Pages

Wednesday, June 13, 2012

CÁCH VƯỢT BỨC TƯỜNG LỬA


 Những câu hỏi thường gặp

Làm sao để vượt tường lửa vào VOA hay các trang bị chặn khác như Facebook?
Làm sao để xem tất cả các tin trong ngày hoặc xem các tin lưu trữ?
Làm sao để gõ tiếng Việt có dấu?
Làm sao để gửi câu hỏi cho mục Hỏi Đáp Y Học?
Nên dùng trình duyệt (browser) Explorer hay Firefox để xem VOATiengViet?
Muốn nghe live/trực tiếp trên VOATiengViet?
Muốn nghe chương trình mới nhất trên VOATiengViet?
Muốn nghe tất cả các chương trình đã phát trên VOATiengViet?
Muốn nghe các chương trình dạy tiếng Anh?
Muốn download các chương trình dạy tiếng Anh?
Muốn tìm các thông tin cũ?
Muốn tìm tất cả các tin trong một ngày hoặc một khoảng thời gian?

Muốn có kiểu chữ lớn hơn?
Muốn tìm lại các bài học “Anh ngữ sinh động” cũ?
Muốn tìm lại các bài học “Từ và Thành ngữ” cũ?
VOA biên tập ‎‎‎‎ý kiến đóng góp hay phản hồi như thế nào?
VOA có cho phép báo-đài khác sử dụng bài vở, tin tức của mình không?


Hỏi: Làm sao để vượt tường lửa vào VOA hay các trang bị chặn khác như Facebook?


Đáp: Xin hãy vào vn1975.info chọn "Đồng ý". Rồi nạp tên đường dẫn vào ô URL trên cùng để vượt tường lửa vào trang muốn vào. (Ví dụ: nếu muốn vào Facebook, nạp: facebook.com vào ô trống kế chữ URL rồi nhấn Enter hay bấm vào "Thực hiện".)

Hỏi: Làm sao để xem tất cả các tin trong ngày hoặc xem các tin lưu trữ?


Đáp: Đường dẫn vào Tin lưu trữ nằm ở phía dưới cùng trong trang chính của VOA Tiếng Việt, trong khung màu đen. Hoặc quý vị có thể bấm vào http://www.voanews.com/vietnamese/news/archive/ để xem các tin lưu trữ theo ngày hay theo thể loại.

Hỏi: Làm sao để gõ tiếng Việt có dấu?

Đáp: Xin bấm vào http://www.angeltech.us/viet-anywhere/ để gõ tiếng Việt có dấu. Phía bên phải của trang web gõ dấu tiếng Việt có hướng dẫn cách thêm dấu. Ví dụ: nếu muốn gõ chữ "Nước Việt Nam", xin hãy gõ vào ô trắng trong trang web đó: "Nuwowsc Vieejt Nam" (Kiểu Telex) hoặc "Nu7o71c Vie65t Nam" (Kiểu VNI)... Khi xong rồi thì select/chọn hết (nhấn phím Ctrl và phím A, quý vị sẽ thấy dòng chữ được bôi đen) những gì đã viết ở trang đó, rồi copy (nhấn Ctrl và C) và paste (nhấn Ctrl và V) vào ô ý kiến của VOA.

Hỏi: Làm sao để gửi câu hỏi cho mục Hỏi Đáp Y Học?

Đáp: Ban Việt ngữ VOA có chuyên mục Hỏi đáp Y học nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và giải đáp thắc mắc của quý thính giả và độc giả về sức khỏe và y học thường thức.

Quý vị có thể nêu các thắc mắc bằng cách:

- Gọi điện thoại vào đường dây điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, hoặc
- Gửi email đến địa chỉ: vietnamese@voanews.com với tiêu đề Hỏi đáp Y học

Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích, và sẽ đăng lên trên chuyên mục Hỏi đáp Y học của trang web đài VOA, cũng như thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi trên radio.

Hỏi: Nên dùng trình duyệt (browser) Explorer hay Firefox để xem website VOATiengViet.com?

Đáp: Trình duyệt nào cũng được, nhưng Firefox tận dụng hết những đặc trưng của voatiengviet.com.

Hỏi: Nếu muốn nghe live/trực tiếp trên trang chính của VOA phải làm sao?

Đáp: Bấm/Nhấp vào đường dẫn (link) “Nghe trực tiếp”, bên phải, cạnh hình có chữ MIC ON nền đỏ... vào đúng giờ phát thanh, tức là 5 giờ 30 sáng, 8 giờ tối hoặc 10 giờ tối (giờ Việt Nam), tương đương với 5 giờ 30 chiều, 8 giờ sáng hoặc 10 giờ sáng (giờ miền Đông Hoa Kỳ). hoặc dùng đường dẫn này http://www.voanews.com/wm/live/live-vietnamese-a.asx

Hỏi: Nếu muốn nghe chương trình mới nhất thì sao?

