Pages

Wednesday, June 27, 2012

KÝ NGUYỄN THƯỢNG LONG


 
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 22.4.2011
Suốt 36 năm dài, một Nhà báo ở Hà Đông đi “tìm mãi yêu thương” khi hoài niệm Ngày 30.4



PARIS, ngày 22.4.2011 (


QUÊ MẸ) - Cơ sở Quê Mẹ vừa nhận được bài viết của Nhà báo Nguyễn Thượng Long gửi từ Hà Đông nói lên tâm trạng của cả một thế hệ ở miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa khi nghe tin “chiến thắng 30 tháng Tư năm 1975”. Rồi từ đó, “chiến thắng” ấy đưa dân tộc đi về đâu ? đưa nhân dân vào chốn “thiên đàng” nào ? Tác giả chỉ thấy một Pháp Trường Trắng dựng lên trên đất nước và trong lòng người. Pháp Trường Trắng, nói theo sự ví von của Nhà văn Nguyễn Tuân, là “Nơi không có đầu rơi, không có máu chảy, nhưng có người chết”.
Lâu nay, đa số người hải ngoại thường nghe nỗi lòng người miền Nam trước mối tang thương trầm thống của Tháng Tư Đen. Nhưng ít khi dược nghe nỗi lòng người miền Bắc về bi kịch lớn của dân tộc, thì đây là một trong những tiếng nói ấy của nhà báo Nguyễn Thượng Long.
Xin giới thiệu bạn đọc toàn văn bài viết ấy sau đây : 



Hoài niệm Ngày 30 tháng Tư :
TÌM MÃI YÊU THƯƠNG
“Xin kính dâng bài viết này cho Mẹ và Quê Hương Việt Nam thân yêu”. (NTL)


…Khi những cánh cổng sắt nặng nề của dinh Độc Lập bị các chiến xa và xe tăng Quân Giải Phóng húc đổ vào trưa 30 – 4 – 1975, thì trong một căn phòng nhỏ ở đường Yết Kiêu Hà Nội, có một người đàn ông gương mặt u uẩn, tóc trắng xoá xoã vai đang trầm ngâm bên chén rượu và cây đàn piano, ngay lúc đó, trong tay ông cây đàn đã rung lên những hợp âm làm xao xuyến lòng người :

“Từ nay người biết yêu người,
Từ nay người biết thương người ”.
Người đàn ông đó là nghệ sĩ đa tài Văn Cao và những ca từ, hợp âm trên cũng là tiết tấu chính, cảm hứng chủ đạo cho ca khúc tràn đầy tính nhân bản “Mùa Xuân Đầu Tiên”, cũng là ca khúc cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác văn – thơ – nhạc – hoạ đầy trắc trở của ông. 
Tôi nghĩ rằng đã là người Việt Nam, dù là người chiến thắng hay là kẻ chiến bại, dù ở đâu trên mặt đất này thì ai ai vào ngày tháng đó cũng thở phào và không ít thì nhiều đều có chung cảm hứng yêu thương nhau như vậy. Nhưng những gì đã diễn ra sau mốc lịch sử đó lại không hoàn toàn như vậy, đến nỗi hơn mười năm sau (1987), ngày ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi trói cho văn nghệ sĩ, nhà văn NHT một lần phải thốt lên :
“Vinh quang nào mà chẳng xây trên những nỗi điếm nhục !”.
Tôi không biết tâm trạng của anh NHT lúc đó như thế nào mà lại phải thốt lên lời dữ dội như vậy.


Thế hệ chúng tôi và anh NHT sinh ra và lớn lên cùng với sự ra đời của nhà nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – Độc lập Tự do Hạnh phúc”.
Tuổi ấu thơ chúng tôi trôi đi cùng với những cuồng nộ của một thế thái nhân tình rất xa lạ với những phẩm chất truyền thống của một dân tộc bản chất là hiền hoà. Kí ức đầu đời của thế hệ chúng tôi chưa thể nhạt nhoà về những gì đã đến sau những phát triển quái gở của chủ thuyết “Đấu tranh giai cấp”, về con đường chuyên chính vô sản, về bạo lực cách mạng mà những người cộng sản đã du nhập vào đất nước chúng tôi. Vẫn còn nguyên đó những câu hỏi đầy ám ảnh :

- Tại sao lại phải “Đào tận gốc, trốc tận rễ” đám Trí – Phú – Địa – Hào… rồi bây giờ lại gọi đó mới chính là nguyên khí của đất nước !
- Tại sao sau CCRĐ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải thay mặt Đảng thanh minh trước quốc dân đồng bào rằng : Một Đảng biết nhận ra khuyết điểm (chỉ là khuyết điểm thôi sao?  lại một trò chơi chữ để che dấu tội lỗi, nghe thật nhẹ như không có gì thực sự thật khủng khiếp đã xảy ra cho hàng ngàn hàng vạn gia đình !) của mình, Đảng đó còn có thể tiến bộ, rồi ông lặng lẽ rút khăn tay lau nước mắt. ( !?). 
- Tại sao lại phải cải tạo thực ra là đánh sập công thương nghiệp tư bản tư doanh tới 2 lần (Miền Bắc sau năm 1954 – Miền Nam sau 30/4/1975). Sau 1986 đến nay lại phải làm lại gần như từ đầu.
- Tại sao lại phải mở ra các “Pháp trường trắng” trong vụ đàn áp nhân văn giai phẩm và xét lại chống Đảng. Pháp trường trắng là : “Nơi không có đầu rơi, không có máu chảy, nhưng có người chết” – (Nguyễn Tuân). Thời gian và năm tháng đã trôi qua đã đủ để minh oan cho những con người tài hoa, dũng cảm và trung thực đó. Đến nay trên thực tế không ít người trong họ đã được vinh danh trở lại thì hỡi ôi người còn, người mất, người đang sống nhưng phải sống đời sống thực vật, cỏ cây, người tha hương biệt xứ mãi mãi ôm theo những kí ức đầy ám ảnh nặng nề, tại sao lại phải làm như thế ? 



Hôm nay, lại một ngày kỷ niệm 30/4 nữa đến với đất nước chúng ta, dân tộc chúng ta. Cái ngày lịch sử mà cựu Thủ tướng, cựu Uỷ viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam Võ Văn Kiệt đã từng ngậm ngùi mà nói : “Có triệu người vui ! Cũng có triệu người buồn !”. Không biết có phải vì đây là tiếng nói của một lãnh tụ cao cấp mà có tình trạng người vui thì gọi ngày 30 – 4 là ngày “Quốc Khánh”, còn người buồn thì gọi ngày này là ngày “Quốc Hận !”, xin được phép hỏi : 

Tại sao sau ngày 30/4/1975 ngày con Lạc ở miền Bắc chiến thắng cháu Hồng ở miền Nam, người chiến thắng không thực lòng hoà hợp, hoà giải mà lại tạo ra những thương tổn không đáng có trong lòng những kẻ bại trận. Những ngày tháng tù đầy, cải tạo và phân biệt đối xử với quân nhân, viên chức chính quyền cũ và vợ con gia đình họ đến nay vẫn là những kí ức đầy hãi hùng. Vì những hãi hùng này mà ngày đó hàng triệu người con đất Việt phải liều thân bỏ xứ ra đi, mong kiếm tìm một vận hội mới. 
Người chiến thắng không chỉ làm ngơ mà còn không hiếm những kẻ trục lợi dựa trên cuộc tháo chạy kinh hoàng diễn ra trong nhiều năm đã làm biết bao gia đình tan nát, bao nhiêu người phải chết trong tuyệt vọng, phải khuynh gia bại sản, phải nhơ nhuốc vì hải tặc, phải hoài thân trong bụng cá, phải bỏ xác trên đảo hoang. Người sống sót không mấy ai tránh khỏi những sang chấn tinh thần không dễ bình phục. 
Sau nhiều năm tha hương biệt xứ, nay người thành đạt, người không thành đạt, nhưng mỗi khi nhớ về quê hương, xứ xở bên cạnh những bồi hồi là nỗi ngậm ngùi : “Tổ Quốc ! Một dĩ vãng cần phải quên đi”. Đến nay đã có nhiều nhân vật nổi tiếng của chế độ VNCH… quyết định tìm về cố quốc với nhiều lý do, nhưng thực ra chỉ để được gửi nắm xương tàn, đã phải nhắm mắt bước qua những thị phi của người trong nước, phải bịt tai trước những la ó, của nhiều tha nhân cùng cảnh ngộ. Đặc biệt trong đoàn người ra đi năm đó, đến nay vẫn có quá nhiều người dường như vẫn chưa ra khỏi những ám ảnh của hận thù, thậm chí nhiều người vẫn thề không đội trời chung, không đứng cùng đất với cộng sản, đó chính là nguyên nhân làm nổ ra những cuộc biểu tình phản đối các vị nguyên thủ hôm nay của Việt Nam khi họ xuất ngoại, đặc biệt khi họ công cán qua những nơi có đông người đồng bào của mình ở & thực tế đã cho hay, cũng chẳng có gì là vui vẻ dành cho các nguyên thủ cũ, các nhân vật nổi tiếng của VNCH khi họ trở về Việt Nam. 
Sự dè bỉu đến với họ không chỉ đến từ những người Quốc Gia đang ở hải ngoại, mà còn đến từ chính những người dân trong nước. Nhiều người trong nước đã có một thái độ hợp lý đối với họ, nhưng đâu có phải người trong nước nào cũng vui vẻ với họ. Cho đến lúc này, không chỉ ở những hãng thông tấn vỉa hè, tôi chứng kiến quá nhiều người Việt Nam ở trong nước vẫn còn vô tư ngộ nhận rằng năm 1972 chính ông Nguyễn Cao Kỳ đã chỉ huy chiến dịch giải cứu tù binh Mỹ bị giam giữ ở quê hương Sơn Tây của ông ! Hãy nghe mấy ông Nhạc Sĩ Nhân Dân, đỏ ngực là huân chương, huy chương là giải thưởng nhà nước...lườm nguýt, chê bai, dè bỉu những gì về ông Phạm Duy ngay trên những trang báo lề phải. 
Sau hơn 36 năm, với những gì mà chúng ta quan sát được cho thấy, ngày 30/4 đâu có hoàn toàn chỉ là biểu tượng của sự toàn bích. Bên cạnh những giá trị tự thân, ngày đó cũng làm xuất hiện những chia rẽ mới rất đáng tiếc đối với nhiều thế hệ người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước như điều mà ông Võ Văn Kiệt đã nói : “Triệu người vui – Triệu người buồn”.
Tôi tin rằng đến nay nếu phải nhắc lại cuộc chiến tranh đó, nghĩ lại những gì đã xẩy ra trong ngày 30 / 4 / 1975, người Mỹ chỉ coi đó là một kỷ niệm buồn cùng với những toan tính thành công và cả không thành công của họ. Điều gọi là“ Hội chứng Việt Nam vẫn còn là bóng ma ám ảnh nước Mỹ” chỉ là sản phẩm của tưởng tượng. 

