm phức tạp cho tình hình tại Biển Đông. 
 http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/cn-claim-princess-coconut-voyage-04102012201713.html

 

Đảng Cộng sản Trung Quốc đang  

thanh trừng nội bộ

Cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, chính khách đầy tham vọng.
Cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, chính khách đầy tham vọng.
REUTERS/David Gray/Files

Thụy My
Nhật báo cánh tả Libération hôm nay có bài viết của thông tín viên tại Bắc Kinh mang tựa đề « Tại Trung Quốc, Đảng Cộng sản đang mạnh tay thanh trừng ». Tờ báo cho biết, sau khi loại Bạc Hy Lai, đến lượt người lãnh đạo tình báo Chu Vĩnh Khang đang nằm trong tầm ngắm.

Bức màn vẫn chưa sụp xuống trong trận chiến dữ dội để giành quyền lực, đang diễn ra trong bóng tối của thượng đỉnh quyền lực Bắc Kinh. Sau khi kỷ luật ông Bạc Hy Lai, thành viên Bộ Chính trị hôm 15/3, nay đến lượt người đồng minh có chức vụ cao hơn ông Bạc là Chu Vĩnh Khang cũng có nguy cơ mất chức. Báo chí Hồng Kông dẫn « các nguồn tin nội bộ » đã cho biết như trên.
Là người đứng đầu ngành tình báo, Bí thư Ủy ban các vấn đề luật pháp và chính trị, cựu Bộ trưởng Công an lãnh đạo việc đàn áp các nhà ly khai, ông Chu Vĩnh Khang, 69 tuổi, là một trong chín ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực tối thượng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cơ quan này vào mùa thu năm nay sẽ phải thay thế 7 thành viên và chỉ định tân Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước thay cho ông Hồ Cẩm Đào.
Nhưng vào tháng Ba, « sự chuyển giao quyền lực nhẹ nhàng » đã biến thành một cuộc đấu đá : Bạc Hy Lai, ứng viên đầy hy vọng được đẩy lên Thường vụ Bộ Chính trị, đã bị cách chức vì « vi phạm kỷ luật nghiêm trọng ». Vợ ông là bà Cốc Khai Lai thì bị báo chí chính thức lên án là thủ phạm đã sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood – người giúp gia đình họ Bạc rửa tiền, vào tháng 11 năm ngoái. Một ủy ban điều tra của đảng đã được gởi đến Hồng Kông để đánh giá gia sản bất hợp pháp của Bạc Hy Lai. Tuy nhiên theo tờ South China Morning Post thì không chỉ có thế: cuộc điều tra còn nhắm đến số tiền bẩn của ông Chu Vĩnh Khang và gia đình.

Tài sản ngầm của các ông hoàng đỏ
Vị quan chức lớn đã làm việc trong ngành dầu khí trước khi thành thủ lãnh tình báo trong Bộ Chính trị, rất có thể đã tích lũy được một gia sản rất lớn. Tham nhũng tuy về mặt chính thức thì bị trừng phạt nhưng trên thực tế vẫn ngầm được chấp nhận nếu kín đáo, theo một nhà báo ở Bắc Kinh « thực ra tham nhũng không phải là sai phạm bị quy cho Chu Vĩnh Khang hay Bạc Hy Lai». Ông Chu bị trừng phạt vì là người duy nhất trong số chín ủy viên thường vụ bênh vực cho Bạc Hy Lai, trong cuộc họp mật đầu tháng Ba để quyết định số phận ông này.

Quá vội vã khi muốn thăng tiến, Bạc Hy Lai đã bôi xấu nhiều nhân vật được Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo tiến cử, nên hai nhà lãnh đạo này từ lâu đã muốn loại trừ ông Bạc. Cũng nguồn tin trên cho biết : « Chu Vĩnh Khang phạm sai lầm là phản đối lại chủ trương đã được đưa ra ».
Theo trang web thông tin Boxun tức mạng Bác Tấn Tân Văn, thì Chu Vĩnh Khang đã nói với Bạc Hy Lai nhận định về người được chỉ định làm nhân vật số một tương lai - ông Tập Cận Bình, là « một người kém cỏi, không có khả năng lãnh đạo một nước Trung Quốc hùng cường ». Trang web đặt tại Mỹ vốn rất thông thạo về cuộc khủng hoảng thượng đỉnh quyền lực ở Bắc Kinh, hôm thứ Sáu tuần rồi đã là mục tiêu tấn công dữ dội của các tin tặc bí ẩn…mà theo Bác Tấn, thì chính là tình báo Trung Quốc.

Là đồng minh lâu đời của Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang đã đề nghị ông Bạc kế nhiệm chiếc ghế của mình trong đại hội đảng lần thứ 18 vào mùa thu, để rồi sau đó nhắm đến chức vụ Tổng bí thư Đảng. Đây là một bàn đạp thuận lợi, vì nhờ kiểm soát ngành tình báo, ông ta dễ dàng lập ra hồ sơ về các kẻ thù.

