Pages

Friday, July 6, 2012

KINH TẾ TRUNG QUỐC


Tín hiệu khủng hoảng kinh tế TQ

Cập nhật: 14:13 GMT - thứ năm, 5 tháng 7, 2012
Người nghèo ở Bắc Kinh
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng ở Trung Quốc
Tạp chí uy tín Foreign Policy vừa có bài phân tích tình hình nền kinh tế Trung Quốc, BBCVietnamese.com xin giới thiệu cùng quý vị.
Ánh sáng đang trở nên mập mờ trong nhà máy điện của nền kinh tế thế giới.

Mặc dù tương lai của Trung Quốc vẫn có thể được cho là khá lạc quan nếu so sánh với Châu Âu, những con số thống kê đang cho thấy động cơ tăng trưởng của nước này đã bị lỡ số.
Các doanh nghiệp được vay vốn ngày càng ít. Nhu cầu cho ngành sản xuất đình trệ. Lãi suất bị cắt giảm đột ngột. Nhập khẩu không hề tiến triển. Tăng trưởng bình quân thu nhập trên đầu người (GDP) cũng tụt giảm xung quanh sự tranh cãi của dư luận, rằng Trung Quốc có lẽ đã ở tình trạng khủng hoảng kinh tế.
Vào tháng Ba, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bị cho là dè dặt khi đặt chỉ tiêu tăng trưởng năm 2012 ở mức 7,5%. Giờ đây đó được xem như là một lời tiên tri.
Trên thực tế, đây là mức tăng trưởng hàng năm thấp nhất của kinh tế Trung Quốc kể từ 1990, khi đất nước này phải đối mặt với sự cô lập của Quốc tế sau cuộc thảm sát Thiên An Môn 1989.
Vậy những dấu hiệu nào thực sự chứng minh rằng sự trì hoãn của nền kinh tế Trung Quốc không đơn thuần chỉ là thống kê trên giấy ? Dưới đây là 5 dấu hiệu trên thực tế biểu hiện khó khăn kinh tế Trung Quốc:

Tạm biệt BMW

Gói kích cầu lên đến 586 tỉ đôla đã giúp Trung Quốc vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 giờ đây trở thành một gánh nặng đối với chính quyền địa phương khi các bộ phận này phải tìm cách trả nợ. Điều đó đồng nghĩa với những chính sách thắt lưng buộc bụng cực kì khắt khe.

Cửa hàng xe hơi
Các hãng nước ngoài bắt đầu lo ngại suy thoái ở Trung Quốc
Những đoàn xe bóng loáng mà các quan chức địa phương vẫn ung dung rước về những năm bùng nổ tăng trưởng nằm hàng đầu trên danh sách những thứ bị loại bỏ.
Chính quyền thành phố Ôn Châu đang lên kế hoạch bán đấu giá đến 80% tổng số xe dành cho quan chức (1.300 chiếc) trong năm nay. Chính quyền ở các địa phương khác cũng đang tiến hành những kiểu bán thốc bán tháo tương tự.
Ngay cả Ferrari cũng đang lo ngại về suy thoái kinh tế Trung Quốc, và điều này không chỉ vì Bạc Hy Lai vừa bị loại khỏi danh sách khách hàng tiềm năng của họ.
Một vấn đề đau đầu khác cho chính quyền địa phương đó là sự ứ đọng bất động sản từ hậu quả của chỉ thị làm nguội thị trường bất động sản của Chính quyền Trung Ương, sự túng thiếu về cả tiền lẫn niềm tin từ các khách hàng tiềm năng.
Vào tháng Sáu, mức giá mua nhà bình quân trên 100 thành phố lớn của Trung Quốc tăng lần đầu tiên trong 9 tháng, tuy nhiên vẫn thấp hơn 1,9% so với năm ngoái.Một số tòa nhà chính phủ có thể sẽ nằm tiếp theo trên danh sách được bán, sau khi những chiếc xe công chức đã được lái đi bởi những người chủ tư nhân mới.
Và thế là sự tiết kiệm tột bực bắt đầu: Những bữa tiệc của các quan chức Trung Quốc có thể sẽ trở nên buồn tẻ hơn rất nhiều.

