Pages

Saturday, May 26, 2012

VƯƠNG TÂN * TUẦN BÁO ĐỜI MỚI


 TUẦN BÁO ĐỜI MỚI
LTS 
Lật chồng báo cũ thấy có bài hồi ký này, chúng tôi xin đăng lại để giới thiệu một thời Văn Học Miền Nam có cả Trần Văn Ân, An Khê, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Đức Quỳnh, Thiếu Sơn , Lý Văn Sâm Dương Tử Giang.

 Cuối năm 1954 đang làm việc tại nhật báo Tự Do ,tôi được nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh mời về tham gia bộ biên tập tuần báo Đời Mới của nhà báo kiêm chánh khách Trần Văn Ân..Anh Nguyễn Đưc Quỳnh lúc đó đang là chủ bút tuần báo Đời Mới  .Với các bút hiệu Hà Viêt Phương, Ngô Đồng Thanh,Đặng Tâm Thành chủ bút  Nguyễn Đúc Quỳnh viết tới một phần ba tờ  tuần báo Đời Mới.Theo anh Quỳnh thì báo Đời Mới lúc đó có Tổng thư ký tòa soạn là nhà  báo kỳ cựu Tế Xuyên[tên khai sinh là Hoàng văn Tiếp nguyên là con trai bà cả Mộc một nhân vật làm từ thiện nổi tiếng ở Băc Kỳ hồi đầu thế kỷ hai mươi  bà cả Mộc chị dâu ông Hoàng Đạo Thúy bà người đầu tiên sáng lập Hội Từ Thiện Tế Sinh tại Bắc Kỳ.
Nhà báo Tế Xuyên  tên lúc đi học trường trung học Albert Sarraut là Léon Sanh ông  là người  đêm 9 tháng hai năm 1929 tham gia vụ nổ súng đâu tiên của VNQDĐ chống chế độ thưc dân Pháp bằng bạo lực dùng súng lục bắn chết tên  Herve Bazin trùm mộ phu đồn điền cao su người Pháp là giám đốc Tổng Nha nhân lưc Phủ Toàn Quyền Đông Dương nhưng cũng lại là một tên mật thám chánh trị nguy hiểm Léon Sanh bị  mât thám Pháp bắt nhưng nhờ mẹ là bà cả Môc tung tiền chạy cho  và ông còn ở tuổi vị thành niên  nên đươc cho vào Saogon học rồi đi làm báo[Vt  có một chương hồi ký viết về nhà báo Tế Xuyên cũng như một chương về nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh]
Tuần báo Đời Mới là thối thân củia tuần báo Đọc Thấy tờ báo đầu tiên do phòng Thông Tin Mỹ ở Saigon tài trợ xuất bản và bán khá chạy nhưng chủ báo Trần Văn Ân đã ngưng xuất bản tờ tuần báo Đoc Thấy và đổi tên là Đời Mới vì không tán thành đường lối của Mỹ ở Việt Nam lúc bấy giờ như đưa tướng Lansdale  đền Tây Ninh phân tán lực lương quân sư của Đai Đạo Tam Kỳ Phổ Đô mà thiên hạ thường gọi là Đạo Cao Đài của Hộ Pháp Phạm Công Tắc một chiến hữu của nhà báo Trần Văn Ân[VT có một chương hồi ký viết riêng về nhà báo nhà chánh trị nhà thơ Trần Văn Ân và Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc]
Tuần báo Đời Mới có ba thời kỳ ,thời kỳ thư nhất là thời ký nhà báo Trần Văn Ân làm chủ nhiệm kiêm chủ  bút thư ký tòa soạn là nhà báo Lý Thanh Cần bút hiêu Nguyễn Kiên Giang với bộ biên tập gồm nhà văn An Khê Nguyễn Bính Thinh và nhà văn Bình Nguyên Lộc.Thời kỳ thứ nhất Đời Mới tạo được dâu ấn một kiểu làm báo mới ,vừa văn học nghệ thuật vừa thời sư chánh trị nhưng số bán hạn chế nên nhà báo Trần Văn Ân quyết định thay đổi bộ biên tập mang  khuyn hướng văn học nghệ thuật kháng chiến về thành mời nhà văn Trọng Miên Hoàng Thu Đông làm Tổng thư ký tòa soạn và nhà thơ Giang Tân tham gia bộ biên tập đăng thơ Hoàng Cầmthơ Quang Dũng thơ Hữu Loan những nhà thơ kháng chiến tiểu tư sản đang bị lãnh đạo văn nghệ Việt Cộng ""đì"" .Kết quả là số độc giả tăng.Giữa lúc đó nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh và văn Minh ĐăngKhánh nhà thơ Hồ Hán Sơn ly khai cộng sản rời kháng chiến về Saigon.