Đáp: Bấm/Nhấp vào đường dẫn (link) “Nghe chương trình mới nhất”, bên phải, cạnh hình micro nền xanh da trời.

Hỏi: Nếu muốn nghe tất cả các chương trình đã phát thì sao?

Đáp: Bấm/Nhấp vào đường dẫn (link) “Nghe các chương trình đã phát”, bên phải, cạnh hình micro micro nền vàng. Hoặc bấm/nhấp vào đây.

Hỏi: Nếu muốn nghe các chương trình dạy tiếng Anh thì sao?

Đáp: Bấm/Nhấp vào thẻ “Học tiếng Anh” nằm ở trên thanh ngang màu xanh, cùng thanh với “VOA Tiếng Việt”, “Chương trình phát thanh”... Chúng tôi có hai chương trình dạy tiếng Anh “Anh ngữ sinh động” do Phạm Văn và “Từ và Thành ngữ” do Huyền Trang giảng giải. Ngoài ra, nếu quý vị muốn học tiếng Anh với người Mỹ, xin bấm/nhấp vào đường dẫn “Special English” ở dưới cùng bên tay trái của trang chính.

Hỏi: Nếu muốn download các chương trình dạy tiếng Anh thì sao?

Đáp: Bấm/Nhấp chuột (click) vào link/chữ 'MP3' bên dưới icon Nghe phía trên cùng bên tay phải của bài, sẽ thấy 1 cửa sổ mới hiện ra (window pop-up), xong bấm/nhấp chuột phải (right click) vào link/chữ 'download' trong window mới xuất hiện, chọn Save Link As...
Hỏi: Nếu muốn tìm các thông tin cũ thì sao?

Đáp: Muốn tìm nhanh, nạp từ khóa vào ô trắng có từ “Tìm” nơi góc phải trên cùng, xong nhấn “Enter” hoặc nút có hình kính lúp kế bên. Muốn tìm chọn lọc, bấm/nhấp thẳng vào nút có hình kính lúp và theo hướng dẫn kế tiếp.

Hỏi: Muốn tìm tất cả các tin trong một ngày hoặc một khoảng thời gian thì làm sao?

Đáp: Tìm chọn lọc (bấm/nhấp thẳng vào nút có hình kính lúp), chọn thời gian muốn tìm, xóa từ “Tìm” trong ô màu trắng và nhấn Enter.

Hỏi: Muốn có kiểu chữ lớn hơn thì làm sao?

Đáp: Giữ phím “Ctrl” và bấm/nhấp phím “+” một hay nhiều lần cho đến khi đạt cỡ vừa ý. Nếu muốn cỡ nhỏ thì vẫn giữ phím “Ctrl” và bấm/nhấp phím “-”.

Hỏi: Làm sao để tìm lại các bài học “Anh ngữ sinh động” cũ?

Đáp: Dùng font Unicode nạp từ “bài” và số bài muốn tìm vào ô trắng có từ “Tìm” nơi góc phải trên cùng, nhưng phải có dấu mở và đóng ngoặc kép. Ví dụ muốn tìm bài số 1 thì phải nạp: “bài 1”. Hoặc bấm vào đây.

Hỏi: Làm sao để tìm lại các bài học “Từ và Thành ngữ” cũ?

Đáp: Dùng font Unicode nạp từ “Words and Idioms” và số bài muốn tìm vào ô trắng có từ “Tìm” nơi góc phải trên cùng, nhưng phải có dấu mở và đóng ngoặc kép. Ví dụ muốn tìm bài số 1 thì phải nạp: “Words and Idioms 1”. Hoặc bấm vào đây.

Hỏi: Ban Việt Ngữ VOA biên tập ‎‎‎‎ý kiến đóng góp hay phản hồi được gửi đến như thế nào?

Ðáp: VOA chủ trương đăng tải mọi ý kiến của thính giả/độc giả phê bình, nhận xét về nội dung và hình thức các bài vở và tin tức của đài, miễn là những ý kiến này được trình bày bằng một ngôn ngữ ôn hòa, tôn trọng sự khác biệt ý kiến, không đả kích hoặc phỉ báng cá nhân, không xúc phạm tôn giáo-tín ngưỡng, không kích động hay kêu gọi lật đổ.

Hỏi: VOA có cho phép các báo-đài khác sử dụng lại bài vở, tin tức của mình hay không?


Đáp: Có, với điều kiện các bài vở, tin tức được sử dụng lại phải ghi rõ xuất xứ "Nguồn: VOA" và không bị biên tập thay đổi nội dung (kể cả phần hình ảnh minh họa, nếu có).
 