Bạo động ở Quảng Đông

Những quan chức cấp cao, trong nhiều thập kỉ đã cảnh báo rằng suy thoái kinh tế sẽ dẫn đến bất ổn xã hội.

Biểu tình ở Tây Tạng
Trung Quốc quan ngại trước tình trạng bất ổn ở một số nơi
Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, sức tăng trưởng của một nền kinh tế Trung Quốc hiện đại đã đủ sức để khiến đa phần dân số không phải phàn nàn nhiều.
Tuy nhiên với mức GDP tụt xuống dưới 8% lần đầu tiên sau nhiều năm, cơ cấu xã hội của Trung Quốc có thể đang trong một trạng thái bị căng dây, nhất là khi hàng ngàn, nếu không phải hàng triệu những người lao động nhập cư đang đứng trước nguy cơ mất việc.

Lu Ting, kinh tế gia của chi nhánh ngân hàng Bank of America tại Hong Kong nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Bloomberg Businessweek: “Rõ ràng là sự suy thoái của tăng trưởng xuất khẩu xuất nguồn tự tình trạng tiêu cực của kinh tế Châu Âu, Mĩ đang là gánh nặng lên kinh tế Trung Quốc”.
Những công ty xuất khẩu đang liên tục phá sản, số khác đang giảm thời lượng làm việc từ ba ca xuống chỉ một ca để có thể tiếp tục duy trì kinh doanh.

Lao động nhập cư đã luôn là dầu nhớt giúp động cơ tăng trưởng tại Trung Quốc nổ máy.
Tuy nhiên việc đảm bảo lực lượng lao động này cảm thấy họ được nhận phần thưởng xứng đáng là một yếu tố quan trong nhằm đảm bảo ổn định tại nước này.
Bất mãn của lực lượng lao động này sẽ là hiểm họa tiềm tàng gây thiệt hại cho Trung Quốc, giống như bạo động được cho là chấn động lớn trong thời gian gần đây tại thị xã Tây Sa tại Quảng Đông ở miền Nam Trung Quốc.
Cuộc bạo động này tuy được ngăn chặn, nhưng những người dân Tây Sa đông đảo cũng đã khiến chính quyền địa phương phải dốc hết sức lực.

Tầng lớp thượng lưu mất tích

Khi tình hình trở nên gay go, kẻ giàu hướng thẳng tới sân bay.
Hàng không
Người giàu Trung Quốc ra nước ngoài ngày càng nhiều
Những mặt hàng xa xỉ, vốn tăng trưởng mạnh mẽ tại Trung Quốc đã bắt đầu có những dấu hiệu chậm lại vào đầu năm nay.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa người giàu tại Trung Quốc đã ngừng tiêu tiền. Họ chỉ chọn ngưng tiêu tiền tại Trung Quốc.
Vào cuối năm ngoái, một điều rõ ràng đó là nhiều người giàu có tại Trung Quốc đã tỏ ra suy giảm niềm tin đối với thị trường trong nước và bắt đầu quay sang đầu tư vào tài sản có tình hoán đổi ví dụ như ngoại tệ, thay vì tài sản cố định, ví dụ như bất động sản.
Hiện nay những người nay đang có xu hướng đầu tư bất động sản cao cấp tại nước ngoài, một phần vì những giới hạn đầu tư trong nước kèm theo giá hời ở nước ngoài, nhưng cũng một phần vì sự e ngại những bất ổn chính trị và kinh tế tại Trung Quốc.

Thực tế này ăn khớp với kết quả khảo sát vào cuối năm 2011 rằng hơn một nửa những triệu phú Trung Quốc đang nghĩ đến việc rời bỏ đất nước và định cư tại nước ngoài.
Các Ủy viên Công Tố của Trung Quốc cho biết, hơn 19.000 quan chức đã bị bắt trong 12 năm qua trong khi đang tìm cách trốn ra nước ngoài với số tiền bất hợp pháp kiếm được.
Họ dùng thuật ngữ “quan chức trần truồng” để nói về những quan chức đã thành công trong việc cất giấu những khối tài khoản trái phép tại những hố nhỏ nào đó tại nước ngoài, đưa những thành viên gia đình mình đến đó trước một cách an toàn và chỉ đợi thời cơ để nhảy lên tàu trốn đi.
Những người giàu có và nắm trong tay quyền lực chính trị thường là thành viên của cùng một gia đình.
Nếu như Trung Quốc thực sự rơi vào khủng hoảng kinh tế, rất nhiều những người giàu có sẽ có thể bỏ chạy.