Chưa người Việt Nam nào đã quên Tuyên Bố Thượng Hải ngày 28 /2 /1972. Đó là cuộc mặc cả trên lưng người Việt Nam ở cả 2 miền của Hoa Thịnh Đốn và Trung Nam Hải, là cú “Đi Đêm” đầy tai tiếng giữa Nixon và Mao. Đặc biệt là sau khi Hội Nghị Ba Lê được các bên ký kết, Mỹ chính thức bước ra khỏi cuộc chiến, bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà, Mỹ không chỉ có lỗi với đồng minh chiến lược của mình, Mỹ có lỗi với cả dân tộc Việt Nam khi dửng dưng, ngoảnh mặt đi để Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam (1974) và từ đó cho tới ngày 30 / 4 / 1975 trong tiếng gầm thét của cỗ máy chiến tranh trong tay người Việt Nam, chỉ có người Việt Nam chúng tôi ở 2 bên là ngã xuống trong cuộc lao vào nhau, chém giết nhau, thanh toán nhau chí mạng chứ đâu có người Mỹ. 
Để khai thông được con đường vào Hoa Lục, ngay từ ngày đó, người Mỹ đã tạo ra một tư thế Địa Lý Chính Trị rất bất lợi cho dân tộc chúng tôi khi chúng tôi phải tồn tại bên cạnh “Anh chàng khổng lồ” đầy tham vọng Trung Quốc đã tay trong tay với Hoa Kỳ lúc mà Liên Xô đồng minh chiến lược của Việt Nam đã quá già yếu.
Hình ảnh một Đặng Tiểu Bình, 10 h sáng 29/1/1979 tại thảm cỏ trước Nhà Trắng, xúng xính trong bộ đồ của một cao bồi miền viễn tây nước Mỹ và những gì mà ông ấy đã nói ở đó về “Mèo Trắng – Mèo Đen”, về kế hoạch sẽ dậy cho bọn tiểu bá côn đồ Việt Nam một bài học đã là quá đủ để nói : Người Mỹ đâu có trắng tay sau cuộc chiến ở Việt Nam. Nếu sau ngày 30 / 4 / 1975 người Mỹ không dang tay đón nhận làn sóng Thuyền Nhân Việt Nam bỏ xứ ra đi…thì hình ảnh Hiệp Sĩ Nhân Quyền Hoa Kỳ chắc chắn sẽ hoen ố, sẽ chẳng ra gì trong con mắt của người Việt Nam. 
Về một phương diện khác, tôi nghĩ : nếu người chiến thắng vẫn cứ giữ mãi nỗi hoan hỉ ngày 30 / 4 là ngày đánh dấu sự kiện “Đánh cho Mỹ cút – Đánh cho nguỵ nhào”, chúng ta cũng sẽ rất khó giải thích những chuyển động chính trị trong xã hội Việt Nam những ngày gần đây.
Về mối quan hệ hôm nay giữa Mỹ và Việt Nam, bên cạnh xu thế nồng ấm thì lại mới có một sự cố thật khó hiểu. Chỉ vì đến thăm Linh Mục Nguyễn Văn Lý mà ngài tùy viên chính trị sứ quán Hoa Kỳ bị mấy ông an ninh Huế cho “Lên bờ xuống ruộng” mà sau đó Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng chỉ khiêm nhường bầy tỏ “Sự quan ngại...”, dường như người Mỹ thời Obama không mặn mà với quyền con người cơ bản thì phải ! Người Mỹ đang toan tính gì ? Ban lãnh đạo Việt Nam đã gửi đi thông điệp gì từ vụ ra tay này ? 
Không biết dân tộc chúng tôi sẽ đi về đâu trong tư thế Địa Lý - Chính Trị mới với sự xưng hùng xưng bá ngày càng công khai của Trung Quốc, sự lùi bước đã đến giới hạn cuối cùng của ban lãnh đạo Việt Nam trước Thiên Triều, sự ngày càng xa rời những mục tiêu dân chủ của nước Nga đồng minh cũ của Việt Nam, sự suy yếu trông thấy của siêu cường Nhật Bản, sự vùng lên của Bắc Phi và Trung Đông, cùng với sự hiện diện ngày càng sâu của sức mạnh Hoa Kỳ trên Biển Đông và Đông Nam Á. Đây là câu hỏi bỏ ngỏ xin dành cho tất cả mọi người Việt Nam còn quan tâm tới thời cuộc. 

Chúng ta vẫn thường tự tôn về truyền thống văn hiến hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, trong khi đó nước Mỹ chỉ mới lập quốc hơn 230 năm, nhưng sau chiến tranh Nam – Bắc Mỹ (1862 – 1865), giữa bên chiến thắng và bên chiến bại … họ đã có cách hành xử hòan toàn khác chúng ta là : Lấy sự hoà hợp thay cho oán thù. 
Sau ngày 30/4/1975, không làm như người Mỹ, chúng ta cũng chẳng làm như tổ tiên chúng ta đã làm trong những tình huống tương tự. Những gì đã diễn ra sau thời điểm đó được hiểu như một cuộc tính sổ không cần thiết giữa kẻ thắng và kẻ bại trận. Nhiều người thuộc thế hệ tôi đã từng đặt ra một hoán vị giả định :
Sau hiệp nghị Giơnevơ 1954, phía Bắc vĩ tuyến 17 sẽ là những người dân miền Nam họ sẽ sống với Đảng cộng sản. Đảng sẽ dúi vào tay họ khẩu AK47 được sản xuất từ Liên Xô. Nam vĩ tuyến 17 sẽ là những người dân của miền Bắc. Họ sẽ sống với những người quốc gia. Trong tay họ là những khẩu AR15 được sản xuất ở Hoa Kỳ hay ở Tenavip. Điều gì sẽ xảy ra đây ? Lịch sử sẽ phải viết khác đi chăng ? Tôi nghĩ rằng không thể. Người miền Nam mà sống ở miền Bắc cũng sẽ biết thế nào là đấu tố trong cải cách ruộng đất, thế nào là :
“Mang bục công an đặt giữa trái tim người,
Bắt tình cảm ngược xuôi theo luật đi đường nhà nước”
(Lê Đạt) 


sẽ phải thắt lưng buộc bụng, phải làm viêc bằng 2 để xây dựng chủ nghĩa xã hội, vẫn phải dốc sức để “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào” như lời kêu gọi của ông Hồ Chí Minh. Người miền Bắc sống ở miền Nam cũng làm sao mà tránh khỏi những ngày quân trường Thủ Đức, có học hành chút ít như trang lứa chúng tôi tránh sao khỏi những ngày võ bị Đà Lạt ! Rồi tất cả cũng phải dốc sức để “Bắc Tiến”, để “Lấp sông Bến Hải !”, dốc sức để “Kéo dài biên giới Hoa Kỳ đến vĩ tuyến 17” như lời kêu gọi của ông Ngô Đình Diệm, phải tiếp thụ những huấn thị : 
“Đừng nghe những gì cộng sản nói – Hãy nhìn xem những gì cộng sản làm” của ông Nguyễn Văn Thiệu, phải cầm phấn viết tên mình lên những trái bom sẽ ném xuống đầu người dân Miền Bắc như những gì mà ông Nguyễn Cao Kỳ đã từng phải làm lần ông ra sân bay Đà Nẵng.Và nếu như lịch sử lại có một kết cục ngược lại, ngày 30 /4 / 1975 lại kết thúc chiến tranh ở Hà Nội ! thì liệu người dân Miền Bắc có thoát được những cuộc tập trung cải tạo để tẩy não như ngày nào ông Diệm “Tố Cộng”, lê máy chém đi lấy đầu cộng sản theo Luật 10/ 59 ! Vậy là bi kịch vẫn đến với dân tộc chúng ta như một thứ tiền định. 
Thế thì không chỉ người dân mà những kẻ buộc phải cầm súng ở cả hai bên xét cho cùng đều là những quân cờ vô tội trên bàn cờ xung đột ý thức hệ do những triết thuyết ngoại lai chi phối. Hoàn toàn đúng như những gì mà nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ “Tổ quốc nhìn từ xa” :
“Xét cho cùng với mọi cuộc chiến tranh


Một bên thắng còn nhân dân đều bại !”
Nếu các “Đấng chăn dân” ở cả hai bên cùng nghĩ được như thế, thảm kịch đã không xảy ra. Kho tàng tiếng Việt đã không phải xuất hiện những cụm từ quá biểu cảm “Thuyền nhân” (Boat People để chỉ những người bỏ quê hương ra đi bằng thuyền). Sau này là cụm từ “Dân oan” ( Chỉ những người dân gặp phải oan ức trong đời sống Việt Nam đương đại). Vào những tháng năm ly loạn đó, không một ai nghĩ rằng lại đến lúc những kẻ : “Macô, đĩ điếm, lười lao động đáng nguyền rủa” lại được Đảng ta “Trìu mến” gọi là “Khúc ruột ngàn dặm !”… Không mấy ai nghĩ được lại có lúc nhiều tỉ USD hàng năm đã lăn ngược những con đường đầm đìa nước mắt của những thuyền nhân bỏ xứ lăn tìm trở về tiếp máu cho đất nước đang ngày càng tụt hậu với khu vực và quốc tế, đang loay hoay kiếm tìm “Chiếc Lá Diêu Bông” xã hội chủ nghĩa !. Điều này là một bất ngờ là một trớ trêu của lịch sử dân tộc. Nhưng lần này có thể nói đó là một trớ trêu có hậu. 
Hôm nay, Đảng đã hạ mình nhận anh, nhận em với những người bỏ xứ. Ngay từ Xuân Mậu Tý, ông Nguyễn Minh Triết - Chủ Tịch nước, ông Phạm Thế Duyệt nguyên UVBCTĐCSVN, nguyên Chủ Tịch MTTQVN, ông Nguyễn Cao Kỳ - Nguyên Phó Tổng Thống, Nguyên Thủ Tướng VNCH, ông Đỗ Mậu – Nguyên Tổng Thanh Tra quân lực VNCH, ông Phạm Duy – Nguyên cán bộ văn hoá kháng chiến của chiến khu Việt Bắc, một trong ba nhạc sĩ nổi tiếng nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam đương đại ( Phạm Duy – Văn Cao – Trịnh Công Sơn) đã hoà hợp dân tộc ở mức tay trong tay mà ánh mắt nhìn nhau chưa hết bẽ bàng !


Nguyên Phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ và Chủ Tịch CHXHCN VN Nguyễn Minh Triết đang tay trong tay. Nhạc Sĩ Phạm Duy với Sổ Hộ Khẩu và Chứng Minh Thư nhân dân.


Vào thời điểm tôi đang viết những dòng chữ này, các Fan hâm mộ các ca sĩ hải ngoại của cư dân nơi tôi ở đang vô cùng háo hức đón chờ thế hệ hậu duệ của những tài danh Chế Linh (Chế Phong), người hùng Biệt Động Quân Duy Khánh với quý tử Chế Phi cùng với những siêu sao cỡ Thanh Tuyền, Tuấn Vũ, Elvis Phương, Trường Vũ, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên… đã “Nối vòng tay lớn” điều mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã ao ước ngay từ buổi trưa 30/ 4 của 36 năm về trước ! Sao lại phải muộn màng đến như vậy ! Đây thực sự là hoà hợp hay chỉ là một thứ chính trị thớ lợ !?...Hay đây là một dẫn chứng sinh động cho điều mà ông Võ Văn Kiệt đã từng nói : “Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ Quốc Việt Nam không của riêng một ai, một Đảng, một phe phái, hay một tôn giáo nào”. Những cuộc “Nối vòng tay lớn” tương tự đã, đang và có thể sẽ còn diễn ra dồn dập hơn nữa, liệu quá trình đó có làm lu mờ đi vừng hào quang của chiến thắng 30/4/1975 ? 
Câu trả lời đã quá rõ : Chúng ta đã “Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của… (không) trí tuệ” ( Hà Sĩ Phu) và cái giá của cuộc tương tàn để có một xã hội như thế này…thật là thê thảm & vô nghĩa. Tôi nghĩ, nếu được làm lại thì những người Việt Nam yêu nước, thương nòi, có văn hoá, có nhân cách, có lòng tự trọng… sẽ hành xử khác những gì mà những người chiến thắng đã làm sau ngày 30 – 4 – 1975.
Thử hỏi trong lịch sử dân tộc, có giai đoạn nào, có thời kỳ nào và vì ai mà nội lực dân tộc bị huỷ hoại, suy yếu vì chia rẽ, vì ngờ vực lẫn nhau lại dai dẳng, bi thương, sâu sắc & nghiêm trọng đến như vậy ! Tương lai của dân tộc rồi sẽ ra sao ? Ai là người có lỗi trước tiền nhân ? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử đây ? 

Thế mới biết : Con đường để Việt Nam đi đến dân chủ là không hề đơn giản như tên gọi của các loài hoa. Ngày mà người Việt Nam ở trong nước cũng như ngoài nước có được một tiếng nói chung, một lộ trình chung, một đề án chung để Tổ Quốc Việt Nam hiện diện trong thế giới nhốn nháo này ở tư thế ngửng cao đầu, xứng tầm với những gì mà dân tộc lẽ ra phải được khẳng định từ lâu rồi, những gì mà Văn Cao ao ước :


“Từ nay người biết yêu người,


Từ nay người biết thương người”.
có lẽ vẫn còn xa vời lắm và lại như một định mệnh, với “BỮA TIỆC DÂN CHỦ” của nhân loại, chúng ta sẽ vẫn chỉ “MÃI MÃI LÀ NGƯỜI ĐẾN SAU”.



Lời cuối : Khi giao tiếp với cuộc đời, tôi đã phải nhân danh rất nhiều tư cách. Khi tôi chống tiêu cực trong giáo dục, khi tôi bênh vực những người là dân oan, khi tôi cầm lá phiếu đi bầu, khi tôi tự ứng cử Quốc Hội 12, khi tôi “Sống, làm việc theo Hiến Pháp và Pháp Luật”, khi tôi thực thi những gì trong các Tuyên Ngôn – Công Ước quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã cam kết thực hiện, khi tôi thực thi quyền tự do ngôn luận , tự do báo chí, quyền được phản biện và bảo lưu chính kiến của mình…đấy là tôi sống với tư cách một “Con Người Chính Trị”, “Con Người Công Dân”.

