Pages

Sunday, June 17, 2012

RFA * GHI NHỚ CÔNG ƠN CHA

RFA * CÔNG ƠN CHA

Ghi nhớ công ơn Cha

2008-06-14
Hôm nay, người Mỹ cũng như dân chúng ở khoảng năm mươi quốc gia trên thế giới sửa soạn đón mừng Father’s Day, Ngày lễ cho Cha, năm nay nhằm ngày 15 tháng 6.

AFP PHOTO
Hai cha con cổ động viên Bồ Đào Nha trên cầu trường Euro 2008.
Từ mấy tuần nay, các cửa tiệm rao mời những món quà để khách mua cho dịp Father’s Day, tuy nhiên quà cho đàn ông thì hơi khó.
Các ông hay diễu rằng mang tiếng là được quà nhưng lại khiến phải làm lụng thêm, ví dụ như thùng quà, mở ra là bộ dụng cụ để chữa xe, sửa nhà, làm vườn, ...

Tình Cha

Thế, các bạn đã mua quà cho Bố mình chưa? xin mách với bạn nào để dành được nhiều tiền, là giải Bóng đá Euro 2008 vừa khai diễn tối hôm qua, còn kéo dài ba tuần nữa đấy. Hay là… bạn kêu gọi các anh chị em chung tiền, biếu Bố cái TV tân tiến nhất với hình ảnh sắc nét để Bố xem cho đã mắt?
Theme “Euro 2008” …
Nói cho vui thế chứ tuổi già đâu cần quà mà chỉ mong con cháu đến thăm, và vui khi thấy đại gia đình quây quần.

FatherDayClinton250.jpg
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton cùng con gái Chelsea trong ngày Father's Day. Photo: AFP
 “Ai bằng tình Cha” sáng tác của Phạm Mạnh Đạt, Hoàng Quân trình bày … Mỗi quốc gia có nét văn hóa riêng, do đó, mừng lễ theo tập tục xứ mình. Với Father’s Day cũng thế, Việt Nam chưa có lệ dành ra một ngày trong năm để ghi công ơn Cha.
Các quốc gia có lệ này thì cũng tùy theo tập tục xứ họ, như người Đài Loan dành ngày 8 tháng 8 hằng năm làm “Ngày cho Cha” vì tiếng Quan Thoại phát âm số 8 là “bá” nghe giông giống như tiếng gọi “Ba Ba”.
Dân Thái Lan thì lấy sinh nhật 5 tháng 12 của đức Vua Bhumibol đương trị vì, làm “Ngày lễ cho Cha” vì họ tôn sùng, kính yêu nhà vua như với Cha của họ vậy.

Sâu nặng ơn Cha

 “Sâu nặng ơn Cha” Bích Ngọc đang trình bày đến quý thính giả …
Người viết bài này là nhạc sĩ Minh Duy, vốn là một nhà giáo.
Từ Melbourne bên Úc, nơi ông cùng gia định định cư từ 27 năm nay, Minh Duy cho biết cảm xúc khi viết ca khúc “Sâu nặng ơn Cha”:
Thưa Chị, tôi viết nhạc phẩm “Sâu nặng ơn Cha” là để nhớ ơn thân phụ của tôi sau khi người qua đời mà tôi không được gặp mặt. Đồng thời cũng để vinh danh tất cả những người cha đáng yêu, đáng quý trên đời này.
Thy Nga: Tự cổ chí kim, trên khắp thế giới, ai cũng có thể thấy là văn chương, thi họa, ca nhạc về người Cha thì rất ít, trong khi về Mẹ thì nhiều, không kể xiết. Cho nên, có một nhạc bản về Cha như sáng tác của anh, thật là quý.
Mẹ là chỗ dựa tình cảm, mẹ thường gần gũi con, an ủi con, và hy sinh cho con, nên được con yêu quý và ca tụng nhiều. Trong khi đó, Cha thường là chỗ dựa tinh thần hướng dẫn, tinh thần xông pha và chịu đựng gian khổ.
Nhạc sĩ Minh Duy
Nhạc sĩ Minh Duy: Thưa Chị, cũng để đóng góp thêm một tài liệu về Cha, sau khi tôi đã vinh danh người mẹ qua tác phẩm “Mẹ” trong một CD của tôi.
Theo tôi nghĩ, từ trước đến nay, Mẹ là chỗ dựa tình cảm, mẹ thường gần gũi con, an ủi con, và hy sinh cho con, nên được con yêu quý và ca tụng nhiều. Trong khi đó, Cha thường là chỗ dựa tinh thần hướng dẫn, tinh thần xông pha và chịu đựng gian khổ. Con cái kính trọng Cha, sợ Cha hơn sợ Mẹ, nhưng không nhiều người yêu mến Cha nồng nàn như yêu mến Mẹ. Đó là lý do vì sao tới nay, tác phẩm văn nghệ nói về Mẹ vượt trội hẳn số tác phẩm về Cha, nếu không nói là rất khó tìm tài liệu về lòng thương Cha.  
Ca khúc “Papa” Tuấn Ngọc hát lời Việt …

