Pages

Monday, July 30, 2012

VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG


 

 Thuốc súng biển Đông đang cháy?

2012-07-26
Trung Quốc điều động hải quân xuống Trường Sa tập trận sau khi thiết lập căn cứ quân sự, dựng HĐND cùng với nhà giam ở đảo Phú lâm, mà họ gọi là thủ phủ của "thành phố Tam Sa". Tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu hải giám Trung Quốc đối đầu ngoài khơi Cù Lao Ré, trong khi cố vấn an ninh toà Bạch ốc rời Bắc Kinh đi Tokyo. Cuộc xung đột quân sự phải chăng đang ló dạng? Việt Nam trông cậy được vào ai?

Screen capture
Điểm nóng bùng nổ chiến tranh

Nguy cơ tăng cao

Hôm nay Phó chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc và Hoa Kỳ đạt được thoả thuận về nhiều điểm trong những cuộc thảo luận giữa cố vấn an ninh toà Bạch ốc Thomas Donilon với những giới chức lãnh đạo hàng đầu về quân sự và ngoại giao của Bắc Kinh trong hai ngày nay.
Nhân dân nhật báo cho biết chủ tịch họ Hồ và cố vấn Donilon hứa hẹn tăng tiến quan hệ song phương, nhưng tờ báo viết tiếp, rằng chủ tịch Trung Quốc đã yêu cầu Hoa Kỳ thận trọng trong những vấn đề gọi là tế nhị.
tom-donilon-wang-san-250
Cố vấn Thomas Donilon đàm đạo với phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn- zimbo photo
Trong khi đó thì nghị sĩ Mc Cain cảnh cáo Trung Quốc là đã có hành động khiêu khích không cần thiết tại nơi mà ông nói là Việt Nam cũng cùng nhận chủ quyền. Và “Tổ chức nghiên cứu về khủng hoảng quốc tế”, gọi tắt là ICG, cảnh giác rằng tình trạng căng thẳng tại biển Đông rất có thể dẫn đến xung đột quân sự, vì không đạt được một cơ chế giải quyết. Cùng lúc, Đài Loan cũng tăng cường võ trang cho đảo Ba Bình ở Trường Sa.
Đối chiếu những sự kiện vừa nêu, liệu có nguy cơ xảy ra xung đột võ trang ở biển Đông không?
Nguy cơ xung đột thì lúc nào cũng sẵn sàng bùng nổ, từ lâu nay, nhưng tình hình này làm cho nguy cơ đó tăng cao. Trong những sự kiện mới nhất như vừa kể thì điều đáng chú ý hơn hết là Trung Quốc thiết lập căn cứ phòng thủ và cho bầu cử HĐND của cái gọi là thành phố Tam Sa, ở ngay trên đảo Phú Lâm theo Việt Nam đặt tên, thuộc Hoàng Sa. Trung Quốc gọi nó là Vĩnh Hưng đảo. Đây là một hành động quả quyết của Trung Quốc để áp đặt vững chắc chủ quyền và thực hiện quyền chủ quyền đó của Bắc Kinh, trước hết là trên vùng biển Hoàng Sa và kế tiếp là trên toàn biển Đông.
Nhưng Việt Nam sẽ tiếp tục cho ngư dân đánh cá quanh vùng biển Hoàng Sa, với tàu hải quân hay cảnh sát biển hộ tống. Hoạt động đó sẽ đụng chạm với tàu Hải giám Trung Quốc, gây nguy cơ xung đột cao hơn  nữa.

Chưa sẵn sàng

Tuy nhiên, ngay lúc này hai bên vẫn phải cố gắng kềm chế để không bùng nổ thành xung đột võ trang. Việt Nam chưa sẵn sàng, và Trung Quốc chưa dám làm.Tuy nhiên tình hình đã rất nguy hiểm.
Người ta thấy trên you tube một tin của đài CCTV 13, là kênh tin tức của truyền hình trung ương Trung Quốc, đăng hôm thứ hai, tàu hải giám Trung Quốc và tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã đối đầu ở vùng biển Hoàng Sa cách cù Lao Ré 131 hải lý. Nhưng hai bên chỉ đánh võ miệng. Theo phía Trung Quốc thì tàu Việt Nam mắng chửi thậm tệ, nói là "Đề nghị tàu Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam không chúng tao bắn chết". Phóng viên CCTV nói phía Trung Quốc chỉ trả lời là “ngôn ngữ của Việt Nam các anh thô lỗ và mất lịch sự”, nhưng liền nói thêm một cách trịch thượng: “tàu Việt Nam các anh cần chú ý ngôn ngữ và THÂN PHẬN của mình”.
Việt Nam ở vào thế phải tử kềm chế hơn nữa vì lực lượng hải quân– không quân chưa sẵn sàng trước khi được giao hàng đủ số tàu ngầm, tàu chiến, máy bay. Trong khi đó Trung Quốc cũng không muốn, hay là chưa muốn gây chiến, vì thể diện nước lớn đối với quốc tế và vì chiến lược ngoại giao quốc tế của Bắc Kinh. Bắc Kinh chưa thể để lộ bộ mặt hiếu chiến và chỉ giỏi ức hiếp nước nhỏ, nhất là một láng giềng đồng chí Cộng Sản với nhau.