 Khi tôi phải gồng mình lên trước những nghịch cảnh đến từ thiên nhiên , đến từ chính đồng loại của mình theo kiểu “Con giun xéo lắm cũng quằn”, hoặc khi tôi đi theo tiếng hú gọi từ “Nơi Hoang Dã” …ấy là tôi đã sống trong tư cách của “Con Người Bản Năng – Con Người Sinh Học” và dù phải hiện diện trong trong tư cách nào thì tất cả phải chung một mẫu số CHÂN – THIỆN – MỸ. Để viết bài này, tôi đơn giản chỉ nhân danh là “Con Người Chính Trị”, “Con Người Công Dân” khi bầy tỏ những hoài niệm của tôi về ngày 30 / 4 / 1975, mốc thời gian đã đi vào lịch sử của dân tộc với biết bao hệ luỵ chi phối tới đời sống tinh thần của toàn thể cộng đồng. 
Có thể lắm, khi đọc bài viết này, sẽ có người lên án tôi, bóc mẽ tôi chỉ vì tôi không suy nghĩ như họ. Xin mời ! Tôi chủ trương không đối lời, không tranh biện. Tôi “không…” không phải là tôi không dám…tất cả cũng chỉ vì tôi là một tín đồ của ĐA NGUYÊN, là tín đồ của đa nguyên, tôi chấp nhận mọi ý kiến đối lập. 
Nhân đây tôi có lời minh định về việc có một số trang báo khi khai thác bài “Cách Mạng đâu có đơn giản chỉ là hiệu ứng của đám đông” của tôi, đã có sự biên tập không chính xác so với văn bản gốc. Cụ thể, tôi viết : “Với tư cách là một con người chính trị…”, đã được biên tập lại thành : “ Với tư cách là một người hoạt động chính trị…”. Việc xuất hiện động từ “Hoạt Động” trong cụm từ “một người hoạt động chính trị” đã gây ra những ngộ nhận không đúng về tôi.
Những sai lạc này là đáng tiếc, rất cần được nhìn nhận và rút kinh nghiệm./.
Thành phố Hà Đông những ngày đầu tháng 4 năm 2011


Nhà Báo : NGUYỄN THƯỢNG LONG


 

KÝ HUY PHƯƠNG

Những người thua trận
Tạp ghi Huy Phương
  
Ði Georgia nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên tôi được viếng thăm Stone Mountain Park nơi có hòn núi đá lớn khắc hình ba vị lãnh tụ của miền Nam thua trận trong cuộc nội chiến của Hoa kỳ kéo dài bốn năm từ tháng 4, 1861 đến tháng 4, 1865.
 
Hình ảnh những người thua trận tại Stone Mountain Park.
Từ trái, Tổng Thống Liên Minh Miền Nam Jefferson Davis,Tướng Tổng Tư Lệnh Liên Minh Robert E. Lee và Tư Lệnh Phó Thomas Jackson
(Hình: Huy Phương/Người Việt)
Ðó là hình Tổng Thống Liên Minh Miền Nam Jefferson Davis, Tướng Tổng Tư Lệnh Liên Minh Robert E. Lee và Tư Lệnh Phó Thomas Jackson. Tác phẩm điêu khắc này là do sáng kiến của “Hiệp Hội Những Người Con Gái của Liên Minh” (United Daughters of the Confederacy), khởi công từ năm 1962, sau bao nhiêu trắc trở, được hoàn thành năm 1972. Jefferson Davis chính là vị tổng thống lãnh đạo Liên Minh gồm 11 tiểu bang miền Nam ly khai chống lại chính sách giải phóng nô lệ da đen của Tổng Thống Abraham Lincoln lãnh đạo 25 tiểu bang miền Bắc.
Ðược gọi là những người “ly khai,” “phản loạn,” cuối cùng họ vẫn được tôn vinh và tưởng nhớ trong lòng người dân Mỹ.
Người thua trận mà cũng được vinh danh hay sao?
Cuộc chiến tranh tương tàn Nam Bắc kéo dài đúng bốn năm thiếu ba ngày, 750,000 quân hai phía và một số lượng thường dân thương vong không kiểm kê được, ước tính số người chết chiếm 10% toàn bộ số nam giới miền Bắc từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn ông da trắng miền Nam trong độ tuổi từ 18-40.
Bị phong tỏa đường biển, thiếu tiếp vận, nhất là sau sự thất bại của trận Gettysburg tại ngay vùng đất của mình,
cuộc nội chiến đẫm máu kết thúc vào ngày 9 tháng 4, 1865 khi Tướng Robert E. Lee, tư lệnh phe Liên Minh, ký nhận đầu hàng không điều kiện ở Appomattox Court House, Virginia, dưới sự chứng kiến của tướng miền Bắc Ulysses S. Grant. Tướng Lee đã an ủi quân sĩ của mình: “Sau 4 năm chiến đấu khó khăn, với sự can đảm và anh hùng chưa từng thấy, binh đoàn Bắc Virginia (của LM miền Nam) bị bắt buộc phải nhượng bộ một lực lượng và hậu thuẫn quá to lớn.”
Các điều kiện đầu hàng được soạn thảo hoàn tất vào khoảng 4 giờ chiều ngày 9 tháng 4. Khi Lee lên ngựa rời nơi ký văn kiện đầu hàng thì binh sĩ miền Bắc không giấu nỗi sự mừng rỡ đã reo hò, nhưng Grant nghiêm khắc ra lệnh ngưng ngay thái độ này.\
Ông nói: “Những người miền Nam bây giờ là đồng bào của chúng ta, và chúng ta không nên có thái độ đắc chí trên sự suy sụp của họ.”
Hiệp ước Appomattox không có điều khoản nào giam giữ, kỳ thị với 200,000 tù binh miền Nam và phe thắng trận thi hành đúng những điều khoản này, sĩ quan thua trận được giữ vũ khí cá nhân của mình và tất cả đã được an lành trở về với gia đình trong sự tôn trọng của phe đối nghịch, được xem như là hiệp ước của những người hào hiệp (The Gentlemen's Agreement). Theo lời yêu cầu Robert E. Lee, quân lính miền Nam được tiếp tục cho giữ lừa ngựa để trở về quê quán giúp họ trong công việc của nông trại, và được quân đội miền Bắc cấp ngay 25,000 khẩu phần lương thực vì những người lính thua trận đang bị đói khát mấy ngày hôm nay.
Trước đó, trong trận đánh nổi tiếng ở Gettysburg vào tháng 7, 1863, sau 3 ngày giao tranh, phe Liên bang miền Bắc chết 3,000 người, phe Liên Minh mất 4,000 người. Tổng thống Abraham Lincoln đã ra lệnh đem cả 7,000 thi hài của cả hai bên để an táng chung một nơi. Ngày 19 tháng 9, 1863, khánh thành nghĩa trang này, Lincoln đã đọc bài diễn văn công bố chiến trường Gettysburg là Nghĩa Trang Quốc Gia. 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hàn gắn vết thương chia rẽ của dân tộc, năm 1990, Tổng Thống William Mc Kinley đã cho thu thập khoảng 30,000 nấm mộ của tử sĩ Liên Minh Miền Nam trong trận Nội Chiến rải rác trong vùng Washington, cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section.
Trước hết chúng ta nhìn lại cuộc đầu hàng miền Nam ngày 30 tháng 4, 1975 tại Dinh Ðộc Lập, Sài Gòn.
Theo David Butler, tác giả cuốn The Fall of Saigon (1984), ghi lại tường thuật của phóng viên Neil Davis, một người Úc biết tiếng Việt làm việc cho đài truyền hình NBC của Mỹ, có mặt trong dinh lúc bấy giờ, thì khi xe tăng đã vào sân cỏ, hai bộ đội trẻ là Pham Huy Do và Pham Huy Nghe (ghi tên không có dấu tiếng Việt theo như trong sách), tay ôm súng, chạy vào trong dinh, sau khi kéo cờ Mặt Trận trên nóc, Nghe đi tìm Tổng Thống Dương Văn Minh, vừa chạy vừa quát to: “Ai là Dương Văn Minh? Dương Văn Minh hãy bước ra và quì xuống.” Vừa lúc thì Do dẫn vào bốn chính ủy, một người tự giới thiệu là Trung Tá Bùi Văn Tùng, chỉ huy đoàn chiến xa vào Dinh Ðộc Lập.
Sau này tài liệu của Cộng Sản ghi chép thì Bùi Văn Tùng có nói với Tổng Thống Dương Văn Minh là: “Ông không còn gì để bàn giao...” Nhưng sự thật, theo “Hồi Ký Dang Dở..” của cựu Ðại Tá Dương Hiếu Nghĩa ghi lại lời kể của Cựu Dân Biểu Nguyễn Văn Binh (nguyên Quận trưởng Gò Vấp) có mặt trong Dinh Ðộc Lập vào giờ ấy, thì:
“Thấy vị sĩ quan nầy đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của quân đội Miền Bắc, nên ông Minh tưởng rằng mình đang đứng trước một tướng lãnh cao cấp:
“Thưa quan sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông.”
Sĩ quan nầy dùng danh từ “mầy tao” xẵng giọng hách dịch và đanh đá lên tiếng:
“Mầy dám nói là trao quyền hả? Mầy chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nhìn. Mầy làm gì có ‘quyền’ nào để giao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng nầy đây. Ngoài ra tao xác nhận với mầy là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị của một đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ tao cấm mầy không được ngồi xuống!”
Cũng với thái độ ấy, y nói với ông Nguyễn Văn Hảo, khi ông này ngỏ ý muốn trao “món quà” 16 tấn vàng cho Bắc Việt:
“Ðó không phải là quà mà là chiến lợi phẩm của chúng tao, tao phải tịch thu, mầy hãy trao ngay cho tao đi!”
Ðọc đến đây, thấy vừa buồn vừa nhục!
Ngày nay chúng ta đã rõ Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa và thân phận của người lính miền Nam đã bị đối xử như thế nào.
Về người chết thì ngay khi Cộng Sản vào Saigon, ngày 3 tháng 5, Nghĩa Trang Quân Ðội Hạnh Thông Tây, Gò Vấp đã bị bọn Cộng Sản Bắc Việt dùng xe ủi đất san bằng hết ngay chiều ngày hôm đó.
Về người sống thua trận, thì cũng trong “Hồi Ký Dang Dở,” Ông Dương Hiếu Nghĩa cho biết: “Ngay tại tỉnh Vĩnh Long, các ông cai tổng Nguyễn Văn Dần, Nguyễn Văn Xôm, Nguyễn văn Thêm đều bị họ kết án là ‘có tội với nhân dân’ mà không thông qua một tòa án nào, và bị hành quyết ngay khi bị bắt, bằng vũ khí thô sơ như búa, mã tấu...
Riêng ngôi mộ của Trung Úy Dù Nguyễn Văn Ngọc ở xã Long Hồ, dù đã chết từ hơn một năm trước, vẫn bị họ đào mả lên, đưa cả quan tài ra giữa chợ Ngã Tư Long Hồ để cho phá nát bằng cốt mìn.”
Ở đây chúng ta không nói đến nguyên nhân của chiến tranh Việt Nam và cuộc nội chiến tại Mỹ, cũng không thể so sánh nếp sống và tư cách của tướng lãnh Mỹ với tác phong “rừng rú” của “bộ đội cụ Hồ” trong hai câu chuyện kể trên.
Chỉ xin mượn lời nhà văn Dương Thu Hương để kết luận cho bài này:
“...Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ!”

TÀI LIỆU TỔNG HỢP * XÔI SÀI GÒN


CHUYỆN XÔI SÀI GÒN


Dân ta thường ăn gạo, nếp thường làm trong giỗ tết và bánh. Cúng giỗ ở nhà hay nhà từ đường hoặc đình  thần thường là xôi gà hay xôi heo. Vì vậy mà xôi thịt đi với nhau.Tại thị thành người ta bán xôi làm quà ăn sáng. Nếp và gạo cùng các thứ đậu hoặc các thứ thịt mà phổ biến là thịt heo. cũng được làm bánh . Trong các tỉnh thành thì Sài gòn có nhiều loại xôi trình bày rất đẹp mắt. Miền Nam có đừa, kạp xường và nhiều thứ đậu cho nên có nhiều loại xôi hơn Huế và Hà Nội.


Người Sài Gòn rất chuộng xôi. Xôi sớm, xôi chiều, xôi tối lúc nào cũng có người ăn. Đất Sài thành có một phố chuyên bán xôi và còn rất nhiều món xôi "đặc sản" khó tìm nơi khác.
Xôi Sài Gòn có thể chia làm hai loại là xôi ngọt và xôi mặn.
Xôi ngọt phổ biến nhất vẫn là xôi gấc, xôi cẩm (hay còn gọi là xôi tím), xôi nếp than, xôi đậu, xôi sầu riêng, xôi vò.
Mỗi loại xôi lại có cách thêm hành phi, mỡ hành, dừa bào hay đường riêng.

Xôi ngọt tại Sài Gòn thường có lớp đường phủ lên trên
 
Xôi mặn Sài Gòn
Người Sài Gòn cũng rất thích xôi gấc
Xôi sầu riêng có hương vị rất đặc biệt

Ví như ăn xôi đậu xanh  bao giờ cũng phết thêm một miếng đậu xanh nhuyễn vàng ươm,
thêm một ít sợi dừa bào nhỏ, sau cùng là rắc lên một ít đường cát trắng phau.




Xôi nếp cẩm là loại xôi có màu tím thủy chung. Ăn xôi tím phải có thêm mỡ hành
và hành phi mới đúng vị. Người ta vẫn thường rưới mỡ hành và hành phi khi ăn
các món mặn, nhưng riêng với một số món xôi ngọt như xôi cẩm lại phải kèm
theo hai vị này mới ngon.




