Pages

Sunday, June 17, 2012

LÊ XUÂN NHUẬN * ĐỨC MẸ LA VANG II


CÓ AI TN MT TRÔNG THY
ĐC M HIN RA TI LA-VANG

I/  "NGÔI CHÙA THÀNH NHÀ CHÚA"
TRONG HOÀN-CẢNH NÀO?

A)  TÀI-LIỆU:

           Trong bài “Tinh-Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng Mõ”, số 832 ra ngày 28-3-98, tác-giả Trần Văn Trí viết:
            Vào đầu thế-kỷ 19, tiếng đồn về Đức Bà linh thiêng lan rộng khắp nơi.  Trong những năm đầu 1820-1840, các người Công Giáo thuộc các làng Ba Trừ, Cổ ThànhThạch Hãn chung nhau xây một ngôi chùa ngay tại nơi Đức Mẹ hiện ra, gọi là chùa Ba Làng.  Nhưng sau đó họ bàn tính lại với nhau và đồng thuận rằng Đức Bà hiện ra là “bên giáo”, nên họ đã nhường ngôi chùa lại cho bên Công Giáo và các gia-đình Công Giáo tu sửa “ngôi chùa thành nhà Chúa” (Lm Hồng Phúc: Đức Mẹ La-Vang, tr. 35).

B)  NHẬN XÉT:

            1-  Ta hãy tìm hiểu xem “ngôi chùa đã trở thành nhà Chúa” trong tình-hình nào.  Báo “Thằng Mõ”, số 852 ra ngày 15-8-98, có đăng bài “Sự-Kiện La Vang: Trang Sử Tử-Đạo” của tác-giả Nguyễn Văn Thông, trong đó có đoạn:
            Giám-mục Tabert ghi lại rằng, giáo-hội Miền Nam, khi vua Minh Mạng ra chỉ-dụ cấm đạo, đã có hàng trăm giáo-hữu bị bắt giam tù, bị tra-tấn và bị án lưu-đày hoặc xử-tử...
                        a.  Trong năm 1832, Chỉ-huy-trưởng đoàn quân hộ-vệ cho vua Minh MạngTống Viết Bường cùng với những sĩ-quan và binh-sĩ cấp dưới bị bó-buộc ký giấy xuất-giáo.  Ông Bường và 12 người không chịu ký.  Họ bị truyền phải mang gông và đánh đòn...  Đầu roi chì quất xuống xé thịt văng ra...  Trước cực-hình dã-man ấy, sáu binh-sĩ không chịu nổi...  Ông Bường và sáu người khác chịu tù ngục và tra-tấn cho tới cùng rồi bị mang đi chém đầu vào tối ngày 23-10-1833 ở Thợ Đúc, Huế (Bùi Đức Sinh: Giáo-Hội Công Giáo ở VN, tập III, trg 46-47).
                        b.  Ngày 8-9-1835, giáo-sĩ Marchand bị bắt tại Gia Định, bị đóng cũi như một con vật mang về Huế cùng với Lê Văn Viên 7 tuổi, con của Lê Văn Khôi...  Giáo-sĩ bị khép tội cùng với Lê Văn Khôi làm loạn chống lại triều-đình Minh Mạng...  Lí-hình liền lấy kìm trong lò lửa kẹp mạnh vào hông giáo-sĩ, thịt cháy xèo bốc khói...  Ngài và ba người bị khép tội đồng-lõa cùng với em Viên phải án lăng-trì.  Họ bị lột hết quần áo, bị trói vào cáng điệu đến pháp-trường ở nhà thờ họ Thợ Đúc...  Lí-hình lấy kìm kẹp từng miếng thịt lôi ra cho một lí-hình khác cầm dao phay cắt miếng thịt ấy.  Chúng bắt đầu bằng việc cắt dương-vật của người tử-tội trước, rồi đến hai miếng thịt vú, hai miếng bả vai, cắt hai tay, hai bên đùi rồi hai bắp vế...  cho đến khi còn lại bộ xương dính những sợi thịt đỏ lòm.  Sau đó lí-hình chặt đầu vị giáo-sĩ... tháo giây trói cho xác ngã sấp xuống đất, lấy búa chặt thành bốn khúc theo bề ngang rồi bổ mỗi khúc làm đôi theo bề dọc...  Đầu của giáo-sĩ Marchand được mang đi các tỉnh treo ở chợ, sau đó bỏ vào cối mà xay (Phan Phát Huờn: Louvet: La Cochinchine Religieuse, QII, trg. 92) và nhiều, nhiều vụ khác.

           2-  Thời-kỳ 1820-1840 mà tác-giả Trần Văn Trí kể trên, rơi đúng vào chính triều-đại Minh Mạng, giai-đoạn bách-hại Ky Tô Giáo khắc-nghiệt như thế.  Và sử-gia Trần Trọng Kim đã viết trong “Việt Nam Sử-Lược”: “Lúc bấy giờ không phải là một mình vua Thánh Tổ ghét đạo mà thôi, phần nhiều những quan-lại cũng đều một ý cả cho nên sự cấm đạo lại càng nghiệt thêm.”  Lê Văn Khôi và đồng-đảng hùng mạnh đến độ chiếm được 6 tỉnh Miệt Trong chỉ trong một tháng, và cố-thủ thành Gia-Định suốt 3 năm trời, ở tận miền Nam xa vời; thế mà Minh Mạng cũng đã dẹp tan và trừng-trị được, khủng-khiếp như trên.  Vậy thì một nhóm giáo-dân Ky Tô Giáo tay không, ẩn trốn cách kinh-đô và ảnh-hưởng của nhà vua chỉ trong 60 cây số (Huế - Quảng-Trị), làm sao không bị phát-hiện*1, mà còn công-khai tu sửa ngôi chùa thành nhà Chúa, trong khi các cuộc giết đạo vẫn còn tiếp-diễn thêm 40-60 năm nữa (cho đến khi Pháp đến, vào thập-niên 1880)?

            *CHÚ-THÍCH 1a:
            Lưu ý:  “Tiếng đồn về Đức Bà linh thiêng lan rộng khắp nơi”, và dân La Vang (gồm cả người không-Công-Giáo) thì sống bằng nghề đốn củi đem bán cho cả các làng (không Công Giáo) bên ngoài La Vang.

            *CHÚ-THÍCH 1b:
            Giám-mục Tabert viết về các sự việc xảy ra trong khoảng 1820-1840 trong một nước Việt Nam đã được thống-nhất từ hơn hai mươi năm trước (Gia Long lên ngôi từ năm 1802) mà vẫn mô-tả đó là Miền Nam (lúc còn sông Gianh của thời Trịnh Nguyễn phân-tranh).  Tabert lại còn không nhớ địa-danh Phường Đúc mà gọi nó là Thợ Đúc.  Làm sao tin được bài viết của Gm này?

            3-  Nếu Đức Mẹ thực-sự hiện ra tại La Vang năm 1798, tại sao giáo-dân phải đợi cho đến 22-42 năm sau (1820-1840) mới nghe tiếng đồn, mới xây ngôi chùa, rồi sau mới bàn với nhau rằng Bà linh-thiêng*2 hiện ra làbên*3 giáo?  Hơn nữa, chính họ là “dân Ky Tô Giáo từ 3 làng Ba Trừ, Cổ Thành Thạch Hãn đã xây ngôi chùa ấy, tại sao họ không nói hẳn ra (đại-khái: "đến nay thì chúng ta đã có thể chính-thức công-nhận nó là nhà Chúa, vì Bà hiện ra đích-thực là Đức Mẹ Maria"), và báo cho bên không-Công-Giáo biết như thế"), chứ cần gì phải chờ về sau mới bàn (giữa dân Công Giáo) với nhau rằng Bà ấy là của "bên Công Giáo"?  Tóm lại, tất cả chỉ thuần-túy là tin đồn, và không có ai tận mắt trông thấy Đức Mẹ hiện ra ở La Vang!

