Pages

Thursday, May 3, 2012

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ CHÍNH TRỊ


PHẾ BỎ MÔ HÌNH KINH TẾ XHCN
TỨ LÀ DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 19.04.2012. CẬP NHẬT 26.04.2012
 
CẬP NHẬT 26.04.2012:
Quốc nội nhắn nhủ Hải ngoại
 
Chúng tôi cập nhật bài này và đăng lại vì đây là vấn đề quan trọng. Nó quan trọng ở chỗ là lần đầu tiên người dân Việt Nam được bầy tỏ LẬP TRƯỜNG của mình đối với chính Cơ chế CSVN là nên dứt bỏ hay giữ lại. Cái Cơ chế CSVN hay CSTQ, chính là cái Mô hình Kinh tế gồm cách thế Trị dân và Quyền nắm giữ đời sống làm ăn của dân, nghĩa là Kinh tế. Thực ra Lý thuyết của Mác là một Chủ trương Kinh tế, là Duy vật (Kinh tế). Khi hỏi dân ý về Mô hình Kinh tế XHCN, tức là hỏi dân xem có thích hay không thích Cơ chế CSVN hiện hành định hướng XHCN. Cơ chế CSVN hiện hành chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Nếu CSVN tách hai phương diện ra và chỉ nắm quyền cai trị độc tài mà để cho dân tự do làm Kinh tế, thì Cơ chế tự động chết. Cái quan trọng nhất của đảng CSVN là nắm độc quyền Kinh tế. Những người vào đảng CSVN cũng chỉ nhắm có thế. Vì vậy khi 90% dân chúng bầy tỏ là phải phế bỏ Mô hình Kinh tế XHCN, đó là họ tuyên bố phải dứt bỏ Cơ chế CSVN hiện hành. Từ 90% dân chúng bầy tỏ phải dứt bỏ Cơ chế CSVN mà chúng tôi trình bầy trong bài này, chúng ta có thể nói rằng đây là lời nhắn với Hải ngoại rằng chúng ta không thể phản bội lại dân chúng Quốc nội trong cuộc đấu tranh bằng tuyên bố rằng chúng ta vẫn giữ lại Cơ chế CSVN hiện nay và sống Hòa Giải Hòa Hợp với đảng CSVN chủ trương Cơ chế ấy. Tỉ dụ khi đấu tranh cho Nhân quyền mà tuyên bố giữ lại Cơ chế CSVN hiện hành, thì đó là đi ngược với chủ trương đấu tranh của Quốc nội. Trong phạm vi Nhân quyền mà chúng ta kêu gọi tại Hải ngoại, chúng ta phải nhấn mạnh đến cái quyền Kinh tế của dân chúng Việt Nam, bởi vì đây là điều thiết thân của quần chúng, nhất là dân chúng đang bị cướp bóc khả năng sống.
Cuộc đấu tranh tại Quốc nội hiện nay là đánh vào Kinh tế bởi vì đây là TỬ HUYỆT của CSVN. Đánh địch, phải đánh vào TỬ HUYỆT bằng bất cứ phương tiện nào dù là BẠO ĐỘNG. Nếu đánh địch chỉ nguyên ở những ý niệm Nhân quyền, thì đó là đánh vào một tấm cao su co giãn mà CSVN thường ngụy biện. Có thể chính CSVN muốn chúng ta chỉ nói về những ý niệm Nhân quyền trống trải để chúng dễ tránh né dân Quốc nội đang nhằm TỬ HUYỆT mà tấn công. Trong trường hợp này, chính chúng ta giúp CSVN giữ kín TỬ HUYỆT.
Chủ lực đấu tranh là Quốc nội. Hải ngoại chỉ là trợ lực. Vì vậy phận sự Hải ngoại là theo sát cuộc đấu tranh tại Quốc nội mà trợ lực, chứ đừng coi chúng ta là chính mang Cách Mạng về giải phóng cho Quốc nội.
Nguyễn Phúc Liên
 