Nhà  văn Nguyễn Đức Quỳnh về Saigon gặp lại nhà văn Lê Văn Siêu một thành viên nhóm Hàn Thuyên đã ly khai đệ tứ Quốc T nghe lời lãnh tụ Đảng Duy Dân Lý Đông A trở về với dân tộc làm chủ bút tuần báo Mới với sự trợ lý của Thái Linh em vợ Lý Đông A mời nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh viết báo Mới.Những bài của nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh ký bút danh Hà Việt Phương lọt vào mắt nhà báo Trần Văn ông thấy ngay một ngòi bút tri kỷ và ông tìm gặp nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh mời hợp tác.
Nhà báo Trần Văn Ân cho nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh biết hiện ông đang cùng sử gia Trần Trọng Kim triệu tập một ""quốc dân đai hội"" giúp quốc trưởng Bảo Đai  ý kiến để kiện toàn  nền Độc lập của quốc gia VN mà ngươi Pháp đang từ từ trao trả theo hiệp định Élysée nên rất bận ông muốn trao tờ báo Đời Mới cho nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh điều khiển.
Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh thấy ở nhà báo Trần Văn Ân  tấm lòng của một chiến sĩ  quôc gia viết báo một nhà chánh trị đức độ và có tầm nhìn xa nên ông nhận lời và yêu cầu nhà báo Trần văn Ân mời nhà báo Tế Xuyên về làm thư ký tòa soạn mời nhà văn Minh Đăng Khánh trình bầy báo nhà thơ Hồ Hán Sơn  tham gia bộ biên tập.
Ngay khi nhà báo Nguyễn Đức Quỳnh về làm chủ bút tuần báo Đời Mới thì sử gia Trần Trọng Kim với sự trợ giúp của nhà báo Trần VănÂn đã triệu tập Quôc dân đai hội với danh xưng rất khiêm nhường là Hội nghị toàn quốc đai biểu các đảng phái tôn giáo nhân sĩ trí thức VN.Kết quả của đai hội này là nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh  đưa ra nhiều ý kiến về việc người Pháp chậm trao trả nền độc lập tư do cho VN và  hội nghị bàn cãi khá sôi nổi  rồi kết thúc với một kiền nghị đòi ngươi Pháp phải trao ngay lập tức nền độc lập tự do cho chính phủ quốc gia của quốc trưởng Bảo Đại.Cái kiến nghị của Hội Nghị toàn quốc đã khiến dư luận sôi sục và sau đó là cái chết thình lình và khá khó hiểu của sử gia kiêm chánh khách Trần Trọng Kim[vt có một chương riêng của hồi ký viết về sử gia kiêm chánh khách Trần Trọng Kim]
Sau  hội nghị toàn quốc nhà báo Trần Văn Ân và  nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh xúc tiến việc thống nhất toàn lưc lương quốc gia để đối phó với tình mới  trước cái chết thình lìnhvà tức tưởi của sử gia Trần Trọng Kim.Rồi  Hội nghị Genève ra đời Công Sản và ngươi Pháp thỏa hiệp với nhau chia cắt nước Viêt Nam làm đôi ông cựu thượng thư triều đình Huế Ngô Đình Diệm được người Mỹ và Nam Phương Hoàng hậu đưa về làm thủ tướng chánh phũ quốc gia dưới quyền quốc trưởng Bảo Đai nhà báo Trần văn Ân gặp lại ngươi bạn cố tri là Đức Hộ Pháp Đạo Tam Kỳ Phỗ Độ Ngài Phạm Công Tăc thống nhât tư tưởng là phải hình thành ngay Mặt  Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia.