            *CHÚ-THÍCH 2:  Bên Phật-Giáo cũng có một :  Đức Phật Bà Quán-Thế-Âm.
            *CHÚ-THÍCH 3:  Từ-ngữ “bên” cho thấy là có ít nhất 2 bên liên-can trong hiện-vụ, và cách dùng chữ lương-thiện như thế chứng-tỏ là bên không-Công-Giáo trước đó cũng đã có nhìn-nhận ngôi chùa là của bên Phật-Giáo rồi.

II/  TRONG TRƯỜNG-HỢP NÀO
NGƯỜI TA BẮT ÐẦU NGHE NÓI ÐẾN
VIỆC ÐỨC MẸ HIỆN RA TẠI LA VANG?

A)  TÀI-LIỆU:

            Trong bài “Linh-Địa La Vang” đăng trên báo “Mẹ Việt-Nam”, số 102 ra ngày 15-8-98, tác-giả Nguyễn Lý Tưởng viết:
            1-  Năm 1797, nhân khi thủy-quân của Nguyễn Ánh tiến ra tận cửa bể Tư Dung (cửa Tư Hiền) thuộc tỉnh Thừa Thiên, thì Lê Văn Lợi, một vị quan của Tây Sơn đã đề-nghị vua ra lệnh bắt hết người Công Giáo và các linh-mục, lấy lý-do dân theo đạo ủng-hộ Nguyễn Phúc Ánh...  Vua Cảnh-Thịnh đã ra mật-lệnh cho các địa-phương hẹn đến tháng 5-1798 sẽ bắt và giết tất cả giáo-dân cũng như linh-mục, không để sót người nào...  Đức giám-mục Jean De Labartelle lúc đó đang trốn tránh ở làng Di Luân (Quảng Trị)...  Tin đó được loan truyền ra trong giới Công Giáo và dân theo đạo ở các làng Trí Bưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa bèn chạy vào miền núi La Vang để ẩn núp.  Và chính trong thời-gian đó Đức Mẹ đã hiện ra với họ.
            2-  Tương-truyền Đức Mẹ đã hiện ra tại gốc cây đạ cổ-thụ.  Dân làm nghề rừng thường đến đó van vái, về sau họ nghe nói một Bà linh thiêng hiện ra tại đây nên họ đã đắp một cái nền dưới gốc cây đa gọi là nền vọng và rào chung quanh.  Khoảng đầu đời Minh Mạng, 1820, dân ba làng Thạch Hãn, Ba Trừ Cổ Thành chung nhau làm một ngôi miếu nơi đó, về sau họ nghe nói ngày xưa có một Bà bên đạo hiện ra ở chỗ đó nên cả ba làng đồng thuận nhường chỗ đó lại cho dân bên đạo Công Giáo.  Giáo-dân thời đó đã đem việc này trình cho vị linh-mục ở xứ Trí Bưu (Cổ Vưu) và cha xứ*4 đã cho sửa-sang nơi đó thành một nhà thờ bằng tranh.  Đây là ngôi nhà thờ đầu tiên tại La Vang.
            3-  Vua Đồng-Khánh lên ngôi (1885, vào cuối thế-kỷ 19), chủ-trương tìm kiếm hòa-bình...  Cũng trong thời-điểm này, cha xứ Trí Bưu (Cổ Vưu) đã hỏi những giáo-hữu lớn tuổi trong giáo-xứ khi đến giờ lâm-chung, chịu phép giải tội và xức dầu thánh*5, rằng: “Con phải thề nói sự thật, con có nghe cha mẹ, ông bà trước kia nói gì về sự-tích Đức Mẹ hiện ra tại La Vang không?”  Tất cả những người đó đều trả lời: “” và “chuyện xảy ra đã gần 100 năm rồi.”  Đức Mẹ đã hiện ra trước đó khoảng 100 năm.  Bằng-chứng là năm 1886 (88 năm, sau năm 1798) Đức Cha Caspar (Lộc) ở Huế đã quyết-định xây đền thờ kính Đức Mẹ hiện ra, theo cha mẹ, ông bà kể lại, cách nay cả trăm năm, (tức là vào cuối thế-kỷ 18, dưới thời Tây Sơn).

B)  NHẬN XÉT:

            1-  Pigneau vừa là giám-mục (cao-cấp trong giới truyền-giáo của đạo bị cấm) vừa là người Pháp (ngoại-quốc cướp nước), lại giúp kẻ thù là Nguyễn Phúc Ánh và lãnh-đạo các tín-đồ tại địa-phương; thế mà vua Cảnh-Thịnh lại nhắm vào các giáo-dân (là người chạy theo) trước cả các kẻ cầm đầu?  Ngoài ra, giám-mục Jean De Labartelle có mặt tại làng Di Luân, Quảng-Trị, tỉnh của La Vang, thế mà không hề viết gì làm chứng về vụ gọi là Đức Mẹ hiện ra ngay vào lúc đó (1798) tại La Vang trong vùng hoạt-động của mình.

            2-  Lạ-lùng hơn nữa là ngay chính các giáo-dân từ 3 làng Trí Bưu (vâng, Trí Bưu tức Cổ Vưu), Hạnh HoaThạch Hãn, là những tín-đồ Ky Tô Giáo đã chạy đến tị-nạn tại La Vang được kể đã thấy Đức Mẹ hiện ra hứa che chở họ ngay chính vào lúc Đức Mẹ hiện ra (năm 1798), thì lại không lập, dù chỉ là một cái bàn, để thờ Đức Mẹ; mà phải chờ đến hơn hai mươi năm về sau (1820-1840) để các cư-dân thuộc nhiều tín-ngưỡng khác nhau của 2 làng khác, Ba Trừ Cổ Thành, đến đó cùng với làng Thạch Hãn của La Vang đứng ra làm một ngôi chùa đặt tên là Chùa Ba Làng (dù cho có bài viết là ngôi miếu), để thờ một Bà mà họ thấy là không phải Đức Bà của Ky Tô Giáo (cho đến về sau khi họ nghe nói rằng đó là Đức Mẹ họ mới "nhường lại" cho bên Công Giáo).

            *CHÚ-THÍCH 4:  Có đáng tin không: dưới triều Minh Mạng, khi sự cấm đạo ngày càng gắt-gao, hằng trăm giáo-dân đã bị bắt, giết (kể cả giáo-sĩ Marchand ở tít từ trong Gia Định), mà vẫn còn có một cha xứ hiện-diện bên ngoài vùng ẩn-nấp La Vang, để các tín-đồ từ trong đó ra tiếp-xúc và báo-cáo tình-hình?
            *CHÚ-THÍCH 5:  Có đáng tin không: khi có cha xứ Trí Bưu (gồm cả La Vang, là nơi ẩn-trú của giáo-dân từ 3 làng nói trên và từ nhiều vùng khác nữa, thí-dụ “cách đó 60 cây số” nghĩa là từ Huế) mà cha xứ ấy không nghe biết gì về tin đồn truyền ra từ 1798 cho đến hơn hai thập-niên về sau (1820-1840) mới nghe về việc có Bà linh-thiêng hiện ra cách đó chỉ 4 cây số, và dân đến báo là đã “đồng thuận nhường chỗ đó lại cho bên Công Giáo”?