Một mùa hè dài và nóng

Người nghèo nông thôn
Cuộc sống của nông dân vẫn khó khăn
Mức tiêu thụ điện thường leo thang vào mùa hè khi người dân mở máy điều hòa để chống chọi với thời tiết nóng.
Tuy nhiên năm nay, rất nhiều những người dân Trung Quốc đang chịu đựng cái nóng để tiết kiệm.
Những đống than nằm lẽ ra phải được sự dụng ở các nhà máy năng lượng giờ này nằm chồng chất tại các cảng Trung Quốc. Sản lượng sản xuất giảm cũng là một trong những lí do cho điều này.
Chỉ mới năm ngoái đây, Bắc Kinh mới nói đến chuyện xây dựng trữ lượng than dự phòng để đề phòng trường hợp cạn kiệt.

Hiện tại, Trung Quốc dường như đang nhập khẩu nhiều dầu hơn nhu cầu thực tế, trong bối cảnh những người dân lam lũ, những doanh nghiệp và các nhà máy đang phải cắt giảm mức tiêu thụ điện để giảm chi phí.
Giá than trên toàn quốc đã giảm 10% kể từ năm ngoái. Sự giảm giá này có thể gây thêm sứt mẻ đối với kinh tế thế giới và làm suy giảm thêm nhu cầu đối với ngành xuất khẩu Trung Quốc.
Sự toàn cầu hóa đích thị là đây: Một người Trung Quốc tắt điều hòa, và cả thế giới bị cảm lạnh.

Giá cả leo thang

Giá thịt và bò tại Trung Quốc đang tăng ngày càng cao phản ánh nhu cầu ngày càng tăng. Điều này biến lạm phát thành mối bận tâm hàng đầu với các nhà lập pháp Trung Quốc.
Năm 2007, mức tiêu thụ thịt lợn ở mức 1,7 triệu con mỗi ngày. Vào năm 2011, Cục Thống kê Quốc gia cho biết giá thịt lợn hàng năm đã tăng lên 57%.

Bán thịt lợn ở Trung Quốc
Lạm phát đang gây quan ngại
Tuy nhiên trong bốn tháng vừa qua, nhu cầu thịt lợn đã suy giảm. Kết quả của nguồn cung cấp qua mức đã khiến tỉ lệ giá lợn so với hạt giống giảm đến mức độ chăn nuôi lơn trở nên dễ kiếm lời hơn.
Chính phủ Trung Quốc đã phải can thiệp và thu mua thịt lợn để bình ổn giá.
Ngay cả khi thịt lơn giảm, giá trứng lại tăng, nhanh đến mức những người tiêu dùng bắt đầu sử dụng cụm từ “Trứng tên lửa”.
Thêm vào đó, đối với những người tiêu dùng Trung Quốc, niềm tin của họ không chỉ bị lung lay bởi tình hình kinh tế ảm đạm, mà còn vị một chuỗi những tai tiếng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những người này ngày càng có xu hướng tự trồng rau và trái cây để thứ nhất là không phải trả giá cắt cổ, thứ hai để tránh thảm cảnh phải ăn dưa leo được bơm đầy những chất mà lẽ ra không dưa leo nào phải chứa đựng.
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là sẽ đảm đương chức vụ Chủ tịch Trung Quốc trong một sự kiện chuyển giao quyền lực lãnh đạo mà một thập kỉ mới có một lần vào mùa thu này.
Trong bối cảnh những sự rạn nứt bắt đầu xuất hiện trong nền móng kinh tế của đất nước, người ta không khỏi tự hỏi rằng, liệu ông Tập có vẫn còn ưa thích vị trí này hay không.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/07/120705_china_economy.shtml