Tôi về ban biên tập tuần báo Đời mới phụ tráh mục phóng sư và truyện ngắn kiêm lý luận văn nghệ .Chính trong dịp này tôi đưa ra loạt bài lý luận văn nghệ  với bút hiêu Hồ Nam đăng trên tuần báo Đời Mới chứng minh rằng văn nghệ sĩ là những người nhìn  thấy  trước con ngươi tương lai xã hội tương lai định hướng cho những nhà cách mạng những nhà chánh trị hành động và tôi đã chứng minh là chính những nhà văn nhà triết học nhà lý luận Montesqieu,,J.J .Rousseau,Voltaires  vạch đường chỉ lối cho cách mạng 1789 ở Pháp chứ không phải cách mạng 1789 và những ngươi chủ xương cách mạng này vạch đường chỉ lối cho các nhà văn thiên tài trên viết.Chánh trị mà lãnh đao văn nghệ thì văn nghệ lụn bại chánh trị tiêu vong luôn.
Tôi về ban biên tập tuần báo Đời Mới người sát cánh bên tôi không phải nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh mà lại là nhà báo Tế Xuyên
Nhà báo Tế  Xuyên góa vợ ông thuê một căn phố trệt ở đường Trần Bình Trọng sống với mấy người con còn nhỏ ông có một cái xe mô tô hiệu Peugeot và thường di chuyển bằng cái xe này.Lúc đó tôi thuê một căn phố ở Khánh Hội ngày cưỡi xe Mobilette tới tòa soạn báo Đời Mới ở đường Trần Hưng Đao làm việc.Tòa soạn báo Đời Mới đặt tại một tòa biệt thư khá rộng rãi và khang trang hai tầng lầu ở đường Trần Hưng Đạo quận 5 tòa biệt thư này là tư gia của nhà báo Trần Văn Ân.
Tòa soạn báo Đời Mới  ở phía trước nhà in ở phía sau tôi làm việc với anh em ở phía trước nhà văn Nguyễn Đưc Quỳnh và dịch giả Nguyễn Ươc Lễ có phòng làm việc riêng ở phía sau nhà báo Trần Văn  Ânlàm việc trên lầu nhưng ông xuốt ngày ngồi trên cái xe hơi hiệu Hillman di chuyển khắp nơi trong thành phố họp hành với các lãnh tụ tôn giáo chánh trị lo chuyện thành lập Măt Trận Thống Nhât Toàn Lực quốc gia và kết quả là Măt trận này đã hình thành với thành phần là  đai diện toàn thể các Đảng Phái chánh trị ở Miền Nam tham gia trừ Đảng Cần Lao Nhân Vị của ông Ngô Đình Nhu toàn thể các giáo phái hưởng ứng tất cả đã bầuĐức Hộ Pháp Phạm Công Tắc làm chủ tịch và nhà báo Trần Văn Ân làm Tổng Thư Ký
 Ngay sau khi đươc bầu làm Tổng thư Ký Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quôc Gia nhà báo Trần Văn Ân họp tòa soạn tuyên bố trao sinh mạng tờ Đời Mới cho anh em mà đứng đầu là nhà văn Nguyễn Đưc Quỳnh nhà báo Tế Xuyên rồi nhà báo Trần Văn Ân nhìn tôi và nói nhất là Hồ Nam cậu còn trẻ phải giúp mình tích cực đấy.