Lần đầu tiên Truyền thông quốc nội, hay đích danh Thông tấn VnEconomy, đã tạo cho quần chúng quốc nội nói lên một sự lựa chọn nhắm vào tử huyệt của Cơ chế CSVN, một Cơ chế chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế. Cơ chế ấy, từ Trung quốc tới Việt Nam tạo một tử huyệt, đó là THAM NHŨNG ăn ruỗng Kinh tế. Xin quý độc giả đọc toàn Bản Tin mà chúng tôi đăng ở phần TIN NÓNG BÌNH LUẬN dưới nhan đề KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ƯU VƯỢT HƠN KINH TẾ XHCN (“87% Dân VN: Kinh Tế Thị Trường Ưu Việt hơn Nền Kinh Tế XHCN”) 
 
Thời điểm tụt giốc Kinh tế trầm trọng
buộc phải cải tổ tận gốc Cơ chế
 
Dân chúng quốc nội đang ở thời điểm tụt giốc trầm trọng của Kinh tế đến nỗi những Tổ chức Tài chánh, Ngân Hàng quốc tế huỵch toẹt nhấn mạnh cho hai Nhà nước TQ và Việt Nam phải cải tổ tận gốc mô hình Kinh tế, nếu không việc tụt giốc không thể cứu chữa. Thực vậy:
*          Bản Tin ngày 06.12.2011 của AFP từ Hà Nội viết như sau:
“HANOI, 6 déc 2011 (AFP) - Le Vietnam doit accélérer la restructuration de son économie et améliorer la situation des droits de l'Homme, qui freine son développement à long terme, ont estimé les bailleurs de fonds internationaux, réunis mardi à Hanoi “. (HÀ NỘI, 06.12.2011 (AFP) – Việt Nam phải đẩy mạnh việc tái cấu trúc Kinh tế và phải cải thiện tình trạng Nhân quyền đang kìm hãm việc phát triển lâu dài, những nhà cho vay vốn quốc tế họp tại Hà Nội thẩm định như vậy.)
Tái cấu trúc Kinh tế là những Biện pháp Chính trị Kinh tế  (Politique Economique) được áp dụng hoặc cho dài hạn hoặc cho ngắn hạn. Chủ trương Chính trị Kinh tế áp dụng trong dài hạn có nghĩa là phải thay đổi một Hệ thống Kinh tế. Việt Nam đang ở trong Chủ trương “Hệ thống Kinh tế định hướng XHCN “, một Chủ trương bắt nguồn từ Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy (Système d’Economie Centralisée et Dirigiste).
*          Vào trung tuần tháng 3.2012 mới đây, Oâng Robert ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới, họp báo tại Bắc Kinh và nhấn mạnh về việc Trung quốc đang gặp phải một khúc quặt trên đường phát triển Kinh tế khiến việc cải cách tận gốc là một đòi buộc không thể tránh né.
“La Chine a atteint un tournant dans son développement économique et va devoir mettre en oeuvre de profondes réformes, avec un rythme de croissance qui va diminuer de moitié en 20 ans, ont estimé lundi des experts de la Banque mondiale et du gouvernemen. La nécessité de réformes est indiscutable parce que la Chine est désormais à un tournant de son développement"(Trung quốc tiến đến một khúc ngoặt trong việc phát triển Kinh tế và sẽ buộc phải thực hiện những cải cách tận chiều sâu, với một đà phát triển sẽ thụt xuống phân nửa trong 20 năm, những chuyên viên của World Bank và của Chính phủ ước tính như vậy ngày thứ Hai mới đây. Sự cần thiết của những cải cách là điều không thể chối cãi bởi vì hiện giờ Trung quốc đang gặp khúc ngoặt trong việc phát triển của mình).
           
Thế nào là những Mô hình Kinh tế Thị trường và
Kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa
 