Đài Loan muốn gì?

people-coucil-sansha
Trụ sở HĐND Tam Sa mới thành lập- zimbo.com screen capture
Giữa lúc đó thì Đài Loan gấp rút tăng cường và đổi mới võ trang cho đồn phòng thủ ở Ba Bình, với súng cối 120 ly và đại bác 40 ly phòng không và chống tàu chiến nhỏ, không rõ số lượng bao nhiêu. Trước đó Đài Loan đã có kế hoạch nối dài đường băng phi cơ ở đó, và đã tổ chức một lực lượng hành quân không vận phản ứng nhanh, nhắm đến Ba Bình. Việt Nam phản đối hành động tăng cường vũ trang, trong khi Trung Quốc không có phản ứng gì.
Có ý kiến cho là Đài Loan thừa gió bẻ măng, củng cố vị trí trên hòn đảo chiếm ở Trường Sa năm 1953 mà họ gọi là đảo Thái Bình. Tuy nhiên về mặt quân sự thì động tác này có vẻ nhằm bảo vệ đảo chống lại cả Việt Nam lẫn Trung Quốc. Đặc tính kỹ thuật của các vũ khí phòng thủ mới tăng cường cho thấy, Đài Bắc e ngại không quân và tàu chiến Trung Quốc nhiều hơn là các lực lượng của Việt Nam và Philippines. Đài Loan phải biết chắc chắn Việt Nam không thể khai triển lực lượng mạnh ra tới Trường Sa, trong khi lực lượng hải quân không quân Philippines không đáng kể, trong khi và Manila cũng như Việt Nam không có ý định giành chiếm lại đảo Ba Bình.
Hành động của Đài Loan trong thực chất nhắm mục đích chính trị nhiều hơn là do sự e ngại về quân sự. Trong khi tình hình đang sôi nổi và căng thẳng quanh Hoàng Sa, Trường Sa với kế hoạch liếm trọn biển Đông của cái lưỡi bò Bắc Kinh, Đài Loan không thể im lặng đứng nhìn, mà phải làm một điều gì đó để mạnh mẽ xác định chủ quyền trên hòn đảo đã chiếm giữ hơn nửa thế kỷ nay.

Mỹ-Trung thoả thuận về biển Đông?

Sang đến hoạt động của cố vấn toà Bạch ốc Tom Donilon ở Bắc Kinh, khi Trung Quốc nói đến “những vấn đề tế nhị” thì đó là vấn đề biển Đông chứ không phải vấn đề Syria, là những đề tài mà hai bên thảo luận trong hai ngày thứ ba và thứ tư.
Như vậy khi tin loan báo hai bên đạt được những thoả thuận về nhiều vấn đề, thì người ta tin rằng không thể có thoà thuận hoàn toàn về vấn đề biển Đông. Nếu đạt thoả thuận về biển Đông thì chủ tịch Trung Quốc đã không cần nhắn nhủ cố vấn Donilon và toà Bạch ốc là Bắc Kinh mong Washington thận trọng khi tiếp cận những vấn đề tế nhị.
Trong khi đó, nghị sĩ Mỹ John McCain,người thường chỉ trích chế độ chính trị của Cộng Sản Việt Nam nhưng lại luôn luôn bênh vực Việt Nam trong vấn đề biển Đông, đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc “có hành động khiêu khích không cần thiết” khi lập căn cứ phòng thủ ở đảo Phú Lâm, hay Vĩnh Hưng, hay Woody Island, và tổ chức bầu cử xong HĐND cho cái gọi là “thành phố Tam Sa” do họ dựng ra trên hải phận của nước khác!
Ông McCain cũng là người chủ trương Mỹ nên liên kết quân sự với Việt Nam để giúp Việt Nam chống Trung Quốc đồng thời để Hoa Kỳ giữ ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á phía nam Trung hoa.
Lập trường của hành pháp của Tổng thống Obama hiện nay về biển Đông và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cũng không thể mâu thuẫn với lập trường đó của nghị sĩ McCain, có thể đã được bày tỏ trong chuyến đi của cố vấn Donilon sang Bắc Kinh.