Khi nhà báo Trần Văn Ân dồn hết sức lực và tinh thần cho Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia thì nhà báo Tế Xuyên nói với tôi chánh trị phức tạp lắm đàng ấy nên nghe lời tớ đằng ấy con trẻ phải phòng  thân rồi cưỡi mô tô rủ tôi đi họp mặt với mấy nhà văn kháng chiến mới về thành như Thiếu Sơn,Sơn Nam ,Trần Bạch Đằng,Lý Văn Sâm Dương Tử Giang.
Nhà văn Thiếu Sơn vốn là công chức ngành bưu điện ông tham gia Đảng Xã Hội Pháp và ra bưng biền Đồng Tháp Mươi kháng chiến nhưng không đi tập kết mà về thành ông nói ông có sứ mạng đặc biệt phải về thành và chỉ về thành ông mới viêt thoải mái còn nhà văn Sơn Nam thì nói ông về thành để có dịp viết những gì mình thích và vào thư viện tra cứu những tài liệu mà ở ngoài bưng ông không có để tập đại thành những vấn đề về dân tộc học,còn Trần Bạch Đăng khi nhà báo Tế Xuyên đưa tôi tới gặp tại cái biệt thư đường bà Lê Chân  bên hông chợ Tân Đinh thì hung hăng con bọ xít ca ngợi thơ Tố Hữu nhât là bài Ta Đi tới và nhât định rằng chỉ cói đường lối văn nghệ nhân dân mới thích hơn với dân tộc VN tôi nói với Trần Bạch Đằng rằng Tố Hữu đã hêt thời tư ngày làm bài thơ khóc Staline còn văn nghệ nhân dân khôngcó chỗ cho thiên tài và tác phẩm lớn văn nghệ nhân dân chỉ là nền văn nghệ tôi đòi của chánh trị.
Lý Văn Sâm cũng như Dương Tử Giang thì ngươi nào cũng tỏ ra mê văn chương Mác Xít tôi nói với họ phải trải nghiệm thưc tề mới thấy văn chương Mác xít cằn cỗi  lắm rồi
Sau đó thì  một buổi Hồ Hán Sơn lái một chiếc Citroen 15 đi cùng cụ tham Sinh một nhân vật kháng chiến lừng danh ở khu bốn từng làm cố vấn cho tướng Nguyễn Sơn tư lệnh khu 4[vt có một chương viết về Hồ Hán Sơn và một chương viết về Nguyễn Sơn trong hồi ký] đến tòa soạn báo Đời mới mời tôi đi ăn cơm tây tại nhà hàng Arc en ciel  và  Hồ Hán Sơn cho tôi biết Sơn vừa đươc bộ Thông Tin cấp giấy phép xuất bản tuần báo Viêt Chính và muốn tôi làm thư ký tòa soạn tờ tuần báo này.
Trong bữa cơm Sơn còn cho biết thêm con trai cụ tham Sinh là ông Đinh Sinh  Pài một kỹ sư Hóa mời nhận lời tham gia nhóm ông Trần Chánh Thành một nhóm chánh trị  chủ lưc của  Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia một khối chính trị quan trọng đang giúp thủ tướng Ngô Đình Diệm củng cố thế lực[vt có một chương trong hồi ký viết về ông Thành ngươi chiến sĩ quôc gia đầu tiên tuẫn tiết vì chủ nghĩa quốc gia sau ngày 30 tháng 4 năm 1975].