 CÁCH VƯỢT TƯỜNG LỬA FIREWALL

Câu nói:"Không có gì qúy hơn độc lập tự do"; đó chỉ là lời nói hảo ra vẻ yêu nước thương dân để lừa bịp mọi người đi theo đảng cộng sản (Thực ra theo các tài liệu mật từ văn khố của Liên Xô cũ thì cả Mao trạch Ðông lẫn Hồ chí Minh đều lãnh lương của quốc tế cộng sản do Nga phát hàng năm). Thực tế chứng minh rằng bọn cộng sản Việt nam chính là bọn làm tay sai nịnh bợ Nga Tàu một cách trơ trẽn, là bọn bán quê cha đất tổ cho Trung cộng, và là bọn tước đoạt tất cả mọi quyền tự do căn bản của con người, trong đó có quyền tự do truy cập vào bất cứ trang web nào trên liên mạng toàn cầu. Nếu bọn chúng không sợ tự do, chúng ta thách đố chúng hãy hủy bỏ việc hạn chế và kiểm duyệt ngôn luận và ngưng ngay việc kiểm duyệt và cấm đoán trên liên mạng bằng các bức tường lửa (firewall). Nói thế cho vui chứ bọn chúng có bao giờ dám rộng lượng như thế; có độc lập và tự do thì đâu còn là cộng sản quốc tế nữa; con cáo có bao giờ tự nó bẻ răng lột da của mình đâu?!!! Ngày nào mà quý vị và các bạn được tự do truy cập trên liên mạng toàn cầu thì ngày đó là ngày dân tộc và đất nước được thoát dần ra khỏi gông cùm cộng sản.
Các bài viết về kỹ thuật vượt tường lửa cho các bạn bên Việt Nam
được trích từ các trang nhàwww.tudongonluanvn.com.www.rfa.org/vietnamese


Một Số Cách Vượt Firewall Cho Các Bạn ở Việt Nam

Xin giới thiệu một số cách “ Vượt tường lửa” An toàn –Dễ dàng sử dụng cho các bạn ở Việt Nam, ngay cả những bạn không rành về máy tính và mạng.

1.Các web vượt tường lửa hữu hiệu nhất :

www.webwarper.net/ : bạn truy nhập vào trang web này xong, phía dưới có khung chữ “Enter the Web address you want to view by WebWarper”, bạn đánh địa chỉ web mà bạn muốn vượt firewall để vào, ví dụ ( www.rfa.org ) hay , www.tudongonluanvn.com , www.danchimviet.com , www.lenduong.net , www.thongluan.org , www.vuhuusan.net v.v.

2. Thao Tác Cách vượt Firewall Hữu Hiệu : Bạn vào tìm IP và Port ở các địa chỉ http://www.aliveproxy.com/socks5-list/ , www.proxy4free.com , www.stayinvisible.com , www.openproxies.com, bạn ghi lại số IP và số Port có trên đó. Sau đó vào Start => Settings => Control Panel => Internet Option => Connection => LAN settings => Chỗ Proxy Server bạn đánh IP vào khung Address vàø đánh số Port vào khung Port vào sau đó Apply và OK.( Còn một cách khác là LAN settings => Advanced => Socks-Cách này dùng trường hợp bạn tìm được nhiều IP và Ports, Cách này sẽ rất hữu ích)

Ví dụ cụ thể : Bạn tìm được trên các website địa chỉ IP :

200.87.203.6:1080, bạn làm các bước trên, xong bạn điền vào chỗ khung Server Proxy là Address :200.87.203.6 Port : 1080 => Apply, OK. Nếu IP này đã bị Firewall chặn( hoặc xài 1 thời gian thì bị chặn), bạn hãy tìm IP khác và làm lặp lại như vậy.

* Ghi chú thêm : Để kiểm tra IP đã được đổi hay chưa bạn vào : http://whatismyip.com , Nếu website này thông báo 200.87.203.6 (hay số IP mà bạn đã nhập vào máy) là bạn đã đổi được IP

3. Các cách vượt Firewall khác :

A. http://www.free-proxy.org/?anti-firewall : Trang web này bạn có thể vào download tại Free anti firewall download, và cài đặt vào máy, sau khi cài đặt, bạn khởi động chương trình hosper lên vào : setting => proxy => chọn I want to use Internet Explore’s proxy settings => Modify Proxy settings => LAN settings => tại khung “use a proxy server for your LAN, nhập Adress và Port vào và Apply, OK. Với cách này bạn cần được cung cấp Adress và Posr để vượt firewall, bạn có thể hỏi một bạn nào đó biết Adress và Port, hoặc bạn vào : http://www.aliveproxy.com/socks5-list/ , www.proxy4free.com ,www.stayinvisible.com , www.openproxies.com ,

B. http://chaoga.com : Viết địa chỉ website vào ô trống, xong bấm vào beginbrowsing, rồi Free Antifirewall

C: Các website khác : https://w8.veertech.com/dmirror/http/ , http://www.dainam.net/forums/t30408.htmlhttp://www.vietvui.net/vnunited/phpb...pic.php?t=1087 ,// www.free-proxy.org/?anti-firewall ,http://www.free-proxy.org/ , Trong trang www.ykien.net có hướng dẫn cách vượt firewall khác