            3-  Giám-mục Caspar là người quyết-định xây đền thờ kính Đức Mẹ vào năm 1886 (sau khi thực-dân Pháp đã đô-hộ Việt-Nam từ 1884), tức là ông đã hoàn-toàn tự-do trong tình-hình mới (giáo-dân Ky Tô Giáo vươn lên), nghiên-cứu kỹ-càng về biến-cố này; thế mà ông cũng không hề lưu lại một bút-tích nào (dù là báo-cáo chính-thức gửi về Tòa Thánh hay là nhật-ký cá-nhân, thư riêng) về vụ Đức Mẹ hiện ra tại La Vang: phải chăng vì ông cũng thấy vụ đó là không đáng tin?

            4-  Người đọc thấy ngay là cha xứ Trí Bưu đã lợi-dụng giờ phút lâm-chung của người già-cả, muốn “hồn được lên thiên-đường”, mà sợ không được cha xứ cho lên, nên bắt họ phải thề*6 có nghe ông bà cha me trước kia kể lại, chuyện đã xưa gần trăm năm...  Chỉ cần có một tiếng “Có!” giản-dị, không cần chi-tiết gì cả.  Tại sao việc này không được thực-hiện trước năm 1885, khi mà trước đó giáo-dân La Vang đã có thể công-khai biến nhà chùa thành nhà Chúa (1820-1840), suốt 40-60 năm qua?  Và tại sao cha xứ không hỏi các giáo-dân mạnh-khỏe trẻ-trung?  Chắc-chắn lý-do là vì “sáng-kiến” này mới được nảy-sinh vào năm 1885 (Đồng-Khánh lên ngôi), họ tính là không còn ai đủ già để biết và để cãi lại sự việc cho là xảy ra đã gần trăm năm.

            *CHÚ-THÍCH 6:  Cha xứ bắt thề như thế là để căn-cứ vào đó mà lập hồ-sơ về chuyện hiện ra, và sở-dĩ thế là vì từ 1798 đến 1885 (Đồng Khánh thân-Pháp lên ngôi) ròng-rã 87 năm, không hề có một hồ-sơ tài-liệu nào cả về chuyện Đức Mẹ Hiện Ra, dù cho sau này người ta nói là hiện ra vào năm 1798, nhường ngôi chùa lại cho bên Công Giáo vào khoảng 1820-1840.  Và tại sao lại không có một tài-liệu nào, khi mà ít nhất là một bức thư của linh-mục Lôrensô Lâu về việc viếng thăm Cổ Vưu (Trí Bưu) đã được gửi về La Mã từ thời 1691 (hơn một trăm năm về trước), và khi mà Tòa Thánh Vatican đã có thể trực-tiếp giải-quyết chuyện nội-bộ La Vang từ thời 1717-1739 (hơn nừa thế-kỷ về trước)?

            Xin thưa:  là vì thật ra không hề có việc Đức Mẹ (của Ky Tô Giáo) hiện ra tại La Vang.

            Vậy thì Tòa Thánh, qua báo “L'Osservatore Romano”, quả đã thành-thật thẳng-thắn khi xác-quyết rằng “Tiếc thay, hiện nay không có một tài-liệu viết nào lưu-trữ về các lần Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang”.
             Dù thế, họ vẫn chống-chế cho rằng các tài-liệu ấy có lẽ đã bị tiêu-hủy dưới thời Minh Mạng, Tự Đức*7Họ giả-vờ coi như không có ai có thể gửi gì ra khỏi xứ Huế và nước Việt Nam trong suốt 42 năm trường (từ 1798, đến 1840 là năm Minh Mạng qua đời); họ đã quên mất thời-gian 18 năm (1802-1819) dưới thời Gia Long, mà vì mang ơn người Pháp nên vua không nặng vấn-đề cấm đạo; hơn nữa, họ đã tảng-lờ tình-trạng người Pháp đô-hộ Việt Nam hơn 60 năm (1884-1945) và coi như các phần-tử thực-dân Ky Tô Giáo này không biết phụng-vụ Đức Mẹ ngay tại thuộc-địa của mình, nhất là sau khi đã có những vụ hiện ra tại Lourdes ở Pháp năm 1858 và tại Fatima ở Bồ Đào Nha năm 1917!

            5-  Ta cũng gặp được một óc tưởng-tượng khác người:  Trong khi các bài viết khác nói rằng mãi đến 1820-1840 giáo-dân Ky Tô Giáo tại La Vang mới nghe tiếng đồn về việc Đức Mẹ hiện ra ngày xưa, thì tác-giả Trần Văn Trí trong bài “Tinh-Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng Mõ" số 832 lại viết:  “Bỗng nhiên (trong năm 1798) họ thấy một bà đẹp-đẽ mặc áo choàng hiện ra gần một cây đa đại-thụ, mà họ nhận biết ngay là Đức Mẹ.
            Những “nhân-chứng” ấy nhận biết ngay tại chỗ vào năm 1798 rằng đó chính là Đức Mẹ, thế mà giáo-dân phải đợi cho đến 22-42 năm sau (1820-1840) mới nghe tiếng đồn, mới xây ngôi chùa, mà cũng chưa bàn là Bà linh-thiêng thuộc về "bên ta"; và trong lúc đó (1798) chính giám-mục Jean De Labartelle có mặt tại tỉnh địa-phương, thế mà không có một chứng-tích nào, tài-liệu viết nào của ông về sự-kiện ấy được lưu hồ-sơChỉ nội một chi-tiết đó đã đủ để vô-hiệu-hóa tất cả các chi-tiết khác về vụ hiện ra.

            Cũng như trong các bài viết khác, tất cả chỉ là nghe nói, tiếng đồn, tương-truyền, và mỗi lần lại mỗi khác nhau và mâu-thuẫn nhau.

            6-  Ta lại có thêm một nguồn ngoại-sử qúy-báu, không phải là về Đức Mẹ mà là về Cây Đa:  linh-mục Pierro Gheddo viết về sự-tích Đức Mẹ hiện ra tại La Vang cũng như các sự ngược-đãi Ky Tô Giáo tại Việt Nam, đã đặt nhan đề cho sách của mình là “The Cross and the Bo-Tree” (Cây Thập-Giá và Cây Bồ-Đề).
            Lm Pierro Gheddo quả đã thực-tế gọi hẳn cây đại-thụ là cây bồ-đề thay vì cây đa.  Cây Bồ Đề thông-thường là cây của nhà chùa, của Đức Phật; và lẽ tất-nhiên Đức Mẹ Maria của Ky Tô Giáo không bao giờ muốn đến gần, nói gì dùng nó làm điểm tiếp-cận để xuất-hiện trước tín-đồ của mình!
            Dù sao, cây đa ở đây hẳn thuộc về bên không-Công-Giáo, dù là hồi đó hay là bây giờ; và dân La Vang đến đó cầu-nguyện là dân đa-tín, tin thờ nhiều thần (kể cả ma quỷ, là những hình bóng chập-chờn thỉnh-thoảng hiện ra nơi các cây đa), rất lâu trước khi có dân Ky Tô Giáo đến đó tị-nạn rồi sau mới nghe tiếng đồn về Bà linh-thiêng...

            7-  Tác-giả Trần Văn Trí trong “Tinh-Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng Mõ”, số 832 ra ngày 28-3-98, viết:  “Hội-Đồng Giám-Mục Việt-Nam trong phiên họp ngày 13-4-61 đã cho đền thờ Đức-Mẹ La Vang làm Đền Thờ Toàn-Quốc Dâng Kính Trái Tim Vô-Nhiễm Đức Mẹ và nhận Linh-Địa La Vang làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc.”  Báo “L'Osservatore Romano” của Vatican ra ngày 12/19-8-98 thì viết rằng : “Trong bức thư chung ngày 8-8-61 của các giám-mục Việt Nam, La Vang được chọn làm Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc.”
            Vậy là ngày 13-4-61 hay ngày 8-8-61?).