Cuộc đấu tranh giành quyền lực ở Trung Quốc hiện đang nhắm vào « gia sản đen » của các nhà lãnh đạo. Bỗng chốc các vụ gian lận tài chính, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ để ban phát chức quyền cho người thân được phơi bày ra ánh sáng. Theo mạng Bác Tấn, thì cuộc điều tra chống tham nhũng do Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng điều hành, hiện đang nhắm vào con trai của Chu Vĩnh Khang là Chu Bân, bị nghi là đã tham nhũng hàng chục triệu euro. Chu Bân sở hữu 18 cơ ngơi ở Bắc Kinh, trong đó có một dinh cơ được ước tính trị giá 25 triệu euro, và vô số tài khoản ở ngoại quốc.

Là Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai có lương chính thức là 10.000 nhân dân tệ, tương đương 1.200 euro. Nhưng theo điều tra của Bloomberg, thì gia tài của gia đình họ Bạc tối thiểu phải là 105 triệu euro. Bloomberg cho biết thêm, qua việc « sử dụng các tên đi mượn để gây khó khăn cho việc lần ra dấu vết », bốn người chị em vợ của Bạc Hy Lai, con trai đầu Bạc Vọng Tri và người anh Bạc Hy Vĩnh, đã lập ra nhiều công ty ở nước ngoài. Bạc Hy Vĩnh kiểm soát nhiều công ty ở quần đảo Caraïbes, và sở hữu các hộ chiếu mang các tên Li Xueming, Brendan Li và Li Xiaobai…

Libération kết luận, việc phanh phui này khiến chính quyền Bắc Kinh đang ở thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục thanh trừng, thì Bộ Chính trị vốn được xem là « đại diện cho nhân dân Trung Quốc » sẽ lộ rõ là một câu lạc bộ các nhà triệu phú quý tộc. Nhiều nhà quan sát cho rằng một ngày nào đó, các bằng chứng này sẽ được công khai. Do vậy, để giữ thể diện một ban lãnh đạo đảng « đồng thuận », có thể ông Chu Vĩnh Khang sẽ thoát nạn, được hạ cánh an toàn trong đại hội mùa thu này.

Medvedev, nhà cải cách bất lực của Nga
Nhìn sang nước Nga, nhật báo Le Figaro mô tả chân dung của « Medvedev, nhà cải cách bất lực ». Thông tín viên của tờ báo tại Matxcơva nhận định, khi rời điện Kremlin, Tổng thống Nga để lại sau lưng một đất nước đầy thất vọng. Trong suốt năm năm, ông ta chỉ là một công cụ trong tay Vladimir Putin.

Bản tổng kết năm năm làm Tổng thống có thể tóm tắt lại bằng câu nói sau đây của ông Dimitri Medvedev với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 26/3 tại Seoul. Khi được yêu cầu linh hoạt hơn trong việc thương lượng hồ sơ lá chắn chống tên lửa, chủ nhân điện Kremlin đã trả lời là « sẽ chuyển thông tin này cho Vladimir Putin ».

Với câu nói này đã được ghi âm lại, nhân vật quan trọng nhất của Nhà nước Nga, sẽ chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 7/5 tới, đã xác nhận là quyền lực hoàn toàn nằm trong tay ông Putin. Hồi mới nhậm chức, ông Medvedev đã từng mang lại hy vọng cho những người muốn cải cách. Trẻ trung hơn, hiện đại hơn Putin, ông Medvedev tấn công vào nạn tham nhũng và quan liêu bàn giấy, tỏ ra cởi mở với các nhà đầu tư nước ngoài. Vào giữa nhiệm kỳ, những người ủng hộ ông mơ đến một nhiệm kỳ tổng thống thứ hai cho Medvedev. Nhưng đến cuộc khủng hoảng Libya, thì Medvedev bắt đầu bị loại ra khỏi cuộc chơi.
Tại Liên Hiệp Quốc, ngày 17/03/2011, ông Medvedev đã quyết định bật đèn xanh cho việc can thiệp quân sự vào Libya, bất chấp sự chống đối của ông Putin và phe cứng rắn trong chính phủ. Phe này coi ông là ngây thơ và bất cẩn, và những người bảo thủ tất nhiên là đứng về phía Putin. Ông Medvedev trở nên cô đơn, nhất là khi đại hội đảng Nước Nga Thống nhất hôm 24/9 đề cử ông Putin làm ứng viên tổng thống.

Một đại biểu đảng Nước Nga Công lý nhận xét : « Medvedev không có khả năng hoàn tất những cải cách dân chủ. Đứng sau cái bóng của Putin quá lâu, ông ta không thể thoát ra nổi ». Nay thì Thủ tướng tương lai Medvedev vẫn hứa hẹn « hành động vì tự do » nhưng nhìn nhận chiến dịch chống tham nhũng mang lại « rất ít thành công ». Giờ thì người ta chỉ lắng nghe ông một cách lơ đãng.