Chưa rõ về Việt Nam

Tuy nhiên Hoa Kỳ chưa thể liên kết quân sự hay giúp bán vũ khí sát thương cho Việt Nam khi chưa biết Việt Nam có thực tâm muốn có Mỹ sau lưng để chống Trung Quốc hay không. Việt Nam có thực sự muốn “chọn bạn mà chơi”, có thực tâm cắt đứt tình đồng chí Cộng Sản với người láng giềng Trung Quốc là kẻ không cần coi họ là đồng chí mà còn bày tỏ dã tâm xâm chiếm?
Hoa Kỳ cũng chưa biết Việt Nam có tiếc nuối 16 chữ vàng hay không, có tiếc nuối quan hệ kinh tế có lợi cho Trung Quốc hay không, có tiếc tấm tình hữu nghị “răng cắn sứt môi” sau khi đã mất cả đất ở Hà Giang lẫn biển ở vịnh Bắc Bộ và còn mất cả những lô dầu mà Trung Quốc đang gọi thầu? 

vn-us-defense-ministers
Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thăm Việt Nam, tháng 6-2012- Sreen capture. 
Nhưng người Mỹ biết rõ Việt Nam hiển nhiên còn tiếc nuối cái mô thức hệ thống chính trị “Vô sản nhân dân nô lệ, tư bản nhà nước độc tài” của Trung Quốc đang áp dụng ở Việt Nam, là hệ thống chính trị “Cộng sản nhân dân” duy nhất còn lại trên thế giới.
Việt Nam vẫn cần dựa vào Trung Quốc để áp dụng thể chế cai trị đó với người dân và xã hội Việt Nam, liệu có thể dứt bỏ hẳn mẫu mực chính trị để quay thẳng mũi súng vào nhau?
Cuối cùng, chính sách đi xa nhất của Mỹ để giúp Việt Nam chỉ có thể nằm trong lãnh vực kinh tế, quốc phòng một khi Việt Nam dứt khoát hẳn với Trung Quốc về sự chọn lựa chính trị.
Về ngoại giao, dù sao Mỹ cũng không thể ủng hộ những công bố xác định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trong khi ngoài Trung Quốc còn có Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan công bố chủ quyền trên những diện tích lãnh hải chồng lấn với nhau.
2012-07-26
Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế - ICG (Bruxelles) hôm 24 tháng 7 vừa cho ra phần 2 bản báo cáo về tình hình biển Đông mang tên “Khuấy động biển Đông”.

AFP photo
Đoàn tàu đánh cá Trung Quốc trên biển Đông, ảnh minh họa.

Với chủ đề “Phản ứng của khu vực”, những người nghiên cứu tại tổ chức này cảnh báo về khả năng xung đột vũ trang tại biển Đông. Liệu đây là một cuộc chiến không tránh khỏi và những giải pháp nào có thể làm giảm căng thẳng?Quỳnh Chi hỏi chuyện bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án Đông Bắc Á của ICG để tìm hiểu.