Cách ăn này quả thực chỉ phổ biến ở Sài Gòn vì người Sài Gòn ăn món ăn nào mà không có nước dường như đều phải có thêm ít mỡ hành beo béo mới đã.
Các món xôi có nguồn gốc từ phía bắc như xôi cốm, xôi gấc cũng chễnh chệ nằm trên các quầy hàng khắp các nẻo đường Sài Gòn. Vào đến trong Nam,hương vị của các món xôi này ít nhiều đã thay đổi. Vẫn là xôi với gạo nếp thơm lừng,khác chăng là hương vị ngọt hơn theo khẩu vị của người Nam.

 



Xôi ngọt thuần túy miền Nam thì phải kể đến xôi bắp.Bắp phải là bắp nếp, hầm với nước dừa, tạo thành món ăn nửa xôi nửa cháo.



Hạt bắp hầm xong nở bung thật mềm, thậm chí hơi nhão, có màu trắng tươi,
rắc thêm đậu xanh đánh cho tơi mịn, rồi lại thêm ít dừa nạo, muối mè.
Ăn vào vừa ngọt vừa béo nhưng không ngấy lại ngon tuyệt.




Xôi ngọt Sài Gòn, đúng như tên gọi của nó, vị ngọt quyện với cái dẻo thơm của nếp,
beo béo của dừa, đậu xanh xoay nhuyễn và mỡ hành, lại thêm ít hành phi thơm thơm
giòn giòn tạo nên một hương vị riêng mà quen thuộc.


Ngoài ra còn có một món xôi ngọt khá đặc sắc nhưng không phổ biến bằngcác món xôi ngọt như đã kể ở trên là món xôi xiêm. Xôi xiêm có nguồn gốc từ Thái Lan.
Xôi Xiêm là sự tổng hợp từ các nguyên liệu từ gạo nếp Thái Lan, nước cốt dừa, sầu riêng,đường thốt nốt…Việc chế biến Xôi xiêm không phức tạp nhưng lại cần có kinh nghiệm và sự khéo léo.
Xôi hấp phải chín tới, dẻo, không nhão mà cũng không cứng, nước xốt có vị ngọt,
ngậy mà không béo, thơm mát. Ở Sài Gòn xôi xiêm thường được bán ở khu người Hoa (quận 5).
Xôi mặn thì phải kể đến xôi gà, xôi lạp xưởng, trứng cút, xá xíu, xôi chả, pa tê… Thường người tasẽ để xôi gà sang một bên, còn xôi với lạp xưởng, chả, trứng cút, pa tê sẽ gộp chung gọi là xôi mặn.

Xôi gà luộc-một món rất riêng 



Xôi mặn thập cẩm

Xôi trứng lạp xưởng



Các món trên đều có thành phần chung là xôi nếp nấu dẻo thơm, mỡ hành beo béo
với cọng hành xắt nhỏ còn nguyên màu xanh ươm dù đã qua lớp dầu nóng,thêm ít hành phi cho giòn thơm. Tùy theo nhu cầu và khẩu vị mà chọn các món ăn kèm như tôm khô, tôm chiên bột, lạp xưởng, trứng cút…
Riêng với xôi gà thì cũng có nhiều cách để thưởng thức. Phổ biến nhất vẫn là xôi gà xé,
vừa tiện lợi lại ngon, đó là đáp ứng cái nhu cầu nhanh, tiện lợi của người thành phố.
Nơi mà sự bận rộn khiến người ta thích được làm sẵn.




Từng miếng gà được xé thành xợi nhỏ, khi ăn không phải động tay xé gà,chỉ việc thưởng thức vị ngon thức ăn đem lại. Gà xé có thể là gà luộc kỹ cho nước ngọtvào trong từng thớ thịt, cũng có thể là gà chiên giòn, có nơi lại chọn cách là dùng gà nướng.
Xôi Sài Gòn thường bán vào sáng hoặc chiều tối. Sáng thì các hàng xôi thường tụ tập trước cổng trường học, hoặc bán bên lề đường. Trước trường nào cũng có ít nhất một gánh hàng xôi mà trên vỉa hè các con đường lớn nhỏ cũng không thể thiếu gánh xôi.












Xôi chiều thì phải kể đến đoạn đường Cao Thắng từ đầu đường đến ngã tư Điện Biên Phủ.
Xe nào xe nấy đều được đầu tư kỹ lưỡng, để ba bốn xửng xôi cao, khói bốc nghi ngút.
Chủ yếu là xôi ngọt với đủ màu sắc bắt mắt. Chỉ cần chạy xe ngang qua, nghe mùi thơm
tản mác trong không khí thì khó có thể kìm lòng mà đi tiếp. Mỗi gói xôi ở đây có giá từ 5.000đ đến 10.000đ.



Góc đường Sương Nguyệt Ánh giao với Cách Mạng Tháng Tám cũng  có một gánh
hàng xôi gà, xôi bắp rất ngon chỉ bán buổi chiều. Gánh hàng xôi đã xấp xỉ hai mươi năm.
Trải qua bao thăng trầm cùng thời gian, cái son sắc một thời của cô bán hàng cũng
vơi đi ít nhiều, nhưng hương vị gói xôi vẫn ngon như thuở nào. Xôi ở đây chỉ 7.000 đồng một gói, lại được gói trong lá chuối chứ không phải gói bằng giấy bóng như các nơi khác.
Sài Gòn cũng có một quán xôi nức tiếng từ xưa đến nay nằm ở đường Bùi Thị Xuân.
Đây được mệnh danh là quán xôi ngon nhất Sài Gòn với món xôi gà chiên, xôi lòng gà
và xôi gấc nổi danh. Xôi ở đây có độ nở vừa phải, lại dẻo thơm. 

;

Xôi gấc có vị ngọt thanh mát tự nhiên lại thơm lừng. Người đến đây ăn một lần
chắc chắn sẽ có lần thứ hai, thứ ba. Quán tuy nhỏ nhưng có đội ngũ nhân viên đông đảo,
lại nhiệt tình, dù đến ăn hay mang về đều không phải đợi lâu.

Văn hoá xôi ở Sài Gòn đa dạng vậy đó. Xôi luôn là món ăn vừa ngon, vừa no vừa tiện lợi
chẳng kém bánh mì. Người Sài Gòn phóng khoáng, dễ tiếp nhận và xởi lởi. 
Gánh hàng xôi cũng theo đó mà trở nên phong phú, đa dạng hơn nhiều. Từ một món xôidân dã bé nhỏ cũng phần nào đã khắc họa nên nét văn hóa riêng biệt của người dân chốn Sài Thành.
Những ngày đầu năm, Sài Gòn dường như còn nắm níu chút hơi lạnh mùa đông.Buổi sáng, tiết trời cứ se sắt khiến hơi ấm của chiếc giường càng quyến rũ hơn bao giờ hết. Trời thế này ăn những món nước nóng hổi mới "đã" khẩu cái, nhưng không hiểu sao tôi vẫn bị quyến rũ bởi làn khói mỏng bốc lên từ chõ xôi ven đường.

Không phải chờ đợi lâu lắc, không phải dừng xe gạt chống bước vào tiệm ăn tìm chỗ ngồi, chỉ tốn dăm phút đã có gói xôi nóng hổi, có thể mang đến giảng đường vừa "gạo" bài vừa ăn.


Hàng xôi gần trường tôi nhất là chiếc xe xôi của hai anh em trên đường Nguyễn Tri Phương. Chiếc xe khá to và bề thế, nhưng hơi cập kênh, cứ lắc lư hai đầu theo nhịp gói hàng của hai anh em. Đặc điểm ngộ nghĩnh ấy đã theo hàng xôi này trong suốt bao năm qua. Một điểm riêng biệt nữa của nơi này là chỉ bán một loại xôi mặn, và chỉ toàn khách quen.





Xôi đậu phộng.
 Xôi đậu phụng
alt
 ;

Đến tận bây giờ, khi các hàng xôi khác đều dùng giấy lót ni-lon, hoặc giản tiện hơn nữa là bỏ hộp, thì xe xôi này vẫn chung thủy với màu lá chuối truyền thống. Những hạt nếp ngỗng trắng ngà nổi bật giữa lớp lá chuối xanh mướt, lại được điểm thêm màu đỏ của lạp xưởng, của tôm khô, màu xanh của mỡ hành và màu vàng của hành phi. Xôi gói trong lá chuối có vị thơm ngon đặc biệt. Tiếc là bây giờ không còn cùi dìa để ăn chung cho đúng điệu.
Nhắc đến lá chuối cùi dìa lại nhớ mónxôi bắp, mà phải là món xôi bắp thuần túy miền Nam. Bắp phải là bắp nếp, hầm với nước dừa, tạo thành món ăn nửa xôi; nửa cháo.
;Hạt bắp hầm xong nở bung thật mềm, thậm chí hơi nhão, có màu trắng tươi, rắc thêm đậu xanh đánh cho tơi mịn, rồi lại thêm ít dừa nạo, muối mè, ăn quên thôi. Buổi chiều đến, dọc theo con đường Cao Thắng là những xe xôi xếp hàng dài, mỗi chiếc xe là một bức tranh lập thể nhiều màu sắc.

Xôi gấc màu cam óng ả, xôi cẩm tím rịm mượt mà, xôi đậu xanh lại vàng nhã nhặn . Đặc biệt là xôi nếp than, hạt nếp cứ nổ lách tách trong miệng, lại thêm nhân đậu xanh mỡ hành vừa béo vừa ngọt.
alt
;xôi trứng lạp xường
Nhưng hàng xôi quen thuộc tôi hay ghé lại là của bà cụ bán trên lề đường Đặng Văn Ngữ. Đã gần 20 năm qua, gánh xôi của bà vẫn không có nhiều thay đổi. Có chăng là thúng xôi nhỏ hơn và người bán cũng đã già hơn.
Bà chỉ bán 3 loại xôi với rất nhiều đậu. Tôi thích nhất là xôi đậu phộng, vừa dẻo vừa béo. Hạt đậu chỉ vừa chín tới, hơi sần sật ăn không ngán. Xôi đậu xanh hoàn toàn không bỏ màu, chỉ là hạt nếp Bắc dẻo thơm với ít đậu xanh cà, thêm nắm đậu xanh giã tơi rắc ở trên và chút đường, chút muối mè ém kế gói xôi, ai ăn mặn ngọt thì tự thêm vào tùy ý.
Xôi đậu đen là những hạt đậu đen bóng, óng ánh giữa lớp nếp thấm màu đen, lại rắc thêm ít dừa trắng tươi, nạo ngay tại chỗ bằng cây đũa cả có một đầu gắn chiếc nắp phéng. Có bao nhiêu hàng xôi vỉa hè như thế? Tôi không rõ. Nhưng chắc hẳn không người bán hàng nào thân thương với tôi như bà cụ. Nhìn bà, tôi như thấy lại hình ảnh mình và bạn bè những ngày tung tăng đi bộ đến trường, ghé gánh xôi dõng dạc: "Cho con 200 đậu xanh!"
Xôi là món ăn thông dụng, kết hợp giữa các thành phần nguyên liệu một cách khéo léo làm hài lòng khẩu vị của nhiều thực khách.
Xôi có thể chia làm hai loại là xôi ngọt và xôi mặn. Xôi ngọt phổ biến nhất vẫn là xôi gấc, xôi cẩm, xôi nếp than, xôi đậu, xôi vò... Mỗi loại xôi lại có thêm hành phi, mỡ hành, dừa bào hay đường riêng. Nguyên liệu chính để làm xôi thông thường là các loại gạo nếp.


; gà roti với xôi đậu xanh đặc trưng hương vị miền Tây.


Xôi đậu xanh cuộn gà xé với bánh tráng phơi sương.
Xôi trắng thường chỉ có gạo nếp với một chút muối ăn, như các loại xôi khác đều có kết hợp với nhiều màu sắc từ các loại cây trái trong thiên nhiên như gấc, lá dứa, lá cẩm... làm tăng thêm sự đẹp mắt cho món ăn. Người bán xôi thường kết hợp với các nguyên liệu kết hợp khác như đỗ xanh, đỗ đen, lạc, thịt, cá, ngô, xoài, sầu riêng... để tạo nên nhiều dạng xôi với sắc thái đặc biệt. Bên cạnh đó, các thực phẩm như ruốc, pate, xúc xích, thịt quay, xá xíu, thịt hun khói, trứng, giò lụa, chả, lạp xưởng, thịt gà rô ti xé... cũng tạo cho món xôi thêm những hương vị và chất lượng riêng biệt khi được ăn kết hợp.

Ở Sài Gòn, xôi thường được bày bán khá phổ biến vào buổi sáng hoặc chiều tối trước cổng trường học, hoặc bán bên lề đường và lúc nào cũng có người ăn. Tuy nhiên, để chọn cho mình một món xôi vừa ý, bạn có thể ghé tại số 167, Nguyễn Công Trứ, quận 1. Cửa hàng bán từ 7h đến 19h các ngày trong tuần, với giá mỗi phần ăn 22-35.000 đồng. Ngoài ra, nếu bận rộn, bạn có thể gọi điện đến cửa hàng để được giao tận nơi.
Các loại xôi sau đây có hình thức hơi lạ.
đậm đà vị tôm khô vàng ươm đặc trưng.