Chúng tôi phân biệt trong phần này những Mô hình Kinh tế để quý độc giả thấy cái căn nguyên tụt giốc Kinh tế đang diễn ra tại Trung quốc và tại Việt Nam mà chúng tôi vừa tóm tắt ở phần trên, đồng thời cũng nhận thấy sự sáng suốt lựa chọn của quần chúng Việt Nam mà chúng tôi nói tới ở phần dưới.
*          Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường đặt căn bản lên TƯ HỮU cá nhân những phương tiện kiếm sống để nuôi chính thân xác mình. Khi nói tư hữu phương tiện kiếm sống có nghĩa là cá nhân có quyền TỰ DO sử dụng những phương tiện ấy. Nếu không có tự do cá nhân sử dụng, thì hai chữ TƯ HỮU cá nhân không còn ý nghĩa. Từù tự do sử dụng mà sinh ra tự do Kinh doanh (Libre entreprise). Giữa những cá nhân tự do kinh doanh, có sự cạnh tranh mà Thị trường cạnh tranh tự nó có lực điều chỉnh cân bằng cho sản xuất (CUNG) và tiêu thụ (CẦU). Không có quyền lực ngoại tại, như Chính trị chẳng hạn, hoặch định cho sản xuất và tiêu thụ cá nhân. Trong cuộc sống cạnh tranh đụng chạm quyền lợi, những cá nhân ưng thuận với nhau những Luật pháp quy định phạm vi quyền lợi và những chế tài khi một cá nhân vi phạm quyền lợi người khác. Đây là Luật pháp Dân chủ chứ không phải Luật pháp ấn định từ một quyền lực ngoại tại, như Chính trị chẳng hạn.  
*          Mô hình Kinh tế XHCN là Tập quyền Chỉ huy từ quyền lực Chính trị. Thực vậy, đối nghịch lại hoàn toàn Mô hình Kinh tế Tự do Thị trường là Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Đi từ Ý thức hệ Xã hội mà Cá nhân phải hy sinh phục vụ, quyền lực Chính trị phế bỏ quyền TƯ HỮU. Tất cả những Phương tiện sản xuất đều là CÔNG HỮU. Nếu là Công hữu, thì cá nhân không có quyền TỰ DO sử dụng, vì vậy mà không có Tự do Kinh doanh (Libre Entreprise). Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT đều nằm dưới quyền điều hành, chỉ định làm việc của quyền lực Chính trị NHÀ NƯỚC. Ngay cả Tác nhân Kinh tế TIÊU THỤ cũng không có quyền Tự do mà phải theo quy hoạch tiêu thụ do Nhà Nước. Tác nhân Kinh tế TIỀN TỆ cũng do Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC nắm giữ.
Tóm lại các Tác nhân Kinh tế SẢN XUẤT, TIÊU THỤ và TIỀN đều phải nằm dưới quyền của Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC. Vì vậy Mô hình Kinh tế gọi là Tập quyền. Bằng những Kế hoạch Ngũ Niên, Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC hoạch định cho Sản xuất và Tiêu thụ, ngay cả Vốn từ Tiền tệ lưu hành. Đồng Tiền trong hệ thống là đồng Tiền do chính Nhà Nước định giá, chứ không phải là đồng Tiền do dân quyết định do chấp nhận hay không.
Vì chính Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC giữ toàn quyền chỉ huy Kinh tế từ SẢN XUẤT đến TIÊU THỤ và TIỀN TỆ, nên không có THỊ TRƯỜNG là nơi cạnh tranh CUNG—CẦU tự do. Thị trường trao đổi (Thương mại) được thay thế bằng những HỢP TÁC XÃ tiêu thụ cũng do Tác nhân Kinh tế NHÀ NƯỚC hoạch định.
Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy đã phát sinh ra những Vấn đề Kinh tế làm mất hiệu năng của Hệ thống khiến Oâng Mikhael GORBATCHEV phải khai tử nó:
=>       Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI làm cho những hoạt động Kinh tế thiếu sáng kiến cá nhân.
=>       Thiếu cạnh tranh làm cho giảm hiệu lực Kinh tế thăng tiến
=>       Khi những Phương tiện sản xuất không thuộc tư hữu, thì tác nhân Khinh tế không chăm sóc, thậm chí còn cắt xén giấu cất cho riêng mình. Cha chung không ai khóc. Tiêu Tiền chùa, thì Lãng phí.
=>       Yếu tố quan trọng hơn cả là làm việc mà không có TƯ HỮU những kết quả cố gắng, thì cá nhân mất hẳn yếu tố KÍCH THÍCH cố gắng làm việc.
Tại Liên Xô, Mikhail GORBATCHEV cũng đã phải khai tử Hệ thống Kinh tế này vào thập niên 90.
Mô hình Kinh tế “Tự do Thị trường định hướng XHCH” chỉ là một việc vá váy đụp từ Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Với tình cảnh dân phải nhai bo bo trật hàm, đảng CSVN buộc lòng phải “đổi mới“, nghĩa là tái cấu trúc Kinh tế dưới danh hiệu “Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường định hướng XHCN “. Những chữ Tự do Thị trường nhằm để với tay xin trợ lực của Thế giới Kinh tế Tây phương khi mà Thế giới Cộng sản sụp đổ không còn khả năng viện trợ cho Việt Nam nữa. Những chữ “định hướng XHCN “ chủ trương giữ lại Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Trên thực tế, đảng CSVN vẫn giữ Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy.
Đây là Mô hình vẫn giữ căn bản của Hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy với Môi trường Chính trị-Luật pháp ĐỘC TÀI. Chính Liên Xô cũng đã thấy Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường, nghĩa là với TƯ HỮU và Tự do Kinh doan mới làm cho những hoạt động Kinh tế tăng hiệu năng cao.
Cả hai Mô hình Kinh tế Tập quyền Chỉ huy hay trá hình “Hệ thống Kinh tế Tự do Thị trường định hướng XHCH “ nới rộng TƯ HỮU đều mang một mẫu số chung không thay đổi, đó là Nhà Nước Chủ trương Chính trị ĐỘC TÀI nắm trọn Độc quyền Kinh tế. Chúng ta có thể gọi cả hai là Mô hình Kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa.
 