Nam Việt, Sài Gòn-Việt Nam
12/7/2005( theo http://www.tudongonluan.net/html/bod...ocument12.html )

Những địa chỉ sau đây (Proxy) cũng giúp bạn VTL rất hữu hiệu (có 1 số cái hết hiệu lực) 1/ http://w8.unix-si.com/dmirror/http/ + 2/ www.rfa.org/vietnamese hoặc địa chỉ khác --> http://w8.unix-si.com/dmirror/http/w...org/vietnamese --> http://w8.unix-si.com/dmirror/http/www.danchimviet.com/ Thí dụ :https://w8.drunker.tk/dmirror/http/w...org/vietnamesehttps://w8.heidesch.com/dmirror/http...rg/vietnamese/http://w8.unix-si.com/dmirror/http/w...org/vietnamesehttp://w8.unix-si.com/dmirror/http/www.vietbao.com/http://w8.unix-si.com/dmirror/http/www.saigonbao.com/http://w8.unix-si.com/dmirror/http/w.../download.html 3/http://www.tudongonluan.net/html/bod...ocument12.htmlhttp://diendan.datviet.com/forums/sh...ad.php?t=75941 4/ Bạn mail lại đ/c sau để nhận được địa chỉ VTL hàng tuần và tin tức miễn phí :
vietnamese@www.rfa.org

Cẩm nang đột phá Tường lửa

BBT: Vì lý do bảo toàn cho bản thân, tác giả đề nghị được dấu tên và do đó, Đàn Chim Việt làm nhiệm vụ chuyển đến bạn đọc bài viết này. Hy vọng sẽ giúp được phần nào trước mắt cho các bạn tại Việt Nam trước sự ngăn chặn thông tin một cách hèn nhát và trơ trẽn của nhà cầm quyền Việt Nam, vốn vẫn rêu rao về sự tự do báo chí trước phản ứng của dư luận quốc tế. Những người phụ trách kỹ thuật trang web của Đàn Chim Việt chúng tôi cũng đang tích cực tìm kiếm biện pháp hữu hiệu để cùng bạn đọc đối phó với tình trạng này

Lời mở đầu

Nhà nước cộng sản Việt Nam hiểu rằng mạng lưới Internet có lẽ là một phương tiện truyền thông tự do nhất. Khi mạng lưới Internet được mở ra rất trễ ở Việt Nam vào cuối thập niên 90, nhà nước đã dùng bức tường lửa, một công cụ bằng phần mềm để che dấu và chặn tin tức trung thực từ bên ngoài. Bức tường lửa của Việt Nam cản trở và che đậy những thông tin trung thực của các trang diễn đàn điện tử thế giới nói về vấn đề dân chủ và nhân quyền. Thật không phải là điều ngạc nhiên gì cho lắm, VN là một trong số ít 21 quốc gia trên thế giới đang phải vật lộn để cấm đoán dân chúng không được đọc những thông tin dân chủ. Chẳng hạn, nếu người sử dụng muốn vào một số trang đẻ đọc báo nước ngoài, thì bức tường lửa sẽ tức khắc cho hiện lên những hàng chữ vô hại như "The page cannot be displayed" hoặc "Access Denied" làm người sử dụng ngây thơ tưởng rằng trang đó không hiện hữu nữa.

Thật ra, những trang này đa số vẫn còn truy cập rất dễ dàng tại các nước tự do. Vì vậy, cẩm nang này sẽ gồm 3 phần để giúp bạn tìm hiểu thêm và để khống chế lại tình trạng che đậy sự thật của lãnh đạo VN. Trong phần đầu tiên, phần kỹ thuật, bức tường lửa sẽ được giải thích. Trong phần thứ hai, một số cách để vượt khỏi bước rào cảng của tường lửa sẽ được trình bày cùng các bạn. Trong phần thứ ba, những huyền thoại, sự thật và những mánh khóe để giúp người sử dụng mạng internet sẽ được trình bày. Nếu bạn đã hiểu được về bức tường lửa thì phần thứ nhất cũng có thể bỏ qua. Và cuối cùng, bài viết cẩm nang này đã được viết bằng cả hai thứ tiếng, Anh và Việt cho tất cả đồng bào Việt Nam.

Cẩm nang này sẽ được tác giả cập nhật hóa mỗi khi có tin tức và kỹ thuật mới. Các bạn hãy cùng với những người yêu chuộng tự do, dân chủ phân phát cẩm nang này đến thật nhiều người sử dụng mạng internet ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại. Các bạn có thể đăng nó lên những diễn đàn thảo luận trên mạng internet hoặc gửi bằng email đến cho bạn bè. Thêm nữa, những đóng góp về bài viết này xin được gửi tới ig4vn@yahoo.com cùng với những kinh nghiệm của bạn về bức tường lửa Việt Nam. Nhưng vì lý do an ninh, bạn sẽ KHÔNG nhận được hồi âm của chúng tôi. Nếu email của bạn không bị trả lại, điều đó có nghĩa là email bạn sẽ được đọc.