Xôi tôm khô truyền thống được cuộn trong lớp vỏ bánh tráng phơi sương.
 
 
ngọt bùi sợi cơm dừa và thanh mát đường thốt nốt..

Xôi dừa ngào có vị ngọt bùi sợi cơm dừa và thanh mát đường thốt nốt.


7. Tôm khô cuộn rong biển: độc đáo với hình thức sushi và hương vị ngon tuyệt từ rong biển và tôm khô.
 

Xôi tôm khô cuộn rong biển giống món ăn độc đáo với hình thức sushi và hương vị ngon tuyệt từ rong biển và tôm khô.
trứng gà: Dẻo ngọt hòa quyện với vị trứng gà vừa thanh vừa bùi.
Xôi trứng gà có vị dẻo ngọt hòa quyện với vị trứng gà vừa thanh vừa bùi.



đậm đà vị tôm khô vàng ươm đặc trưng
  Xôi tôm khô đậm đà vị tôm khô vàng ươm đặc trưng




9. Đậu xanh cuộn gà xé: Xôi đậu xanh gà xé cuộn trong bánh tráng phơi sương.

Xôi gà rôti kết hợp với đậu xanh, đậm hương vi miền Nam.

BICH XUÂN * CAFÉ PARIS

Paris Về Đêm Bên Những Tiệm Café

Bích Xuân, Paris

 

 

 
 
 
 

Paris về đêm bây giờ có thể so sánh như người một đàn bà, bắt đầu trang điểm cho cặp má thêm hồng, cho đôi môi đậm đỏ. Những người ở vùng ngoại ô, hay những người ở Paris, họ thường đi tìm những quán café đẹp, hoặc quán café cũ của ngày xưa, để có những giây phút hoài cảm bên ly café. Bởi, nơi đây là di tích gợi nhớ lại quá khứ. Những quán café này cũng dành cho những người hay đi chơi khuya đến ăn trễ, hay uống một ly rượu nhỏ. Song song vào đó họ lên sàn nhảy, nhún vài động tác, xài cho cạn hết năng lượng trước khi đi về ... ngủ. Paris về đêm, còn có nơi để cho người ta buông thả cuộc đời bằng cách ... trao đổi thể xác với nhau một cách nhẹ nhàng mà hầu như những người chung quanh chẳng ai thèm để ý tới.  



 
 
 
 
 

Paris có rất nhiều tiệm café, đó chính là Paris có nét độc đáo riêng của nó. Truớc hết xin nói về những tiệm café nổi tiếng, nằm trong những khu sầm uất của Paris, và tiệm cũng đã nhiều tuổi thọ (nhà cửa ở Paris trên hai, ba, trăm năm là thường). Tiệm café Flore ở đường Boulevard Saint-Germain, quận 5, tiệm này có 120 tuổi(1887). Tiệm Flore nằm trong khu nổi tiếng Saint-Germain. Nơi đây như là một cái làng nhỏ trong Paris mà nhiều người ngoại quốc biết đến, nhờ tiệm tồn tại đến hôm nay.


Café Flore độc đáo nhất, không suy suyển với thời gian, được coi như là một ngã tư để trao đổi thời trang và những tư tưởng mới. Rất có nhiều người muốn đến đây để thưởng thức bầu không khí đặc biệt bên ly café nhỏ, đậm đắng, nhưng rất thơm ... Tiệm café Flore này, lấy tên một tượng thần, dựng bên kia đường. Nói tóm lại, từ năm 1930, những tiệm café nằm trên khu vực này, là nơi hẹn hò của những nhà trí thức, hoạ sĩ, nhà xuất bản, tài tử điện ảnh. Juliette Gréco, và Boris Vian thường sánh vai nhau ở đây. Nhà văn viết về thuyết hiện sinh Jean Paul Sartre và Simone de Beauvoir cũng thường hẹn gặp nhau tại đây vào năm 1939. 



 
 
 
 
  
 
Rồi đến tiệm café Chat Noir (Mèo Đen) được 126 năm tuổi của Rodolphe Salis, một người có tâm hồn nghệ sĩ. Tiệm café Chat Noir nằm ở dưới chân đồi Montmartre. Khách thường tới café Chat Noir vào buổi chiều tối, để nghe những bài hát, hay nghe những người khách lên kể những chuyện vui, chuyện tiếu lâm ... Café Chat Noir được thành lập 1881, (nguyên trước kia là một bưu điện). Vì sao có tên Mèo Đen ? Vì, Rodolphe Salis tình cờ "thấy" một con mèo hoang, trong cuốn sách qua một câu chuyện. Và ông chủ này tưởng tượng ra một cái bảng, trong đó có vẽ con mèo đen lớn, với cặp mắt màu xanh lá cây, ngồi trên một mảnh trăng lưỡi liềm, nên ông đặt ngay tên tiệm café là Chat Noir.

Tiệm Chat Noir là nơi tập trung những văn nghệ sĩ, họ đến để trình bày những bản nhạc mới, thơ mới sáng tác. Họ đến, để đọc cho nhau nghe, hoặc kể chuyện, hoặc tranh luận về đề tài thơ, nhạc, hay hát, ngâm thơ ... Café mỗi ngày càng đông khách, ông Salis mở thêm café Chat Noir thứ hai. Ông định mở thêm tiệm thứ ba thì ông bị bệnh mất năm 46 tuổi . Ở một góc Paris khác, có tiệm café Le Hard-Rock, tiệm này hay chơi nhạc Rock. Tiệm café này gần nhà hát kịch Rex, trên đại lộ Montmartre ở quận 9. Ở đây, ăn uống như kiểu bắc Mỹ (Mễ). Có hai món ăn đặc biệt là :Ribs và Fajitas. Nhà hàng này, bên trong có trưng bày 63.000 kỷ vật liên quan đến giới âm nhạc. Đây như một viện bảo tàng nhỏ của các ngôi sao về nhạc Rock. 63.000 đồ vật đủ loại, gồm có, những bản nhạc, đàn, áo quần của những người chơi nhạc Rock nổi tiếng, trong đó có cây đàn nổi tiếng của Eric Clapton nổi bật treo trên tường gần bar rượu. Sau đó là cây đàn của Pete Townsend.
Tiệm café ở một nơi khác là tiệm : café Charbon ở quận 15, nằm trên đường Oberkampf. Đây là một trong những khu đẹp của Paris, với những ngọn đèn trình bày rất lạ, đẹp mắt, và với những đồ chưng bằng đất nung. Còn một nơi café nổi tiếng khác là café Marly, nằm trên đường Rivoli thuộc quận nhất, tiệm café Marly ở ngay trong trung tâm của viện bảo tàng Louvre, trước mặt Kim tự tháp bằng kính. Tất cả café kể trên nổi tiếng về những cái duy nhất. Mỗi tiệm đều có những sắc thái độc đáo, riêng. Đến dùng một ly café nhỏ ở đây, có thể người ta sẽ tìm thấy những gì họ đang mong muốn, chờ đợi ... Đến thế kỷ 20, Paris về đêm thay đổi nhanh chóng.

Những tiệm café nhộn nhịp khách ra vào là nhờ ảnh hưởng của giới văn nghệ sĩ nổi tiếng ngày xưa, thường là động cơ để khiến khách đến tiệm café này nhiều hơn. Chẳng hạn như tiệm café ở vùng Montparnasse là tiệm Le Dome, La Rotonde mà hoạ sĩ nổi tiếng Picasso, Paul Klee, Marc Chagall, thường hay hẹn hò nhau ở đây. Các tiệm café này bây giờ vẫn còn hoạt động. Rồi đến khu vực của người Á châu hôm nay. Người Việt ở khắp nơi khi nghe nói đến Paris đều biết khu 13, do người Á châu làm "vua". Thật ra, chỉ là một khu vực nhỏ nằm trong quận 13 Paris mà thôi.


Người ta tưởng quận 13 là khu phố Á châu, không có gì để đi chơi về đêm, ngoài những tiệm ăn, có ca nhạc. Đó là điều sai lầm. Vùng 13 này, chia ra 3 vùng khá xa nhau. Mỗi vùng có nét độc đáo riêng và khác nhau. Người ưa thích về cảnh lạ, hay người thích những gì có liên quan đến người Á châu thì vào những tiệm ăn, hay vào những gian hàng trong siêu thị, dành riêng cho người Á châu, để nghe những bản nhạc mới nhất của ca sĩ Hồng Kông, hay là ca sĩ Việt Nam. Một nơi khác, ở vùng Butte aux Cailles, ban ngày rất trầm lặng, nhưng tối đến có những địa điểm như Merle Moqueur, người ta hay tụ họp tại đây. Nơi này, một số trưởng giả thích cuộc sống phiêu bạt, lang thang về đêm với một sắc thái riêng biệt của họ, và cũng là khu của nghệ sĩ. Cũng tại nơi này, có hai tiệm nổi tiếng là Batofar và Guinguette ở trên đường François Mauriac.

Nơi đây là hiện thân văn hóa của âm nhạc. Có hai chiếc tàu, một chiếc tàu sắt và một chiếc tàu buồm bằng gỗ như kiểu của Tàu. Các tàu này đậu ở bên dòng sông Seine. Trên tàu có ca nhạc cuối tuần. Trong tuần khách có thể vào uống café nghe nhạc hoà tấu, với gía 15 euro. Còn nghe hoà nhạc và bao ăn "trọn gói" 3 món gồm : khai vị, món chính, và món tráng miệng, giá 30 euro . >Ngược về quá khứ của Paris về đêm.
Dân Paris ăn chơi về đêm có từ lúc nào ? Cho đến bây giờ, những nhà khảo cổ vẫn chưa tìm thấy dấu vết của những bộ xương người đi chơi đêm ở Paris đang cầm ly rượu uống, hay ở trong tư thế ngồi ăn.
Do đó, người ta không thể biết rằng, những người đi chơi đêm tại Paris bắt đầu có từ lúc nào ? Theo người ta biết, dân Gaulois lúc đó đi chơi đêm trời Paris tối đen như mực, đâu đã có ánh đèn ? Thành ra, đi chơi đêm thời đó là một vấn đề rất nguy hiểm. Muốn đi chơi đêm để uống rượu là vô cùng liều lĩnh. Nếu có, cũng chỉ có ba hạng người mới dám đi thôi. Hạng thứ nhất : những người trưởng giả có tiền, có hầu cận bảo vệ. Hạng người thứ hai : quân nhân có mang gươm, tự tin nơi sức mạnh của họ, và hạng người thứ ba là đám bụi đời, có lẽ phải thêm vào nhóm thứ tư mà người ta ít đánh giá, đó là đám sinh viên hay đi ... nhậu đêm. Năm 1667, cảnh sát trưởng ở Paris, tổ chức chương trình thắp sáng Paris bằng những ánh đèn dầu, có cảnh sát đi tuần hàng đêm.

Từ đó, Paris mới bắt đầu có an ninh. Năm 1715, chính phủ cho mở những dạ vũ ở các nơi công cộng mà trước đó người ta chỉ tổ chức trong khung cảnh gia đình, hội họp mà thôi. Đến năm 1917, có tổ chức triển lãm quốc tế, lúc đó, những quán bia, rượu mở ra và được tiếp khách bởi những cô gái trẻ đẹp, ăn mặc rất hấp dẫn (không có con trai) do một ông chủ quán lăng xê ra vụ này. Phong trào cạnh tranh đua nhau mở quán bia, rượu có gái đẹp, mặc đầm xòe tiếp khách khắp mọi nơi trên đường phố Paris, thu hút được nhiều khách. Nhưng thật sự, người dân đi chơi đêm ở Paris, phải chờ đến thời đại Napoléon các hộp đêm mới bành trướng. Những hộp đêm dạ vũ theo nhau mọc lên khắp nơi. Nhà hát Opéra, tổ chức dạ vũ 3 ngày trong một tuần (một trong những nơi dạ vũ nổi tiếng của thời Napoléon, bây giờ là toà án lớn thương mại Paris). Paris bắt đầu có nhiều tiệm café. Vào năm 1730, có 380 tiệm café tại Paris. Trong các tiệm café, có thêm phần ca nhạc

 Đến nửa thế kỷ 19 người ta vẫn chưa phân biệt được, giữa các tiệm café và quán ca nhạc. Còn những dạ vũ lớn, thường thường tổ chức ngoài trời, trong những công viên lớn. Những nơi này, cạnh tranh với những nơi dạ vũ có bán rượu. Đến năm 1830, ngoài những tiệm café trên, có thêm 138 hộp đêm dạ vũ ở trước những cửa của vòng đai xa lộ, trước khi vào Paris. Tiệm vừa uống càfé, vừa nghe hoà nhạc, được tổ chức tại Champs Elysées vào năm 1840 dưới một cái lều lớn, gọi là "Concert de la Corde", lúc đó, ca sĩ chỉ đứng ca trên một thùng ... rượu. Buổi ca nhạc tuy đơn sơ, nhưng rất thành công. Sau đó, người ta bắt chước mở tiệm, vừa uống café, vừa nghe nhạc loại này đã trở thành một phong trào ... Và Paris về đêm bên những tiệm café cho mãi đến hôm nay ... Chuyện bên lề các quán ăn. Mấy tuần nay Paris bỗng chói chang nắng. Dân Paris thấy nắng là ùa ra phố, mua sắm, hoặc ngồi quán café ... và, Paris đã bắt đầu có khách du lịch. Nhân tiện đây xin kể vài chuyện ... vui, để bạn đừng ngạc nhiên khi đến một nơi lạ. Khi khách vào trong một nhà hàng sang trọng, có con nhỏ đi theo.
Đứa nhỏ ăn chung phần với mẹ, nhà hàng sẽ tính thêm tiền phần ăn của đứa bé (phục vụ muỗng, nĩa, ly, khăn cho đứa bé họ tính tiền service). Người mẹ có quyền không trả, nếu trong Menu không ghi rõ, nên hỏi người hầu bàn, vì có tiệm tính tiền, có tiệm không, nên đa số người trả tiền không để ý điều này. Khách đặt phòng ở khách sạn. Thường thường chủ khách sạn đòi đặt trước một số tiền cọc, để chắc chắn khi đến sẽ có phòng. Tiền đặt cọc có hai loại. Loại Arrhes : có thể lấy lại tiền đặt cọc, và chủ khách sạn có thể hoàn lại tiền cho khách gấp hai lần, khi họ cần cho người khác mướn. Loại thứ hai Acompte : không thể lấy lại tiền, trừ trường hợp khách có những sự rủi ro ngoài ý muốn. Còn Menu resto, phải hỏi rõ ràng để đừng lộn giá tiền ban ngày với ban đêm (thường trong menu để không rõ ràng). Và, trong mục về rượu, gía tiền chai rượu ghi 8 đồng.