Dân chúng Việt Nam thẩm định hai Mô hình Kinh tế:
CHỌN Mô hình Kinh tế Thị trường
và dứt BỎ Mô hình Kinh tế XHCN
 
Ngày 14.04.2012, Bà MỸ LOAN phổ biến trên Diễn Đàn Bản Tin do Thông tấn VnEconomy thông báo về phỏng vấn dân chúng Việt Nam. Bản Tin viết mào đầu như sau:
HANOI - Đại đa sô dân Việt Nam công nhân rằng nền kinh tế thị trường tuyệt vời hơn nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, theo một bản khảo sát thực hiện tại Việt Nam.
Bản tin trên thông tấn VnEconomy có nhan đề khéo léo, “Kinh tế thị trường và nghịch lý thú vị của người Việt,” đã đưa ra các con số cho thấy nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã là cái gì rất đáng sợ.
“Báo cáo nghiên cứu về cảm nhận của người dân Việt Nam về vai trò của nhà nước và thị trường ở Việt Nam (CAMS 2011) được công bố sáng 13/4 tại Hà Nội đã cho thấy một “nghịch lý” thú vị trong quan điểm của người Việt đối với kinh tế thị trường.
Trong cuộc khảo sát để hình thành nên CAMS 2011:
*          Có đến 87% người trong tổng số hơn 1.000 người tham gia trả lời cho rằng mô hình kinh tế thị trường ưu việt hơn bất kỳ mô hình kinh tế nào khác.”
*          Chỉ có 7% là bám vào kinh tế kiểu Mác Lê Hồ. Có thể đây là số người đang được hưởng đặc lợi của Cơ chế Kinh tế hiện hành.
*          Nhóm cơ quan báo chí có tỷ lệ ủng hộ cao nhất với 97% cho rằng kinh tế thị trường là ưu việt, tiếp theo là nhóm cơ quan Chính phủ, các bộ, ngành và UBND và các sở ngành cấp tỉnh (92%).
*          Nhóm doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước) và các cơ quan Đảng ở Trung ương là tương tự nhau (86-87%).
*          Gần 90% những người nắm chức vụ cao cấp ủng hộ mô hình kinh tế thị trường so với tỷ lệ 85% của nhóm chức vụ trung cấp hay bình thường.
*          Tỷ lệ ủng hộ mô hình kinh tế thị trường của nhóm người từ 30 tuổi đến 49 tuổi và nhóm 50 tuổi trở lên đều khoảng 90% so với tỷ lệ gần 83% của nhóm những người dưới 30 tuổi.”
Với những con số trên, Dân chúng Việt Nam CHỌN Mô hình Kinh tế Thị trường và muốn dứt BỎ hẳng Mô hình Kinh tế của Cơ chế CSVN hiện hành với chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế.
 