            *CHÚ-THÍCH 7:  Họ nói là các bút-tích về vụ Đức Me hiện ra có lẽ đã được giữ trong hồ-sơ của nhà thờ Huế và bị thiêu-hủy trong hai cuộc chiến địa-phương: vào năm 1833 dưới thời Minh Mạng, và vào năm 1861 dưới thời Tự Đức.  Thật ra, trong năm 1833 có việc triều-đình dẹp loạn Nông Văn VânLạng-Sơn & Cao-Bằng ngoài Bắc, và loạn Lê Văn KhôiGia-Định trong Nam; và trong năm 1861 có quân Pháp và I Pha Nho đến đánh Quảng-Nam, xúi Tạ Văn Phụng ra Bắc dấy binh ở Quảng-Yên; nhưng trong các thời-điểm ấy ở kinh-đô Huế thì vẫn bình yên: làm sao mà hồ-sơ nhà thờ ở Huế bị thiêu-hủy được.  Huống nữa, hồ-sơ vụ này không phải chỉ có ở Huế mà thôi.
             Chính tác-giả Nguyễn Văn Thông đã viết:  “Về các sử-liệu liên-hệ, chúng ta có khá nhiều để đối-chiếu... với các sử-liệu như thư viết tay, sổ-sách ghi tên giáo-hữu..., những bản phúc-trình của từng khu-vực truyền-giáo gởi về Bộ Truyền-GiáoRoma, ở Paris, ở các nhà dòng Tên, dòng Đa Minh... có chi-nhánh ở Macao, Penang, Nhật, Phi Luật Tân, Thái Lan..."
            Và, như tác-giả Nguyễn Lý Tưởng đã viết: “Lm Stanilas Nguyễn Văn Ngọc đã trích dẫn một đoạn trong bức thư của Lm Lôrensô Lâu, về việc viếng thăm Cổ Vưu (Trí Bưu) ở vùng Dinh Cát (Quảng Trị) đề ngày 17-2-1691 gởi về Roma”:  Như thế rõ-ràng là các báo-cáo từ vùng Dinh Cát (gồm có La Vang) đã được gởi về thấu tận Roma từ hơn một thế-kỷ (1691-1798) trước khi có vụ gọi là “Đức-Mẹ Hiện Ra Tại La Vang.  Lại nữa, tác-giả Trần Văn Trí cũng đã viết: “Vài Nét Lịch-Sử Về La-Vang: 1717-1739: xảy ra một số xáo trộn mà Tòa Thánh phải trực-tiếp can-thiệp...”:  Như thế hiển-nhiên là, lần này nữa, Tòa Thánh đã nắm vững tình-hình La Vang từ hơn nửa thế-kỷ (1739-1798) trước vụ "hiện ra".
             Do đó, tài-liệu viết về sự xuất-hiện của Đức Mẹ tại La Vang, nếu có, thì phải đã có tại Tòa Thánh Vatican ngót một thế-kỷ rưỡí, trước cuộc chiến đầu tiên trong 2 cuộc chiến 1833 1861 mà báo L'Osservatore Romano của Tòa Thánh đổ lỗi là có lẽ đã tiêu-hủy hết hồ-sơ liên-quan.

            8-  Tóm lại, người đọc có thể kết-luận rằng:  trong ngót một thế-kỷ rưỡi sau vụ gọi là Đức Mẹ hiện ra (từ 1798 đến 1945), cả thực-dân Pháp lẫn các chức-sắc Ky Tô Giáo thuộc nhiều quốc-tịch khác nhau đã rất lương-thiện, vì họ không hề chính-thức công-nhận (bằng lời nói, chữ viết lưu lại) mà chỉ chiều theo tương truyền trong giới giáo-dân địa-phương mà thôi về sự "hiện ra" của Đức Mẹ tại La Vang, bởi lẽ chuyện đó là vô căn-cứ, không có người nào tận mắt trông thấy Đức Mẹ hiện ra.  Và chỉ đến khi giáo-dân Ngô Đình Diệm lên làm thủ-tướng, rồi tổng-thống, của Việt Nam Cộng-Hòa (1954-1963) thì chuyện hiện ra mới được làm to lớn lên (nhưng nay thì chính Tòa Thánh Vatican đã phủ-nhận rồi - xin xem CHƯƠNG VIII).

           Rõ-ràng lập-trường của Vatican trong vụ nhà thờ La Vang là chỉ dựa vào báo-cáo và đề-nghị của các thừa-sai tại địa-phương, mà giai-đoạn này thì họ chịu hoàn-toàn ảnh-hưởng của Tổng-thống Ngô Đình Diệm và Tổng Giám-Mục Ngô Đình Thục của Miền Nam Việt-Nam.

CHƯƠNG VI:
LINH-MỤC TRẦN HỮU THANH
&
TỔNG-GIÁM-MỤC NGUYỄN VĂN THUẬN
NÓI GÌ VỀ VỤ NÀY?

I/  TIỀN-ÐỀ:
Đức-Mẹ Hiện Ra Tại La-Vang Vào Lúc Nào,
Trong Hoàn-cảnh Nào?

A)  TÀI-LIỆU:

            1-  Theo L'Osservatore Romano, “tháng 8-1798, triều-thần của vua Cảnh-Thịnh (Tây-Sơn) ra lệnh đàn-áp Ky Tô Giáo.  Giáo-dân cùng với gia-đình chạy trốn vào rừng La Vang...  Một hôm, Đức Mẹ hiện ra.”
            2-  Theo Nguyễn Lý Tưởng, “vua Cảnh-Thịnh đã ra mật-lệnh cho các địa-phương hẹn đến tháng 5-1798 sẽ bắt và giết tất cả giáo-dân cũng như linh-mục, không để sót người nào...  Dân theo đạo ở các làng Trí Bưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa bèn chạy vào miền núi vùng La Vang để ẩn núp.  Chính trong thời-gian đó, Đức Mẹ đã hiện ra với họ.”
            3-  Theo Trần Văn Trí, “năm 1798, đời Cảnh-Thịnh, giáo-dân phải trốn tránh vì những lệnh bắt giáo-sĩ, thu ảnh-tượng, rỡ nhà thờ, đàn áp giáo-dân... là năm Đức Mẹ hiện ra ở La Vang.”

B)  NHẬN XÉT:

            Không kể một số chi-tiết khác nhau, ta hãy căn-cứ vào bài thuyết-giảng của tổng-giám-mục Nguyễn Văn Thuận tại Anaheim Convention Center (Nam California) hôm 22-2-98 “mỗi lần Đức Mẹ hiện ra nơi nào là để báo trước một biến-cố sắp-sửa xảy đến cho nhân-loại để hiểu ý của ông rằng:

ĐỨC-MẸ HIỆN RA TẠI LA-VANG VÀO THÁNG 8-1798
DƯỚI TRIỀU VUA CẢNH-THỊNH LÀ LÚC
 GIÁO-DÂN VIỆT NAM SẮP (CHƯA) BỊ ĐÀN-ÁP KHỐC-LIỆT.

Đó là Chính-Đề.