Chạy theo cực hữu Pháp để kiếm phiếu : Cứu cánh không thể biện minh cho phương tiện
« Cứu cánh không thể biện minh cho mọi phương tiện ». Đó là tựa đề của bài xã luận đả kích Tổng thống Sarkozy trên tờ Le Monde. Trong bài báo dữ dội này, Le Monde phản ứng một cách gay găt chưa từng thấy về tuyên bố của ông Sarkozy, là sở dĩ bà Marine Le Pen, chủ tịch đảng cực hữu có thể ra tranh cử, đó là vì tương hợp với nền Cộng hòa.
Bài xã luận mở đầu bằng nhận xét, Tổng thống nước Pháp, theo định nghĩa, là Tổng thống của mọi người dân Pháp, đại diện cho toàn bộ các tập thể của quốc gia. Như vậy cũng hợp lý khi các ứng cử viên cho chức vụ này hướng về tẩt cả các cử tri, và đương nhiên trong đó có cả cử tri của đảng Mặt trận Quốc gia (FN) cực hữu. Và nhất là số 6,4 triệu người này đã bỏ phiếu cho bà Marine Le Pen hôm 22/4.
Ngay sau hôm có kết quả vòng một, cả François Hollande và Nicolas Sarkozy đều tranh thủ số cử tri cực hữu. Ứng viên đảng Xã hội thì nói rằng việc bầu cho phe cực hữu là do muốn bày tỏ « sự phẫn nộ xã hội », cố thuyết phục các cử tri này là chính phe tả mới bảo vệ được cho họ. Còn ứng viên đảng UMP cánh hữu cho rằng cử tri cực hữu là tiếng nói của một « nước Pháp thiệt thòi », và ông muốn « lắng nghe ».
Theo Le Monde, vấn đề nặng nề, gây tổn thương và hầu như sỉ nhục đối với mọi người cánh hữu cũng như cánh tả của nước Cộng hòa Pháp, là Tổng thống mãn nhiệm từ hai ngày qua đã bước qua ranh giới từ sự cảm thông sang việc làm tổn hại thanh danh. Đã hẳn rằng hôm qua ông Sarkozy khẳng định sẽ không có thỏa hiệp với Mặt trận Quốc gia, không có nhân vật nào trong đảng này được cho làm bộ trưởng nếu ông thắng cử - mà Le Monde cho rằng đây là điều tối thiểu. Có điều, ông Sarkozy đã sử dụng ngôn ngữ, sự cường điệu, ý tưởng hoặc đúng hơn là những ám ảnh của bà Le Pen ; và như vậy đã khơi thêm tâm lý sợ hãi thay vì giảm nhẹ.
Tờ báo nhận định, đây là một sai lầm chính trị. Tuy Marine Le Pen đã làm dịu nhẹ đi hình ảnh của đảng cực hữu, nhưng chủ trương của đảng này vẫn không hề thay đổi : lạc hậu, dân tộc chủ nghĩa và bài ngoại. Cho đến nay, các chính khách cánh hữu đều không thừa nhận các ý tưởng trên. Trong suốt nhiều năm, cựu Tổng thống Chirac luôn nhắc nhở là Cộng hòa Pháp quốc đảm bảo sự bình đẳng cho mọi người « không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc hay tín ngưỡng » theo như Hiến pháp.
Bên cạnh đó, còn là một sai lầm về đạo đức. Cứu cánh không thể biện minh cho mọi loại phương tiện, cuộc bầu cử không thể giúp hợp pháp hóa những chủ trương vô đạo đức, trừ phi muốn bán linh hồn cho quỷ.
Le Monde kết luận, cuối cùng, đây là lời thú nhận cho sự bất lực. Hồi năm 2007, Nicolas Sarkozy đã thuyết phục được là ông sẽ mang lại câu trả lời cho một « nước Pháp thiệt thòi » này. Năm năm sau đó, sự quay lại lãnh địa của phe cực hữu cho thấy ông Sarkozy vẫn chưa làm được điều đó.
Phát hiện một bản thảo khác của « Hoàng tử bé »
Trên lãnh vực văn chương, phụ trang của Le Figaro tiết lộ về « Bản thảo chưa được biết đến của tác phẩm Hoàng tử bé » của nhà văn Antoine de Saint-Exupéry. Được hai chuyên gia phát hiện trong số thư từ và bút tích do một nhà sưu tập giao phó, bản thảo này được ước lượng có trị giá từ 40 đến 50.000 euro.
Đó là những dòng chữ viết tay rất khó đọc, được viết trên giấy pơ-luya mỏng dính, là bản thảo chưa từng xuất hiện của chương 17 và 19 cuốn Hoàng tử bé, tác phẩm Pháp bán chạy nhất và được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất kể từ năm 1943 đến nay. Bản thảo này có thể được viết ra từ năm 1941, và như vậy còn cổ hơn bản thảo mà Thư viện Quốc gia Pháp đang lưu giữ. Công ty Artcurial sẽ đem bán đấu giá bản thảo trên đây tại Paris vào ngày 16/5 tới.
tags: Châu Á - Chính trị - Tham nhũng - Trung Quốc - Điểm báo
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120426-dang-cong-san-trung-quoc-dang-thanh-trung-noi-bo 
 

No comments:

Post a Comment