Phần 1 - Bức Tường Lửa

Con đường vào mạng internet thế giới của Việt Nam được đặt tại Hà Nội. Điều này có nghĩa tất cả mọi giao dịch trên mạng internet phải bắt buộc thông qua con đường độc đạo kiểm soát tại Hà Nội trước khi tới được mạng internet của thế giới. Trụ sở thông tin này được gọi là proxy. Proxy là một hệ thống của nhiều máy điện toán được nối lại với nhau để giúp nối bạn vô mạng internet. Chẳng hạn bạn đang ngồi ở quán internet café tại Sài Gòn và ra lệnh cho máy truy cập trang của hãng thông tấn www.cnn.com. Khi mà nhấn nút để gửi lệnh đi, thì lệnh của bạn sẽ được chuyện tới trụ sở kiểm soát proxy ở Hà Nội. Sau khi đó thì lệnh sẽ được gửi tới máy chính của hãng thông tấn ở Atlanta, tiểu bang Georgia, nước Mỹ. Sau đó trang của hãng thông tấn CNN sẽ được gửi tới Hà Nội và sau cùng tới máy của bạn ở Sài Gòn. Sự kiểm soát mạng lưới internet từ một điểm ở Hà Nội cũng bao gồm thư điện tử email cũng như nói chuyện trên mạng như là chatting rất phổ biến hiện nay.

Với một điểm kiểm soát proxy tại Hà Nội, chính quyền VN rất dễ dàng kiểm soát tất cả những nội dung của các trang trên mạng internet mà bạn coi được. Nhà nước đã dùng công cụ phần mềm để cấm đoán các trang trên mạng internet không có lợi cho đảng CSVN. Một bộ phần mềm như trên đã giúp nhà nước tạo nên một bức tường lửa khổng lồ bao trùm cả đất nước Việt Nam. Từ xưa khi mạng internet mới ra đời, bức tường lửa thông thường được các công ty lớn dùng đến để bảo vệ thông tin nằm trong những máy điện toán của mình. Nhưng nhà cầm quyền VN đã dùng biện pháp này để khống chế và ngăn chặn những tin tức dân chủ, nhân quyền thật sự tại Việt Nạm. Những trang quảng bá cho dân chủ đều bị bức tường lửa cản, không cho qua khỏi cổng proxy tại Hà Nội tới người đọc.

Bức tường lửa hoạt động bằng cách dùng một danh sách có địa chỉ của những trang internet không có lợi cho đảng và không cho phép các máy điện toán truy cập những trang này. Chỉ có những trang internet không bị cấm trong danh sách mới được điểm proxy tại Hà Nội cho thông qua. Những phương cách trong cẩm nang này sẽ tìm cách khắc phục và vượt qua cấm đoán của bức tường lửa quái đản của một chế độ độc tài có một không hai trên thế giới này.

Phần 2 - Để vượt bức tường lửa.

Có một số cách để vược khỏi bức tường lửa của Việt Nam. Đa số các cách nằm trong bốn loại sau đây : 1) giấu tung tích của địa chỉ, 2) dùng những trang đã được lưu trữ sẵn, 3) dùng máy điện toán của những người yêu dân chủ và nhân quyền làm điểm truy cập thay vì điểm proxy của Hà Nội, và loại chót, 4) dùng dịch vụ của công ty chuyển thư WebMailer.

Tóm tắt những cách vượt bức tường lửa:

Giấu tung tích của địa chỉ muốn tới

Đây là cách nhanh nhất để truy cập những trang bị cấm. Có nhiều trang trên mạng internet giúp chúng ta giấu địa chỉ truy cập để qua mắt được Hà Nội. Giả thử bạn muốn truy cập trang nào đó, bạn sẽ chẳng thấy gì trên màn hình bởi trang này bị bức tường lửa chặn. Nhưng khi muốn giấu tung tích của nơi bạn muốn tới, trang www.anonymizer.com sẽ giúp bạn. Từ ngay trong trang www.anonymizer.com, bạn có thể đánh vào địa chỉ trang www của minh muốn tới để giấu tung tích. Khi địa chỉ www đó đã bị dấu, điểm proxy ở Hà Nội sẽ không chặn được.

Nhưng, bạn có thấy một điểm nhỏ cần chú ý không? Nhà cầm quyền VN cũng có thể chặn không cho chúng ta truy cập www.anonymizer.com. Nhà nước đã cho www.anonymizer.com vào danh sách đen, vì vậy, không thể truy cập trang internet này ở Việt Nam nữa. Sau đây là danh sách của một số trang internet cũng có chức năng giống như www.anonymizer.com. Một số đã bị vô sổ đen của nhà nước:

http://www.anonymizer.com , http://www.phantomip.com,

https://proxy1.autistici.org/, http://www.the-cloak.com/login.html,http://www.guardster.com/

Ngoài những trang này ra, bạn có thể vào trang www.google.com và đánh vào chữ web anonymizer hoặc web mailers để tìm thêm những trang tương tự. Mong bạn có thể tìm thấy những trang chưa hân hạnh được liệt vào sổ đen bức tường lửa của nhà nước.