Sơn nói ngoài việc ra tờ tuần báo Việt Chính Sơn còn định tổ chức một Đoàn Thanh niên lấy tên là Đòan thanh niên Việt chính.Sơn nói với vt là anh Ân đưa  Sơn giới thiệu với Đức Hô pháp Phạm Công Tắc làm đai tá quân đội Cao Đài phụ trách chánh trị quân đội Cao Đài không phải mục tiêu của Sơn,sắp tới đây Sơn sẽ sang Băng Đun dư hội nghi các quốc gia không liên kết  lần thư nhât Sơn sẽ tung ra tuyên ngôn của lưc lượng quốc gia kháng chiến ở VN mà tướng Trình Minh Thế và Sơn cùng đai diện.
-Anh em lúc này phải thống nhất hành động mình không yêu cầu đàng ấy bỏ          Đời Mới nhưng phải giúp mình làm sao cho Việt Chính  có vi trí trong làng báo
Tôi đã nhận lời Hồ Hán Sơn làm thư ký tòa soạn tuần báo Viêt Chính và chính tại đây tôi tung ra loạt bài vượt Chủ Nghĩa Mác một loạt bài mà tôi suy nghĩ nhiều năm rồi mới chấp bút viết, loạt bài  này đã gây nhiều tiếng vang vì nó  đã trình bầy tất cả khiếm khuyết của chủ nghĩa Mác từ vấn đề đấu tranh giai cấp tới vấn đề thặng dư giá trị[vt có một chương riêng trong hồi ký viêết về tuần báo Viêt Chính]
Đời Mới thời kỳ này  đã giới thiệu những tài năng  mới như Ta Ký ,Huy Phương, Bùi Gíang, Lưu Nghi ,Kiêm Minh,Vĩnh Lộc, Thế Viên, Huy Trâm.
Với chiếc Mô tô hiệu Peugeot nhà báo Tế Xuyên đưa tôi đi khắp nơi v2 buổi trưa về nhà Tế Xuyên ăn cơm kèm mây đưa con Tế Xuyên học bài có lúc Tế Xuyên còn phóng qua cầu chữ Y đến bản doanh tướng Lê Văn Viễn nhậu .Trước khi đưa tôi gặp tướng Lê Văn Viện nhà báo Tế Xuyên nói với tôi
-Đằng ấy đã đọc Thủy Hử  thì hôm nay mình đưa đàng ấy đến gặp nhân vật Tống Giang của Thủy Hử một Tống Giang bằng xương bằng thịt. của thời đại hôm nay,nhớ là nghe nhiều hơn nói nhé vì chung quanh tướng Viễn  trong cuộc gặp mặt này có nhiều nhân vật kỳ lạ lắm đó nhất là  thiếu tướng Hòa Hảo Lê Quang Vinh tự Ba Cụt và ông đai tá Tây lai Le Roy vua của vương quốc Bến Tre cùng hai đai tá Bình Xuyên Lai Hữu Tài Lai Văn Sang và tướng Cao Đài Trình Minh Thế cùng nhà văn Nhị Lang nhà  báo Thành Nam tên khai sinh Nguyễn Long,bữa họp mặt này do anh Ân thu xếp đấy.