Lịch sử Father’s Day

Bên Úc, Father’s Day vào Chủ Nhật đầu tiên của tháng 9, là tháng đầu mùa Xuân ở Nam bán cầu. Với người Tây phương, theo tôi nghĩ, thì cái tình cảm đối với Cha Mẹ, họ bộc lộ rõ rệt hơn người Việt Nam. 
Thy Nga: Lễ Father’s Day bắt nguồn từ Mỹ và sự kiện như sau:

FatherSon-Japanese-200.jpg
Hai cha con người Nhật trong ngày lễ đón mứng năm mới. AFP PHOTO
Vào năm 1909 khi mọi người mừng Mother’s Day, lễ cho Mẹ, thì bà Sonora Smart Dodd bùi ngùi liên tưởng đến cha, là ông William Smart. Mẹ bà chết khi sanh đứa con thứ sáu, để lại gánh nặng gia đình cho người chồng cựu chiến binh. Ông Smart vừa làm lụng mưu sinh, vừa nuôi dạy đàn con gồm một trẻ sơ sinh và năm đứa nhỏ.
Cha thương con nhưng cuộc sống phân công, mỗi người mỗi việc. Mẹ như cọng mảnh, nhánh thấp càng gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững chắc, bám rễ, hút nhựa nuôi hoa, nuôi trái. Thân vươn lên những nhánh cao, phủ trên đầu che mưa che nắng.
Nhà văn Võ Hồng
Đến khi lớn khôn, hiểu ra được sự hy sinh ấy, Sonora vận động với giới chức chính phủ, xin dành ra một ngày trong năm để vinh danh các người cha. Sonora yêu cầu là vào tháng Sáu, tháng sinh của cha bà. Đến năm 1966 thì tổng thống Lyndon Johnson công bố dành Chủ Nhật thứ 3 trong tháng 6 hằng năm, làm Father’s Day.   
Tới nay thì trên thế giới, ít ra có 44 quốc gia từ Mỹ sang Âu qua Á và Phi châu mừng Father’s Day vào cùng ngày đó.
Úc với Tân Tây Lan thì chọn Chủ Nhật đầu mùa Xuân, như nhạc sĩ Minh Duy vừa nói, làm Father’s Day.
 “Người cha”
Trong các xã hội Á đông như Việt Nam mình, người cha ít bày tỏ tình cảm với con cái, nhiều như người mẹ. Chúng ta thường nói về Mẹ mà ít đề cập đến công lao của Cha, như Thiên Kim trình bày trong bản “Người cha” quý vị đang nghe …
Thy Nga có đọc thấy một bài viết lột tả tình Cha dành cho con, phân tích về tình cảm này: đó là bài “Một bông hồng cho Cha” của nhà văn Võ Hồng. Xin trích đoạn để chia sẻ cùng quý thính giả:
 “… Cha thương con nhưng cuộc sống phân công, mỗi người mỗi việc. Mẹ như cọng mảnh, nhánh thấp càng gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững chắc, bám rễ, hút nhựa nuôi hoa, nuôi trái. Thân vươn lên những nhánh cao, phủ trên đầu che mưa che nắng.                                                                                               
Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ lạt lòng, cha phải giữ kỷ cương.  Mẹ chín bỏ làm mười, cha phải cầm cân nảy mực …”
 “Cha và Con” ...
Ca khúc “Cha và Con” của ban nhạc Bức Tường khép lại chương trình hôm nay. Thy Nga mến gửi lời chúc hạnh phúc vui tươi đến tất cả các thính giả, độc giả phái nam.

No comments:

Post a Comment