Dùng những trang đã được lưu trữ sẵn

Những trang được lưu trữ cũng giống như một cuốn sách lịch sử. Dịch vụ lưu trữ những trang internet được miễn phí tại các địa chỉ sau đây: www.archive.orgwww.google.com. Cũng giống như phần trên, khi bạn truy cập www.archive.org, bức tường lửa sẽ không biết bạn đang truy cập những gì. www.archive.org rất dễ xài, bạn chỉ việc vào đó và đánh tên địa chỉ mình muốn tới, bạn sẽ thấy trang www đó được lưu trữ. Dịch vụ lưu trữ này thường không cho ta thấy trang internet trực tiếp nhưng cho ta thấy trang này trong tình trạng được lưu trữ, có thể đã cũ một vài tuần hoặc vài tháng. Cònhttp://www.google.com thì cũng một phần tương tự. Google cũng lưu trữ toàn thể các trang của internet. Thí dụ để coi trang www nào đó, bạn truy cập trang www.google.com và đánh địa chỉ www mình muốn, Google sẽ hiện ra những gì kiếm được, bạn chỉ bấm vô "Show Google's cache of www của mình" thì sẽ thấy được trang lưu trữ cách đây vài tháng. Với cách này, nhà nước Việt Nam không dám chặn những trang internet nổi tiếng như google vì có quá nhiều người xài, kể cả khách ngoại quốc.

Dùng máy điện toán khác để tránh điểm proxy bưng bít của Hà Nội

Bây giờ bạn hãy tưởng tượng nếu chúng ta dùng một loại kỹ thuật mới tránh né proxy của Hà Nội. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nối cả triệu máy điện toán cá nhân trên thế giới lại? Câu trả lời như sau: Nối hàng triệu máy điện toán cá nhân của tất cả thế giới tự do là mục đích của hai chương trình Peekabooty và Six/Four . Khi bạn ra lệnh truy cập www của mình, thì điểm proxy của Hà Nội sẽ phải gửi lệnh tới một trong hàng triệu máy điện toán cá nhân. Một máy cá nhân này sẽ lập tức giúp và gửi lệnh cho bạn xem nội dung của www của mình đó. Proxy của Hà Nội sẽ tưởng rằng địa chỉ của máy cá nhân này là địa chỉ vô hại. Đây sẽ là một vấn đề nhức đầu cho chính quyền Viet Nam vì rất khó cấm đoán. Thứ nhất, đây là tập hợp của hàng triệu máy điện toán và địa chỉ của mỗi máy (IP address) đổi từng giây từng phút, không thể kiểm soát nổi. Thứ hai, cả triệu máy điện toán được tập hợp của toàn thế giới, VN sẽ phải bó tay vì không thể biết hết ai là ai. Vấn đề này y hệt như những gì đã sảy ra cho kỹ nghệ âm nhạc và phim của Hoa Kỳ, khi các chương trình nổi tiếng như Napster, Kazaar, AudioGalaxy, Morpheus, và iMesh đã dùng hàng triệu máy trên thế giới để trao đổi dữ liệu nhạc và phim. Hai chương trình Peekabooty (www.peek-a-booty.org ) và Six/Four ( www.hacktivismo.com ) đã được ra đời trong năm 2002. Bạn hãy theo dõi và thu thập.

Trang internet nằm trong Thư Điện Tử - Webmailer

Kỹ thuật thư điện tử này rất khác với 3 cách trên. Thư điện tử webmailer cũng là một phương cách hữu hiệu để xem tin tức dân chủ. Thư điện tử sẽ giúp bạn coi trang internet bị cấm trong thư email của bạn. Dùng một địa chỉ điện thư miễn phí như Yahoo hoặc Hotmail, bạn ghi địa chỉ muốn coi vô phần Subject: và gửi tới một địa chỉ dịch vụ internet miễn phí www.web2mail.com . Sau đó, dịch vụ này sẽ gửi trang internet mà bạn muốn coi tới hộp thư điện tử của bạn. Nhà nước không thể kiểm soát nổi cách này vì không thể nào chặn được hộp thư miễn phí của Yahoo hoặc Hotmail. Với dịch vụ này, bảo đảm bạn sẽ được coi các trang bị bức tường lửa cấm, nhưng bạn phải kiên nhẫn đợi cho dịch vụ gửi lại trang internet, có thể đợi 10 phút hoặc một ngày sau.