II/  PHẢN-ÐỀ:
Quan-Điểm Của Linh-Mục Trần Hữu Thanh

            Báo “Mẹ Việt-Nam”, số 102 ra ngày 15-8-98, có đăng bài Thử Xác-Định Thời-Điểm Và Hoàn-Cảnh Sự Việc Đức Mẹ Hiện Ra Ở La Vang của linh-mục Trần Hữu Thanh, trong đó có đoạn:
            Ba anh em Tây Sơn biết rõ Đức Giám-Mục Pigneau ủng-hộ Nguyễn Phúc Ánh, hại mình; và các thừa-sai, linh-mục bản-quốc đều ngả về phía Nguyễn Phúc Ánh; nhưng chắc-chắn là vì chính-trị cao, không muốn gây thêm thù, và giữ tình đoàn-kết quốc-dân, họ không ngược-đãi các thừa-sai, trái lại còn ban cho nhiều ân-huệ (CGDT, tr. 18,19) và để người Công-Giáo tự-do.
            Mặc dù có kể ra hai vụ cấm đạo, nhưng Lm Trần Hữu Thanh khẳng-định rằng các anh em Tây Sơn nói chung, vua Cảnh-Thịnh nói riêng, và đặc-biệt là cuộc bắt-bớ đạo vào năm 1798, thật ra không có quá ác như nhiều người nghĩ.  Bài viết của Trần Hữu Thanh chú-trọng nghiên-cứu phân-tích thời-điểm và hoàn-cảnh của việc Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang.

I/  THỜI-ĐIỂM:

A)  TÀI-LIỆU:
            Lm Trần Hữu Thanh viết: “Việc bố ráp ở Huế xảy ra ngày 7-8-1798.  Sắc-chỉ bắt đạo được ban-hành 10 ngày sau, là vào ngày 17-8-1798.  Cơn bách-hại kéo dài độ một tháng, là từ khoảng 17-8-1798 đến 17-9-1798.”

B)  NHẬN XÉT:
            Dù đã bắt đầu viết rằng “Đức Mẹ hiện ra ngày tháng năm nào? Không sử-sách nào ghi chép rõ! linh-mục Trần Hữu Thanh vẫn kết-luận:  “Như thế ta có thể xác-định việc Đức Mẹ hiện ra tại La Vang là vào khoảng 17-8 đến 17-9-1798.  Ta không thể xác-định chính-xác hơn ngày giờ Đức Mẹ hiện ra, nhưng xác-định được tháng năm và khung-cảnh Đức Mẹ hiện ra...”
            Thế là linh-mục Thanh (mặc dù "không sử sách nào ghi chép rõ") đã xác-định được cả thời-điểm Đức Mẹ hiện ra (trong lúc các nhân-vật khác không xác-định được).

II/  HOÀN-CẢNH:

A)  TÀI-LIỆU:

            1-  Về La Vang dưới thời chúa Trịnh (1774-1786), linh-mục Trần Hữu Thanh viết:
            Theo các thừa-sai viết lại, các quan cao-cấp chúa Trịnh gởi vào là người Công Giáo, ít ra là thân-Công-Giáo, nên suốt thời-gian này không có việc bắt đạo (CGĐT tr. 0 và tr. 62).  Chỉ có một sắc-chỉ cấm đạo ngày 3-12-1778.  Nguyên-nhân có thể do các thanh-tra Đàng Ngoài khiển-trách các quan-chức quá dung-dưỡng người Công Giáo.  Và cũng có thể vì sự việc một tàu nước Anh đã vào buôn bán ở Cửa Hàn, đã bắn phá các pháo-đài của quân-đội, nên chính-quyền tức giận đã ra lệnh cấm đạo.  Vì người thời đó đồng-hóa mọi người Âu Châu với Công Giáo.  Cả hai nguyên-do cấm đạo đều hời-hợt, chỉ hạn-chế trong vùng vịnh Đà Nẵng, nơi xảy ra sự việc quân Anh bắn phá vùng quanh thị-xã Huế, và chỉ qua-loa trong vài ngày (CGĐT tr. 63).  Ngày 8-1-1779, một năm sau, cũng có một chỉ-thỉ cấm đạo nữa.  Nhưng người ta không áp-dụng các hình phạt của chỉ-thị, nên các giáo-hữu vẫn sinh-hoạt như thường (sđd 64).
            Như thế thì hai cuộc bách-hại trên không có ảnh-hưởng đến tỉnh Quảng Trị (Tỉnh của La Vang).
            2-  Về cuộc bắt đạo chủ-chốt tại La Vang năm 1798, Lm Thanh viết:
            Ngày 7-8-1798 giữa trưa, 4 toán lính đột-nhập vào 4 họ đạo ở thành-phố Huế.  Tại họ Phường Đúc đã bắt được linh-mục Emmanuel Nguyễn Văn Triệu là linh-mục hoạt-động ở Đàng Ngoài về quê thăm mẹ (bị bắt trong cuộc bố ráp 7-8-1798, bị hành-quyết ngày 17-9-1798), và: Mười ngày sau cuộc bố ráp đó, vua Cảnh-Thịnh đã ban-hành một sắc-chỉ truyền phá hủy tất cả các nhà thờ, tất cả các nhà ở của các linh-mục và bắt tất cả những ai có thể bắt được.  Cuộc bách-hại này xảy ra dữ-dội.  Phản-ứng của Cảnh Thịnh là phản-ứng của con người dẫy chết, và binh-sĩ của ông cũng thấy mình tận-số nên hung-hăng đốt-phá cướp-bóc chém-giết.  Và:
            Chắc việc tàn-sát bắt-bớ rất hung-bạoNhưng phải là cơn bắt đạo đột-ngột và ngắn ngày.  Vì đột-ngột nên người ta chỉ lo sao tránh mặt quan, chứ chưa phải tìm nơi định-cư tuyệt-đối an-toàn.  Vì Cổ-Vưu chỉ xa La Vang độ 4 cây số, nghĩa là chỉ vào sâu trong rừng độ 3 cây số...  Và cơn bắt đạo ngắn ngủi.  Vì các sự việc kể lại chỉ xảy ra trong vài ba tuần, một tháng.  Không thấy nói người Công Giáo chuyển vào sâu, đi nơi khác, hay là cố-định cuộc sống, mà như sau đó trở về lại cố-hương.

B)  NHẬN XÉT:

            1-  Về chính-quyền họ Trịnh Dinh Cát thời-gian 1774-1786, Trần Văn Trí đã “ghi lại những nét chính yếu góp nhặt từ các tài-liệu đã được phổ-biến về Đức Mẹ La-Vang” và đã viết trong bài Tinh-Thần La Vang đăng trên báo “Thằng Mõ” số 832 như sau:
            Đại-tướng Ngô Cầu được bổ vào cai-trị từ Bình Trị Thiên vào Nam.  Từ 1778-79, nhiều giáo-dân bị giết, ruộng đất bị chiếm đoạt, tài-sản bị tịch-thu...
            Trần Văn Trí thì dựa vào các tài-liệu "đã được phổ-biến" mà viết rằng có nhiều giáo-dân trong hạt Dinh Cát (Quảng-Trị), bị giết, trong lúc linh-mục Trần Hữu Thanh thì dựa vào các thừa-sai mà viết rằng trong suốt thời-gian họ Trịnh chiếm đóng (gồm cả Quảng Trị) không có việc bắt đạo.
            2-  Về cuộc bách-hại của vua Cảnh Thịnh, Nguyễn Lý Tưởng viết: “Năm 1797, dưới triều vua Cảnh Thịnh, nhân khi thủy-quân của Nguyễn Phúc Ánh ra tận cửa bể Tư Dung (Tư Hiền) của tỉnh Thừa Thiên, một vị quan đề-nghị bắt hết người Công Giáo và các linh-mục.  Vua Cảnh-Thịnh im lặng không trả lời nhưng sau đó đã ra mật-lệnh hẹn đến tháng 5-1798 sẽ bắt và giết tất cả giáo-dân cũng như linh-mục không để sót người nào.”
            Trần Văn Trí viết:  Cảnh Thịnh bắt được một lá thư của Nguyễn Ánh gửi cho Đức Cha Gioan Labartelle, nên nghi-ngờ Công Giáo thông-đồng với kẻ thù của mình.  Ngày 7-8-1798, vua ra lệnh tấn-công mấy họ đạo ở Phú Xuân và cả vùng Cổ Vưu, Quảng Trị.  Cha Emmanuel Triệu đã ra nạp mình với quân Tây Sơn và bị tử-hình ngày 17-9-1798.”
            Như thế tức là biến-cố 1798 đã được vua Cảnh Thịnh dự tính trước từ năm 1797, nhất là sau khi (theo Trần Văn Trí) “bắt được bức thư của Nguyễn Phúc Ánh gửi giám-mục De Labartelle và (theo chính Lm Thanh) Nguyễn Phúc Ánh đem quân ra đánh Qui Nhơn và còn ra tận Đà Nẵng, có giám-mục Pigneau và hoàng-tử Cảnh tháp-tùng (theo Nguyễn Lý Tưởng: thủy-quân của Ánh đã ra tận cửa bể Tư Hiền của tỉnh Thừa Thiên), chính vì thế nên Cảnh Thịnh và triều-đình Huế phản-ứng mạnh.”
            Trong lúc đó, theo linh-mục Trần Hữu Thanh thì:  Ta hãy đối-chiếu với lịch-sử, Miền Trung nói chung và Thừa-Thiên+Quảng-Trị nói riêng, trong khoảng từ 1750 đến 1800 trên dưới 100 năm đối với thời sau 1885 để nhận ra cơn cấm đạo nào có những tính-cách nói trên (nghiêm-ngặt, ác-liệt, việc tàn-sát bắt-bớ rất hung-bạo).”
            Vì chỉ chọn khoảng từ 1750 đến 1800, mà ông tính là trên dưới 100 năm, Lm Thanh đã kể ra vài vụ cấm đạo khác để chứng-minh rằng vụ 17-8-1798 (trước thời Hàm-Nghi 1884)chắc rất hung-bạo, nghĩa là đến nỗi Đức Mẹ phải hiện đến với giáo-dân để an-ủi họ.”
            Đây là sự tự mâu-thuẫn lớn nhất của linh-mục Trần Hữu Thanh, ngoài sư mâu-thuẫn với các tác-giả khác.
                        a.  Đã viết “một cơn bắt đạo nghiêm-ngặt”, “chắc việc tàn-sát bắt-bớ rất hung bạo”, “cơn bách-hại này xảy ra dữ-dội”, thế mà linh-mục Thanh lại viết:  “Nhưng phải là cơn bắt đạo đột-ngột và ngắn ngày.”  Nguyễn Lý Tưởng viết: “Quan thượng-thư Hồ Công Diệu đã báo tin đó cho Đức Giám-Mục Jean De Labartelle lúc đó đang trốn tránh ở làng Di Luân (Loan), xa Huế chừng 90 cây số.  Tin đó được loan truyền ra trong giới Công Giáo và dân theo đạo ở các làng... bèn chạy vào miền núi vùng La Vang để ẩn núp.”
            Thế thì đột-ngột chỗ nào?
                        b.  Còn về ngắn ngày thì Lm Thanh viết:  “cơn bắt đạo ngắn-ngủi, các sự việc kể lại chỉ xảy ra trong vài ba tuần, một tháng. Không thấy nói người Công Giáo chuyển vào sâu, đi nơi khác, hay là cố-định cuộc sống, mà như sau đó là trở về lại cố-hương,” và giải-thích: “dân-chúng miền Trung vẫn trung-thành với các chúa Nguyễn, và cho Tây Sơn là loạn-quân, nên họ không sốt-sắng gì với lệnh bắt đạo này.  Chúng ta lại thấy các người lương-dân giao-tiếp với người Công Giáo tị-nạn cách bình-thường, không dọa-nạt hay dò-xét để tố-cáo họ, bắt họ nộp cho quan để lấy thưởng.”
            Vậy thì có gì là tính-cách nghiêm-ngặt, hung-bạo, dữ-dội của biến-cố này?
            Linh-mục Trần Hữu Thanh, vì muốn chứng-tỏ là Ky Tô Giáo tốt đẹp, được lòng đồng-bào bên lương, triều-đình Cảnh-Thịnh phi-nghĩa nên không được dân tuân theo... nên đã làm phai loãng mất hoàn-cảnh và ý-nghĩa thích-đáng của việc "Đức Mẹ hiện ra".
 *
            Trở lại với câu nói của giáo-hoàng John Paul II, rằng Ky Tô Giáo đã bị bách-hại trong suốt 300 năm truyền-giáo tại Việt Nam, ta hãy làm cùng một việc với linh-mục Trần Hữu Thanh, là thử xác-định thời-điểm và hoàn-cảnh của mỗi sự-việc để nhận ra cơn bắt đạo nào trong 300 năm ấy là thật-sự ngặt-nghèo.
            Theo Nguyễn Văn Thông trong bài Sự-Kiện La Vang: Trang Sử Tử-Đạo thì:  “Vua Hàm-Nghi (1884-1885) khai-sinh phong-trào Cần Vương.  Trong cả giáo-phận Tây Đàng Ngoài có 3 linh-mục, 25 chủng-sinh và thầy-giảng, và hàng trăm bổn-đạo bị giết, 107 họ đạo bị phá hủy.  Tại Nghệ-An... đã có khoảng 4.500 bổn-đạo bị giết và 300 họ đạo bị phá hủy.  Ở Bình-Chính, chúng đã đốt phá 59 họ đạo, giết khoảng 600 người.  Ở Thanh-Hóa, có đến độ 100 họ đạo bị tàn-phá.  Ở Hà-Tĩnh có đến 6.000 giáo-dân chết vì giặc.  Ở Quảng-Ngãi, Cần-Vương giết 3 thừa-sai, đốt-phá 100 họ đạo, giết hơn 6.000 giáo-dân.  Ở Bình-Định cũng 3 thừa-sai bị giết, 150 họ đạo bị đốt phá.  Giáo-phận Qui Nhơn có 24.298 giáo-dân, bị Cần-Vương tàn-sát chỉ còn lại khoảng 20.000 người.  Làng Dương-Lộc bị tàn-sát tập-thể, khoảng 4 linh-mục, 50 nữ-tu, và khoảng 2.500 giáo-dân...”
            Như thế, so với những thời-điểm và hoàn-cảnh này thì La Vang (1798) đâu đã thấm gì?  Vậy là La Vang chưa phải là vụ bức-hại giáo-dân khốc-liệt nhất tại Việt-Nam:

ĐỨC-MẸ ĐÃ KHÔNG HIỆN RA (NẾU CÓ)
ĐỂ AN-ỦI, CHE-CHỞ GIÁO-DÂN LÚC ĐÓ
MÀ LÀ ĐỂ BÁO TRƯỚC NHỮNG HOÀN-CẢNH
BI-THIẾT HƠN, SẼ XẢY SAU VỤ LA-VANG

Đó là Phản-Đề (theo Linh-Mục Trần Hữu Thanh):

CƠN BẮT ĐẠO TẠI LA-VANG NĂM 1798
CHỈ LÀ MỘT CUỘC BỐ RÁP NGẮN-NGỦI,
GIÁO-DÂN SAU ĐÓ AN-TOÀN
TRỞ VỀ LẠI CỐ-HƯƠNG

III/  TỔNG-HỢP-ÐỀ:
Tin ai bây giờ?