Trung Quốc hung hăng hơn

Quỳnh Chi: Hồi tháng tư, Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế có ra phần 1 bản  báo cáo mang tên “Khuấy động biển Đông” trong đó nói rằng từ giữa năm 2011 thì Trung Quốc có một chiến thuật ít cương quyết hơn. Liệu nhận xét đó bây giờ còn đúng không thưa bà?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Như chúng tôi đã cảnh báo trong bản báo cáo đầu tiên về biển Đông, nếu Trung Quốc không có một chính sách bao quát nhất quán thì sẽ khó duy trì một lối tiếp cận ôn hòa hơn. Những diễn biến mới nhất kể từ tháng 4 đến giờ cho thấy Trung Quốc thật sự đã trở về thái độ hung hăng hơn. Việc này thể hiện bằng những phản ứng mạnh mẽ của nước này trước những tuyên bố chủ quyền của nước khác trong vùng tranh chấp. Trung Quốc đã cho tàu thực thi pháp luận dân sự nấn ná tại bãi cạn Scarborough và gia tăng áp lực kinh tế lến các nông sản của Philippines.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn thành lập thành phố Tam Sa nhằm phản ứng lại việc Hà Nội thông qua luật biển Việt Nam. Việc chuyển đổi thái độ từ ôn hòa sang hung hăng một phần vì do Bắc Kinh không hài lòng với hiệu quả của việc nước này cải thiện mối quan hệ với các nước có tranh chấp. Trung Quốc cho rằng những cách thức này không mang đến kết quả nào trong việc giảm bớt sự phản đối của các nước tranh chấp, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Một nhân tố khiến Trung Quốc cương quyết hơn là vì nước này quan ngại đối với những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thực hiện chính sách cân bằng tại Châu Á.
Quỳnh Chi: Với những hoạt động gần đây của Trung Quốc, bà đánh giá mức độ kiên quyết của nước này trong vấn đề biển Đông là như thế nào?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Trung Quốc rõ ràng rất quyết đoán trong việc khẳng định chủ quyền của mình tại biển Đông. Sự kiên quyết này là do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm chính trị, địa chiến lược và kinh tế. Thậm chí trong lúc Bắc Kinh cố gắng cải thiện quan hệ với những nước tranh chấp thì nước này vẫn không thay đổi vị trí những vùng tuyên bố chủ quyền của mình. Nhưng những diễn biến mới nhất là dấu hiệu cho thấy có sự tăng cường chỉnh đốn giữa các thành phần khác nhau trong chính phủ Trung Quốc. Nó cũng cho thấy những nhân vật lãnh đạo đã đặt lợi ích cá nhân đứng sau vấn đề biển Đông.
Quỳnh Chi: Trong phần hai của bản báo cáo về biển Đông, Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế có nói đến việc quốc tế hóa vấn đề tranh chấp. Bà có nghĩ đây là một dấu hiệu tích cực?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Việc quốc tế hóa tranh chấp đã mang đến kết quả tốt xấu lẫn lộn. Nó nâng sức mạnh của những nước tranh chấp trong việc đối thoại với Trung Quốc. Những nỗ lực mang các nước khác vào đã làm Trung Quốc tiến đến một lối hành xử ôn hòa hơn vào nửa đầu năm 2011. Tuy nhiên cũng cùng lúc nó làm củng cố vị trí của các tiếng nói phe diều hâu cả trong chính phủ và công chúng.
Những diễn biến mới nhất kể từ tháng 4 đến giờ cho thấy Trung Quốc thật sự đã trở về thái độ hung hăng hơn.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt
Cho nên khi có sự cố xảy ra, chính phủ không có nhiều cách thức để linh động giải quyết. Việc này có thể một phần giải thích được lý do vì sao Trung Quốc ứng xử hung hăng trong vụ đụng độ với Philippines tại Scarborough cũng như đối với vấn đề luật biển Việt Nam. Trung Quốc có rất ít lựa chọn cho chính sách của mình và chính sách này không bao gồm sự thỏa hiệp. Cho nên, kịch bản tốt nhất cho Bắc Kinh là duy trì chủ thể nguyên trạng. Quốc tế hóa vấn đề đã làm phức tạp thêm các tính toán giữa Trung Quốc và các bên khác trong vấn đề biển Đông.