Phần 3 - Thêu dệt, sự thật, và mánh khóe để sử dụng internet tại Việt Nam

Nhà nước Việt Nam có thể chặn thư gửi và thư nhận trong hộp thư điện tử? Đúng và sai. Hộp thư với chữ .vn ở cuối (ví dụ như tudodanchu@ftp.vn ) có thể bị nhà nước chặn và đọc và bị sửa chữa vì những hộp này do sự quản lý của nhà nước. Vì vậy, các bạn nên dùng địa chỉ như Hotmail hoặc Yahoo. Vì nhà nước Việt Nam không thể chặn những dịch vụ hộp thư điện tử miễn phí này (thư của bạn có thể bị nhà nước mở ra đọc). Khi tôi sử dụng Yahoo hoặc Hotmail, nhà nước không đọc được hộp thư của tôi? Sai, tất cả giao thông của xa lộ internet vào Việt Nam phải qua cổng Hà Nội. Yahoo và Hotmail không mã hóa làn thông tin email. Vì vậy nhà nước có thể mở thấy được thư của bạn. Để an toàn, bạn có thể làm một hộp thư dùng riêng nhưng không có tin tức thật về bạn.

Như vậy có cách nào để không ai đọc được thư điện tử của tôi không?

Nếu bạn không muốn ai đọc email của bạn, bạn hãy sử dụng kỹ thuật mã hóa gọi là encryption. PGP Encryption ( www.pgpi.org ) sẽ giúp bạn sử dụng kỹ thuật này nếu xài đúng cách. Nhưng trang internet này cũng hơi khó sử dụng. Cho nên cách thứ 2 là tới trang www.hushmail.com để đăng ký sử dụng. Cách này an toàn khi cả hai, người gửi lẫn người nhận, đều dùng www.hushmail.com .

Làm sao đây? Tôi muốn tẩy xóa dấu vết của tôi sau khi xài internet tại quán café? Đúng vậy, bạn có thể tẩy xóa dấu vết của bạn khi đã xài internet khi bạn dùng Internet Explorer. Để cho nhà nước khỏi được quyền quản lí quyền tự do của bạn, hãy bấm vô chữ Tools / Internet Options. Bấm vô nút "Delete all offline content" và sau đó, "Delete Files", rồi "OK". Nếu thấy nút "Delete Cookies" hãy bấm vô nút đó luôn. Sau đó, bấm vô "Settings" rồi bấm vô "View Files". Nếu mà còn một số file trong đây, bạn bấm Ctrl-A để chọn tất cả rồi bấm nút Delete trên bàn phím. Như vậy bạn đã xóa đi rất nhiều vết chân lang thang trên internet. Cho chắc ăn, bạn cũng có thể bấm nút "Clear History" và bấm "OK". Bây giờ, bấm vô nút "Content" và sau đó vô nút "AutoComplete". Sau đó bấm vô nút "Clear Forms" và "Clear Passwords" để xóa tất cả mọi ô mật mã. Chúc may mắn.

Còn tự gửi địa chỉ của những trang internet bị cấm đến với hộp thư Yahoo hoặc Hotmail của chính tôi. Làm như vậy thì lệnh truy cập của tôi qua Yahoo hoặc Hotmail chứ không phải proxy Hà Nội phải không? Sai. Nhưng đây là ý rất hay. Khi tác giả thử phương pháp này tại Việt Nam, phương pháp đã không hiệu nghiệm. Lý do là sao? Bởi vì proxy Hà Nội cũng có thể đánh hơi được nội dung của trang internet và bức tường lửa sẽ hoạt động trở lại. Khi dùng những chương trình chat như AOL Instant Messeger (AIM) hoặc mIRC, nhà nước không kiểm soát nổi? Sai. Nhà nước không có chặn khi bạn chat, nhưng có thể thấy những gì bạn viết.

Nhiều quán internet café dựng nên một trang chính giúp bạn truy cập những trang như Hotmail và Yahoo cho nhanh chóng. Nguy hiểm không? Vấn đề là, những trang chính có thể giữ lại tên và mật mã của bạn, nên họ có thể vô lại hộp thư điện tử của bạn. Nên coi chừng.

Câu cuối là: Tôi sợ không dám gửi cẩm nang này tới bạn bè, tôi sợ! Thật ra, cẩm nang này sẽ được quảng bá mạnh mẽ. Bạn và những người quen biết chỉ là một trong số rất lớn nhận được cẩm nang này qua mạng các diễn đàn (forum), thư điện tử, trang chính, và nhiều phương tiện truyền thông nữa. Để an toàn, bạn hãy mở những hộp thư giả của Yahoo hoặc Hotmail ra cho bạn bè, người thân mình vô đọc những tin tức tự do thế giới.

Bây giờ là câu hỏi chót. Có trang internet nào để tôi vô tìm hiểu và đọc được những bài vở tin tức về dân chủ và nhân quyền Việt Nam không? Tôi cũng muốn thử tài vượt bức tường lửa hiệu nghiệm đến cỡ nào sau khi đọc bài này.