Cuộc Cách Mạng Kinh tế hiện hành
 
Cuộc đấu tranh hiện hành của dân chúng nghèo khổ Quốc nội gồm Dân Oan, Nông Dân là thể hiện sự lựa chọn trên đây mà Thông tấn VnEconomy vừa cho biết kết quả. Quần chúng nghèo khổ không bắt đầu bằng những chữ Nhân quyền, Dân chủ... trừu tượng, mà bắt đầu bằng đấu tranh cho quyền sống Kinh tế để tiến dần đấn Dân chủ, Nhân quyền khả thi cụ thể do chính họ định liệu lấy. Nhân quyền, Dân chủ... không phải là những khuôn mẫu từ quyền lực, nhất là từ nước ngoài cấu kết với ác quyền CSVN, chụp lên đầu họ khi mà họ chưa chiếm được quyền Kinh tế là nền tảng khả thi cho Nhân quyền, Dân chủ cụ thể. Họ muốn chính họ xây dựng Nhân quyền, Dân chủ dựa trên quyền Kinh tế đã chiếm được. Cuộc đấu tranh của quần chúng nghèo, Dân Oan và Nông dân, được thẩm định và ủng hộ của 90% toàn dân Việt Nam.
Những chặng đấu tranh hiện hành của Quốc nội làm Cách Mạng Kinh tế có thể tóm như sau:
 
Chặng 1: Đòi TƯ HỮU phương tiện làm ăn, nhất là Đất Đai
Đây là chặng bắt đầu mà Dân Oan đang khởi động với quyết tâm có thể bạo động để bảo vệ Tư hữu Đất đai. Khối nông dân chỉ muốn “Người Cầy có Ruộng“. Họ sẵn sàng bạo động chống lại những quyền lực đến cướp đất đai của họ. Đó là những người, giống như những thành phần đầu tiên của Xã hội Hoa kỳ và Thụy sĩ, đòi hỏi việc tôn trọng TƯ HỮU phương tiện làm ăn, nhất là Đất đai.
 
Chặng 2: Đòi LUẬT LỆ rõ rệt về tư hữu Đất đai
Hiện nay, Luật lệ của CSVN về Đất đai là “Đất đai thuộc về nhân dân, nhưng đảng CSVN quản trị !” Đây là Luật lệ trá hình để CSVN chiếm giữ mọi tài nguyên từ Đất đai cho riêng đảng. Quyền TƯ HỮU luôn luôn hàm ngụ quyền tự do sử dụng TƯ HỮU.Nói rằng cái Cầy là tư hữu của nông dân tên A, thì nông tên A phải có quyền tự do sử dụng cái Cầy ấy, nếu không, hai chữ TƯ HỮU không có ý nghĩa chính yếu của nó. Nói rằng Đất đai là TƯ HỮU của nhân dân, mà quyền sử dụng lại do đảng CSVN chỉ định, thì cái quyền TƯ HỮU ấy chỉ là việc chơi chữ để đảng CSVN đánh lừa nhân dân mà chiếm lấy Đất đai cho mình.
 
Chặng 3: Đấu tranh BẢO VỆ quyền Kinh tế
Khi nhân dân có TƯ HỮU, có quyền sử dụng TƯ HỮU để làm ăn mà Nhà nước phải tôn trọng, những cá nhân sinh hoạt Kinh tế tiến tới những Luật Lệ bảo phân định quyền lợi Kinh tế giữa họ và đặt để cho Nhà nước những lãnh vực can thiệp vào đời sống Kinh tế tư nhân cho hợp lý. Kinh tế tư nhân lớn mạnh, thì tư nhân có lực để đòi hỏi Nhà nước phải tôn trọng. Gọi “Sĩ“ là Chính giới, gọi “Nông“ là lớp người làm ăn Kinh tế tư nhân. Câu nói “Nhất Sĩ nhì Nông !”, nhưng hết gạo chạy rông, thì “Nhất Nông nhì Sĩ “. Đây là chặng DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ (Démocratisation Economique) để có lực thực hiện DÂN CHỦ HÓA CHÍNH TRỊ (Démocratisation Politique). Xã hội Hoa kỳ và Xã hội Thụy sĩ, từ những Cá nhân đi tìm sống, đã thực hiện Dân Chủ hóa Kinh tế trước khi tiến tới Dân chủ hóa Chính trị, thì nền Dân chủ của họ mới vững chắc và khả thi.
Những chặng đấu tranh của đồng bào quốc nội là thực tiễn và cụ thể. Nó đang trên đường tiến tới một mẫu mực NHÂN QUYỀN và DÂN CHỦ “Made in Vietnam“, chứ không phải là “Made in USA “ , “Made in France “ hay “Made in Australia“...
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 26.04.2012

No comments:

Post a Comment