Pages

Tuesday, June 12, 2012

THƠ SONG NGỮ

THƠ SONG NGỮ

TƯỞNG NHỚ CHA           
Thành kính dâng hương hồn Cha yêu quý                 
Con lên phi cơ bay về vùng biển         
Bỗng nhớ thương cha nước mắt tuôn tràn
Tháng Tư nào khi quốc biến gia tan      
Con bỏ xứ lái tàu bay về biển
Con xa mẹ lìa cha vì cuộc chiến                 
Bao nhiêu năm sương gió dạn dày  
Ðể đau thương tràn khắp một ngày  
Con đâu biết đó là lần vĩnh biệt  
                
Con nào biết ! Cha ơi con nào biết  
Cha soát từng giọt máu trở về tim   
Bao nhiêu năm qua mòn mỏi trông tìm  
Vẫn thấp thỏm “con đã đền nợ nước”                
Cha ơi cha ! Một ngày không quên được
Nhận hung tin cha lìa bỏ cõi đời         
Con chết lịm trong lòng mà lệ không rơi
Con muốn khóc sao bật cười hoang dại         
Mười tám năm sau không lần trở lại       
Nợ quê hương chưa trả nổi đến bây giờ
Ðất khách quê người lạc lõng bơ vơ       
Ngày tiếp nối ngày chỉ vì cơm áo            
        
Cha ơi cha ! Lòng con giông bão         
Những lời cha khuyên bện lại thành vòng
Quấn chặt tim con, tỳ vết trong lòng
Ðể nhiều lúc bặm môi rướm máu          
        
“Ðất nước điêu tàn làm trai phấn đấu  
Cố trở nên người hữu dụng cho đời   
Ngẩng cao đầu làm trai Việt con ơi      
Gương đảm lược của tiền nhân còn đó”          
Cha ơi cha con vẫn hằng trăn trở            
Sống lưu vong nuôi hy vọng quay về    
Nhưng năm qua tháng lại ê chề           
Tóc đã bạc mà trùng dương vạn lý             
        
Cây bật gốc một phần tư thế kỷ                
Thân cây héo khô trồng ở xứ người       
Có quê hương mà chẳng có một nơi    
Không có lối cho con trở về trú ẩn       
                
Con lên phi cơ bay về biển              
Về Atlanta mà ngỡ xuống Vũng Tàu
Con bàng hoàng nén chặt cơn đau  
Sợ bật khóc máu sẽ trào theo lệ thảm
        
                                      YÊN SƠN
IN MEMORY OF MY FATHER
reverently dedicated to my dear Dad’s spirit


Whilst boarding the aircraft to fly towards the ocean
I suddenly pitied my father, tears flowing out of emotion.
When that April national calamity forced me to flee
I left our country piloting my plane to the sea.
Parted from parents because of the bloodshed,
So many years in high wind and heavy rain overhead
And finally came flooded with distress one day    
I did not know it was the last goodbye for ever to say!
Oh, dear Dad, how could I know, on your part
You wished each drop of blood to return to your heart.
So many years you had desperately inquired after me
Anxiously fearing a “killed in action” notice to see.
Oh, dear Dad! I shall never forget that bad day
I learned the sad news that you had passed away:
I became numb with grief, tears unable to flow;
I wanted to cry but burst out laughing madly in woe.
For eighteen years afterwards, I have not once returned
And have neither fulfilled citizen obligations so yearned.
In this foreign land how I feel an unsuitable location:
Days after days only to think of means of sustentation.
Oh, dear Dad! an innermost storm has arisen; it boils;
Your precious admonition has since spun into coils
To tie tightly around my heart, imprint in my mind,
So that times I compress my lips blood to ooze to bind.
“The country is in ruins! To strive to be a worthy man
You must try to become useful through your life’s span!
Hold your head up, my son! to be a Viet youth, an heir
To our ancestors’ heroic examples that are still there!”
Oh, dear Dad! I have always pondered on my concern
About living in exile while nurturing the hope of return.
But days have passed and months elapsed, shamefast,
My hair has turned grey but the ocean is still vast.
Like a tree for a quarter of a century uprooted already
Now replanted in a foreign region, how hard to steady!
Having a homeland but not having a space
For me to get back to find a sheltering place!
I boarded the plane to head towards the waves
To go to Atlanta but felt as to Vung Tau that craves...
I was staggered and tried to restrain my pain
For fear of bursting into tears mixed with blood stain.
                                 Translation by THANH-THANH
 

No comments:

Post a Comment