Sau đây là một số trang web hay bị nhà nước bưng bít, ngăn chặn: www.danchimviet.com ; www.lenduong.net ; www.lmvntd.org ; www.saigonbao.com ; www.thongluan.org ; www.lephai.com ;www.danchu.net ; www.shcd.de ; www.ykien.net ; www.9binh.com ; www.vietbao.com ; http://diendan.datviet.com/forums/sh...101#post630101 ; ...v.v

Kết Luận

Trong chế độ độc tài toàn trị hiện nay tại Việt Nam, nhà nước đang phải vật lộn để bưng bít những thông tin đích thực từ ngoài nước. May mắn thay, rất nhiều người xài internet tại Việt Nam đã nhận ra được điều cấm đoán bất công này, vì đa số tất cả mọi người trên thế giới ít ai bị kềm kẹp bưng bít thông tin như Việt Nam. Chỉ có những chế độ độc tài, không trong sáng mới sợ sự thật, ánh sáng của dân chủ và nhân quyền. Các bạn hãy quảng bá và giúp người dân biết cách đột phá rào cản thông tin mà tập đoàn lãnh đạo Việt Nam đã và đang giăng bủa trên đất nước Việt Nam.

PROXY, giải pháp vượt tường lửa

A/ PROXY là gì?

>>> Tải xuống bản hướng dẫn tạo proxy bằng pdf file
Proxy là một trong những giải pháp giúp bạn vượt qua bức tường lửa, nếu bạn muốn truy cập một trang Web mà bị ngăn chặn (thí dụ trang Web của RFA, đài Á châu tự do).
Thay vì truy cập thẳng vào trang Web mà bạn muốn, bạn phải đi vòng qua một địa chỉ khác. Điều đó có nghĩa là đáng lẽ đánh địa chỉ của RFA, thì bạn phải đánh một địa chỉ khác. Những địa chỉ này gọi là PROXY, và được cung cấp miễn phí bởi các máy chủ gọi là PROXY SERVERS. Vậy vấn đề là làm thế nào tìm được những địa chỉ ấy? Gọi là ‘những địa chỉ’ vì chúng có nhiều và thay đổi thường xuyên.
PROXY gồm hai phần. Thứ nhất là một dãy số gọi là địa chỉ IP, được chia thành bốn nhóm, ngăn cách bởi các dấu chấm, thí dụ 203.162.168.163 và phần thứ hai là Port, tức là cửa, gồm hai hay bốn số, được ngăn cách với địa chỉ IP bằng dấu hai chấm, thí dụ 80 hay 8080.
Cách đơn giản nhất để tìm ra một proxy là vào trang Web của GOOGLE ở địa chỉ www.google.com, đánh vào chữ PROXY, click GOOGLE SEARCH. Bạn sẽ thấy rất nhiều PROXY LISTS, tức là danh sách PROXY. Chọn vài cái rồi ghi lại, để nếu cái này không dùng được thì thay bằng cái khác.
B/ Đã có PROXY rồi, thì làm sao?

Thực hiện bốn bước như sau:
Bước 1./ Mở chương trình Internet Explorer. Đưa chuột tới nút Tools, CLICK, một Menu dọc hiện ra, chọn Internet Options, tức là hàng cuối của Menu.


Bước 2./ Trong trang ‘Internet Options’, chọn Connections ở đầu trang, chọn LAN settings ở cuối trang, CLICK.
Bước 3./ Trang mới có tên là Local Area Network (LAN) Settings (ADSL-USB Settings) có ba phần. Phần giữa là PROXY SERVER. Chọn cả hai ô, rồi đưa chuột đến nút ADVANCED, CLICK.
Bước 4./ Trang mới có tên là PROXY SETTINGS. Đánh địa chỉ PROXY đã có vào hàng HTTP, tức là hàng đầu tiên. Nhớ là một ô đánh IP và một ô đánh Port, tức là cửa. CLICK vào ô Use the same proxy server for all protocols, tức là dùng PROXY cho mọi giao thức. CLICK OK.
Màn hình sẽ trở lại với Internet Explorer. Bây giờ bạn có thể đánh địa chỉ Trang Web mà bạn muốn vào, thí dụ: http://www.rfa.org cho đài Á châu tự do.
Xin lưu ý là mỗi PROXY chỉ có thể sử dụng trong một thời gian ngắn, nên nếu dùng PROXY này không được thì thay bằng cái khác. Đó là lý do tại sao phải ghi lại vài PROXY.
Đường càng khó thì thành công càng giá trị.
Chúc bạn thành công.
Nếu trong quá trình làm việc, bạn gặp khó khăn hay bạn thành công mà muốn chia xẻ thì xin gửi E-mail về vietnamese@www.rfa.org, hay gọi vào hộp thư thoại 


No comments:

Post a Comment