EU kiện TQ ra WTO vì đất hiếm

Cập nhật: 14:02 GMT - thứ năm, 28 tháng 6, 2012
Liên hiệp Âu châu (EU) đã yêu cầu Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) làm trọng tài trong tranh cãi về việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu khoáng chất "đất hiếm".
Hội đàm giữa Trung Quốc và EU, cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản vào tháng Tư đã không giải quyết được tranh chấp này.
Trung Quốc, nước chiếm 97% sản lượng đất hiếm, nay có thể đối diện đơn kiện từ WTO.
Khoáng chất như lutetium và scandium là thành tố quan trọng cho các sản phẩm điện thoại di động
"Việc Trung Quốc hạn chế đất hiếm và các sản phẩm khác là sự vi phạm cam kết của Bắc Kinh với WTO và tiếp tục làm méo mó thị trường toàn cầu, tạo bất lợi cho các công ty của chúng tôi" ủy viên mậu dịch EU Karel De Gucht nói.
"Chúng tôi lấy làm tiếc rằng chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác qua thủ tục pháp lý"
Ngoài đất hiếm, đơn kiện có thể bao gồm cả tungsten và molybendum.
EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã khiếu nại lên WTO vào đầu năm nay và họ nói rằng việc Bắc Kinh tăng thuế xuất khẩu và giảm hạn ngạch xuất khẩu đã làm lợi cho công ty của Trung Quốc một cách không công bằng.
Bắc Kinh nói rằng việc hạn chế này là cần thiết để bảo vệ môi trường, duy trì nguồn cung và đáp ứng nhu cầu nội địa.
Giai đoạn đầu của tranh chấp này từng là việc hội đàm chính thức tại trụ sở WTO ở Geneva.
Vì các cuộc hội đàm không ngã ngũ, giai đoạn tiếp theo sẽ là việc WTO thành lập hội đồng giải quyết tranh chấp.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/06/120628_eu_china_wto_rare_earth.shtml 


 

Mỹ kiện Trung Quốc lên WTO

President Barack Obama speaks at the Wolcott House Museum in Maumee, Ohio, July 5, 2012. Tổng thống Obama nói chuyện trong khu bảo tàng Maumee House, Ohio hôm 5/7/12
CỠ CHỮ
Tổng thống Barack Obama nói chính phủ của ông sẽ tranh đấu để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những hoạt động gây phương hại cho các nhà sản xuất xe hơi của Mỹ.

Phát biểu tại một chặng dừng chân gần thành phố Toledo của bang Ohio thuộc vùng Trung-Bắc nước Mỹ, ông Obama nói người Mỹ cần một "sân chơi công bằng."

Hôm thứ Năm, chính quyền của Tổng Thống Obama đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Trung Quốc áp đặt thuế nhập khẩu mới lên xe hơi sản xuất ở Mỹ.

Toledo là nơi xuất hiện những nhà máy liên hợp sản xuất xe hơi đầu tiên. Tổng Thống Obama nói với đám đông rằng 6 vụ kiện chống Trung Quốc tại WTO trước đó đều đã thành công.

Trong ngày thứ Năm và thứ Sáu, ông Obama sẽ đi vận động tranh cử tại Ohio và Pennsylvania, 2 bang trọng yếu trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm nay.

Ông Obama giành được phiếu của cử tri ở cả hai bang này trong cuộc bầu cử năm 2008.

Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy ông Obama đang dẫn đầu với đa số sít sao trước đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney.

Tổng thống Obama sẽ dùng chuyến đi vận động tranh cử này để thể hiện mình là ngưởi đấu tranh cho tầng lớp lao động trung lưu nhiều hơn so với ông Romney, vốn là một doanh nhân giàu có trước khi bước vào chính trường.

Ông Romney đang tạm dừng chiến dịch vận động để đi nghỉ hè với gia đình ở bang New Hampshire.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình CBS, bà Ann Romney nói chồng bà đang cứu xét việc chọn một phụ nữ vào vai trò ứng cử viên Phó Tổng Thống trong liên danh của ông, một giải pháp mà bà Romney nói bà rất thích.

Ban vận động của ông Romney đã nói là họ đang cứu xét một số người có triển vọng trở thành ứng cử viên Phó Tổng Thống, nhưng chưa nêu đích danh người nào. 

No comments:

Post a Comment