Nhưng khi tính tiền, khách phải trả 16 đồng ? Vì, 8 đồng chỉ là nửa chai. Khi khách hỏi mới được giải thích. >Một chuyện nữa, bình nước lạnh lấy từ nước robinet không tính tiền trong bữa ăn, nếu ngoài bữa ăn có tiệm tính tiền. Còn về rượu và nước suối, phải khui trước mặt khách. Chuyện cuối cùng là khi thanh toán tiền, người hầu bàn hoàn trả tiền lại khách, họ để những đồng tiền kẻng dưới tờ giấy tính tiền, tiền giấy thì để trên tờ giấy tính tiền. Khách đi với bồ nhí, hơi đâu để ý chuyện lẻ tẻ, lấy vội những tờ giấy bạc để trên. Rồi nắm tay bồ nhí đi ra ... Có biết đâu, đồng tiền kẻng của Pháp có loại 2 đồng, và 1 đồng ...
Bích Xuân, Paris
 

  

 

BÙA CHÚ , THÔI MIÊN HAY THUỐC MÊ

image

Một cuốn phim tài liệu mới đây đưa ra tiết lộ về loại thuốc đáng sợ nhất thế giới, đó là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân.

image


Loại thuốc có tên Scopolamine hay còn gọi là ‘Hơi thở của quỷ” có nguồn gốc từ cây Borrachero, loại cây dại mọc phổ biến Bogota,Colombia. Trong tự nhiên, loại cây này tự sản sinh và phát tán chất Scopolamine. Các bà mẹ nơi đây thường dặn con phải cẩn thận với những bông hoa màu vàng và trắng rất đẹp của loại cây này bởi phấn hoa có khả năng gây ra “những giấc mơ kì lạ”.
Chiết xuất từ hạt Borrachero không màu, không mùi và không vị không chỉ tạo ra “những giấc mơ kì lạ”. Đặc tính dễ tan trong nước, những tên tội phạm dùng chất này cho vào thức ăn, nước uống của nạn nhân. Hãng tin Reuters cho biết, nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức và trở nên ngoan ngoãn nghe lời, về nhà lấy hết của cải hay đến ngân hàng rút sạch tiền để đưa cho những tên tội phạm. Đặc biệt, những người phụ nữ bị bỏ thuốc “hơi thở của quỷ” trong nhiều ngày, bị hãm hiếp và bán vào nhà chứa.



Anh Ryan Duffy, phóng viên của hãng tin VICE đã đến Bogota, Colombia làm một phóng sự mang tên “Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới”. Đoạn phóng sự dài 35 phút của anh được đăng trải trên Youtube vào hôm 11-5 đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng. Tiến sỹ Stephen M.Pittel, nhà tâm lý học pháp y và cũng là người tiên phong nghiên cứu về văn hóa thuốc ở San Francisco có viết: “các báo cáo hàng ngày cho thấy nhiều vụ cưỡng hiếp, trộm cắp, bắt cóc… ở Mỹ và Canada có liên quan đến thuốc Burundanga, một dạng khác của Scopalamine vốn được sử dụng trong nhiều thập kỉ qua ở Columbia trong các nghi lễ bản địa”.


image



Tiến sỹ cho biết thêm: “Thông thường, những tên tội phạm bí mật bỏ thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt của nạn nhân. Nạn nhân đưa toàn bộ trang sức, tiền, chìa khóa xe, thậm chí còn rút cả tiền ngân hàng để đưa cho chúng. Khi tỉnh lại họ mới nhận ra đã mất đồ và hoàn toàn không kẻ đó là ai”. Đó là lý do tại sao những năm gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cảnh báo đối với du khách, cẩn thận với “những tên tội phạm ở Colombia sử dụng thuốc vô hiệu hóa tạm thời khách du lịch”.


Chỉ một lượng nhỏ thuốc là có thể sai khiến”;được nạn nhân trong khi lượng lớn hơn có thể gây bất tỉnh ngay lập tức và gây mất trí nhớ. Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Canada cũng đưa ra lời khuyên cho du khách đến các vùng nông thôn Colombia. Theo đó, du khách phải cẩn thận, tránh đến các quán bar một mình, cẩn thận với nước uống và đồ ăn nơi đây.

Ngay cả trên website của Bộ Ngoại giao Colombia cũng có lời cảnh báo khách du lịch đến Colombia “cẩn thận với chất Scopolamine, thường được gọi là Burundanga khi chúng được hòa với sữa, nước, thuốc lá hay qua đường hô hấp”. Thuốc thường được những tên trộm và bắt cóc dùng trong các quán rượu địa phương. Colombia cũng nổi tiếng là đất nước có tỉ lệ bắt cóc.

 

Có hay không thuật thôi miên


Bác sĩ Dư Quang Châu nhấn mạnh: “Thực sự mà nói tác dụng của thôi miên cũng không phải là quá thần kỳ như là có thể chữa bách bệnh, hay có thể sai khiến người khác làm theo ý mình… Trên thực tế, thôi miên vẫn còn nằm trong ranh giới nửa thực nửa ảo và hiệu quả cũng chỉ đến với một số ít người nên chưa được giới khoa học chấp nhận”.

Thôi miên không phải là có tác dụng thần kỳ
Thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe trường hợp có người giữa nơi công cộng hoặc trên tàu, trên xe, thậm chí giữa buổi chợ đông bỗng như bị “hớp hồn” và đã tự động móc ví tiền hoặc tự lấy đồ trang sức trên mình rồi trao cho một kẻ lạ nào đó. Một lúc sau nạn nhân mới chợt hiểu ra là mình đã bị “lột sạch”, mất hết tài sản cá nhân.
Trường hợp này hiện có rất nhiều ý kiến, thậm chí còn trái ngược nhau. Có người cảnh giác cho rằng nạn nhân đã tự gây mê, người khác gọi là bị bỏ “bùa mê, thuốc lú”. Lại có ý kiến là do nạn nhân tự “bịa” ra. Nhưng nếu gây mê thì làm sao nạn nhân lại có thể trở về nhà và bình tĩnh nhớ lại trường hợp bản thân bị mất tiền như thế nào. Thậm chí họ đã tự trao tiền bạc, nữ trang cho kẻ xấu như có ai đó điều khiển. Bởi vậy, có ý kiến lý giải rằng những trường hợp trên chính là hiện tượng thuộc về thuật thôi miên của những tay “cao thủ” đã lợi dụng nghề nghiệp của mình để làm điều xấu.
Trên phương diện sinh học, nhà bác học Nga Páplốp đã phân tích quy trình thôi miên chính là một dạng ức chế thần kinh của lớp vỏ não con người. Đây là trạng thái ức chế từng phần của vỏ não, giống như khi ta đang ngủ nhưng vẫn tồn tại một tiềm thức, một “điểm thức” nào đó ở vỏ não. Chính qua điểm thức này, đối tượng bị thôi miên đã nghe được lời nói hoặc nhìn được cử chỉ “ám thị” của người thực hiện thôi miên.
Qua các phương tiện máy móc y tế hiện đại, hiện nay các nhà khoa học đã ghi nhận hoạt động của não bộ con người, và đã khẳng định khi con người chìm vào giấc ngủ bình thường thì có hai giai đoạn quan trọng lần lượt được thay thế nhau: giai đoạn ngủ chậm (ngủ lơ mơ) và giai đoạn ngủ nhanh (ngủ sâu). Trong quá trình ngủ chậm, não bộ con người sẽ xuất hiện những sóng điện não, từ đó giấc ngủ sẽ chỉ đến từ từ và sâu dần. Còn giai đoạn ngủ nhanh đòi hỏi phải có những sóng điện não vận động nhanh, sự vận động của nhãn cầu cũng nhanh theo. Nhìn bề ngoài giống như người đang ngủ rất sâu, nhưng bên trong vẫn tồn tại một “sóng điện não” của người đang thức, đối tượng thấy mình hoạt động như người trong mơ và sẵn sàng nghe theo lời thôi miên…
Còn theo bác sĩ Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm cảm xạ Địa sinh học, Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng, người từng học là học và thực hiện môn Cảm xạ từ năm 1992 cho đến giờ  thì thôi miên là một kỹ thuật giúp người ta chuyển từ trạng thái tỉnh táo – trạng thái mơ màng – có chủ ý và hướng sự quan tâm của bạn đến một số mục đích cụ thể nào đó để có thể đạt được mục đích. Tương tự như trạng thái mơ màng, thôi miên là một hiện tượng bình thường, an toàn và lành mạnh.
Khi thôi miên, cũng như khi đang mơ màng, tâm trí bạn vẫn tỉnh táo nhưng bạn cũng gần như lãng quên đi những tác động bên ngoài. Trong cả hai trường hợp mơ màng và thôi miên trí óc của bạn điều chỉnh về “tần số alpha” – điều khác biệt là khi thôi miên trí óc của bạn tập trung đến một mục đích cụ thể mà bạn muốn đạt được và không trừu tượng. Những mục đích có thể là: cai thuốc lá, giảm ăn, nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân, vượt qua những nỗi sợ hãi, ám ảnh, tăng khả năng nhớ – Không có giới hạn nào cho các mục đích có thể đặt ra.
Khi bị thôi miên “nhẹ” thì điện não đồ giống như trong giai đoạn ngủ chậm. Nhưng khi thôi miên “sâu”, lúc ấy điện não đồ giống như giai đoạn ngủ nhanh. Lúc này đối tượng bị thôi miên sẵn sàng tiếp thu và thực hiện lời ám thị của thầy thuốc… Hiện nay các khoa thần kinh học trên thế giới đều cho rằng, thôi miên là một dạng tâm thần đặc biệt của con người (kể cả động vật) được sự tác động kích thích từ bên ngoài gây nên. Nó có những đặc điểm chung của điện não đồ như khi ta đang ở trong trạng thái ngủ nhanh, hoặc thiếp đi.
Trên thế giới, cụ thể là trong lĩnh vực tâm lý học y khoa, thôi miên được các bác sĩ sử dụng nhằm giảm đau khi cấy ghép tủy xương, khiến cho việc nội soi dạ dày dễ chịu hơn, giảm chứng đau nửa đầu, đau do các khối u, giảm đau khi sinh con, điều trị rối loạn thính lực, ổn định huyết áp, điều trị các bệnh đau mãn tính, ù tai, chóng mặt, dị ứng thần kinh, herpes, mất ngủ, trầm cảm. Và đặc biệt hữu hiệu với những trẻ em sợ đến trường, sợ thi, học kém, sợ giao tiếp, đái dầm, rối loạn ngôn ngữ, và cả những vận động viên thể dục thể thao trước kỳ thi đấu, rối loạn tiêu hóa, cai nghiện, giải tỏa stress mãn tính…
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết, thôi miên là có thật và đã thực sự tồn tại ở một số nước trên thế giới. Nhiều tài liệu cũng đã chỉ ra bí ẩn của những vụ thôi miên để lừa đảo. Năm 2009, trên tờ Los Angeles Times, Alexei Skrypnikov, cựu chuyên gia tâm lý thuộc Viện Nghiên cứu khoa học của Cảnh sát Liên bang Nga cho biết, giữa những năm 90 của thế kỷ XX, những vụ cướp bằng thôi miên nở rộ nên Viện đã cùng Cơ quan điều tra thực nghiệm và chỉ ra điểm cốt lõi của kỹ thuật mà giới tội phạm sử dụng là hình thức thay thế nội dung.
Ông minh chứng, bộ não chúng ta chỉ có khả năng xử lý một lượng thông tin nhất định trong một khoảng thời gian. Nếu lượng thông tin dồn đến quá mạnh và nhanh hoặc ngược lại quá chậm nhưng được nói đi nói lại một nội dung, thì hoạt động của não sẽ chùng xuống, chúng ta trở nên lơ đãng, mất tập trung và mức độ cảnh giác giảm đi. Khi đó, chúng ta rơi vào một trạng thái bị thôi miên. Kỹ thuật này tuy đơn giản, nhưng rất hiệu quả.
Bác sĩ Dư Quang Châu nhấn mạnh: “Thực sự mà nói tác dụng của thôi miên cũng không phải là quá thần kỳ như là có thể chữa bách bệnh, hay có thể sai khiến người khác làm theo ý mình… Vì nếu nó thực sự có hiệu quả như những lời quảng cáo thì bây giờ trong các bệnh viện, cơ quan nghiên cứu tâm lý đã đưa nó vào trong thực nghiệm nhiều rồi. Trên thực tế, thôi miên vẫn còn nằm trong ranh giới nửa thực nửa ảo và hiệu quả cũng chỉ đến với một số ít người nên chưa được giới khoa học chấp nhận”.
Trở lại ví dụ về thôi miên đã được đề cập trong các kỳ trước, khi mà tôi tập trung nhớ lại toàn bộ quá trình “thôi miên” bằng bài tây của Long thì bí ẩn của việc biến mất quân bài kia hoàn toàn rất dễ hiểu. Sau khi cho xem 5 con bài tây rồi dẫn dụ nhắm mắt tập trung nhớ lấy 1 con, việc còn lại của “nhà thôi miên” chỉ là tìm ra 5 con bài khác (có màu sắc giông giống như những con bài cũ, song không trùng một con nào) rồi xòe ra thật nhanh cho người đối diện xem. Nếu ai đó không tinh ý thì rất dễ bị ảo tưởng rằng đúng con bài mình nghĩ biến mất thật, mà không nhận ra rằng cả 5 con bài ban đầu đều không xuất hiện ở lần sau này.