Giải pháp hạ nhiệt

crisisgroup-200.jpg

Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc dự án Đông Bắc Á của ICG. Photo courtesy of crisisgroup
Quỳnh Chi: Trong bản báo cáo phần 2, ông Paul Quinn Judge (giám đốc chương trình về Châu Á của ICG) đã cảnh báo rằng có thể xảy ra xung đột võ trang. Bà có đồng ý với ông ta không và tại sao? Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Có khả năng như thế nhưng không phải là không tránh được. Cho đến bây giờ, tất cả các bên đều kềm chế. Bắt đầu một cuộc chiến tranh không phải là lợi ích của bất cứ nước nào. Nhưng nếu các bên không tìm các biện pháp giảm nhẹ tình thế và ngăn chặn các sự cố; và nếu cả Trung Quốc và những nước có tranh chấp không có một chính sách nhất quán để giải quyết vấn đề, thì một sự cố nhỏ cũng có thể làm xảy ra xung đột võ trang.
Một bước đầu tiên và thực tế để ngăn chặn căng thẳng leo thang là cổ võ việc cùng phát triển và quản lý nguồn năng lượng và thủy sản (to promote joint development and the management of energy and fishing resources). Việc này cần ý chí chính trị từ các bên nhưng nó có thể là một cách hạ nhiệt căng thẳng hiệu quả trong các đàm phán tranh chấp đang bế tắc này.
Quỳnh Chi: Thật thú vị khi bà nói về khả năng cùng quản lý. Tuy nhiên, không phải bên nào cũng thấy hài lòng về khả năng này đặc biệt là đối với Hà Nội và Manila. Vì sao Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế lại cho đây là một giải pháp hiệu quả?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Nhận thấy rằng việc tranh chấp năng lượng và nguồn tài nguyên thủy sản là động cơ chính của các xung đột, chúng tôi cho rằng quản lý chung nguồn tài nguyên có thể giúp giảm căng thẳng. Tuy  nhiên, chúng tôi không nói đó là một giải pháp cần thiết. Như đã nói ở trên, nó cần ý chí chính trị nhưng là một giải pháp thực tế. Có thể làm những việc này trước khi có thể xác định được chủ quyền của các nước. Sẽ mất rất nhiều thời gian để giải quyết tranh chấp. Trong thời gian chờ đợi, các bên có thể hưởng lợi trong hòa bình bằng cách chia sẻ nguồn lợi trong khu vực.
Thêm vào đó, tranh chấp về năng lượng và sản lượng cá trong vùng tranh chấp thường làm căng thẳng leo thang và được các nước sử dụng để củng cố chủ quyền của mình. Giải quyết xung đột vì kinh tế có thể mang các bên đến gần hơn với một cuộc đàm phán có ý nghĩa hơn.
Việc tranh chấp năng lượng và nguồn tài nguyên thủy sản là động cơ chính của các xung đột, chúng tôi cho rằng quản lý chung nguồn tài nguyên có thể giúp giảm căng thẳng.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt
Quỳnh Chi: Câu cuối thưa bà, bà có nhận xét gì về khối ASEAN, đặc biệt là sau thất bại lần đầu tiên không đưa ra được thông cáo chung tại Phnom Penh vừa qua? Theo thang điểm từ 1 đến 10 với 1 là nhỏ nhất, bà đánh giá hy vọng của mình đối với khối này trong việc giải quyết tranh chấp ra sao?
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt: Xét về khía cạnh là khung đàm phán đa phương duy nhất trong vấn để biển Đông, ASEAN không hiệu quả trong việc làm giảm căng thẳng. Hy vọng về việc khối này trong vấn đề biển Đông sẽ phụ thuộc vào việc khối này có một lập trường đoàn kết hơn hay không và cũng phụ thuộc vào việc khối này có tìm kiếm một chính sách nhất quán trên biển Đông hay không.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn bà.
Xin được nhắc lại, phần 1 của bản nghiên cứu “Khuấy động biển Đông” dài khoảng 50 trang, được tung ra hồi tháng 4 vừa qua. Trong đó, báo cáo này cho rằng chính mâu thuẫn nội tại Trung Quốc là kẻ khuấy độn biển Đông khi các cơ quan của Bắc Kinh muốn tranh giành quyền lực hay ngân sách.

Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

2012-07-26
Viện Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia ở Việt Nam hôm qua tiếp nhận tấm bản đồ cổ có tên Hoàng Triều Trực Tỉnh Địa Dư Toàn Đồ, do nhà Thanh bên Trung Quốc xuất bản từ năm 1904, cho thấy lãnh hải Trung Quốc chấm dứt ở vùng cực Nam đảo Hải Nam chứ không vươn ra tới Hoàng Sa và Trường Sa.


Source laodong.com
TS Mai Ngọc Hồng (trái) trao tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của Trung Quốc cho Bảo tàng lịch sử Quốc gia, ngày 25.7.

Người hiến tặng tấm bản đồ này là tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, trước làm trưởng phòng tư liệu thư viện trong Viện Hán Nôm, nay là giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Phả Học Việt Nam.
Trả lời Thanh Trúc trong bài phỏng vấn hôm nay, tiến sĩ Mai Ngọc Hồng trình bày về lai lịch bản đồ cổ mà ông cho là một cơ duyên suýt vuột khỏi tầm tay:

Cơ duyên có được tấm bản đồ cổ


Tiến Sĩ Mai Ngọc Hồng: Cuối năm 70 tôi là trưởng phòng giữ kho sách Hán Nôm. Tôi có nhiệm vụ bảo quản và sưu tầm bổ sung những sách Hàn Nôm cổ của Việt Nam trong kho. Có những người người ta đi tìm ở trong dân gian người ta đem đến bán, thường xuyên là có hai ba ông cụ cứ bán sách cho tôi.
Có một hôm thì một ông bảo tôi là đi một tuần về nhưng lần này không kiếm được sách, chỉ có mỗi quyền này. Tôi mở ra xem thì thấy là bản đồ của Trung Quốc, tôi bảo là cơ quan tôi mua sách cổ chứ không mua sách của Trung Hoa, cơ quan tôi không có nhiệm vụ giữ bản đồ trong nước cũng như nước ngoài. Thì ông bảo ông là cộng tác viên thường xuyên bán sách cho tôi, đi một tuần về râu dài quá cằm mà già lão như thế..Tôi có phần ái ngại, bảo thế cụ bán bao nhiêu, ông bảo bảy tám chục. Thế là tôi mua để dành của riêng chứ tôi không có ý mua để nghiên cứu vì tôi không có khả năng nghiên cứu. Tôi mua rồi tôi lại biếu thêm cụ, bảo thôi cụ lấy một trăm. Trong cơ quan không duyệt cái giá ấy đâu, lúc bấy giờ lương của tôi chỉ có bảy chục thôi mà tôi đưa cho cụ một trăm tức là gần tháng rưỡi  lương.
Tôi có phần ái ngại, bảo thế cụ bán bao nhiêu, ông bảo bảy tám chục. Thế là tôi mua để dành của riêng chứ tôi không có ý mua để nghiên cứu vì tôi không có khả năng nghiên cứu. Tôi mua rồi tôi lại biếu thêm cụ, bảo thôi cụ lấy một trăm.
Tiến Sĩ Mai Ngọc Hồng
Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, trong một lần mới đây khi kiểm kê thì ông đã thấy lại tấm bản đồ, ông đã bỏ công nghiên cứu, dịch bài dẫn rồi ghi chú trên bản đồ và tìm ra được giá trị pháp lý của công trình này. Xin ông trình bày tiếp:
Tiến Sĩ Mai Ngọc Hồng: Từ đấy đến giờ tôi không nghiên cứu, tôi cất biến đi. Gần đây, khoảng tháng Năm, thấy tình hình Trung Quốc lấn chiếm vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lúc bấy giờ tôi lục ra, tôi nhờ anh học trò bảo anh đem đi hiến cho tôi. Anh đi hiến cho Viện Bảo Tàng thì tôi đồng ý, xong rồi anh ấy lại tìm mấy anh phóng viên báo An Ninh Thủ Đô đến. Họ yêu cầu tôi nói rõ nội dung thì tôi chỉ nói sơ sơ thôi. Phóng viên đến thì tôi chưa đọc kỹ chưa nghiên cứu gì đâu, tôi không nghiên cứu bản đồ làm gì.
Sau này vì thấy tình hình Trung Quốc thì đầu tháng Bảy tôi mới nghiên cứu, tôi mới thấy cái đủ để khẳng định rằng bản đồ này của Trung Quốc, rất có ý nghĩa cho việc đấu tranh giữ bản quyền Hoàng Sa và Trường Sa bởi vì cái  tính pháp lý là nó vẽ theo kiểu hiện đại nhất, kỹ nghệ  phương Tây mới làm được. Bản đồ này có kinh vĩ tuyến là những nơi định vị, có tên là Trung Quốc Địa Dư Toàn Đồ, gọi là toàn đồ tức là toàn vẹn rồi, không có ra ngoài, và cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có bóng dáng Trường Sa và Hoàng Sa vào  đấy. Họ đã nói địa dư toàn đồ thì như thế là toàn vẹn lãnh thổ đã ghi trong bản đồ rồi, không có Hoàng Sa Trường Sa thì dứt khoát là đúng rồì, Trường Sa Hoàng Sa của Việt Nam chứ còn của ai nữa.
Còn miền Bắc mà giáp với đảo Hải Nam thì họ nói là Việt Nam Đông Kinh, họ dịch từ chữ Tonkin ra. Vịnh Hạ Long thì gọi là Vịnh Tonkin.  Như vậy là toàn đồ của họ, toàn vẹn lãnh thổ thì họ khẳng định rồi, không có Hoàng Sa Trường Sa thì mình cãi làm gì, ý kiến của tôi thế.
Bản đồ này có kinh vĩ tuyến là những nơi định vị, có tên là Trung Quốc Địa Dư Toàn Đồ, gọi là toàn đồ tức là toàn vẹn rồi, không có ra ngoài, và cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có bóng dáng Trường Sa và Hoàng Sa vào đấy
Tiến Sĩ Mai Ngọc Hồng
Thanh Trúc: Theo ý tiến sĩ phải bảo quản tấm bản đồ này như thế nào, cần sử dụng yếu tố mạnh về pháp lý của nó như thế nào?
Tiến Sĩ Mai Ngọc Hồng: Tôi nghĩ bây giờ nhà nước và quốc gia phải bảo vệ bản đồ này, và được nhân ra và các báo chí đều đăng lên, tung ra cả thế giới để cho nhân loại người ta hiểu hơn. Nhân dân Trung Quốc cũng biết mà nhân dân Việt Nam cũng biết đây không phải ta làm mà người Trung Quốc đã khẳng định năm 1904, dưới tập thể khoa học là các giáo  sĩ phương Tây và các nhà khoa học ở Trung Quốc.
Ta không chỉ nói như thế với Trung Quốc mà nói với nhân dân Việt Nam hiểu rõ rằng lãnh thổ của chúng ta là từ sau cái đảo Hải Nam của Trung Quốc và từ trên đỉnh là vịnh Tonkin tức vịnh Bắc Bộ là của Việt Nam, không ai cãi với ta, chẳng có nước nào ngoài Trung Quốc tranh dành. Cái bản đồ 1904 là do các giáo sĩ, những người có tên tuổi được ghi trong tự điển Trung Quốc, những người đã giúp vua Thanh, Khang Hy, lập bản đồ này. Họ đã ghi tên tuổi trong tự điển Trung Quốc thời Trung Hoa Dân Quốc, cả tên ta tên Tây tên Trung Quốc của họ đấy.
Địa Dư Toàn Đồ  mười lăm tỉnh Trung Quốc xuống phía Nam của đảo Hải Nam không có gì của Trung Quốc cả, họ đã nói toàn vẹn lãnh thổ rồi, những kinh , vĩ tuyến là nhìn được cái định vị chắc chắn nhất rồi, có ranh giới Đông Tây rồi, cái đấy nghiễm nhiên rồi. Coi như năm 1904 họ đã khẳng định bản đồ ấy là bản đồ toàn vẹn của đất nước Trung Hoa, không ai cãi được với những người đã làm ra bản đồ ấy.
Thanh Trúc: Thưa trong bối cảnh biển Đông đang nóng lên vì những hành động lấn lướt và ngang nhiên của Trung Quốc, xâm nhập lãnh hải Việt Nam, lập thành phố Tam Sa trên khu vực Hoàng Sa Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, thì phản ứng của nhà nước Việt Nam như thế nào về tấm bản đồ quí giá này?
Tiến Sĩ Mai Ngọc Hồng: Tôi chưa thấy nhà nước có gì phản ứng lớn cả, chỉ thấy nhân dân thôi. Từ hôm qua nay có một cô từ Bắc Giang đến chỗ bàn giao song không gặp được tôi. Sau đó cô gọi điện cho tôi, xưng chỉ là một người dân bình thường, thấy Trung Quốc như thế mà lúc này đưa ra một báu vật như vậy để tranh biện thì cô ấy mừng lắm.
Còn bạn bè tôi khắp các tỉnh đều gọi điện về chúc mừng là có một tài liệu rất đanh thép để khẳng định Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, Trung Quốc làm cái việc ấy là việc lấn áp mà hình như các thượng nghị sĩ Mỹ cho đến các nước Đông Nam Á trong ASEAN là họ rất phản đối Trung Quốc.
Đây là một bằng chứng về cái người Trung Quốc làm. Nếu bây giờ Trung Quốc vẫn lấn chiếm Hoàng Sa Trường Sa thì họ làm ngược lại những qui định của quốc tế về biển đảo và cũng làm ngược lại cái lịch sử mà cha ông họ khẳng định trong bản đồ Hoàng Triều Trực Tỉnh Địa Dư Toàn Đồ.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn thời giờ và những lời giải thích của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ancien-chin-geo-map-07262012090744.html

Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ
CỠ CHỮ
Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Jim Webb, ngày 25/7 nhận định rằng các hành động đơn phương gần đây của Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên biển Đông có thể vi phạm luật quốc tế.
Thông cáo trên trang web của Thượng nghị sĩ Jim Webb trích đăng phát biểu ông đưa ra tại Thượng viện cùng ngày 25/7 rằng Bắc Kinh đang ngày càng quyết liệt đòi chủ quyền tại Biển Đông bằng các hành động đơn phương như đưa dân ra cư trú, bố trí binh sĩ đồn trú, rồi thành lập thành phố Tam Sa để quản lý hành chính khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Thêm vào đó, vẫn theo lời ông Webb, Trung Quốc lại không chịu giải quyết tranh chấp Biển Đông theo đường lối đa phương mà một mực đòi giải quyết song phương với từng nước có tranh chấp, bởi Bắc Kinh có thể chế ngự bất kỳ quốc gia nào trong khu vực.
Theo Thượng nghị sĩ Jim Webb, hành động của Trung Quốc là vi phạm luật quốc tế và đi ngược lại tuyên bố của chính Bắc Kinh rằng họ sẵn sàng làm việc với ASEAN để đạt một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.
Ông Jim Webb khẳng định động thái của Trung Quốc rất đáng lo ngại và đồng thời thúc giục Bộ Ngoại giao Mỹ phải ngay lập tức làm rõ tình hình với Bắc Kinh để báo cáo lại cho Quốc hội.
Hơn 16 năm qua, Thượng nghị sĩ Jim Webb liên tục bày tỏ quan ngại về các vấn đề tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông. Ông Webb có kinh nghiệm từng làm việc và đi khắp khu vực Đông Nam Á trên 4 thập niên.