            Linh-mục Trần Hữu Thanh là một nhân-vật Ky-Tô-Giáo quan-trọng nổi bật từ thời Đệ-Nhất Cộng-Hòa của Miền Nam.  Ông được xem là "ngôn-sứ" của “chủ-nghĩa nhân-vị” vốn là xương sống của đời sống chính-trị và ý-thức-hệ của cố tổng-thống Ngô Đình Diệm.  Ông là Giám-Đốc Trường "Nhân-Vị", nơi mà các viên-chức cao-cấp dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Hòa đều phải đến học.
             Ðối với đa-số giáo-dân dưới thời Ðệ-Nhị Cộng-Hòa, ông là linh-hồn của phong-trào và các nỗ-lực nhằm lật đổ tổng-thống Nguyễn Văn Thiệu, nên lời ông nói và bài ông viết có trọng-lượng hơn các giáo-sĩ khác.

             Ngoài ra, sau quốc-nạn 30-4-1975, tổng-giám-mục (sau này là hồng-y) Nguyễn Văn Thuận được xem như là cái phao tôn-giáo và chính-trị cho một số đông người đắm tàu.
             Theo lời ông giảng thì Ðức Mẹ "hiện ra" tại La Vang (1798) không phải là để an-ủi hay che-chở cho các giáo-dân ngay trong thời-điểm ấy, vì cuộc bắt đạo đã bắt đầu rồi, họ đã chạy trốn vào La Vang rồi, và họ đã van vái hằng ngày một thời-gian rồi, rồi Bà linh-thiêng mới hiện ra (tham-chiếu "L'Osservatore Romano" ngày 12-8-1998, Trần Văn Trí trên "Thằng Mõ" ngày 28-3-1998, Nguyễn Lý Tưởng trên "Mẹ Việt-Nam" ngày 15-8-1998, v.v...), mà là để báo trước một biến-cố (hẳn là phong-trào Cần-Vương) sắp-sửa xảy đến cho nhân-loại (giáo-dân Việt-Nam), bắt đầu từ khi vua Hàm-Nghi lên ngôi (1884-1885), tức sẽ xảy đến trong hơn 86 năm về sau.

            Xin để tùy mỗi người tự rút ra từ đó một Tổng-Hợp-Đề.


CHƯƠNG VII:
TẢN-MẠN NGOÀI LỀ

LỜI NÓI ĐẦU:

         Qua 6 Phần trên, chúng tôi chỉ trích-dẫn các đoạn chủ-yếu trong những bài viết tiêu-biểu của các nhân-vật tên-tuổi Ky-Tô-Giáo, Việt-Nam lẫn ngoại-quốc.
         Chính các tu-sĩ, trí-thức, và văn-nghệ-sĩ Ky-Tô-Giáo viết ra, chứ không phải do chúng tôi viết ra.  Chúng tôi chỉ gom góp lại, trích nêu những đoạn quan-trọng và nổi bật nhất, đối-chiếu với nhau, để mọi người có một nhận-định chung, hầu tìm ra Sự Thật.

         Chính họ cho thấy:

        Tại sao giáo-dân các làng Thạch Hãn, Ba Trừ Cổ Thành, sau khi cư-dân La Vang đã cùng nhau van vái Bà Linh-Thiêng bên gốc cây đa ròng-rã hơn 20 năm (1798-1820) lại đã cùng nhau xây chùa, còn gọi là chùa Ba Làng (dù gọi là miếu thì cũng không phải là đền thờ Ky Tô Giáo) ngay tại La Vang, là nơi mà họ (và cha mẹ họ) đã đến tị-nạn Cảnh Thịnh bắt đạo, và là nơi mà Đức Mẹ sau đó mới được đồn là đã hiện ra để an-ủi che-chở họ trong cơn giáo-nạn ấy?

 Tại sao Đức Mẹ được đồn là đã hiện ra từ năm 1798, mà mãi đến năm 1885, tức 87 năm sau, các cụ sắp chết mới bị bắt phải thề là đã có nghe lời đồn như thế (có nghe mới được lên thiên-đàng) để họ buộc lòng phải trả lời là “có”?

 Tại sao, trong lúc các vụ hiện ra, tại Lourdes ở Pháp năm 1858 tại Fatima ở Bồ-Đào-Nha năm 1917, đã được Tòa Thánh công-nhận trong vòng từ 4 năm đến 13 năm thôi, thì tiếng trả lời "Có" ấy đã được ghi vào hồ-sơ rồi, mà Tòa Thánh Vatican phải đợi đến năm 1961 (hơn 160 năm, sau năm cho là có sự "hiện ra"; ngót 140 năm, sau năm giáo-dân nghe đồn về vụ "hiện ra"; gần 80 năm, sau năm các cụ sắp chết bị bắt phải thề là có nghe lời đồn), nhất là sau khi anh em Ngô Đình Diệm+Ngô Đình Thục đã nắm trọn chính-quyền và giáo-quyền tại Việt Nam rồi, mới xức dầu thánh và nâng La Vang lên hàng tiểu-vương-cung thánh-đường?

 Tại sao các giám-mục tại Việt-Nam (nếu chỉ biết lo việc đạo; nếu thật “công chính”, không làm công-cụ cho các thế-lực chính-trị), mặc dù đã được thoải-mái hoạt-động từ ngày thực-dân Pháp đến đô-hộ Việt-Nam vào năm 1884 (tức 77 năm trước đó), mà cũng phải đợi đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa (1961) mới nhận nó là Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc?

 Câu trả lời đã được Tòa Thánh Vatican đưa ra, qua tuần-báo L'OSSERVATORE ROMANO, là tiếng nói chính-thức và có thẩm-quyền nhất của Giáo-Hoàng và giáo-triều Ky-Tô-Giáo La Mã (xin xem Phần VIII):

        Hiện nay không có tài-liệu viết nào lưu-trữ về các lần Đức Mẹ hiện ra tại La Vang.

        Thế thì tại sao Tòa Thánh lại nâng nhà thờ La Vang lên hàng Tiểu-Vưong-Cung Thánh-Đường?

        Một trong các điều răn của Đức Chúa Trời không được làm chứng dối.  Phải chăng Đức Giáo Hoàng cũng đồng lõa với các nhân-vật kia để làm chứng dối (tức chống Chúa=anti-Christ)?

        Trong lúc chờ-đợi Đức Giáo-Hoàng John Paul II lên tiếng, như Ngài đã từng nhìn-nhận những sai-lầm khác của Giáo-Hội trong quá-khứ, chúng tôi xin trích đăng thêm vài ý-kiến ngoài lề để rộng đường dư-luận:


I/  Ai Có Thẩm-Quyền Chỉ-Định Vị-Trí
Cho Đức Mẹ Trên Thiên-Đường?

        Báo “Chính-Nghĩa” (554 S 9th St., San Jose, CA 95112, USA), số 439 ra ngày 12-9-98, có đăng bài “Đức Mẹ La Vang Được Tôn Vinh Giữa Lòng Giáo-Hội Hoa Kỳ” của linh-mục Trần Quý Thiện và tiến-sĩ Trần An Bài, trong đó có đoạn:

        Phần thánh-ca trong đại-lễ này do một ca đoàn tổng-hợp... đặt dưới sự điều-khiển của Linh-Mục Dao Kim và Sơ Mỹ-Hằng...  Và Người Nữ đã được Thiên Chúa cất nhắc lên ngôi vị vô cùng sang trọng như một Hoàng Hậu.  Đó chính là Đức Trinh Nữ Maria, Người đã hiện ra tại La Vang thuộc tỉnh Quảng Trị, Việt Nam, cách đây 200 năm.  Lm Dao Kim đã phổ nhạc vào bài Thánh Vịnh số 45 “Hoàng Hậu Đứng Bên Hữu Đức Vua...