Học thôi miên không hề dễ dàng
Vẫn theo bác sĩ Dư Quang Châu, khoa học đã chứng minh thôi miên có một số mặt tích cực của thôi miên như: Ngưng hút thuốc lá: 80% trường hợp là thành công. Thôi miên cũng giúp chống lại các phản ứng do cai nghiện. Sự béo phì và phàm ăn: Thôi miên đóng vai trò nâng đỡ tâm lý trong điều trị béo phì. Chống lại các cơn đau: Thôi miên không thay thế được gây tê, nhưng có thể giúp giảm bớt liều lượng thuốc.
Thôi miên ngày càng được sử dụng nhiều trong phẫu thuật răng. Các rối loạn tâm lý: stress, hội chứng sợ hãi, lo âu cũng như sự bất lực, lãnh cảm, các vấn đề về chứng sợ đám đông, trí nhớ. Các rối loạn tiêu hóa: viêm loét dạ dày, viêm ruột kết hay tiêu chảy do stress. Các bệnh về tâm thần – tâm thể, các bệnh về da, tạng co giật, viêm mũi.
Trên thực tế muốn thôi miên một người cần phải có một thời gian chuẩn bị. Người được thôi miên phải đồng thuận với người thôi miên, tóm lại cần có sự hợp tác của đôi bên chứ không thể thực hiện cho bất kỳ ai nếu bản thân họ không đồng ý thực hiện một buổi thôi miên như vậy sẽ không có kết quả.
Đề cập tới một số vụ án được cho là các đối tượng đã dùng thôi miên để chiếm đoạt tài sản, bác sĩ Châu cho biết, những người bị lừa gạt lấy tiền phần nhiều là do kết hợp với lòng tham nên bị đối tượng lừa lấy tiền. Nhưng vì xấu hổ nên giấu đi những chi tiết khá tế nhị này, tất nhiên ngoại trừ những người bị chụp thuốc mê hay bị cho uống thuốc mê…
Bác sĩ đang tiến hành chữa bệnh bằng phương pháp thôi miên.
Còn PGS. TS Võ Văn Bản – bác sĩ tâm lý, Phó tổng giám đốc Bệnh viện Việt – Pháp cũng nhiều lần khẳng định, các vụ dùng thôi miên để lừa đảo chiếm đoạt tài sản chủ yếu đánh vào tâm lý lo lắng về sức khỏe, bệnh tật với mục đích bán hàng, lừa tiền. Con người vốn rất quan tâm tới sức khỏe, thể chất. Vì vậy, kẻ lừa đảo chỉ cần kéo đối tượng chú ý vào câu chuyện là ám thị dễ dàng, sâu dần sẽ rơi vào trạng thái thôi miên nhất là những người cả tin, phụ nữ, trẻ em…
“Đầu tiên, kẻ xấu tỏ vẻ cởi mở bắt chuyện với đối tượng, quan tâm chia sẻ bằng cách nói liên tục làm cho đối tượng cảm động, gật đầu đồng ý với những lý lẽ kẻ xấu đưa ra, không có thời gian để suy xét. Thường thì kẻ lừa đảo phải đi 2 người, một kẻ ám thị, kẻ kia phụ họa, đưa đẩy câu chuyện để đối tượng bị hút vào câu chuyện, nhanh chóng rơi vào bẫy lừa”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho chúng tôi biết thêm: “Hiện tại ở Việt Nam chưa phát hiện được trường hợp nào có khả năng thôi miên. Hình thức người ta gọi là thôi miên được các đối tượng sử dụng để cướp đoạt tài sản của người dân trong thời gian gần đây thực chất chỉ là do một loại hương liệu”.
Bác sĩ Dư Quang Châu khẳng định: Sách chỉ dùng để tham khảo chứ không phải đọc là có thể làm được… Nếu không ai cũng có thể trở thành nhà thôi miên được, độc giả cũng không nên tin vu vơ… Đồng thời, ông cũng cảnh báo: “Hiện nay có phong trào dạy online về thôi miên trên mạng tôi cho rằng không nên vì chỉ làm tiền mất tật mang. Đã có rất nhiều người hỏi học tại trung tâm của tôi, mặc dù trước đây khi học ở Pháp, trong chương trình có dạy thôi miên, nhưng khi về Việt Nam tôi chỉ dùng nó làm phương pháp dẫn dụ cho những người bị mất ngủ, stress và làm cân bằng cơ thể mà thôi…
Bên cạnh đó, thôi miên hoàn toàn có thể học được song hoặc phải từ các cơ sở nghiên cứu, trường đại học có uy tín, hoặc được chính các giảng viên của các trường giảng dạy một cách nghiêm túc. Nhưng theo tôi biết cho đến hiện nay chưa có một trung tâm nào chính thức dạy phương pháp này. Đương nhiên nếu trung tâm thôi miên ra đời thì cần phải có một trường đại học, hoặc một cơ quan khoa học như Liên hiệp các hội Khoa học đỡ đầu và theo dõi huấn luyện một cách nghiêm túc, chứ không phải học và dạy tràn lan không kiểm soát như hiện nay.
Theo: camxahoc

Đừng “đổ oan” cho thôi miên


GiadinhNet - Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp khi mất của, thì nạn nhân đổ lỗi: Do bị thôi miên mà mất.

Thực -hư chuyện này ra sao, GĐ&XH Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với ThS. Nguyễn Minh Quân (ảnh nhỏ )- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển Thể - Tâm - Trí, Viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng khoa học thôi miên AHR, chuyên gia thôi miên Y khoa, Thành viên của tổ chức thôi miên quốc tế NGH.

Thôi miên tuyệt đối không thể lừa được người khác!






Theo ông có loại thuốc mê nào mà sau khi xịt vào người khác sẽ khiến họ không điều khiển được lý trí. Đối tượng xịt thuốc sẽ sử dụng các ám thị khiến nạn nhân làm theo ý của mình không?

- Không! Thuốc gây mê có nhiều loại. Nặng- nhẹ đều có và cũng được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, như, tiêm, ngửi, uống... Nhưng cho đến bây giờ, theo tôi biết: Không loại thuốc gây mê nào có thể khiến nạn nhân thực hiện theo mọi ý định của người khác được.

Trong vụ án "mất 100 cây vàng do bị thôi miên" ở Quảng Ngãi vừa qua là một ví dụ. Nếu cơ quan Công an tin lời người khai báo thì họ đã không phá được án!!!
Trên thực tế có khá nhiều trường hợp bị mất tiền, mất của, sau đó nói rằng: Họ đã bị thôi miên mà mất, khi đó đầu óc họ không tỉnh táo. Ông nghĩ gì về hiện tượng này?

- Không! Thôi miên thì tuyệt đối không thể lừa được người khác dưới bất cứ một hình thức nào. Bởi trong trạng thái thôi miên, tuy tần số não đã hạ xuống, nhưng ý thức con người vẫn còn, không hề mê sảng hay mất tự chủ. Ngoài ra khi đó, tất cả mọi giác quan của cơ thể lại còn tinh tế hơn lúc bình thường. Vì vậy, mọi ám thị của thôi miên, kể cả dùng để trị liệu hay trong biểu diễn, chỉ có thể được thân chủ tiếp nhận và thực hiện nếu ám thị này phù hợp với nguyện vọng và được họ đồng ý. Còn nếu không, ngay kể cả việc các chuyên gia trị liệu muốn làm cho thân chủ khỏe mạnh nhưng bản thân thân chủ lại không muốn thì có đưa ra hàng nghìn ám thị cũng không hề có hiệu lực!

Ngay cả việc các cơ quan điều tra sử dụng thôi miên để phá án, chẳng qua cũng chỉ là hình thức: Đưa một nhân chứng vào trạng thái thôi miên để họ có thể nhớ lại toàn bộ mọi tình tiết của vụ án, thậm chí nhớ lại được mọi hình ảnh, thậm chí nét mặt của những kẻ gây án (Điều này cũng chỉ thực hiện được nếu nhân chứng rất muốn đứng ra làm chứng nhưng họ đã quên một số tình tiết. Người thôi miên sẽ lấy thông tin từ vô thức của nhân chứng- phần mà ý thức không thể ghi nhận hoặc nhớ lại được).

Không thể dùng thôi miên để áp kẻ phạm tội nói ra hành vi phạm tội của mình.

Các cửa hàng vàng bạc - điểm "dòm ngó" của các đối tượng lừa đảo, trộm cắp. Ảnh chỉ mang tính minh họa.
Các cửa hàng vàng bạc rất nên có thiết bị báo động câm
Nếu không phải là thôi miên vậy liệu có "tà thuật" nào có thể sai khiến được người khác làm theo ý của mình không, thưa ông?

- Không có tà thuật nào sai khiến được người khác!

Những tác dụng của "bùa ngải" làm cho con người ta ốm đau, hay thất bại trên thực tế đã, đang và vẫn sẽ xảy ra. Nhưng nó cũng không phải là phép thuật, mà chẳng qua nó chính là hiệu ứng NOCEBO (dịch từ tiếng Latinh có nghĩa là Tôi mang tới cái hại). Khi các thầy bùa sử dụng hiệu ứng này để hại người khác, nhưng nếu người bị hại không tin vào khả năng của thầy hoặc không tin vào phép thuật, thì nó cũng chẳng bao giờ phát huy được hiệu lực.

Điều này chỉ có thể xảy ra khi họ tin... Cái "tin" này rất nguy hiểm vì nó có thể làm cho người ta ốm đau (thậm chí chết người), hay thất bại hoặc bất hạnh trong cuộc sống.
Tiệm vàng, điểm thu gom ngoại tệ... thường là chủ điểm tấn công của các đối tượng trộm cắp. Là chuyên gia tâm lý anh có thể tư vấn: Trong tình huống nguy nan như bị kẻ cắp dí súng vào đầu nhưng vẫn biến "nguy" thành "an" không?

- Thông thường, ít có vụ cướp nào được các tổ chức tội phạm thực hiện một cách bột phát, mà nó được chúng tính toán rất kỹ lưỡng. Vì thế, mà tại các nước đã phát triển, ở tất cả những địa điểm này đều có báo động câm. Có nghĩa là báo động không phát lên tiếng. Khi các nhân viên làm việc ở đây chạm vào nút báo động, lập tức đồn Công an gần nhất sẽ biết chính xác địa điểm nào bị tấn công để đến ứng cứu nạn nhân kịp thời.

Ngoài ra, có một số kinh nghiệm về tâm lý cũng như sự phản ứng đột ngột của bộ não trong những tình huống đặc biệt kiểu này để có thể đổi "nguy" thành "an" nhưng lại không thể tư vấn trên mặt báo được bởi vì đây chính là sự "tư vấn ngược" để kẻ tội phạm biết, đề phòng. Tại Việt Nam, một số nhà tư vấn hay làm điều này, nhưng thật ra đây là kiểu "vạch đường cho hươu chạy". Có nghĩa là những kẻ tội phạm sẽ biết cách thực hiện hành vi của chúng tinh vi hơn nữa mà thôi.