Trong tuần này, ông Webb cùng 5 thượng nghị sĩ khác gồm John Kerry, Richard Lugar, John McCain, James Inhofe, và Joe Lieberman đưa ra  nghị quyết thúc giục Trung Quốc và ASEAN hoàn tất soạn thảo bộ quy tắc ứng xử Biển Đông.

Thượng nghị sĩ Jim Webb cũng là người bảo trợ một nghị quyết được Thượng viện Mỹ thông qua hồi giữa năm ngoái, lên án việc Trung Quốc dùng võ lực ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi giải pháp đa phương cho vấn đề.
http://www.voatiengviet.com/content/tns-jim-webb-keu-goi-lam-ro-hanh-dong-cua-trung-quoc-o-bien-dong/1447038.html




Tin tức / Việt Nam

GS Ðại Học Stanford kêu gọi điều tra việc bắt giữ 17 nhà hoạt động trẻ VN

17 nhà hoạt động Công giáo trẻ có liên hệ với Dòng Chúa Cứu Thế bị bắt vì bị tố cáo vi phạm các điều luật như ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và ‘tuyên truyền chống nhà nước’
CỠ CHỮ
Giám Đốc Chương trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Đại Học Stanford ngày 25/7 gửi đơn lên Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) đặt vấn đề về việc Việt Nam bắt giữ phi pháp và giam cầm 17 nhà hoạt động xã hội-chính trị trong nước.

Thỉnh nguyện thư do Giáo sư Allen Weiner đệ nạp yêu cầu Ủy Ban UNWGAD thúc giục Hà Nội phóng thích ngay lập tức tất cả những người bị giam giữ để khắc phục những vi phạm nhân quyền liên quan tới việc bắt giữ và giam cầm tùy tiện.

Thông cáo đăng trên website của Trường Luật Đại học Stanford nhấn mạnh 17 nhà hoạt động đang bị giam cầm đã bị vi phạm các nhân quyền căn bản, trong đó có quyền tự do bày tỏ ý kiến, hội họp, và lập hội.

Thỉnh nguyện thư gửi cơ quan Liên Hiệp Quốc chuyên điều tra về tình trạng bắt giam tùy tiện cũng nêu rõ 17 nhà hoạt động này còn bị vi phạm quyền được có quy trình tố tụng thích hợp và quyền được xét xử công bằng mà thế giới đã  đảm bảo trong Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị và trong các văn bản luật pháp quốc tế khác.

Những vi phạm luật pháp quốc tế đó bao gồm bắt giữ mà không có lệnh, giam cầm dài hạn trước khi xét xử mà không lập cáo trạng, ngăn cản không cho người bị giam được tiếp xúc với luật sư và thân nhân trong suốt quá trình bị tạm giam.

Theo Giáo sư Weiner, 17 nhà hoạt động bị bắt giữ chỉ vì họ tham gia các hoạt động kêu gọi nhà nước Việt Nam phải cải thiện nhân quyền và công bằng xã hội, trong đó có những bức xúc về môi sinh, y tế, luật pháp, chính trị, đất đai, và tham nhũng.

Giáo sư Weiner nói các nhà nước như Việt Nam đang dùng hệ thống luật pháp của họ để bóp nghẹt những hình thức phản đối các rào cản phi pháp cũng như các hành vi vi phạm nhân quyền của nhà nước, và thỉnh nguyện thư nộp lên Ủy Ban Điều Tra của Liên Hiệp Quốc về Việc Bắt Giữ Tùy Tiện nhằm vạch trần thủ đoạn đáng báo động đó.

17 nhà hoạt động Công giáo trẻ có liên hệ với Dòng Chúa Cứu Thế bị bắt vì bị tố cáo vi phạm các điều luật như ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ và ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

11 người trong số này bị cáo buộc là thành viên của đảng Việt Tân, một tổ chức đấu tranh cho dân chủ Việt Nam có trụ sở ở hải ngoại mà Hà Nội gọi là ‘tổ chức khủng bố’.

Nếu thỉnh nguyện thư được Ủy ban UNWGAD chấp thuận, nhà nước Việt Nam có cơ hội hồi đáp trước khi Ủy ban ra quyết định về vụ việc, trong đó có thể có những khuyến nghị với Hà Nội về trường hợp của những nhà hoạt động này.
http://www.voatiengviet.com/content/gs-dai-hoc-stanford-keu-goi-dieu-tra-vu-bat-giu-12-nha-hoat-dong-vietnam/1447098.html


No comments:

Post a Comment