        Cứ theo Thánh-Kinh thì trên thiên-đình có rất nhiều ngôi vua:

       Trước hết, về vua:  theo các Sách, như Jeremiah (10:10), Zechariah (14:9), 1 Timothy (1:17), Revelation (19:16), v.v..., thì Đức Giê-Hô-Va là Đức Chúa Cha, là vua chính.

Về ngôi:  theo Sách Acts (2:34), thì có Đức Jesus Christ là Đức Chúa Con ngồi bên hữu của Đức Chúa Cha;  theo Sách Revelation (3:21), thì có Đức Thánh-Linh cùng ngồi với Đức Chúa Cha trên ngôi của Ngài.  Trong lúc đó, theo sách Matthew (19:28) thì Đức Jesus đã nói với tiên-tri Peter:  “các ngươi là kẻ đã theo ta, cũng sẽ ngồi trên 12 ngôi...”; theo sách Revelation (4:2,3,4) thì tiên-tri John đã thấy có 24 trưởng lão mặc áo trắng và đội mũ triều-thiên vàng ngồi trên 24 ngôi xung quanh ngôi của Đức Chúa Trời; và cũng theo Sách Revelation (3:21) thì Đức Thánh Linh có nói rằng “Kẻ nào thắng (ý nói thắng Satan), ta sẽ cho ngồi với ta trên ngôi, như chính ta đã thắng và ngồi với Cha ta trên ngôi của Ngài”.

Về vị-thế khi ngự trên ngôi:  theo các Sách Psalms (29:10; 110:1), Matthew (19:28), Acts (2:34), Revelation (3:21; 4:2,3,4) thì Đức Chúa Con ngồi, Đức Thánh Linh ngồi, 12 sứ-đồ ngồi, 24 trưởng lão ngồi, và bất cứ kẻ nào thắng kẻ thù của Chúa cũng sẽ ngồi (trên ngôi của Chúa, xung quanh ngôi của Chúa).

Tôi không dám có ý-kiến về việc Đức Mẹ lên Thiên Đình, mà lại đứng (chứ không được ngồi) bên hữu của Đức Giê-Su con mình!
 
 
II/  Giáo-Hoàng John Paul II Đã Nói Gì
Về Đức Mẹ Maria?

         Đây là một đoạn trích trong báo “The WatchTower” (Tháp Canh) của Giáo-Hội “Jehovah's Witnesses” (25 Columbia Heights, Brooklyn, NY 11201-2483, USA), số phát-hành ngày 1-8-98:

         Theo tờ báo của Tòa Vatican L'Osservatore Romano, giáo-lý Công-Giáo về Sự Thăng-Thiên phát-biểu: “Đức Trinh-Nữ Vô-Nhiễm Nguyên-Tội, được gìn giữ khỏi mọi dấu vết của tội-lỗi nguyên-thủy, được mang vào sự vinh-hiển trên trời với cả xác lẫn hồn, khi đời sống của bà trên đất chấm dứt.”  Báo này nói rằng giáo-lý này đã khiến một số nhà thần-học Công Giáo cho rằng Ma-Ri “không chết và được mang ngay vào sự vinh-hiển trên trời từ đời sống trên đất.”
        Gần đây, Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ II có quan-điểm khác về vấn-đề này.  Trong buổi Tổng Tiếp-Kiến tại Tòa Vatican vào ngày 25-6-1997, ông nói:  “Tân Ước không nói gì về hoàn-cảnh khi Ma-Ri chết.  Sự-kiện này khiến ta cho rằng đó là cái chết tự-nhiên, không có chi-tiết nào đặc-biệt đáng đề-cập...  Những ý-kiến cho rằng bà không chết vì nguyên-nhân tự-nhiên dường như vô căn-cứ.

        Lời phát-biểu của Giáo-Hoàng Gioan Phao-Lồ để lộ một khiếm-khuyết nghiêm-trọng trong giáo-điều về sự Vô Nhiễm Nguyên Tội Nếu mẹ của Chúa Giê-Suđược gìn giữ khỏi mọi dấu vết của tội-lỗi nguyên-thủy”, thì sao Ma-Ri lại chết vì “các nguyên-nhân tự-nhiên”, là hậu-quả của tội-lỗi A Đam truyền lại? (Rô-Ma 5:12).  Sở-dĩ có vấn-đề thần-học nan-giải này là vì Giáo-Hội Công Giáo có quan-điểm lệch-lạc về mẹ của Chúa Giê-Su.  Thảo nào mà đã có sự chia-rẽ và rối-rắm trong Giáo-Hội Công Giáo về vấn-đề trên.

        Tuy mô-tả Ma-Ri là một người khiêm-nhường, trung-thành và ngoan-đạo, Kinh Thánh không nâng cao các đức-tính này lên hàng “vô-nhiễm nguyên-tội” (Lu-Ca 1:38; Công-Vụ Các Sứ-Đồ 1:13, 14).
        Kinh Thánh chỉ nói:  “Mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh-hiển của Đức Chúa Trời” (Rô-Ma 3:23).  Vâng, Ma-Ri thừa-kế tội-lỗi và sự bất-toàn như mọi người khác trong nhân-loại, và không có mảy-may bằng-chứng nào cho thấy Ma-Ri chết vì bất-cứ nguyên-nhân nào khác ngoài nguyên-nhân tự-nhiên (xác còn dưới đất). (So-sánh 1 Giăng 1:8-10).

California, Hoa-Kỳ, Mùa Thu 1998
ĐỨC CỐ

Chú Thích:  Xin mời quý vị xem tiếp Phần VIII là phần cuối, giới thiệu bài báo kết-luận về vấn-đề Đức Mẹ La Vang đăng trên tuần-báo L'Osservatore Romano của Giáo-Hoàng và giáo-triều Vatican.

Tuần-báo L'Osservatore Romano

Tất cả các tin-tức và sự-kiện liên-quan đến Ðức Giáo-Hoàng.
Tuần-báo này là tiếng nói chính-thức
của Tòa Thánh Vatican

The Catholic Review: L'Osservatore Romano - Now you can be connected to all papal news and events with a subscription to L'OSSERVATORE ROMANO, the official voice of the Holy See. ...
http://www.catholicreview.org/pages/lor/lor.htm


Now you can be connected to all papal news and events with a subscription to L'OSSERVATORE ROMANO, the official voice of the Holy See. L'OSSERVATORE ROMANO is the leading and most authoritative and comprehensive source for papal writings and activities. No other newspaper in the world delivers the messages of the Holy Father directly to you.








Tuần-báo này là xuất-xứ hàng đầu,
có thẩm-quyền nhất và toàn-diện nhất,
của các bài viết và hoạt-động của Ðức Giáo-Hoàng

Ðây là trang 3
Ấn-bản tiếng Anh của L'Osservatore Romano
số 32/33 (hai số gộp môt) tuần-lễ 12/19 August 1998
nhằm vào thời-điểm kỷ-niệm 200 năm Đức Mẹ La Vang
vào tháng 8 năm 1998

 

Chúng tôi đóng khung và phóng lớn đoạn văn liên-hệ
của bài viết, để quý vị đọc rõ đoạn văn nói trên


Unfortunately, there is no written documentation of
these apparitions: such documents were perhaps
kept in the Hué church archives, which were
destroyed during two local wars:
in 1833, under King Minh Mang,
and in 1861 in the reign of King Tuduc.

Tiếc thay, không có văn-bản tài-liệu nào
chứng-minh cho các lần (Đức Me) hiện ra (tại La Vang):
các tài-liệu ấy có lẽ được lưu trong văn-khố
của nhà thờ ở Huế, và đã bị tiêu-hủy
trong hai cuộc chiến tại địa-phưong:
vào năm 1833 dưới triều Minh Mạng, và
vào năm 1861 dưới triều Tự Đức.
và xem thêm:

No comments:

Post a Comment