Bữa nhậu hôm đó tôi và nhà báo Tế Xuyên đến chậm nhưng mới vào tới bản doanh tướng Lê Văn Viễn tư Bẩy Viễn đóng bên dưới câu chữ Y tôi và nhà báo Tế Xuyên đã đươc tương Viễn và nhà báo Trần Văn  Ân ra tận sảnh đón dẫn tới bàn tiệc đăt nơi nhà mát ngay bờ kinh Tầu Hũ
-Hai nhà báođến chậm phải uống rượu phạt
Tướng Viễn cầm chai rượu Martelle cordon bleu rót  ra một ly đưa nhà báo Tế Xuyên-
-Hảo Hán Léon Sanh cạn một trăm phần trăm nhé
Nhà báo Tế Xuyên cười
-Xin cảm ơn ông tướng hôm nay Léon Sanh là nhà báo chứ không phải chánh khách nhưng cũng xin hầu rươu ông tướng
-Anh bạn trẻ này cũng phải làm một ly
Nghe tướng Viễn nói tôi lí nhí đáp lời
-Rất vinh hạnh được hầu rượu ông tướng
Nhà báo Trần Văn Ân nói với tương Bẩy Viện
-Hồ Nam là nhà báo và cũng là sinh viên rất đươc người Mỹ như ông Buttinger nể trọng đấy
-Con cáo già  Cia Buttinger ghê lắm phải không tướng Thế
Tướng Trình Minh Thế người mà tướng tình báo Mỹ Lansdale yểm trợ gây vụ nổ ớ nhà hát lớn rồi kéo quân ly khai quân đội Cao Đài  ra núi Bà Đen lập chiến khu vừa chống Pháp vừa chống Cộng Sản mỉm cười
-Hôm nay mình ngồi đây với quí vị chứng tỏ mình tham gia Măt Trận Thống Nhât Toàn LưcQuôc Gia mình ủng hộ quí vị nguyên cả cái Đài Phát Thanh người Mỹ trang bị cho Cao Đài Liên Minh .Cia ghê gớm nhưng chúng ta đoàn kết không có gì phải ngán cả ,cái đáng ngại chính là chúng ta với nhau phải thế không ông tướng Lê Quang Vinh.
Tướng Lê Quang Vinh cười mím chi nói
-Đúng cái đáng ngại chính là chúng ta Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ đã dạy""'kẻ đáng ngại chính là mình""' phải vậy không đạo hữu Thành Nam
Đai tá Thành Nam tên khai sinh Nguyễn Long lúc đó là trợ lý chánh trị của Trung tướng Hòa Hảo Trần Văn Soái mỉm cười và nói
-Ông tướng dẫn lời Đức Thầy rất chính sác cái đáng sợ chính là mình chứ không phải Cia hay gia đình ông Ngô Đình Diệm . Ta một lòng với nhau thì chẳng có việc gì khó cả
Đai tá Tây lai Le Roy  đứng lên cụng ly với tướng Lê Văn Viễn
-Các đàn anh nói chuyện khó hiểu quá' moi' có chuyện ức lắm nêu không nể đàn anh chắc cho lủ nhò của 'moi' chúng tụt quần mụ Anna Lê Trung Cang chủ nhiệm báo Tin Điển vì báo của mụ dám ngạo Tây lai ăn khoai cả vỏ ăn chó cả lông ăn hồng cả hột
Mọi ngươi thấy thái độ lỗ mãng cũa Le Roy thì cười sòa.
Sau bữa nhâu bên cầu chữ Y ít ngày nhà báo Tế Xuyên dẫn tôi đi Nhà bè ăn nhậu rồi đưa tôi về Khách Sạn Đồng Khánh tỏ tình với tôi thì ra ông là một ngươi  'đồng tính ' việc tỏ tình của ông làm tôi hoảng hồn  và tiến tới quyết định xa lánh ông.

Cùng lúc đó nhà báo Trần Văn Ân họp tòa soạn tuyên bố ông phải xa anh em dù rằng biết chuyến đi sang ở bên kia cầu chữ Y và có thể phải  ra rừng Sát nữa,ít điều lành nhưng ông cũng vẫn phải đi vì tình nghĩa không cho phép ông đươc quay đầu trở lại ông nói số tử vi của ông nó vậy ông không cưỡng lại đươc  con ngươi ông là phải phiêu liêu theo định mạng,tuy nhiên số ông nó thế sông có khúc người có lúc đời ông  sau này còn gặp lại anh em và không đến nỗi nào.Đúng như lời tâm sự của nhà báo Trần Văn Ân sau khi ông qua cầu chữ Y ra rừng Sát báo Đời Mới bị chính phủ Ngô Đình Diệm thu hồi  giấy phép phải ngưng xuất bản tôi về làm thư ký tòa soạn báo Viêt Chính và viết bình luận cho nhật báo Thời Đại
VƯƠNG TÂN
 

No comments:

Post a Comment