Trong bất cứ tình huống nào, nếu chẳng may do thiếu phòng vệ để ngăn chặn các cuộc tấn công của tội phạm từ trước, thì việc chống đối tức thời (một cách bị động) tại hiện trường của người bị hại chỉ là hành động "xót của hơn tính mạng" của mình. Ít khi có trường hợp nào phản ứng chống đối lại kẻ cướp mà nạn nhân không thiệt hại tới tính mạng. Ở những địa điểm thường bị tấn công này, gia chủ nên đến các cơ quan chức năng để xin tư vấn trực tiếp phương pháp phòng ngừa và chống trả tội phạm.
Ông bình luận gì trước những hiện tượng: Cứ mất của là dựng lên màn kịch “bị thôi miên”...?

- Nếu mất của, rồi "đổ" do "bị thôi miên mà mất", thì chính người đó nói với mọi người rằng: "Tôi chính là kẻ lừa đảo" hoặc "Tôi chẳng hiểu gì về thôi miên cả".
Hãy cố gắng nín thở khoảng 30 giây
Ông có chia sẻ kinh nghiệm gì với những người làm nghề kinh doanh vàng bạc để hạn chế việc bị lừa đảo?

- Bằng kinh nghiệm, tôi chỉ xin chia sẻ: Trong các mối quan hệ, giao dịch với người lạ, tất cả chúng ta nên hết sức đề phòng các thủ đoạn nhanh tay, nhanh mắt như dùng ống tay áo, dùng khăn mặt, dùng giấy lau để che bên "mắt chủ công" của người đối diện. (con người có 2 mắt nhưng khi tập trung nhìn một vật, lại thường chỉ tập trung vào một điểm mà họ cho là điểm chính!).

Đây là những kỹ thuật của ảo thuật chứ không phải của thôi miên, bởi trong luyện ảo thuật có việc luyện nhanh tay, nhanh mắt và dùng một số vật để che mắt người khác. Thông qua hình thức này họ sẽ tráo đổi hoặc lấy tài sản nhanh tới mức nạn nhân không kịp nhận ra. Khi kẻ lạ mặt đã đi khỏi khu vực cả tiếng đồng hồ, nạn nhân mới bàng hoàng như sực tỉnh. Chính vì vậy, các chủ cửa hàng vàng bạc nên hết sức đề phòng, hạn chế việc trao đổi tiền tệ, hoặc nhận giữ hàng cho những người mà mình không quen biết.

Trong những trường hợp bắt buộc phải giao dịch về tiền tệ với người lạ mặt mà lại chỉ có một mình thì trong khoảnh khắc ban đầu, khi cầm xấp tiền của người lạ mặt, hãy cố gắng nín thở khoảng 30 giây, ánh mắt nhìn chéo sang một bên, không nhìn thẳng vào xấp tiền, không dùng ngón tay nhấp nước bọt để đếm tiền (đề phòng kẻ gian có thể gây mê dưới mọi hình thức). Tuyệt đối không uống nước do người lạ mời hoặc nếu đang uống nước mà cần phải đi ra chỗ khác thì lúc quay lại không được uống tiếp cốc nước cũ để tránh bị bỏ thuốc mê. Tránh mua bán trao đổi những mặt hàng mà mình cảm thấy giá cả không hợp lệ (quá rẻ, quá hời hoặc người bán "quá dại"...) dưới bất kỳ hình thức nào.

- Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Trong trường hợp bắt buộc phải giao dịch về tiền bạc với người lạ mặt mà lại chỉ có một mình thì trong khoảnh khắc ban đầu, khi cầm xấp tiền của người lạ mặt, hãy cố gắng nín thở khoảng 30 giây, ánh mắt nhìn chéo sang một bên, không nhìn thẳng vào xấp tiền, không dùng ngón tay nhấp nước bọt để đếm tiền (đề phòng kẻ gian có thể gây mê dưới mọi hình thức).

Tuyệt đối không uống nước do người lạ mời hoặc nếu đang uống nước mà cần phải đi ra chỗ khác thì lúc quay lại không được uống tiếp cốc nước cũ để tránh bị bỏ thuốc mê. Tránh mua bán trao đổi những mặt hàng mà mình cảm thấy giá cả không hợp lệ (quá rẻ, quá hời hoặc người bán "quá dại"...) dưới bất kỳ hình thức nào.
Mai Hạnh
(thực hiện)
  C
  

 Bí ẩn về thế giới phù thủy cổ đại

Người ta cho rằng buổi bình minh của văn minh nhân loại tràn ngập bởi ma thuật của các phù thủy, lễ hiến tế, các nghi thức cầu xin trời đất, ma quỷ. Đó là thời kỳ hoàng kim của các phù thủy.
Quyền năng phù thủy
Các trò pháp thuật phù thủy rất thịnh hành ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc. Trong một tài liệu cách đây hàng trăm năm của một du khách người A-rập mô tả rất kỹ buổi hành lễ ở Trung Hoa. Trước đám đông người, một phù thủy dùng một quả cầu gỗ có buộc dây thừng và ném nó lên trời. Quả cầu bay cao và biến mất hút, chỉ còn sợi dây treo lơ lửng. Phù thủy sai một cậu bé bám vào sợi dây để leo lên trời. Chỉ ít phút sau cậu bé cũng biến mất. Tộc trưởng suy nghĩ và nói một điều gì đó với phù thủy, lập tức phù thủy dùng dao cắt đứt dây, cắt rời từng phần cơ thể của cậu bé rơi xuống đất. Quang cảnh đẫm máu làm cho những người chứng kiến kinh hãi. Nhưng sau đó tộc trưởng lầm rầm khấn vái một điều gì đó, các bộ phận của cậu bé dính vào nhau và cậu ta sống lại như bình thường. Buổi hành lễ kết thúc trước sự kinh ngạc của những người chứng kiến.

Kinh mật tông Phật giáo nói đến việc các pháp sư tạo ra những đám đông và làm biến mất họ từ hàng nghìn năm trước. Những người theo môn phái tu luyện này thừa nhận sức mạnh của bùa chú, pháp thuật và cho rằng chúng góp phần tạo nên niềm tin tôn giáo. Những tài liệu hàng nghìn năm ghi nhận vua Pàla (Ấn Độ cổ) "bằng pháp thuật của mình đã tạo ra thuốc trường sinh phân phát cho mọi người để những người già 100 tuổi có thể trẻ lại". Những lễ nghi của dòng mật tông thường được giữ kín nhưng không bao giờ thiếu việc niệm thần chú, biểu diễn màn nhảy múa tôn giáo và thiền định, trong đó các pháp sư (giống với vai trò của các phù thủy) sẽ cầm trịch các buổi hành lễ đó.


bian35


 Người ta cho rằng, các bài thuốc chỉ có thể mang lại tác dụng khi được các pháp sư đọc thần chú gọi là mantra. Đó là tuyệt kỹ chỉ có các phù thủy mới làm được. Người ta cho rằng, khi nghe các âm thanh mantra sẽ làm ma quỷ sợ hãi, biến đi trong phút chốc và nếu gặp nguy hiểm thì sử dụng các thần chú này.
Màn ảo thuật hấp dẫn
Các buổi hành lễ của phù thủy không thể thiếu được những vũ điệu được gọi là múa phù thủy. Đó là các vũ điệu nhằm kích động thần kinh của những người tham gia. Người ta dùng các động tác tay, chân, lắc lư đầu và các đạo cụ như chuông, bát hương để tạo ảo giác với những người chứng kiến.
Tại Ai Cập cổ đại người ta dùng các pháp thuật để chiếm được niềm tin của công chúng. Một pháp thuật gia nổi tiếng thời đó là westcar Papyrus (1.700 năm trước C.N) đã biểu diễn màn chặt đầu và nối lại nguyên vẹn cho nạn nhân. Những thầy tu cao cấp ở Hy Lạp thời đó trong các buổi hành lễ ở đền thờ thường dùng pháp thuật mở cửa đền và đốt sáng các ngọn đuốc mà không cần đến các công cụ.
Ở châu Phi, phù thủy thường là phụ nữ già xấu xí, sống độc thân. Họ thường hoạt động bí mật vào ban đêm và cũng không ý thức được các hành động của mình. Họ bị coi là một mối đe dọa đối với cộng đồng vì người ta cho rằng các tai họa như ốm đau, đói kém mất mùa, thiên tai là do các phù thủy gây ra theo yêu cầu của kẻ thù. Tại Gana người ta làm một khu làng để giam giữ cách ly những người làm nghề phù thủy nhằm tránh tai họa. Ở Nam Mỹ, các bộ tộc da đỏ thường có các phù thủy để làm phép trị bệnh. Họ tổ chức buổi nhảy múa quanh đống lửa và dùng pháp thuật lấy trong miệng người bệnh ra các bộ phận bị mắc bệnh.
Thời xa xưa, các pháp thuật phù thủy đã xuất hiện tại Việt Nam. Thầy phù thủy có nhiều quyền năng kỳ lạ: có thể gọi âm binh, luyện bùa, ngải để biến người ta thành u mê. Phù thủy có thể sai khiến âm binh đi làm việc đồng áng ban đêm như tát nước, tấn công trả thù người khác. Những thầy phù thủy mỗi khi điều khiển âm binh xong phải có lễ khao quân, nếu không âm binh sẽ phản lại. Chỉ được sai âm binh vào buổi đêm và thu lại trước khi trời sáng nếu không sẽ gặp họa. Nếu làm lộ thiên cơ, âm binh sẽ đánh trả thầy.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học, người ta đã lý giải được nhiều pháp thuật của phù thủy chỉ là những màn ảo thuật hoặc cách tạo ra các tác động tâm lý. Nhưng dù sao, phù thủy và các pháp thuật của họ vẫn là một thế giới bí ẩn đầy hấp dẫn. Nó là chất liệu cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, mà điển hình nhất là thế giới phù thủy của cậu bé Harry Potter.
Trên thế giới, duy nhất có lễ hội phù thủy được tổ chức vào ngày 1/5 hằng năm tại thành phố Gossnal (Đức). Có hàng trăm phù thủy ở khắp các châu lục về đây trình diễn những màn pháp thuật do họ luyện được. Ở đây có một viện bảo tàng về các dụng cụ của phù thủy qua các thời kỳ. Hà Lan có trường dạy các pháp thuật phù thủy, sau khi tốt nghiệp các phù thủy sẽ được cấp chứng chỉ. Giá của khóa học khá đắt, lên tới hơn 2.000 euro. Một trong những yêu cầu của các phù thủy là không được dùng pháp thuật để hại người và phải tuân thủ theo pháp luật.
theo khoahoc.com.vn

 VẠN MỘC CƯ SĨ
 GÓP Ý

Chuyện này thì xảy ra tại Việt Nam nhiều lắm. Một bà bạn của tôi đi chợ Bà Chiểu, gặp một bà già bảo đi theo bà. Bạn tôi đi theo rồi ra một chỗ vắng, bà già bảo đưa hết tiền bạc, nữ trang cho bà già. Lát sau, sực tỉnhthì biết mất của và bà già kia đã biến mất. 
Một bà bạn khác đi chợ, thấy  một bà kia cứ liên tiếp moi tiền ra cho một người khác. Bà bạn tôi lại gần kêu lên:"Sao lại trả tiền nhiều thế?" Người kia bỏ đi và nạn nhân tỉnh lại
Một ông bạn tôi đi coi bói. Thầy bảo sắp gặp tai nạn, phải giải trừ. Đưa tiền cho thầy, thầy sẽ lo việc cúng
giải cho. Ông bạn không chịu. Trong trường hợp này, một số nạn nhân ngoan ngoản moi ví, cởi nhẫn, vàng trao cho thầy.
Tôi ở Sài gòn có mở tiệm buôn bán nhỏ. Một buổi sáng sớm, tôi thấy một thanh niên bước vào bảo tôi đưa cho y năm ngàn. Tôi nghe theo mở tủ đưa cho y năm ngàn. Giây lát, tôi định thần mới biết mình ngu.
Người ta bảo là  những người này dùng thuốc mê. Cũng có kẻ bảo là dùng bùa chú, hoặc thôi miên.
Trường hợp đầu ở bài này là các tay bợm dùng thuốc mê và mời các nạn nhân ăn, uống. . Còn ở Việt Nam, các tay này không mời ăn uống gì cả. Chỉ thấy các tay này nói rất nhiều. Để ta chú ý nghe mà phân tâm hay mê.  Có thể họ dùng thôi miên hay phung chất độc trong miệng họ cho ta trúng phải. Hay họ dùng bùa chú? Dân chúng bảo là họ có "ngãi nói". Ngãi là một giống cây như cây riềng, hoặc một loại cây khác, được chăn sóc đặc biệt như rưới máu và đọc thần chú. Cũng có một loại bùa ngãi đặc biệt,  có một số người học phép này, mỗi ngày chỉ được phép có một số tiền hữu hạn nào đó. Có thể những người có định lực cao thì không bi bùa chú, thôi miên. Ở thượng du Việt Nam , ở Thái Lan người ta truyền bá pháp thuật xấu tốt, cao thấp đủ loại. Tất cả chỉ là truyền thuyết, nên có một công trình nghiên cứu về vấn đề này.